QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

chuong trinh tinh mong bang

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: chuong trinh tinh mong bang

    Bác XuanThuy giải thích như thế là đúng đấy, còn chuyện này nữa: Bạn không nên đưa hệ số nền vào từ các công thức lý thuyết hay kinh nghiệm, cái đó có sai số tương đối lớn so với mẫu đất nền công trình của bạn, vả lại hệ số nền thay đổi theo tải trọng và vị trí của nó trong móng nữa đấy( Bạn tham khảo Sổ tay dành cho kỹ sư địa kỹ thuật của Trần Văn Việt để tham khảo) Hệ số nền chính là độ dốc của đường cong US/Biến dạng, bạn nên tính lặp hệ số nền bằng SAP hay ETABS để giảm sai số.
    Mặt khác mô hình nền của Winkler chỉ chính xác với đất yếu thôi, còn đất chặt và cát thì độ chính xác giảm đáng kể,nhưng vì PP này tiện hơn nên người ta vẫn hay dùng nó
    Tùy theo tải trọng hay độ sâu đặt mà bạn lấy K ở đường cong nén lại hay đường cong gia tải lần đầu.
    Nếu bạn muốn có chương trình tính toán móng theo mô hình Winkler (có liên kết với SAP2000) thì liên hệ email với thầy Phạm Huy Đông (Đang du học ở Nhật) nhé, chương trình này viết bằng VB nên bạn có thể Customize thoải mái. Tôi bây giờ không còn chương trình này.
    Địa chỉ email: phdong65@hotmail.com

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: chuong trinh tinh mong bang

      Nguyên văn bởi QuynhVWS
      Các bác căng thẳng qúa. Thật ra từ trước đến giờ em vẫn tính móng băng dựa trên các frame rồi chia rất nhỏ frame nhập gối đàn hồi(Giống phương pháp 1 mà có bạn đã nói ở trên) Chứ việc kết hợp shell-Frame thì em cũng chưa thử làm. Nhưng em nghĩ có lẽ việc kết hợp shell-Frame để giải quyết chắc cũng không sao:
      Nhưng vấn đề là phương pháp này ưu điểm hơn ở điểm nào? Em thì em thấy nhập liệu có vẻ phức tạp hơn. Về độ chính xác em nghĩ cũng chưa chắc đã chính xác hơn việc quy về frame theo cách mà anh em vẫn tính thông thường.
      Hìhì, diễn đàn mang tính chia sẻ và giúp nhau cùng tiến bộ. Mong các bác hết sức kiềm chế để giữ hoà khí. Còn đánh giá của em em thấy mỗi bác đều có cái đúng của mình. Có lẽ do người này chưa nắm được đúng ý của người kia thôi.
      chào anh! em nghĩ ; nếu khai báo theo frame thì ngày xưa người ta hay dùng ; vấn đề anh khai báo frame không mang tính chất không gian ; tức là thực thế anh chỉ có thép theo phương dài ; còn phương trực giao thì phải tính tay rổi; vấn đề khai báo trong sáp thì em nghĩ khai báo shell và gán cho nó là các spring thì dễ gấp mấy lần khi anh khai báo frame; theo em biết thì khi anh khai báo frame; anh phải tính toán vùng diện tích để cuối cùng cho ra giá trị K( t/m) rồi khai báo trong join-spring ; còn em ; chỉ cần biết K(t/m3) thì có thể trong vong vài giây khai báo xong rồi; với lại cách này tính móng bè có sườn rất nhanh ; em thường làm; với móng băng chơi luôn hai pp và so sánh cái nào an toàn thì tính; và em làm thử rồi; nhiều lúc thì frame cho ra nội lực lớn hơn shell; nhưng đôi lúc thì shell cho ra nội lực lớn hơn ; nên em nghĩ ; nên thử thì an toàn hơn là nghồi nói xuôn.
      mong anh và mọi người góp ý
      Last edited by ksminh; 19-03-2007, 09:39 AM.
      TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: chuong trinh tinh mong bang

