QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiêt kế dầm móng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Thiêt kế dầm móng

    Nguyên văn bởi lê văn trọng
    em đang làm đồ án rất cần phần mềm về thiết kế móng cọc , bác nào có cho em xin !
    Trời đất làm đồ án ai lại sử dụng phần mềm chứ.Bạn nên theo sách giáo trình đã được học trong trường mà làm (hoặc tham khảo thêm các tài liệu khác). Không nên sử dụng phần mềm bạn a. Bạn có đảm bảo kết quả đó là chính xác hoàn toàn của các công cụ tính toán đó không? Làm đồ án là kiểm tra kiến thức mà phải không?

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Thiêt kế dầm móng

      Các anh có thể cho biết chính xác dầm móng có tác dụng gì ? Có ý nghĩa như thế nào? các tải trọng chuyền vào dầm móng là tải trọng gì? Khi đã xác định chính xác công dụng của dầm móng thì việc bàn đến thiết kế dầm móng mới chính xác được phải không?

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Thiêt kế dầm móng

        Các bác cho tui hỏi: Khi cho móng lún lệch, thì toàn bộ tải do lún lệch có phải chỉ do dầm móng chịu không hay là cả các dầm trên nữa. Dầm móng có khác gì những dầm phía trên hay không? Nếu bắt tất cả chuyển vị lún lệch cho dầm móng gánh thì có oan cho nó không?

        Các chuyển vị ngang, lực cắt bắt dầm móng chịu thì có lý rồi, chắc ít phải bàn hơn.

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Thiêt kế dầm móng

          Thiết kế dầm móng là lãng phí vô ích !?

          Tôi thấy các bạn đồng nghiệp tranh luận rất sôi nổI về đề tài này nhưng vẫn chưa ngã ngũ, và cũng chưa có tiêu chuẩn hay tài liệu nào chỉ dẫn việc thiết kế dầm móng. Cũng xin góp vui như sau:
          1. Khi nào thì cần có dầm móng ?
          Trả lờI : khi có ít hơn 3 cọc trong một đài (tiêu chuẩn thiết kế móng cọc).
          2. TạI sao cần dầm móng trong trường hợp trên ?
          Trả lờI : để khống chế chuyển vị xoay của đài cọc ? để chịu momen do tảI trọng lệch tâm từ cột truyền xuống, nhất là khi cột lệch tâm trong các công trình xây chen.
          3. Nếu không khống chế chuyển vị xoay của đài cọc thì việc gì xảy ra ?
          Hầu hết đều trả lờI : để không xuất hiện momen trong cọc vì chúng ta đang thiết kế móng cọc đài thấp dùng cọc BTCT đúc sẵn chỉ chịu tảI thẳng đứng không chịu momen, cọc sẽ bị gãy. (ở đây không đề cập móng cọc đài cao trong các công trình cầu sẽ chịu cả 3 loạI tảI trọng đứng, moment, lực ngang vì các cọc này phảI được thiết kế riêng).
          Có đúng cọc sẽ bị gãy nếu tảI lệch tâm mà không làm dầm móng hay không ? Tôi nói : không, chẳng khi nào gãy cả ? Tôi xin biện luận như sau:
          1. Giả sử : không có dầm móng. tảI trọng thẳng đứng từ cột nằm trên đài có vị trí lệch tâm so vớI tim cọc (1 hoặc 2 tim) một đoạn 0,7m (là khoảng cách ép cọc gần nhất hiện nay đốI với công trình xây chen). TảI trọng chân cột 40T. Cột 20x20cm hoặc 25x25cm.
          Suy nghĩ thông thường : moment trong cọc = 0.7x40T =28Tm. Gãy cọc !! phảI thiết kế cọc chịu được 28tm hoặc phảI làm dầm móng gánh hết momen này cho cọc. OK, tôi không làm dầm móng mà lạI giả sử cọc được thiết kế để chịu được 28Tm. Vậy cọc tồn tại mà không bị phá hoạI.
          Tuy nhiên theo định luật 3 newton hay phương trình cân bằng nút đài cọc, nếu cột gây ra cho cọc moment bao nhiêu thì cọc gây ra momen trong cột bấy nhiêu. suy ra cột cũng chịu momen 28Tm, suy ra cột cũng bị gãy (trái giả thiết tồn tạI cột nên có lực dọc)! Vô lý vì :
          a: nếu không tồn tạI cột thì sao tồn tạI lực dọc và moment.
          b: với cùng tảI trọng như trên nhưng nếu cột đúng tâm cọc thì cột không gãy. Chả lẽ chỉ vì cột đứng không đúng vị trí ta muốn mà nó bị gãy hay sao ?
          C. cọc thì tồn tạI còn cột bị gãy.
          2. Kết luận thứ nhất: chẳng khi nào cột phát sinh ra moment trong cọc cho dù nó đúng tâm hay lệch tâm.
          3. Kết luận thứ 2 : Chúng ta đang thiết kế những dầm móng khủng bố vô cùng lãng phí, chúng ta đang làm lãng phí tài sản của xã hộI (xin các anh, chị thứ lỗI đừng vộI nóng mặt, chỉ là đang giả sử và biện luận thôi).
          4. Kết luận thứ 3 : chỉ cần thiết kế dầm móng để chịu moment chân cột đã có sẵn từ bên trên truyền xuống và để giữ cho đài ổn định nếu có lực ngang đã bỏ qua trong tính toán chứ đừng bận tâm đến cột lệch tâm hay không.
          5. Kết luận thứ 4 : Vậy cột lệch tâm gây ra điều gì ? phảI chăng nó chỉ làm cho đài làm việc không đúng mục tiêu là truyền đầy đủ lực dọc xuống các cọc một cách đồng đều? và điều này đúng vì nếu có 3 cọc trở lên, sẽ có cọc bị nén nhiều, còn có cọc bị nén ít, thậm trí bị nhổ lên (công thức tính lực dọc tính toán truyền lên đầu cọc). Vậy nếu chỉ có 1 cọc hay 2 cọc thì sao, không truyền xuống đủ thì tảI trọng đứng dư truyền đi đâu, ai chịu ?

