QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

    dao động trong nước là sao anh . khi đóng cọc cát fải dóng xuống một ống vách , đầm chặc cát rồi mới rút ống vách ra .vậy thì cát dao đọng trong nước là sao anh .
    Silent Vietnamese

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

      Nguyên văn bởi frogwell911
      cho em hỏi khi nước bị hút vào cọc cát thì vẫn nằm trong cọc như vậy thì ko thể nói cọc các xử lí thoát nước cho nền đất yếu được.
      !
      1. Bạn mô tả thêm quá trình thi công cọc cát (lưu ý cọc cát khác giếng cát) mà bạn thi công. VD: biện pháp để cát không bám dính vào ống vách....
      2. Về nội dung thắc mắc của bạn: khi cọc cát hình thành thì ở cọc đó chỉ có quá trình nén chặt của cát trong ống vách do tác động rung, lắc( nếu cát lơ lửng trong nước (dao động trong nước) như bạn DavidGiang mô tả thì độ chặt của cọc cát sẽ không đạt độ chặt thiết kế). Tuy nhiên do cát là vật liệu rời (K thấm lớn) nên khi đóng tiếp các cọc bên cạnh nước trong nền đất bị tác động của ống vách sẽ trồi lên mặt đất theo cát cọc cát đã có và quá trình nén nền yếu xảy ra.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

        em đang hỏi về cọc cát.
        Như vậy là khi xử lí nền yếu bằng cọc cát thì nước sẽ thoát thoát lên theo ống vách và 1 phần nước bị hút vào cọc cát do như anh(thầy) nói là k thấm lớn và cọc các bị nén chặc nên các khe rỗng nhỏ tạo các ống mao dẫn hút nước . Vậy thì xử lí nước tự do trên mặt bằng cách nào, có cần fải tạo mái dốc ,rãnh thoát nước để thu nứoc lại hay không ? em chưa đi làm
        Silent Vietnamese

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

          Nguyên văn bởi frogwell911
          em đang hỏi về cọc cát.
          Như vậy là khi xử lí nền yếu bằng cọc cát thì nước sẽ thoát thoát lên theo ống vách và 1 phần nước bị hút vào cọc cát do như anh(thầy) nói là k thấm lớn và cọc các bị nén chặc nên các khe rỗng nhỏ tạo các ống mao dẫn hút nước . Vậy thì xử lí nước tự do trên mặt bằng cách nào, có cần fải tạo mái dốc ,rãnh thoát nước để thu nứoc lại hay không ? em chưa đi làm
          Thong thuong nguoi ta co the lam gieng thu nuoc de bom nouc ra va co the co them ranh thoat nuoc ngang.
          Than chao
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

            Nguyên văn bởi luongthang
            Khi Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát Trong Sách Nền Móng Chỉ Bảo Sẽ Tăng E0 Lên 2 đến 3 Lần.nhưng Khi Tính Móng Nông Thì Nền được Gia Cố Này Các Yếu Tố: Góc Ma Sat Trong, Lực Dính, Trọng Lượng Riêng...sẽ Thay đổi Như Thế Nào?tôi Thấy Thắc Mắc Khi đưa Các Thông Số Này Vào Phần Mềm Tính Toán Móng?
            Ban old-student noi cung dung. Tuy nhien ban co the uoc tinh suc chong cat theo cai nay Su = 0.22-:-0.25sigmav'0. Kha dung voi nen dat Vietnam. Neu ban muon dung deltaCu = deltasigma'v x phi ( thi goc nay phai la goc tu thi nghiem CU). Tuy nhien trong mot du an thi nguoi ta co quan trac cac thong so ap luc nuoc lo rong (piezometer), chuyen vi ngang (inclinometer), do lun (settlement plate hay extensometer_cai nay de do lun sau), tu do ban co the danh gia on dinh cua nen dap de thi cong giai doan tiep theo. Mot lưu y la do lun 1cm/ngay dem theo trong tieu chuan 22 TCN 262-2000, va toc do dap 25cm/ngay dem (neu toi nho khong lam) la chua thoa dang.
            Va mot viec nua la ban kiem tra su gia tang suc chiu tai trong nen bang CPTu hay FVT de co co so. Thuong dung do thi cua Matsuo-kawamura (stage construction control of embankment on soft ground) de theo doi do on dinh cua nen dap trong luc thi cong. He so an toan yeu cau la 1.10 cho nen dang dap.
            Than
            P/S Nhan tien post hinh nay de cac ban tham khạo
            Attached Files
            Last edited by nguyencongoanh; 21-01-2008, 02:11 PM.
            nc. oanh

