QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các loại bê tông đặc biệt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

    Nguyên văn bởi linh1971983
    -Như vậy thì lượng cốt liệu sẽ bị hụt đi do có nước bên trong ,và vì vậy ta phải tăng hàm lượng cổt liệu lên.í em muốn hỏi là tăng cốt liệu theo khối lượng hay là thể tích nước có trong cốt liệu?
    -Trong việc trộn bê tông em muốn tăng sản lượng bt lên bănngf cách tăng hàm lượng cát lên (khoảng 10%)thì có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bt không?
    -Việc điều chỉnh cấp phối theo độ ẩm cốt liệu có cần phải chính xác lắm không?và sai số bao nhiêu thì có thể chấp nhận được?
    -Nhân tiện cho em hỏi chút nữa :với cấp phối bê tông mác 400 ,hệ số dư vữa Kv > 1,58 (với độ sụt 18-20)thì có cao quá không ,và nó có ảnh hưởng nhiều đến cường độ bt không?
    -Đối với 1 cấp phối bt thì điều gì là quan trọng nhất?
    "Mong các bác có kinh nghiệm chỉ bảo dùm em "
    - Khi điều chỉnh lượng nước có trong cốt liệu thì thành phần nó vẫn không thay đổi:
    Ví dụ: 1m3 bê tông M500 thì XM: 485kg; Đá 1x2: 1026kg; Cát : 768kg, nước: 160lít và phụ gia siêu dẻo
    Độ ẩm của cát là 3%, đá 0.1%(xem là bỏ qua) thì hàm lượng cốt liệu hiệu chỉnh: 485kg; Đá 1x2: 1026kg; Cát : 791kg, nước: 137lít và phụ gia siêu dảo
    - Sai số đó không đáng kể, nếu bạn dùng phạm tự động thì chính xác còn trọn bằng tay thì rất khó nói đươc.
    - Hệ số dư vửa BTM400 >1.58 và độ sụt 18-20 là không cao vì với độ sụt này bạn phải dùng tỉ lệ C/C+Đ khoảng 43% lúc đó bê tông mới dẻo.
    - Trong xây dựng mỗi khi đỏ bê tông người ta thường chúng trọng là nhiệt độ của bê tông và lượng nước sử dụng (các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu đã đạt yêu cầu)

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

      -Trong quá trình trộn bê tông ,cấp phối đá 1*2 nhưng do đá dăm không đảm bảo (có lẫn nhiều đá 2*4),có thể điều chỉnh cấp phối bằng cách tăng cát ,giảm đá không? việc này có ảnh hưởng nhiều đến cường độ bt không?và mức độ ra sao?
      -Độ sụt yêu cầu là 18 ,nhưng khi trộn đo được là 20 ,độ sụt cao như vậy có chấp nhận được không , ảnh hưởng ỏ mức độ thế nào đến chất lượng bt?
      -Làm thế nào để nhận biết bt bị phân tầng bằng mắt thường? và độ phân tầng thế nào thì có thể chấp nhận được (bê tông đổ cọc khoan nhồi ,độ sụt 18+-2)?

      Giúp em với các bác ơi!!!!!!!!!!!!!!!!1
      Last edited by linh1971983; 21-08-2007, 09:47 AM.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

        Nguyên văn bởi linh1971983
        -Trong quá trình trộn bê tông ,cấp phối đá 1*2 nhưng do đá dăm không đảm bảo (có lẫn nhiều đá 2*4),có thể điều chỉnh cấp phối bằng cách tăng cát ,giảm đá không? việc này có ảnh hưởng nhiều đến cường độ bt không?và mức độ ra sao?
        -Độ sụt yêu cầu là 18 ,nhưng khi trộn đo được là 20 ,độ sụt cao như vậy có chấp nhận được không , ảnh hưởng ỏ mức độ thế nào đến chất lượng bt?
        -Làm thế nào để nhận biết bt bị phân tầng bằng mắt thường? và độ phân tầng thế nào thì có thể chấp nhận được (bê tông đổ cọc khoan nhồi ,độ sụt 18+-2)?

        Giúp em với các bác ơi!!!!!!!!!!!!!!!!1
        - Nếu đá 1x2 lẫn đá 2x4 thì xem như ta dùng đường cong đá max 37.5 chứ không dùng đường cong đá max 25.4 nữa. Nói chung dùng đá dmax lớn hơn thì có độ sụt tốt hơn nhưng dễ phân tầng và với beton mác rất cao thì ảnh hưởng lớn đến cường độ (giảm). Nếu hàm lượng đá cỡ lớn hơn 25.4 ít và betong không yêu cầu gì cao thì có thể tạm giảm hàm lượng đá tăng hàm lượng cát. Còn lại phải có ray sàng cát, đá để phối và tính cấp phối cho phù hợp.
        - Bao giờ yêu cầu độ sụt cũng có +/- do đó xem độ sụt có trong phạm vi hay không (ví dụ 18 +/- 2). Nói chung độ sụt 20 thì cường độ giảm 1 ít so với 18 nhưng cũng khá nhỏ.
        - Betong phân tầng khi thấy vữa, đá tách riêng ra khỏi hỗn hợp và không tạo thành khối đòng nhất.

        Ghi chú

        Working...
        X