bác nào có thiết kế chi tiết gồm cả bản vẽ và thuyết minh tính toán cho cột chống tạm ( king post ) gửi e với. Bên e sắp khởi công 1 công trình có 4 tầng hầm mà e vẫn chưa biết thiết kế như thế nào.
Hi. Mọi người bàn luận vấn đề này sôi nổi quá. Công ty Mình chuyên thi công SEMI-TOP DOWN đây. Đã làm mấy công trình 3,4 tầng hầm rồi.
Và có 1 kinh nghiệm nhận ra rằng: Thi công Top-Down chi phí lớn hơn rất nhiều so với SEMI-TOP DOWN. Chất lượng thi công phần lõi cứng của công trình không tốt bằng SEMI-TOP DOWN. Và nhất là tiến độ thi công chưa chắc đã nhanh bằng SEMI-TOP DOWN vì quá trình đào đất tầng hầm còn giai giẳng mãi trong suốt quá trình thi công phần thân.
Ai có vấn đề gì thắc mắc thì cứ liên hệ với mình. Vì mình đã thi công các công trình này và trực tiếp lập BPTC. Hiện tại công ty mình đang thi công tầng hầm ở công trình số 257 Giải Phóng của Tập Đoàn Hòa Phát( 3 tầng hầm), số 89 Láng Hạ của tập đoàn FPT (thi công 3 tầng hầm), Vừa thi công xong 3 tầng hầm ở 21 Cát Linh và 4tầng hầm ở 22 Ngô Quyền.
TẬP ĐOÀN THIÊN ÂN-NỀN MÓNG HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
sigpic http://www.tagroup.vn
ĐT:0436648112-0436648748
DĐ:0942551777
Hi. Mọi người bàn luận vấn đề này sôi nổi quá. Công ty Mình chuyên thi công SEMI-TOP DOWN đây. Đã làm mấy công trình 3,4 tầng hầm rồi.
Và có 1 kinh nghiệm nhận ra rằng: Thi công Top-Down chi phí lớn hơn rất nhiều so với SEMI-TOP DOWN. Chất lượng thi công phần lõi cứng của công trình không tốt bằng SEMI-TOP DOWN. Và nhất là tiến độ thi công chưa chắc đã nhanh bằng SEMI-TOP DOWN vì quá trình đào đất tầng hầm còn giai giẳng mãi trong suốt quá trình thi công phần thân.
Ai có vấn đề gì thắc mắc thì cứ liên hệ với mình. Vì mình đã thi công các công trình này và trực tiếp lập BPTC. Hiện tại công ty mình đang thi công tầng hầm ở công trình số 257 Giải Phóng của Tập Đoàn Hòa Phát( 3 tầng hầm), số 89 Láng Hạ của tập đoàn FPT (thi công 3 tầng hầm), Vừa thi công xong 3 tầng hầm ở 21 Cát Linh và 4tầng hầm ở 22 Ngô Quyền.
Bác cho e hỏi khi thi công sàn thì nên làm theo phương án nào :
1. Thi công trực tiếp trên nền đất tự nhiên đầm chặt
2. Đào đất sâu xuống 1 tầng giáo rồi ghép côppha thi công như tầng nổi.
Bác có thể cho e xin BPTC bác đã làm được không ?
Địa chỉ email của e là yenso.handico6@gmail.com
Bác cho e hỏi khi thi công sàn thì nên làm theo phương án nào :
1. Thi công trực tiếp trên nền đất tự nhiên đầm chặt
2. Đào đất sâu xuống 1 tầng giáo rồi ghép côppha thi công như tầng nổi.
Bác có thể cho e xin BPTC bác đã làm được không ?
Địa chỉ email của e là yenso.handico6@gmail.com
Bác cho e hỏi khi thi công sàn thì nên làm theo phương án nào :
1. Thi công trực tiếp trên nền đất tự nhiên đầm chặt
2. Đào đất sâu xuống 1 tầng giáo rồi ghép côppha thi công như tầng nổi.
Bác có thể cho e xin BPTC bác đã làm được không ?