        Nguyên văn bởi phamthanhtrung
        Bác XuanThuy giải thích như thế là đúng đấy, còn chuyện này nữa: Bạn không nên đưa hệ số nền vào từ các công thức lý thuyết hay kinh nghiệm, cái đó có sai số tương đối lớn so với mẫu đất nền công trình của bạn, vả lại hệ số nền thay đổi theo tải trọng và vị trí của nó trong móng nữa đấy( Bạn tham khảo Sổ tay dành cho kỹ sư địa kỹ thuật của Trần Văn Việt để tham khảo) Hệ số nền chính là độ dốc của đường cong US/Biến dạng, bạn nên tính lặp hệ số nền bằng SAP hay ETABS để giảm sai số.
        Mặt khác mô hình nền của Winkler chỉ chính xác với đất yếu thôi, còn đất chặt và cát thì độ chính xác giảm đáng kể,nhưng vì PP này tiện hơn nên người ta vẫn hay dùng nó
        Tùy theo tải trọng hay độ sâu đặt mà bạn lấy K ở đường cong nén lại hay đường cong gia tải lần đầu.
        Nếu bạn muốn có chương trình tính toán móng theo mô hình Winkler (có liên kết với SAP2000) thì liên hệ email với thầy Phạm Huy Đông (Đang du học ở Nhật) nhé, chương trình này viết bằng VB nên bạn có thể Customize thoải mái. Tôi bây giờ không còn chương trình này.
        Địa chỉ email: phdong65@hotmail.com
        vấn đề tính lặp theo anh tính như thế nào; em chỉ biết tính lặp hệ số nền cho móng bè trên nền cọc để cho ra PHẢN Lực Đầu cọc hợp lý thôi; còn với bản hay dầm trên nền đàn hồi ; thì anh phải có dữ liệu là Knền và khai báo trong sáp cho mấy cái gối spring ; vậy lặp Knền để làm gì a???vì theo em nghĩ ; vấn đề cho hệ số nền thế nào thì nó sẽ ra thế đó ; ví dụ : cũng tại vị trí của các gối spring ; khi hệ số Knền thay đổi thì sẽ cho ra các biểu đồ khác nhau ; vì nó phụ thuộc vào tải trọng ; như vậy em nghĩ với hệ số nền như vậy sẽ cho ra nội lực như thế; và thay đổi hệ số nền sẽ làm cho nội lực khác ; vậy lặp hệ số nền như thế nào là vừa; là hợp lý ; anh có thể explain rõ ràng hơn không????
        TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: chuong trinh tinh mong bang

          À ,thế này ksminh ạ, lặp hệ số nền cho phép bạn có các hệ số nền và biết dạng khác nhau trong mặt bằng móng,(vì giả thiết tính toán là móng mềm) mặt khác nó lại loại được những phần chịu kéo, lặp đến khi nào hệ số nền ở 2 lần lặp liên tiếp sai lệch 1 lượng đủ nhỏ (tùy bạn), việc tính toán sẽ do SAP đảm nhận còn chương trình viết bằng VB chỉ tạo ra 1 file *.S2K và đọc file *.OUT của SAP (dạng Nopaged) và xử lý nó của SAP và gọi SAP ra làm việc trong các lần lặp liên tiếp tất nhiên thì các nội lực ở mỗi lần lặp sẽ khác nhau. phương pháp này để giảm sai số chứ không cho kết quả chính xác vì nó cũng thể vượt qua lý thuyết của winkler được. Bây giờ người ta còn cho thêm các thông số ảnh hưởng khác như kết hợp 1 lò xo với 1 pit-tông hay mô hình nền 2 thông số nhưng mình chưa thử, theo lý thuyết thì PP này có độ chính xác khá cao
          Last edited by phamthanhtrung; 11-05-2007, 12:34 AM.

