QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

PLAXIS: MC hay Hardening model

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • PLAXIS: MC hay Hardening model

    Nhờ các bác đã chạy PLAXIS giải thích giùm với:
    Đất cát, không yếu. Như vậy chắc chỉ MC hoặc Hardening model thì phù hợp.
    Vậy, nên dùng cái nào? Điểm khác nhau giữa 2 models này là thế nào vậy (em có đọc manual tiếng Anh, nhưng không hiểu lắm)
    Cảm ơn các bậc tiền bối

  • #2
    Ðề: PLAXIS: MC hay Hardening model

    Bác Cường giải thích hộ em cái mô hình HS kỹ hơn một chút không. Thấy các bác rôm rả HS <-> "tăng bền, cứng lên".
    Ko biết nó có giống mấy cái mô hình trong cơ học đá không, trong cơ học đá thì có mấy cái mô hình đàn hồi, đàn hồi dẻo, đàn hồi nhớt...
    Xin các Bác chỉ giáo!
    Tất cả chúng ta đều thất bại.
    Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: PLAXIS: MC hay Hardening model

      X ét một cách tổng quát thì Hardening model (HM) có một số ưu điểm hơn so với Mohr-Coulomb model (MC), khi áp dụng đối với granular material như cát:
      - HM mô phỏng quan hệ ứng suất-biến dạng sát thực (hyperbolic) hơn so với MC (2 đoạn thẳng). HM xét đến sự phụ thuộc trạng thái ứng suất của mô đun Young theo luật hàm mũ trong khi đó MC không xét đến sự phụ thuộc này.
      - HM có xét đến dỡ tải (Eur, vur) trong khi MC không xét đến nó...

      Bên cạnh một số tính năng “vượt trội”, HM còn khiếm khuyết khi mô phỏng các vấn đề sau:
      - Các đặc tính đàn hồi ở mức biến dạng nhỏ
      - Sự phụ thuộc trạng thái ứng suất của hệ số Poisson
      - Dị hướng
      - Quay trục ứng suất chính (in hollow cylinder torsional shear test)
      - Tải trọng tuần hoàn
      - Hoá mềm
      - Biến dạng dẻo khi dỡ tải, ví dụ trong cố kết đẳng hướng
      - Từ biến
      - … (bàn phím không tả xiết các chi tiết khác)

      Những hạn chế này đã và đang được giải quyết (với mức độ nhất định) bởi một vài mô hình khác tiên tiến hơn.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: PLAXIS: MC hay Hardening model

        Các bác nói cao siêu quá, em khó hiểu được.
        Trong Manual 8.2, hình 5.9, mô hình HS thì nó có cap, còn hình 3.2 thì nó không có cap.
        Cho em hỏi:
        Nếu bài toán của em, tải trọng nhỏ, biến dạng cũng nhỏ, như vậy thì không dùng đến cap. Hơn nữa, ứng suất-biến dạng (mặc dù phi tuyến, nhưng gần như thẳng), nhưng coi là tuyến tính cũng được.
        Vì vậy, em cứ dùng MC cho nó đơn giản có được không?

        Khi nào em cần chạy bài toán biến dạng lớn (ổn định mái dốc chẳng hạn), thì mới nên dùng HS có phải không? Lúc đó thì cái góc dilatancy là cái quái gì? Em chỉ có mỗi kết quả SPT (cát, N=15-20), thì làm sao chọn muy, Eur, Eoed, E50 cho phù hợp?

        Các bác và bác Phạm lên tiếng phát (em thấy bác Phạm post nhiều bài về PLAXIS, thế mà không thấy trả lời cái thread này)
        Attached Files

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: PLAXIS: MC hay Hardening model

          Dạo này tớ đương đi tìm việc nên chỉ khoái xem bài trong mấy mục tuyển dụng thôi Đùa chứ quả là đang bận thật. Trả lời ngắn gọn thôi nhé:

          1. Dùng mô hình gì?

          Về mặt lý thuyết thuần túy thì mô hình càng phức tạp (elasto-plastic kiểu như H-S chẳng hạn) sẽ cho kết quả chính xác hơn. Tuy vậy điều này không phải luôn luôn đúng. Trong đa số trường hợp, chất lượng của số liệu đầu vào sẽ quyết định loại mô hình nên dùng. Nói một cái khác, nếu số liệu đầu vào quá tệ (chỉ có mỗi N chẳng hạn) thì đương nhiên là những ông như ông H-S phải cần phải được quên khẩn trương. Các thông số của ông M-C thì gồm có E, c, phi, dilatancy angle. Mấy thằng E, phi có thể tính từ N theo mấy công thức kinh nghiệm, c thì bằng 0 đối với cát phỏng ạ. Ông dilatancy angle thường chỉ dùng trong trường hợp cát chặt. Nếu không có số liệu thí nghiệm thì giả thiết psi=phi-30. Nhỏ hơn 0 thì đương nhiên là lấy bằng 0 rồi. Còn thì với cát mềm thì lại phải quên ông này khẩn trương thôi.