          Trên đây là phần biện luận của tôi. mong các anh, chị tham gia bàn bạc chỉ giáo thêm. Biện luận trên đúng sai ra sao.

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Thiêt kế dầm móng

            Lập luận của bác B52 tôi đọc mãi chẳng hiểu, nhưng đây là một đề tài hay. . Thực tế đối với các công trình xây chen việc ép cọc lệch tâm là thường xuyên xảy ra, điều đó dẫn đến phải thiết kế những dầm móng khá khủng khiếp. Đâu là sự thật, xin mời mọi người trong diễn đàn tranh luận tiếp.

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Thiêt kế dầm móng

              Nguyên văn bởi B52
              Thiết kế dầm móng là lãng phí vô ích !?


              Tuy nhiên theo định luật 3 newton hay phương trình cân bằng nút đài cọc, nếu cột gây ra cho cọc moment bao nhiêu thì cọc gây ra momen trong cột bấy nhiêu. suy ra cột cũng chịu momen 28Tm, suy ra cột cũng bị gãy (trái giả thiết tồn tạI cột nên có lực dọc)! Vô lý vì :

              a: nếu không tồn tạI cột thì sao tồn tạI lực dọc và moment.

              .

              "Cột" tác dụng lên "cọc"
              "Cọc" tác dụng lên "cột"

              dẫn đến lẽ tự nhiên là " chúng " sẽ đi chân lý định luật 3 Newton mà bạn nêu (tìm trạng thái cân bằng ), nếu "tìm hoài không thấy hoặc chưa thấy " thì sẽ tìm được " chính quả " !!! "... ôi ... ôi .... thôi chùa Tân thạnh "

              Điều này không kỹ sư nào trong chúng ta muốn đúng không bạn.?

              Thật ra, nếu không có giằng móng thì thường là xảy ra phá huỷ mối nối giữa cọc và đài móng (hoặc giữa cột và đài móng tùy theo tính chất và khả năng liên kết của chúng).

