QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thép cốt bê tông?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thép cốt bê tông?

    Tui cũng thấy mấy cái tiêu chuẩn nó làm sao ấy,
    văn từ thì lủng củng, nội dung thì xa rời,

    không chỉ ISO trong xây dựng mà nhiều ngành khác cũng có dịch (chỉ ở cấp độ word for word thôi) đâu mấy ai áp dụng, mà người ta chỉ dùng BS, DIN, NFR, ACI, chẳng hạn thôi mà, đâu phải riêng ở Việt Nam ta.

    Có chăng chỉ có nhóm ISO về quản lý và môi trường, mang tính toàn cầu, mới được bàn dân thiên hạ chú ý mà thôi các bác nhỉ.

    Vả lại tiêu chuẩn ISO này cũng chỉ là nhóm tiêu chuẩn "khuyến khích áp dụng" nên nó khó đi vào thực tế cũng là điều dễ hiểu... như cái nón bảo hiểm ấy. hehehe.

    Nếu mà các bác trên cao cứ dùng "biện pháp hành chính" như ra văn bản yêu cầu chẳng hạn thì món tiêu chuẩn ăn cũng khó tiêu đấy. Và mode hành chính hóa sự vận hành của xã hội đang thịnh hành ở Việt Nam đấy các bác ạ.
    Trộm nghĩ, như nước Mỹ nó có tới hơn chục hệ tiêu chuẩn cho xây dựng IBC, UBC, ACI, SBC ... tồn tại song song tuỳ chủ đầu tư chọn lựa, và TC nào cũng được cập nhật liên tục để chạy đua mà "sống" với tiêu chuẩn khác thấy mà ham.

    Mấy lời góp vui, chào các bác, chứ em chẳng có ý định gì đâu nhé.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thép cốt bê tông?

      Thấy các bác bàn nhau về chuyện sắt thép xôm trò quá. Chuyện có gì đâu, kể ra mấy ông VSC nói cũng có cái lý của mấy ông ấy. Đứng ở góc độ quản lý chất lượng công trình xây dựng tôi ủng hộ ông VSC bởi mấy nguyên nhân:
      Tôi hỏi các bác câu này, các bác thử trả lời xem nhé:
      - Đồng ý là TCVN 1651-85 và TCVN 1650-85 có cũ hơn tiêu chuẩn TCVN 6285:1997, nhưng ký hiệu mác thép trong các tiêu chuẩn này khác nhau, tôi thấy trong TCVN 1651-85 quy định là CII, CIII... còn trong TCVN 6285:1997 quy định mác thép là RB..., vậy lúc thiết kế các bác ghi chú là mác thép gì? Các bác thiết kế quen kiểu copy & paste rồi, toàn thấy ghi là AI, AII, AIII. May có bác nào chịu khó đọc tiêu chuẩn thi thấy ghi là CI, CII, CIII là đã may lắm rồi. Chửa thấy ông thiết kế nào ghi chú mác thép là RB... cả, mà cũng may là chưa ghi. Vậy thì ở công trường các bác bảo bọn tôi phải áp dụng tiêu chuẩn nào?
      - Bác XUANTHUY bảo thấy thép Việt Nam kém hơn thép của Nhật tôi cho là không đúng, xét ở tiêu chuẩn về cường độ. Bởi lẽ yêu cầu của TCVN cao hơn so với JIS
      Cụ thể:
      Thép CII theo TCVN 1651-85 thì độ bền chảy phải lớn hơn 3000kg/cm2, bền đứt >5000kg/cm2
      Thép SD290 hoặc SD295A, được coi là gần tương đương với thép CII, theo JIS có độ bền chảy là 290N/mm2~2900 KG/cm2 và 295N/mm2~2950Kg/cm2.

      Thép CIII theo TCVN thì độ bền chảy phải lớn hơn 4000kg/cm2, bền đứt >6000kg/cm2
      Thép SD390 hoặc SD395A, được coi là gần tương đương với thép CII, theo JIS có độ bền chảy là 390N/mm2~3900 KG/cm2 và 395N/mm2~3950Kg/cm2.

      Theo như bác XUANTHUY nói thép theo TCVN có Ra =2800kg/cm2 đây là cường độ tính toán của thép CII khi đưa vào tính toán kết cấu, còn SD390 theo JIS gần tương đương với CIII theo TCVN, khi đó Ra của CIII là = 3400 Kg/cm2. những điều này được quy định trong TCVN 5574:1991 Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối - Tiêu chuẩn thiết kế
      Khi đi kéo thép, thép sx theo JIS bao giờ cũng có cường độ thấp hơn so với thép sx theo TCVN, có khi còn không đạt TCVN, nên có thể bị đuổi về.
      Cái dở nhất của TCVN 1651-85 là không cho dung sai về đường kính, tuy nhiên khi nghiệm thu hoặc kéo thử cốt thép cần vận dụng TCVN 4453:1995, trong đó cho phép dung sai về đường kính là 2% (tương dương dung sai về đơn trọng theo TCVN 6285:1997, các bác tính thử mà xem). Các nhà SX thép thường tận dụng triệt để quy định này.
      Chính vì các lý do như trên, giá thép sx theo JIS có rẻ hơn SX theo TCVN 1651-85 một chút, nên vì thế nếu không hiểu toàn bị bọn nhà cung cấp tống JIS vào công trình thôi. Bắt nhà cung cấp thép theo TCVN là họ ghét mình ngay. Chẳng ai ngọng đâu các bác ơi! đi buôn cũng phải đọc tiêu chuẩn toét mắt, gù lưng ra ấy chứ.
      Còn việc áp dụng tiêu chuẩn nào thì cần phải có sự thống nhất từ tiêu chuẩn về vật liệu, tiêu chuẩn thiết kế tính toán, tiêu chuẩn tải trọng tác động, thi công và nghiệm thu.... Cái này các bác chắc hiểu hơn tôi chứ.
      Có gì sai sót mong được các bác chỉ giáo!
      Last edited by toan-tecman; 24-07-2005, 04:12 PM.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thép cốt bê tông?

