QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

hỏi về tính móng băng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: hỏi về tính móng băng

    Sorry bác PhuHo nhé, tôi bị lạc đề. Tôi nghĩ chắc bác cũng biết phương pháp xây dựng ma trận độ cứng theo Galerkin mà tách ma trận độ cứng thành hai thành phần (xem Programming The Finite Element Method của I.M. Smith và D.V. Griffiths, third edition trang 29). Thành phần thứ nhất là ma trận độ cứng của thanh không liên kết đàn hồi còn thành phần còn lại là ma trận độ cứng có kể đến ảnh hưởng của độ cứng của nền, nếu cho k=0 thì thành phần thứ 2 trở về ma trận 0. Bài viết tôi post tôi làm năm 1997 khi tôi chưa biết đến phương pháp này nên cứ phải lọ mọ để làm những cái mà người ta làm rồi vì k có đủ tài liệu tham khảo.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: hỏi về tính móng băng

      cảm ơn các bác nhé.vừa rồi em bận quá.chúc các bác luôn vui.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: hỏi về tính móng băng

        Nguyên văn bởi hien nghiem
        Như thế thì tính bạn thiết kế móng băng làm gì cho nó tốn kém.
        Bạn có thể sử dụng Sap2000 để tính toán móng băng giao thoa trên nền đàn hồi. Các dầm móng được chia nhỏ thành nhiều đoạn. Nền được thay bằng các lò xo đàn hồi (spring) đặt tại các nút. Công thức xác định độ cứng của lò xo đàn hồi bạn tham khảo 1 bài viết trong chủ đề này (Công thức Bowles - Bài của bạn MinhHanh)
        Nếu dùng SAP2000 phiên bản 8 trở lên thì không cần chia phần tử thanh nhiều đoạn (phần tử Frame có đặc trưng Line Spring)
        Bác có thể hướng dẫn cách vào phần tử Frame có đặc trưng Line Spring rỏ 1 chút có được không hoặc có 1 ví dụ cụ thể cho mình biết được không. Mình đã chạy thử nhiều lần rồi nhưng biểu đồ nội lực lại không đúng
        Attached Files

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: hỏi về tính móng băng

          Nguyên văn bởi hien nghiem View Post
          Giá trị độ cứng của spring line bằng hệ số nền nhân với chiều rộng liên kết của móng, đơn vị của hệ số nền là Lực/(Chiều dài)^3 thì đơn vị của độ cứng của line spring là Lực/(Chiều dài)^2. Giá trị độ cứng của line spring luôn là giá trị dương, vô hướng. Độ cứng này được sử dụng để tính toán phản lực nền, phản lực nền có chiều luôn ngược với chiều của chuyển vị.
          Bạn nên tham khảo một số cuốn sách về dầm trên nền đàn hồi để hiểu kỹ hơn về vấn đề này hoặc tham khảo bài viết này.
          Gửi hien nghiem:
          Vì phản lực lò xo tính bằng công thức F=k*x => k=F/x ( F : phản lực lò xo,k : độ cứng lò xo,X chuyển vị lò xo) đơn vị độ cứng của lò xo fải là lực/chiều dài chứ sao lại là lực/chiều dài ^2 như bạn nói
          Chính vì vậy khi ta xem móng băng như một dầm trên lò xo đàn hồi ta fải lấy hệ số nền (lực/chiều dài ^3) nhân với diện tích phần tử (chiều dài ^ 2 )
          Dẫn chứng sách Thiết kế kết cấu bằng sap 2000 phần 1 tác giả Trần Hành,Nguyễn Khánh Hùng NXB Đhqg tp Hồ chí minh,trang 261.
          Nếu mình có hiểu sai điều gì mong các bạn góp ý

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: hỏi về tính móng băng

            Các anh cho em hỏi: khi dựng mô hình trong SAP thì gán cho các thanh spring line.Vậy còn các nút giao nhau của các thanh thì có gán point spring không?Cách gán?
            Em đang làm một cái nhà dùng móng băng nhưng lại không có số liệu địa chất,theo mọi người em nên chọn hệ số nền như thế nào?

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: hỏi về tính móng băng

              Cảm ơn anh đã giúp đỡ.

              Ghi chú

              Working...
              X