Địa chỉ email của e là yenso.handico6@gmail.com
cả 2 phương án trên đều đã được sử dụng để thi công cho sàn tầng hầm tùy thuộc vào địa chất công trình và phương án kinh tế và mỗi một phương án có ưu nhược điểm riêng. Phương án dùng ván rải trực tiếp trên nền đất: sử dụng phù hợp cho nền đất sét dẻo mềm (sét cứng càng tốt) với điều kiện dùng cọc gỗ đóng gia cường, rải xà gồ,lớp cát mỏng làm phẳng mặt rồi cứ thế cắt ván rải lên. Nếu dùng phương án giáo chống thì sẽ khó đảm bảo độ ổn định cho chân giáo trong quá trình thi công. Tuy nhiên PA này có nhược điểm là mất nhiều thời gian cho công tác vệ sinh thép sau này. PA này còn ưu điểm nữa là hạn chế được rủi ro do không phải đào nền sâu (PA kia phải đào sâu một tầng giáo).
cả 2 phương án trên đều đã được sử dụng để thi công cho sàn tầng hầm tùy thuộc vào địa chất công trình và phương án kinh tế và mỗi một phương án có ưu nhược điểm riêng. Phương án dùng ván rải trực tiếp trên nền đất: sử dụng phù hợp cho nền đất sét dẻo mềm (sét cứng càng tốt) với điều kiện dùng cọc gỗ đóng gia cường, rải xà gồ,lớp cát mỏng làm phẳng mặt rồi cứ thế cắt ván rải lên. Nếu dùng phương án giáo chống thì sẽ khó đảm bảo độ ổn định cho chân giáo trong quá trình thi công. Tuy nhiên PA này có nhược điểm là mất nhiều thời gian cho công tác vệ sinh thép sau này. PA này còn ưu điểm nữa là hạn chế được rủi ro do không phải đào nền sâu (PA kia phải đào sâu một tầng giáo).
Em hoàn toàn đồng ý với bác là tùy vào địa chất mà chọn phương án thích hợp . Và mỗi phương án có mỗi ưu và nhược điểm riêng . Còn việc dùng giáo chống để đảm bảo độ ổn định cho chân giáo trong quá trình thi công thì ta có thể rải cừ larsen bên dưới như hình vẽ của em đã post lên
Em hoàn toàn đồng ý với bác là tùy vào địa chất mà chọn phương án thích hợp . Và mỗi phương án có mỗi ưu và nhược điểm riêng . Còn việc dùng giáo chống để đảm bảo độ ổn định cho chân giáo trong quá trình thi công thì ta có thể rải cừ larsen bên dưới như hình vẽ của em đã post lên
Bác Hiệp có vẻ đã đi thi công nhiều rồi thì phải? Nhưng mà làm như Bác thì tốn kém lắm. Vừa mất tiền thuê cốp pha dàn giáo lại vừa mất tiền thuê cừ để làm ổn định chân giáo. Thi công TOP-DOWN thì thường làm cốp pha trên nền đất luôn. Nếu nền đất quá yếu thì phương án TOP-DOWN xem như bó tay ( gặp đất sét dẻo chảy, hoặc đại chất gặp cát chảy)
TẬP ĐOÀN THIÊN ÂN-NỀN MÓNG HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
sigpic http://www.tagroup.vn
ĐT:0436648112-0436648748
DĐ:0942551777
Chào các anh em.
Mình mới tham gia diễn đàn kết cấu. Mình thấy chủ đề TopDown này khá thú vị. Hiện mình đang làm cho Delta cũng có một chút ít kiến thức về vấn đề này mình xin phép đưa ra một số nhận xét sau.
- Nói về Topdown tức là thi công từ trên xuống dưới, những cái ưu và nhược điểm thì các bạn đã phân tích cả rồi, thực ra ở việt nam gần như không có công ty nào thi công Topdown thật sự cả mà chỉ là sơ mi topdown thôi.
-Khi thi công topdown thì giá thành nói chung là đắt hơn cỡ khoảng 1 triệu /m2 so với thi công thông thường. Giá cao hơn vậy nhưng làm theo kinh nghiệm của tôi thì thật sự thời gian gần đây nếu không quản lý tốt thì lãi không đáng kể thậm chí còn lỗ.
-Vì vậy tôi tập trung vào việc phân tích làm sao khi thi công topdown để hợp lý nhất, và hiệu quả nhất.
I, Lập biện pháp và giá hợp lý biện pháp cho một công trình.