              Trên đây chỉ mới đơn thuần là cơ hoc. Thực tế còn mấy vấn đề về nứt , chống ăn mòn phá hủy trong thiết kế kết cấu công trình.
              Thân .

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Thiêt kế dầm móng

                Theo tôi thì nên gọi là giằng móng thì theo đúng ý nghĩa của nó hợn.Về việc dùng giằng móng cho các đài có cọc lệch đài là nên làm và cần phải bàn luận tính toán cẩn thận.Nhưng đối với các nhịp giữa của công trình có tải chân cột tương đối bằng nhau đặt đúng trọng tâm của đài_cọc thì có thật cần thíêt theo lưới nào cũng phải bố trí cái giằng vào không. Đối với công trình có mạt bằng rộng thì rất tốn kém. Tôi lấy 1 vidụ như tôi được biết 1 công trình có diện tích mặt bằng 120mx120m có các nhịp đều nhau 8x8m.Dùng giằng móng cho công trình này quả là 1 khối lượng lớn. Có bác nào đưa ra giải pháp ma không dùng giằng móng hay lược bỏ bớt không.
                Cứng thẳng dễ gãy
                Sạch quá dễ bẩn.

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Thiêt kế dầm móng

                  Trường hợp như bạn LeAnh nêu : mặt bằng rộng, tải đúng tâm đài cọc thì đâu có gì phải bàn về giằng móng. Theo quy phạm bạn chỉ cần thiết kế 1 đài có lớn hơn hoặc = 3 cọc thì không cần phải làm giằng móng (không cần thiết). Tuy nhiên theo tôi , cần cân nhắc về bài toắn kinh tế vì thực tế các công trình đều phải xây tường tầng trệt nên đều phải làm đà kiềng (đỡ tường) cho dù không làm dầm móng. Nên nếu chúng ta có được quan điểm tính đúng đắn về dầm móng thì ta có thể tính toắn kết hợp sao cho kinh tế nhất.

                  Vấn đề chúng ta đang tranh luận là cột đặt lệch tâm và đài có <= 2 cọc.