        Xin chào cả nhà,

        Thấy cả nhà bàn luận vui ra trò, tôi cũng xin có câu chuyện:
        + Khi Ave Orup (Anh) trong khuôn khổ dự án trị giá 500.000 bảng Anh giúp BXD biên soạn, chỉnh lý hệ thống tiêu chuẩn xây dựng 11 tập, họ có ý kiến: Nhìn chung là các tiêu chuẩn hiện có của ta (chủ yếu dựa trên SNiP của LX những năm 60-70, chứ không phải Nga hiện nay) đều sử dụng được, chỉ có thiếu thôi. Cái không theo thông lệ với hệ thống TC quốc tế là trong tiêu chuẩn qui định cả What và How, trong khi thế giới chỉ qui định là what, còn how in nghiêng (khuyến khích áp dụng) có thể bằng cách này hay cách khác. Nếu anh không biết cách hay hơn thì cứ sử dụng theo cách người ta kiến nghị (in nghiêng) trong TC. Ở ta TCVN, TCXD cũng đang chuyển dần theo cách này.
        + Khi thiết kế chi tiết và thi công, nghiệm thu tại công trình Trung tâm Hội nghị QG do Đức thiết kế, Trung Quốc làm PMC, vấn đề đặt ra là áp dụng tiêu chuẩn nào đây? DIN, BS, ACI, ASTM, NF, JIS, EUROCODE hay TQ? Hóa ra cả những chuyên gia cứ nghĩ rằng mình lành nghề, sành sỏi nhất về tiêu chuẩn thì cũng chỉ biết một góc của hệ thống TC này hay tiêu chuẩn nọ.
        Vấn đề là phải đồng bộ từ tiêu chuẩn tải trọng, thiết kế, thi công lắp dựng và nghiệm thu. Cuối cùng chấp thuận ý kiến của 2 "đại ca" về KCBTCT và KCT:
        - Tiêu chuẩn KCBTCT sử dụng TC của ta vì không thua kém các nước tiên tiến, cái gì thiếu thì áp dụng TC của 6 nước tiên tiến. Gần đây có một số chuyên gia dự định biên soạn lại TC KCBTCT bằng cách chắp vá một chút của Trung Quốc, 1 chút BS, một chút LX cũ (không phải TC Nga mới), một chút EUROCODE, song theo tôi được biết thì dự án này đã bị bác thẳng thừng.
        - Tiêu chuẩn KC thép cần sử dụng tiêu quẩn của Anh và Mỹ vì rằng các hãng thép vào ta rất nhiều, đa dạng về chủng loại và công nghệ.

        Góp vui 2 chuyện có thật để cả nhà cùng tham khảo.

        Xin chào,
        mrtuan@mail2world.com
        Last edited by mrtuan; 19-08-2005, 01:04 AM.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thép cốt bê tông?

          Có ai có TCVN 6285-1997 ( ISO 6935-2:1991) “ Thép cốt bê tông-Thép thanh vằn" ko? Upload lên diễn đàn cho tui với. Tui đang cần quá. Cảm ơn các bạn nhiều!

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thép cốt bê tông?

            Tiêu chuẩn VN về thép xây dựng còn nhiều bất cập

            Hiện nay, cùng một lúc tồn tại 2 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đều có hiệu lực về cùng một sản phẩm cốt thép bê tông là TCVN 1651 - 1985 và TCVN 6285 - 1997 được biên soạn từ ISO 6935 -2: 1991.

            Sự tồn tại song song của 2 tiêu chuẩn này đã gây nhiều khó khăn đối với các đơn vị thi công trong khi thực hiện xây dựng công trình.
            Theo Viện Khoa học công nghiệp xây dựng - Bộ Xây dựng, các điểm bất cập trong TCVN 1652 - 1985 là thiếu quy định dung sai cho phép về kích cỡ thép, điều này không chỉ gây khó khăn trong việc tính toán kết cấu thép tại mỗi công trình xây dựng mà còn dẫn đến hiện tượng sản xuất thép không đủ kích thước yêu cầu (thép âm) để trục lợi của một số doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm giá thép tăng cao vừa qua, gây thiệt hại cho khách hàng và không đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Bên cạnh đó, yêu cầu kỹ thuật phôi thép chế tạo cũng như quy cách gai thép trong TCVN 1652 - 1985 không còn phù hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay. Đây là tiêu chuẩn đã được xây dựng gần 20 năm nhưng chưa được xem xét, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với khoa học công nghệ hiện đại. Còn TCVN 6285 - 1997 thì quy định mác thép sử dụng làm cốt bê tông phải là RB, RBW, trong khi các nhà thiết kế từ trước đến nay rất ít biết đến loại thép này và đều quen dùng mác thép AL, ALL, ALLL (theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ) hoặc mác thép CII, CIII. Thực ra các loại thép này đều có tính chất và công dụng giống nhau nhưng có tên gọi khác nhau, tuy nhiên do trong TCVN 6285 - 1997 chỉ quy định 2 mác thép RB, RBW đã gây nhiều khó khăn và bất đồng giữa các đơn vị thiết kế, thi công và nhà thầu.
            Viện Khoa học công nghiệp xây dựng đã đề nghị Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần nghiên cứu và xây dựng TCVN về thép xây dựng một cách thống nhất và phù hợp hơn nữa với thực tế cũng như phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong khi thực hiện xây dựng các công trình .

            (Nguồn: TTXVN)

            Ghi chú

            Working...
            X