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: chuong trinh tinh mong bang

            Nguyên văn bởi phamthanhtrung
            À ,thế này ksminh ạ, lặp hệ số nền cho phép bạn có các hệ số nền và biết dạng khác nhau trong mặt bằng móng,(vì giả thiết tính toán là móng mềm) mặt khác nó lại loại được những phần chịu kéo, lặp đến khi nào hệ số nền ở 2 lần lặp liên tiếp sai lệch 1 lượng đủ nhỏ (tùy bạn), việc tính toán sẽ do SAP đảm nhận còn chương trình viết bằng VB chỉ tạo ra 1 file *.S2K và đọc file *.OUT của SAP (dạng Nopaged) và xử lý nó của SAP và gọi SAP ra làm việc trong các lần lặp liên tiếp tất nhiên thì các nội lực ở mỗi lần lặp sẽ khác nhau. phương pháp này để giảm sai số chứ không cho kết quả chính xác vì nó cũng thể vượt qua lý thuyết của winkler được. Bây giờ người ta còn cho thêm các thông số ảnh hưởng khác như kết hợp 1 lò xo với 1 pit-tông hay mô hình nền 2 thông số nhưng mình chưa thử, theo lý thuyết thì PP này có độ chính xác khá cao
            THEO EM HIỂU Ý CỦA ANH LÀ; KHI LẶP HỆ SỐ NỀN SẼ CHO RA NHIỀU BIẾN DẠNG CỦ MÓGN KHÁC NHAU => NỘI LỰC KHÁC NHAU; MÀ ANH NÓI LÀ LẶP CHO ĐẾN KHI LOAI BO PHẦN CHỊU KÉO ; NẾU NHƯ VẬY ĐẾN 1 LÚC NÀO ĐÓ ANH TÌM RA ĐƯỢC HỆ SỐ NỀN MÀ GẦN NHƯ LOẠI BỎ ĐƯỢC MÓNG CHỊU KÉO???? NHƯ VẬY TA DÙNG SÁP ĐỂ TÌM HỆ SỐ NỀN LÀ Knền ; NHƯ VẬY VỚI VIỆC KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT ; ĐÃ CÓ DỮ LIỆU ĐẦY ĐỦ => K NỀN TỪ ĐỊA CHẤT ĐÃ CÓ ; VÀ SO SÁNH VỚI K nền mà anh lặp để tìm ra ; việc so sánh này nếu chênh lệch nhau nhiều thì anh sẽ sử lý thế nào???? em hiểu thế có đúng ý anh không nửa???
            TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: chuong trinh tinh mong bang

              ksminh à, như ở 1 bài khác trong diễn đàn này mình cũng đã đề cập đến thì cách đưa hệ số nền vào SAP mà chỉ dựa cào công thức hoặc kinh nghiệm (hoặc tra hệ số theo bảng kinh nghiệm người khác) chỉ phải dùng khi không có kết quả thí nghiệm nén ép thôi. còn nếu só kết quả nén ép rồi thì cứ đưa K của kết quả đó vào. tội gì mà phải tính toán lại cho mệt
              Mặt khác hệ số Kd lại phụ thuộc vào độ lớn của tải trọng và kích thước móng nữa (cái này thì mình chưa thấy có công thức kinh nghiệm nhưng nếu nhìn vào biểu đồ Kd trên mặt cắt của móng thì thấy ngay ) nên mô hình của Winkler(mô hình biến dạng cục bộ) chưa giải quyết được. Đấy là một hạn chế của mô hình Winkler khiến nó kém chính xác với đất có cường độ tốt và trung bình.

              Hơn nữa, trong cơ học đất người ta đã giả thiết thiên về an toàn là đất không chịu kéo. trên thực tế là qua thí nghiệm thì nó lại chịu kéo (G.S. Trần Bình ở TPHCM đã tính đến khả năng chịu kéo của đất-bạn thử tham khảo nhé). Do đó việc kết quả thí nghiệm và kết quả tính toán có sai số là chuyện thường
              Tất nhiên, sai số lớn đến chừng nào lại phụ thuộc một phần vào việc bạn nhập giá trị khởi tạo cho Kd. Vì vậy nếu giá trị này được tính toán sơ bộ hoặc lấy theo kinh nghiệm tương đối chính xác thì sai số sẽ giảm đi
              Tôi cũng nói là việc tính lặp nói chung chỉ làm giảm bớt sai số chứ không chính xác hóa được. (tôi phải nói điều này vì một số thầy ở trường DHXD cho rằng phương pháp lặp cho kết quả đúng và quá đề cao phương pháp này)
              muốn chính thì phải có kết quả thí nghiệm nén ép (đường cong P_S) và nó là các tính được coi là origin cho các cách tính khác
              Còn nếu bạn đã có kết quả P_S rồi và dùng kết quả đó để tính thì nó tương đương với kết qủa tính tay vì nó cũng dựa trên phương pháp cộng lún từng lớp (PP. cộng lún từng lớp thì ứng suất gây lún ở các lớp là khác nhau còn phương pháp này cho giá trị Kd ở các lớp khác nhau rồi lấy giá trị trung bình của Kd theo biểu đồ ứng suất của Pgl trong phương pháp cộng lún từng lớp vì coi nền đặt trên các lò xo mắc nối tiếp nhau).
              Last edited by phamthanhtrung; 04-06-2007, 10:18 AM.