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Thiêt kế dầm móng

                    Thấy các bạn bàn sôi nổi quá, tôi xin nói sơ ít điểm, vì tính móng và giằng móng có gì đâu? Hơn nữa cũng chỉ tính gần đúng mà thôi.
                    1) Khi đài móng có dưới 3 cọc : như có bạn đã nói, cần giằng. Nhưng phải tính sai số thi công khi đóng cọc là 5cm. Có nghĩa là, moment là quay đài móng là : M = P(t) x 0,05m cho một cọc, có 2 cọc thì nhân 2, có vậy thôi. Tùy theo độ lún ước tính của cọc mà ta chọn :
                    - Thiết kế một dầm để gánh chịu moment đó;
                    - Hay cho cao trình của sàn = cao trình của đài móng, và dùng cốt thép của sàn để cân bằng moment quay (còn gọi là moment lệch tâm).
                    Có một số kỹ-sư già không thích giải pháp thứ hai, nhưng tôi đã thực hiện, và quay trở lại công trường 10 năm sau thì thấy không có hư hao chi cả.
                    2) XUANTHUY có hỏi về độ lún thì dầm móng chịu hay là dầm thượng tâng kiến trúc chịu (superstructure) thì mình xin trả lời : tùy cách thiết kê, nhưng thông thường thì ở móng chịu tất cả.
                    3) Khi bạn có tường chịu lực, nó bắt đầu từ một móng băng (ít ra cũng la 30-40cm, khi tôi thiết kế, thường là 60cm bề rộng, đổ bằng bê-tông không cốt thép hay chỉ một lưới thép đặt bên dưới mà thôi. Dĩ nhiên móng băng đó nó dính với các móng hay cột khi nó đụng đến.
                    4) Trường hợp xây chèn, thường cột nhà sai tâm so với cọc là 90cm, thì phải có dầm (dĩ nhiên là khổng lồ) để chịu moment lệch tâm đó : hình dạng của dầm này thường có chiều cao thay đổi vì lý do kinh tế. Ðau dầm (porte à faux : gác hỏng) chịu vừa moment uốn, vừa chịu sức căt to lớn, cho nên tôi khuyên các bạn kiểm lại tiêu chuẩn chảy (theo Von Mises) : cướng độ tổng cộng = căn số bậc hai của (bình phương cương độ dọc của bê-tông + 3 bình phương cường độ cắt)
                    Kỹ-thuật tính cường độ cắt là : tương ứng với 1/2 vết nứt, một vết nưt băng 0,75Hu (Hu là chiều cao hữu dụng). Trong trường hợp dầm ngắn (0,75Hu > độ lệch tâm) thì bạn dùng phép tính tirant, nghĩa là không có cốt thép đai (dĩ nhiên phải có cốt đai cấu tạo).
                    Dầm này thường tạo nên lực dọc âm (nó đẩy lên trên ở cuối dầm), nên phải kiêm soát vấn đề này nữa.
                    Còn có bạn nào (có thể là B52) dùng định luật Newton để nói là khỏi cân dầm giằng thì bạn nên cẩn thận. Kinh nghiệm đã chứng minh trong tai liêu khoa học là đã có nhiều khoa học gia, dùng toán học để chứng minh và cuối cùng đi đến kêt quả sai lầm tai hại (Xem "Effort tranchant du béton armé của André Paduart, luận-án Thạc-sĩ, Enseignement universitaire).
                    5) XUANTHUY cũng có hỏi tôi cách tính móng đài cọc thì cũng xin trả lơi trước, khi nào có bản vẽ gởi sau :
                    a) Chỉ có phép tính dầm ngắn thôi, tức dùng tirant (cốt thép có chưc năng dây kéo), không có cốt đai. Nhưng ngoài ra cũng phải có nhứng cốt cấu tạo (khoảng phi 10, cách nhau 20cm), hơn nữa cần phải côt các thanh chờ cho cốt thép cột hay vách sau này.
                    b) Khi bạn có sàn bên trên thì dĩ nhiên các cốt thép cấu tạo bên trên không cần thiết nữa.
                    c) Kiê"m lại tiêu chuẩn chảy (critère de plasticité) của Von Mises.
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Thiêt kế dầm móng

                      Tôi xin góp 1 ý kiến của dân làm cầu. Đại khái là khi tính các vùng chịu luc cục bộ , có gián đoặn về hình học hay về lục thì giả thiết mặt cắt phẳng không còn đúng nũa. Xuất hiện các vùng D và vùng B. có cái giằng móng cần phải tính là vùng D (discontinuity). Nhu vậy nên áp dung mô hình tie-and trud ( mô hình giàn ảo) để tính toắn thì co lẽ hợp lý hơn chăng. Dân kỹ su cầu phải tính theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-01 ( cải biên tù AASHTO LRFD 1998) thì tính móng trụ cọc theo mô hình này.Khoong biết cái giằng móng nhà thì các bạn có thể áp dụng cách tính này đwowjc chăng.
                      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                      ĐT: 0913 555 194