          2. Khác nhau giữa M-C và H-S:

          M-C là mô hình đàn dẻo lý tưởng. Trước khi bị chảy dẻo (phá hoại), ứng xử của vật liệu sẽ là đàn hồi tuyến tính (E=constant). Sau khi ứng suất đạt tới mức phá hoại, ứng xử của vật liệu là dẻo lý tưởng (chảy như nước luôn). Đường ứng suất biến dạng vì vậy gồm 2 đoạn: đoạn đàn hồi tuyến tính đi từ gốc tọa độ với độ dốc là E và đoạn chảy dẻo là một đường nằm ngang xuất phát từ chỗ bắt đầu chảy dẻo (viết lách tối nghĩa quá).

          H-S là mô hình đàn-dẻo tăng bền. Giới hạn đàn hồi được xác định bởi cái ông yield locus. Cái ông yield locus này là hàm số của ứng suất. Những ông trong họ Cam-Clay thì chỉ dùng một hàm duy nhất để vẽ cái yield locus này. Với những ông trong họ cap model (như ông H-S chẳng hạn) thì cần phải dùng những 2 hàm số: hàm của ứng suất cắt (q) có dạng hàm mũ (exponential) xuất phát từ gốc tọa độ và hàm của của ứng suất đẳng hướng (p) chính là cái cap trùm lên đầu ông hàm mũ. Tùy vào độ dốc của đường ứng suất (stress path) mà cái sự chảy dẻo của vật liệu sẽ được quyết định bởi ông hàm mũ hay ông cap. Nếu đường ứng suất có độ dốc lớn (q lớn, p nhỏ - một cách tương đối) thì khả năng đường ứng suất sẽ cắt ông hàm mũ. Sự chảy dẻo của vật liệu vì thế sẽ được controlled bởi ông hàm mũ. Tương tự như vậy, nếu độ dốc của đường ứng suất nhỏ (p lớn, q nhỏ), nhiều khả năng nó sẽ cắt ông cap. Sự chảy dẻo của vật liệu khi đó sẽ controlled bởi ông cap.

          Khi trạng thái ứng suất nằm bên trong cái ông yield locus này thì ứng xử của vật liệu là đàn hồi phi tuyến (E không phải constant mà là hàm của ứng suất). Mô hình phi tuyến được chọn có dạng hyperbol (nhiều bác nhầm lẫn ông H-S với ông Duncan-Chang là bởi nguyên nhân này). Biến dạng trong khu vực đàn hồi sẽ chỉ gồm một thành phần là... biến dạng đàn hồi (câu này văn vẻ chán quá). Khi trạng thái ứng suất nằm trên cái yield locus này thì biến dạng của vật liệu thêm 1 thành phần nữa là biến dạng dạng dẻo. Biến dạng dẻo lại gồm có 2 thành phần là biến dạng dẻo do p (ứng suất đẳng hướng) gây ra và biến dạng dẻo do q (ứng suất cắt) gây ra. Hai ông biến dạng này liên hệ với nhau bởi cái ông dilatancy angle... Thôi hẵng cứ stop ở đây đã. Cứ thế này thì nói đến mai cũng không hết Trên đã nói trả lời ngắn gọn mà xem ra cái tật nói dài vẫn chưa bỏ được
          Last edited by Pham; 14-04-2005, 11:29 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: PLAXIS: MC hay Hardening model

            Nếu đồng chí Cường post được thêm cái trang trước cái trang này thêm thì hay quá. Với lại sau khi sửa bác đã implement lại cái model này chưa ? nếu có thì kết quả khác nhau như thế nào kể cho anh em nghe với
            Does engineering need science?

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: PLAXIS: MC hay Hardening model

              Bác nào có PLAXIS không cho em xin với, tìm mãi mà không đươc.
              Em cảm ơn các bạc
              Last edited by hungibst; 07-08-2007, 08:10 PM.
              " "

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: PLAXIS: MC hay Hardening model

                Plaxis 8.2
                http://www.4shared.com/dir/3479383/2...9/sharing.html

                Ghi chú

                Working...
                X