            Safety begins with team work

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

              Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
              Ban old-student noi cung dung. Tuy nhien ban co the uoc tinh suc chong cat theo cai nay Su = 0.22-:-0.25sigmav'0. Kha dung voi nen dat Vietnam. Neu ban muon dung deltaCu = deltasigma'v x phi ( thi goc nay phai la goc tu thi nghiem CU). Tuy nhien trong mot du an thi nguoi ta co quan trac cac thong so ap luc nuoc lo rong (piezometer), chuyen vi ngang (inclinometer), do lun (settlement plate hay extensometer_cai nay de do lun sau), tu do ban co the danh gia on dinh cua nen dap de thi cong giai doan tiep theo. Mot lưu y la do lun 1cm/ngay dem theo trong tieu chuan 22 TCN 262-2000, va toc do dap 25cm/ngay dem (neu toi nho khong lam) la chua thoa dang.
              Va mot viec nua la ban kiem tra su gia tang suc chiu tai trong nen bang CPTu hay FVT de co co so. Thuong dung do thi cua Matsuo-kawamura (stage construction control of embankment on soft ground) de theo doi do on dinh cua nen dap trong luc thi cong. He so an toan yeu cau la 1.10 cho nen dang dap.
              Than
              P/S Nhan tien post hinh nay de cac ban tham khạo
              thầy giáo dạy nền móng của mình có đưa ra 1 công thức để xác định c, phi mà sau khi gia cố bằng cọc cát. Nhân tiện mình đưa ra cho các bạn tham khảo.
              phi < tương đương> = (phi< đất cũ>*F<đất cũ> + phi <cát>*F< cát>)/(F đất cũ + F cát)
              Trong đó F cát là diện tích của cọc cát xét trong 1 phân tố tam giác ( ở đây ta bố trí cọc cát theo sơ đồ tam giác). Về cách tính các phần diện tích trên các bạn có thể tham khảo trang 28 sách HD DANM của thầy Tiến. Còn c và E áp dụng hoàn toàn giống công thức trên.
              Attached Files

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

                Hiện nay, để xử lý đất yếu người ta có thể dùng công nghệ cọc cát đầm hay viết tắt là cọc cát (Sand Compaction Pile-SCP). Phương pháp cọc cát đầm là một phương pháp để làm ổn định nền đất yếu bằng cách thi công các cọc cát được đầm kĩ với đường kính lớn bằng quá trình lặp đi lặp lại rút hạ cọc ống thép được rung. Phương pháp này tạo ra các ống mao dẫn (là cọc cát) làm giảm mực nước ngầm trong đất, làm chặt đất và cải thiện chỉ tiêu cơ lý của đất nền.

                Phương pháp này thường được dùng gia cố nền các khu vực đất yếu (Đầm lầy, khu vực nền ẩm ứơt......). Khu vực đất nền được xác định mật độ cọc, chiều sâu cọc (giống với cọc tre của Việt Nam).

                Một vài dạng của phương pháp này đã có từ đầu thế kỷ 19 do các kỹ sư trong quân đội Pháp dùng đầu tiên, nhưng phải tới 50 năm sau thì người Đức mới áp dụng các công nghệ hiện đại cho phương pháp này.[1]. Cọc cát đã được thiết kế ở một số công trình xây dựng dân dụng và giao thông ở Việt Nam khi cần nhanh tiến độ thi công.
                [sửa] Ứng dụng

                Nền yếu có chiều dày > 3m
                Mức nước ngầm (tại thời điểm thi công) phải ở sâu ( nếu lớn hơn độ sâu đỉnh cọc cát thì tốt nhất)
                Các lớp đất trong phạm vi gia cố bị ép chặt khi đóng lổ tạo cọc cát ( không xuất hiện tình huống gia tăng áp lực nước lổ rổng khi tạo lổ , và giảm áp lực này khi kéo ống vách lên , đầm cát tạo cọc cát.). Do đó nếu nước trồi lên mặt đất thì đây là quá trình tiêu tán áp lực nước lổ rổng và hiệu quả nén chặt đất không cao. Khi đó Đất đang cố kết, mà với đất dính thì cần thời gian, không thể có hiệu quả tức thời.
                Không phá hoại đất xung quanh ống vách khi tạo lổ cho cọc cát

                Trong trường hợp làm chặt nền cần thận trọng vì những giả thiết để tính toán là không phù hợp với đất sét yếu bão hoà nước. Giả thiết đưa ra là thể tích vùng gia cố là không thay đổi (không có dịch chuyển ngang và đất không trồi lên), như vậy nền sẽ được làm chặt dung trọng của đất được tăng lên. Giả thiết này chỉ phù hợp với đất thuộc loại hoàng thổ (loss) rời rạc, có mực nước ngầm nằm sâu. Khi đóng tạo lỗ để thi công cọc cát với hiệu ứng rung đất sẽ được đầm chặt. Còn đối với đất sét yếu bão hoà nước hiệu ứng nén chặt trong quá trình thi công cọc cát là không đáng kể vì sự nén chặt của nền đất là quá trình cố kết và đòi hỏi phải có thời gian. Trước đây một phương pháp gia cố nền được áp dụng sau đó bị lãng quyên đó là phương pháp cọc tháp, nguyên lý cũng tương tự như cọc cát làm chặt nền. Nó đã được áp dụng cho nền đất yếu bão hoà nứơc ở Hà nội và đã thất bại.[2]

                Tóm lại:Nền đất yếu (đất sét hoặc á sét có W lớn hoặc cát mịn bão hòa nước, hay mực nước ngầm cao là không dùng được biện pháp này.
                download - link - mediafire www.xaydung.us

                Ghi chú

                Working...
                X