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: chuong trinh tinh mong bang

                Nguyên văn bởi phamthanhtrung
                ksminh à, như ở 1 bài khác trong diễn đàn này mình cũng đã đề cập đến thì cách đưa hệ số nền vào SAP mà chỉ dựa cào công thức hoặc kinh nghiệm (hoặc tra hệ số theo bảng kinh nghiệm người khác) chỉ phải dùng khi không có kết quả thí nghiệm nén ép thôi. còn nếu só kết quả nén ép rồi thì cứ đưa K của kết quả đó vào. tội gì mà phải tính toán lại cho mệt
                Mặt khác hệ số Kd lại phụ thuộc vào độ lớn của tải trọng và kích thước móng nữa (cái này thì mình chưa thấy có công thức kinh nghiệm nhưng nếu nhìn vào biểu đồ Kd trên mặt cắt của móng thì thấy ngay ) nên mô hình của Winkler(mô hình biến dạng cục bộ) chưa giải quyết được. Đấy là một hạn chế của mô hình Winkler khiến nó kém chính xác với đất có cường độ tốt và trung bình.

                Hơn nữa, trong cơ học đất người ta đã giả thiết thiên về an toàn là đất không chịu kéo. trên thực tế là qua thí nghiệm thì nó lại chịu kéo (G.S. Trần Bình ở TPHCM đã tính đến khả năng chịu kéo của đất-bạn thử tham khảo nhé). Do đó việc kết quả thí nghiệm và kết quả tính toán có sai số là chuyện thường
                Tất nhiên, sai số lớn đến chừng nào lại phụ thuộc một phần vào việc bạn nhập giá trị khởi tạo cho Kd. Vì vậy nếu giá trị này được tính toán sơ bộ hoặc lấy theo kinh nghiệm tương đối chính xác thì sai số sẽ giảm đi
                Tôi cũng nói là việc tính lặp nói chung chỉ làm giảm bớt sai số chứ không chính xác hóa được. (tôi phải nói điều này vì một số thầy ở trường DHXD cho rằng phương pháp lặp cho kết quả đúng và quá đề cao phương pháp này)
                muốn chính thì phải có kết quả thí nghiệm nén ép (đường cong P_S) và nó là các tính được coi là origin cho các cách tính khác
                Còn nếu bạn đã có kết quả P_S rồi và dùng kết quả đó để tính thì nó tương đương với kết qủa tính tay vì nó cũng dựa trên phương pháp cộng lún từng lớp (PP. cộng lún từng lớp thì ứng suất gây lún ở các lớp là khác nhau còn phương pháp này cho giá trị Kd ở các lớp khác nhau rồi lấy giá trị trung bình của Kd theo biểu đồ ứng suất của Pgl trong phương pháp cộng lún từng lớp vì coi nền đặt trên các lò xo mắc nối tiếp nhau).
                OK! EM HIỂU Ý ẠNH NHƯNG CÓ ĐIỀU EMTHƯỜNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẶP KHI THIẾT KẾ MÓNG BÈ TRÊN NỀN CỌC; THÔNG THƯỜNG THÌ NGƯỜI TA CÓ TIỀN ; THI CÔNG 1 -3 CÁI CỌC VÀ THÌ NGHIỆM NÉN TĨNH ; NHƯ VẬY SẼ CHO ANH ĐỘ LÚN THỰC TẾ VÀ ANH SẼ CÓ Kcọc THỰC TẾ ; NHƯNG KHI THIẾT KẾ EM DÙNG PP LẶP ĐỂ TÌM RA KcỌC TỐI ƯU NHẤT ; VÀ CUỐI CÙNG SO SÁNH VỚI THỰC TẾ CHÊNH LỆCH RẤT ÍT.
                CÒN EM CHƯA TÍNH CÁI MÓNG BĂNG NÀO MÀ LẶP HỆ SỐ NỀN; ĐA SỐ LÀ CÓ CÔNG THỨC TÍNH BẢN TRÊN NỀN ĐÀN HÔI ; VÀ K NỀN LÀ PHỈA TRA BẢNG KHI CÓ ĐỊA CHẤT.
                VÀI DÒNG MONG ANH GÓP Ý
                TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: chuong trinh tinh mong bang

