QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

áp lực dưới móng băng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • áp lực dưới móng băng

    khi thiết kế móng băng của nhà ống
    suất hiện áp lực âm do mô men chân cột rất lơn.
    vậy thi phải sử lý như thế nào
    các bac có thê giới thiệu cho em biết tái liệu tham khảo với.
    cảm ơn
    Last edited by canhoi; 19-04-2005, 01:30 PM.

  • #2
    Ðề: áp lực dưới móng băng

    Thường thì nhà ống ở 2 bên bị che khuất bởi công trình khác ,nên khi tính toán có thể bỏ qua lực ngang của gió, nên mô men theo phương khung ngang rất bé,bạn thử tính toán lại xem. Trường hợp mà không bỏ qua được ảnh hưởng của gió thì bạn hãy làm móng băng 2 phương tại những vị trí có moment lớn.
    MR_AN

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: áp lực dưới móng băng

      cảm ơn anh
      khi nhà ống làm đầu tiên ở khu đất mới sẽ chịu ảnh hưởng của gió.
      thương thì nhà ống sẽ làm tận dụng đât nên phải lầm móng băng lệch.
      móng lệch nên cũng gây ra mô men.
      theo anh thì như vậy là không được phép suất hiện áp lưc âm sao?
      anh có thể giớ thiệu cho em tài liệu về thiết kế móng băng được không?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: áp lực dưới móng băng

        Cái đồ án móng của em cũng vậy...nói chung khi momen lớn là xuất hiện momen âm ngay....
        Các bác đặt thêm cái dầm để chịu momen....khi đấy móng chỉ chịu tải dọc N....còn cu cậu M do anh dầm gánh....ko còn lệch tâm nữa.....
        ko thì đành làm móng lệch vậy...

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: áp lực dưới móng băng

          Trong thiết kế móng, không cho phép ứng suất âm và đất không chịu kéo. Nếu là âm thì móng sẽ bị tách ra khỏi nền. Theo tôi hiểu vì bạn làm móng băng dọc theo biên nhà (phần tiếp giáp nhà lân cận) nên móng là lệch tâm. Nhưng nếu làm móng theo phương vuông góc với độ cứng đủ lớn và khi tính toán coi móng cũng là kết cấu bên trên giải theo không gian thì có lẽ khắc phục được nhược điểm này. Trên thực tế người ta vẫn làm và không có hiện tượng gì xảy ra điều đó có thể khẳng định rằng tất cả là do mô hình tính toán và giả thiết áp dụng.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: áp lực dưới móng băng

            Thường thì làm băng giao nhau....khi ko thể làm theo phương vuông góc với "độ cứng đủ lớn? " thì sao?....phần móng chịu momen âm là ko làm việc....thừa.....làm lệch tâm....lúc này tải ko truyền xuống nền ở đoạn đó...vì vậy ko có áp lực của nền tác dụng lên đoạn móng đó ( đất ko chịu kéo ). Việc tính toán lúc này là ko chính xác nữa...bởi các công thức tính toán của sức bền vật liệu trong truòng hợp này ko còn phù hợp nữa...thế mà em vẫn dùng như thường.....chứ biết làm sao....

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: áp lực dưới móng băng

              Móng lệch tâm, rõ ràng là xuất hiện mo men rồi, vấn đề là mo men ở đó bạn tính lại xem nó có lớn không? Theo kinh nghiệm của tôi thì nó rất nhỏ, trừ khi số tầng nhà lớn (5tang).Nếu bạn thấy mo men lớn thì làm thêm dầm móng theo phương ngang để tăng cường độ cứng cho hệ móng là xong

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: áp lực dưới móng băng

                Theo tôi được biết trong sách kết cấu bê tông II của GS Ngô Thế Phong có đề cập đến vấn đề này, các bạn thử đọc tham khảo xem sao.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: áp lực dưới móng băng

                  Theo kinh nghiệm của tôi thì với những công trình nhà ống (nhà lô) <=5tầng rất khó xảy ra trường hợp áp lực âm (trong tính toán đất không chịu kéo); kể cả trường hợp hai bên chưa có nhà và cộng tác dụng của tải gió. Tuy nhiên trong thiết kế móng băng cho nhà lô thì thường dùng móng băng giao thoa để tăng độ cứng cho toàn hệ móng theo cả hai phương, giảm khả năng lún lệch gây nứt hệ kết cấu trên, do vậy bạn nên dùng hệ móng này. Theo tôi nó rất thích hợp cho loại nhà lô có chiều cao <=5 tầng.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: áp lực dưới móng băng

                    Các anh nói không rõ.......momen tai chân cột do tải trong ngoằi tác dụng ( tải nhà ) hay momen âm do ứng suất đáy móng.2 vấn đề này khác nhau rất nhiều.
                    Nếu lấy mô hình tính toắn xem nhà là tải tác dụng vào nền ( khung nhà và đà móng là cấu kiện ) thì mọi việc rõ ràng hơn.....! Làm sao nữa thì dài lắm......

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: áp lực dưới móng băng

                      Tất nhiên là moment chân cột (âm hay dương) được xác định từ tải trọng của kết cấu bên trên chứ không phải là áp lực đáy móng. Đối với nhà ống móng biên thường là lệch tâm nên giá trị moment âm được quan tâm nhiều xuất phát từ đây. Vấn đề giải quyết đều phải xuất phát từ tính toán. Nếu đã có phần mềm tính hệ khung tại sao không đưa đà kiềng (giằng móng) của phương vuông góc vào tính luôn và bằng cách thay đổi độ cứng của đà kiềng và cột thì giá trị moment sẽ thay đổi và quá trình tính toán được thực hiện khi đạt một giá trị nội lực hợp lý. Tôi nghĩ có lẽ khi tính nội lực của kết cấu, điều kiện biên của kết cấu là ngàm dưới chân cột và sau đó đà kiềng được bổ sung theo "kinh nghiệm".
                      Đối với áp lực đáy móng cũng cần phải kiểm tra để đảm bảo điều kiện làm việc của công trình.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: áp lực dưới móng băng

                        Mình chẳng hiểu các bạn đang nói vấn đề gì ở đây cả?
                        Mình chưa thấy móng băng nhà ống nào bị nhổ cả. Nếu bạn tính ra âm thì mình nghĩ là bạn cần tính lại.

                        Ghi chú

                        Working...
                        X