Đây có thể nói là phần quyết định đối với một công ty thi công công nghệ topdown.
a) Biện pháp thi công là cái khó nhất vì khi lập biện pháp thì đòi hỏi người lập phải có không những kiến thức về kết cấu mà còn cả kinh nghiệm thi công dàn trải suốt quá trình thi công mọi yếu tố rủi do lớn phải được xác định tại thời điểm này. Đó có thể nói là một khối lượng công việc khá lớn vì phải đo đạc điều tra tập hợp các thông số liên quan để đưa ra được Mặt bằng tổng thể, sau đó mới triển khai kết cấu.
b) Giá biện pháp thi công thường thì yếu tố này quyết định đến việc trúng thầu hay không, nhưng lại do biện pháp thi công quyết định. Về cơ bản khi làm việc bóc tách khối lượng cần có kinh nghiệm thi công xuyên suốt cả quá trình thì mới có thể đưa ra đước cái giá hợp lý đôi bên cùng chấp nhận được vì rất nhiều các đầu mục công việc không có trong các phần mềm dự toán. Vì vậy ta cần phải cụ thể từng công việc một bằng cách lập đơn giá riêng. Xét về mọi công việc của một công trình thì không thể quan niệm rằng cứ làm cái gì là lãi cái đó. Phải cân đối cho hợp lý miễn là cái thiệt hại không đáng kể, khi mà lập các dự toán cho các công việc gọi là phát sinh thì hãy căn cứ vào tình hình thực tế mà lập vì luật cho phép để tránh thiệt hại cho công ty tất nhiên ta phải giải trình đươc.
II) Thi công Topdown
Đây là cái mà chúng ta đã nói nhiều tới, tôi nghĩ rằng việc Binh gia thì có Binh pháp, thương gia thì cũng có thương pháp còn dân XD chúng ta thì có biện pháp vì vạy các công việc tuy khác nhau về tính chất nhưng chúng đều có chung một cái là quy luật để tiến hành (tôi cho là vậy), các bạn sẽ thấy một chút nào đó giống như binh pháp tôn tử sau khi đọc những phân tích của tôi.
a) Chọn người chỉ huy.
Việc này quyết định đến sự thành công hay thất bại của công trình, khác với thi công phần thân là phần dập khuôn thi công topdown và phần âm nói chung phức tạp hơn nhiều ở chỗ Người chỉ huy phải đưa ra những quyết định kịp thời để có thể tiến hành các công việc nhịp nhàng.
b) Quan sát địa hình bố trí kho tàng, bến bãi và lán trại...
Tôi đánh giá rất cao những ai bố trí những vị trí trên công trường hợp lý cho những vị trí trên, đặc biệt là nhà tắm, và nhà vệ sinh trong công trình , các bạn cứ thử làm xem sao tôi tin rồi các bạn sẽ đau đầu đó.
c) Bố trí sắp xếp cán bộ vào công việc.
Một công trình thường có hai bộ phận Hồ sơ và Hiện trường. Tùy theo năng lực của từng người mà bố trí. Thi công phần âm nói chung cần phải thống nhất làm nhanh xong nhanh (tối đổ bê tông, sáng mai ta được nghỉ) vì vậy mệnh lệnh của chỉ huy và cách sắp đặt con người phải phù hợp với công việc. Điều quan trọng là phải có người cán bộ chỉ huy công nhân khi làm việc phải hoàn thành ngay cái việc trong ngày được giao kể cả Hồ sơ hay Hiện trường. Mỗi người mỗi việc ai làm việc gì lo việc người đó đứng với thời giạn được giao thì mọi công việc sẽ được thi công theo đúng tiến độ.
d) Các công việc ngoài yếu tố chuyên môm,
Đây là vấn đề đau đầu nhất thường thì một công trình chỉ có một hoặc hai người làm việc này. Chỉ huy trưởng là người đương nhiên phải làm rồi còn lại tùy từng người mà sắp xếp. Vấn đề này liên quan đến lợi nhuận nhiều hay ít cho công ty. Theo tôi phần trên thì Chỉ huy trưởng phải có yếu tố chuyên môn tức là Tài còn phần này thì là Đức. Thì cái kết quả cuối cùng là công trình thi công đúng tiến độ và thanh quyết toán cũng đúng tiến độ.
Tất nhiên bài viết cảu tôi mới chỉ là khái quát tổng thể còn thiếu rất nhiều mong anh em góp ý bổ xung các ý kiến mới để thi công topdown hiệu quả.
Ghi chú