                  Mình muốn nói là nếu ta có thí nghiệm nén ép thì chỉ có với 1 lớp đất thôi, còn cả trục địa chất thì phải lấy Ktd giá trị trung bình theo Ki*USgl*độ dày lớp đất (tất nhiên là trong độ sâu gây lún thôi)
                  Còn Vấn đề móng bè trên nền cọc hoặc tính toán móng bè với cọc giảm lún thì thực sự là vấn đề khó (ít nhất thì nó cũng rất khó đối với mình), không hẳn là khó về phương diện lặp trình mà khó về phương diện kiểm chứng và không thể biết được là cọc chịu bao nhiêu và nền chịu bao nhiêu vì nếu ở vùng đất yếu thì lúc đầu bè chị tải rất lớn, sau 1 thời gian, đất lún nhanh và lúc này cọc lại chịu tải là chính chứ nó không là hằng số trong quá trình cố kết đâu. Hơn nữa VN cũng chưa có tiêu chuẩn tính toán về vấn Đề này .
                  Mình thấy có một số anh đã tính lặp với móng cọc (dùng PP. Gambin hoặc Polous) có tính cả đến hiệu ứng nhóm cọc và cho ra kết quả tương đối sát với thực tế . Nếu bạn dùng cách đó thì mình nghĩ là cũng chẳng phải nghi ngờ gì về kết quả cả.
                  Nếu bạn có những sáng kiến hoặc quan điểm, tài liệu gì về loại móng liên hợp này thì có một chủ đề rất hay trên cũng trên diễn đàn này do anh Trần Đức Cường khởi tạo đấy. Rất cám ơn và hi vọng sẽ gặp những bài viết của bạn trên diễn đàn đó. Mộ người đang tìm kiếm lời giải nhưng chưa đến đi đâu cả

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: chuong trinh tinh mong bang

                    Nguyên văn bởi phamthanhtrung
                    Mình muốn nói là nếu ta có thí nghiệm nén ép thì chỉ có với 1 lớp đất thôi, còn cả trục địa chất thì phải lấy Ktd giá trị trung bình theo Ki*USgl*độ dày lớp đất (tất nhiên là trong độ sâu gây lún thôi)
                    Còn Vấn đề móng bè trên nền cọc hoặc tính toán móng bè với cọc giảm lún thì thực sự là vấn đề khó (ít nhất thì nó cũng rất khó đối với mình), không hẳn là khó về phương diện lặp trình mà khó về phương diện kiểm chứng và không thể biết được là cọc chịu bao nhiêu và nền chịu bao nhiêu vì nếu ở vùng đất yếu thì lúc đầu bè chị tải rất lớn, sau 1 thời gian, đất lún nhanh và lúc này cọc lại chịu tải là chính chứ nó không là hằng số trong quá trình cố kết đâu. Hơn nữa VN cũng chưa có tiêu chuẩn tính toán về vấn Đề này .
                    Mình thấy có một số anh đã tính lặp với móng cọc (dùng PP. Gambin hoặc Polous) có tính cả đến hiệu ứng nhóm cọc và cho ra kết quả tương đối sát với thực tế . Nếu bạn dùng cách đó thì mình nghĩ là cũng chẳng phải nghi ngờ gì về kết quả cả.
                    Nếu bạn có những sáng kiến hoặc quan điểm, tài liệu gì về loại móng liên hợp này thì có một chủ đề rất hay trên cũng trên diễn đàn này do anh Trần Đức Cường khởi tạo đấy. Rất cám ơn và hi vọng sẽ gặp những bài viết của bạn trên diễn đàn đó. Mộ người đang tìm kiếm lời giải nhưng chưa đến đi đâu cả
                    theo em được học hay đọc các sách thì với móng trên nền thì áp dụng lý thuyết tính nền đàn hồi; với lý thuyết dầm ; bản trên nền đàn hồi ; dành cho trường hợp móng mềm ; và rất nhiều công thức tính toán móng loại này ; vì thể nó chỉ xét ảnh hưỡng của lớp đất tác dụng trực tiếp khi móng đặt tại lớp đất nào thì tính cho lớp đó để tìm hệ số nền ; còn độ các lớp khác chủ yếu để tính lún; thực ra thì K nền phụ thuộc rất nhiều vào tổng các lớp đất; và từ đó anh sẽ có K nền cho tổng các lớp đất ; lúc đó anh sẽ tìm được Knền dự vào độ lún từng lớp đất và tải của công trình ; nhưng hiện nay thì toàn chỉ xét cho lớp đất tiếp xúc trực tiếp với móng. thí nghiệm nén chỉ chotừng lớp đất riêng lẽ ; và không thể thí nghiệm cho các lớp đất cùng 1 lúc ; chỉ có thể thí nghiệm nén hiện trường. như vậy thì việc tìm Knền cho nền đất rất phức tạp và khó thực hiện. vì thế em thấy người ta chỉ tính K nền cho lớp đất đầu tiên là thế là xong. còn mấy lớp đất kia chủ yếu là để tính và kiểm tra lún ; ổn định lật và trượt.
                    còn móng liên hợp : móng bè trên nền cọc ; thực ra khi anh tính toán cọc thì mũi cọc ở tại lớp đất tốt. LÚc đó cọc tiếp xúc với đất xung quanh và dưới mũi cọc ; anh sẽ có Pthiết kế ; và khi anh bố trính khoảng cách cọc cách nhau >=3d thì ảnh hưởng của nhóm cọc coi như bỏ qua ; vì thế anh sẽ thiết kế cho 1 cọc đơn ; như vậy thì việc thiết kế cọc cho móng liên hợp cũng giống như các móng cọc bình thường ; nhưng sau khi anh có tổng số cọc ; anh bố trính cọc khắp công trình tất nhiên khoảng cách các cọc >=3d và bố trính như thế nào đó để phản lực đầu cọc là như nhau thì mới tiết kiệm ; sau khi anh đã bố trí cọc xong anh phải dùng phần mềm để tính toán phản lực đầu cọc ; nếu phản lực đầu cọc của các cọc là như nhau thì anh đã bố trí hợp lý ; sau khi ok rồi thì anh phải cho chạy vòng lặp các spring ( KCOC) lúc đó anh sẽ tìm ra được phản lực đầu cọc = Pthiết kế của cọc thì ok ;
                    quá trình thi công công trình ; anh phải hoàn thành xong móng ; công trình sẽ xây từ từ theo thời gian ; lúc đó cọc bắt dầu làm việc kết hợp đài bè ; tức là cọc lún dần và đài bè cũng lún theo ; như vậy anh phải tính toán Knền cho đài bè vì khi lún đất tiếp xúc với đài bè sẽ tạo thành áp lực đất đẩy ngược trở lên ; nếu là nền đất yếu ; thì chiều dài cọc phải chạm lớp đất tốt ; lúc đó cọc hết lún và ổn định ; thì đài móng bị biến dạng chủ yếu do phản lực đầu cọc tác dụng vào đài thôi; còn nếu cọc chỉ thiết kế chịu lực ma sát ; thì lúc đó cọc mang tính chất gia cố nền đất chứ không phải mógn cọc nữa ; thì tính toán lại khác. pp gambin cũng dựa vào cách tính lặp tải trọng ; giống như em thôi ; em cũng dùng lặp spring để phản lực gần với Pthiết kế thì ok ; có 1 tài liệu đã post trên diễn đàn tìm Kcọc bằng công thức thực nghiệm ; tức là Kcoc ~(250-350)Pthiết kế; như vậy thì em thấy không có cơ sở khoa học ;
                    mong góp ý thêm
                    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                    Ghi chú

                    Working...
                    X