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Thiêt kế dầm móng

                        Nguyên văn bởi nguyenviettrung
                        Tôi xin góp 1 ý kiến của dân làm cầu. Đại khái là khi tính các vùng chịu luc cục bộ , có gián đoặn về hình học hay về lục thì giả thiết mặt cắt phẳng không còn đúng nũa. Xuất hiện các vùng D và vùng B. có cái giằng móng cần phải tính là vùng D (discontinuity). Nhu vậy nên áp dung mô hình tie-and trud ( mô hình giàn ảo) để tính toắn thì co lẽ hợp lý hơn chăng. Dân kỹ su cầu phải tính theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-01 ( cải biên tù AASHTO LRFD 1998) thì tính móng trụ cọc theo mô hình này.Khoong biết cái giằng móng nhà thì các bạn có thể áp dụng cách tính này đwowjc chăng.
                        Có lẽ nguyenviettrung muốn nói tới cái bài học tôi post lên để tính móng cọc chăng?
                        Thì tại Bỉ quốc, tất cả những tòa nhà lớn đều dùng cọc khoan cả, và tính móng cọc đều theo mô hình này cả. Cái khác của công trình cầu và công trình nhà là ở chỗ sự biến dạng (chuyển vị) của công trình, nhưng các móng là những dầm ngắn, độ chuyển vị quá bé nên không có chi khác nhau giữa công trình cầu và nhà về vụ này.
                        Cái bài (bằng tiếng Pháp) tôi đưa ra nằm trong quyển giáo khoa của André Paduart năm 1968, tại Ðại học Université Libre de Bruxelles. Dĩ nhien, vào những năm 70, môt số lớn kỹ-sư xưa, hay không xuất thân từ đại học có thể không dùng phương pháp này.
                        Xin các bạn (luôn cả GS Trung) lưu ý rằng những tài liệu khoa học mới luôn luôn được viết lại, trình bày lại cho trường (cứ 2 năm một lần), và khi có những gì mới và hay có thể áp dụng được, các GS sẽ đưa vào chương trình học nhanh chóng, trễ nhất là 10.
                        Do đó nếu GS thấy những bài như vầy không có trong chương trình học ở Ðại học VN thì đó là điều thiếu sót, nên bổ túc, trừ khi có phương pháp hay hơn.
                        Chương trìnhtôi học năm 1968 đã được thay đổi rất nhiều, nên các kỹ-su già bây giờ cũng mệt lắm, vì phải ráng mà theo với đà tiến triễn.

                        Ngoài ra nói chung tại Âu-châu (Pháp, Ðức, Hà-lan, Bỉ...) phương pháp tính gần giống nhau, đôi khi thấy cái tên tác giả lạ hoắc khi đọc một tài liệu Ðức, Hà-lan, nhưng cốt yếu của phương pháp giống nhau thôi.

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Thiêt kế dầm móng

                          Cái bài mà bác thụ post lên ở trên đây bàn về việc thiết kế cái đài cọc (pile cap), quan niệm thiết kế đài cọc này xưa đến nay vẫn vậy và nó khá rõ ràng, anh em xóm nhà kết cấu không lu loa bàn cãi nhiều về chuyện này.

                          Hình như vấn đề đáng bàn là ở chỗ cái giằng móng (tie-beam), là cái dầm nó nối giữa hai cái đài cọc lại với nhau ấy. Cái này nó mơ hồ và anh em người thì thiết kế nó to một cách khủng bố, người thì thiết kế nó nhỏ như sợi dây. Đôi khi cái tie-beam này kết hợp/còn gọi là cái đà kiềng (ground-beam). Vai trò của tie-beam quan trọng khi cái pile-cap chỉ "cap" có 1 hoặc 2 cọc.

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Thiêt kế dầm móng

                            Tranh thủ viết vài dòng về vấn đề này vì dạo này hơi bận và lại phải đi nhiều!
                            Trường hợp dầm móng có chiều dài lớn hơn nhiều so với kích thước mặt cắt thì không nói làm gì, vì ta có thể sử dụng giả thuyết mặt cắt phẳng và áp dụng những cách tính thông thường. Còn trong trường hợp khi kích thước mặt cắt dầm là khá lớn so với chiều dài dầm (hay độ cứng uốn của dầm là khá lớn) thì việc sử dụng phương pháp truss mechanism để mô hình hoá tính toán nói chung khá hiệu quả. Phương pháp này không phải là mới mẻ gì và về cơ bản cũng giống như cái hình vẽ bác Thụ và mọi người đã gửi ở trên cho đài cọc và dầm đơn giản. Ngoài ra nó còn áp dụng để mô hình tính toán liên kết dầm cột, kết cấu tường,... Nhưng một điều chú ý ở đây là thực tế ứng suất truyền trong dầm là khá khác nhau, nhất là khi chuyển vị lệch giữa 2 đầu dầm (do lún lệch hay do uốn) là lớn và có xuất hiện những vết nứt. Trong trường hợp này ta có thể giả thiết dầm có nhiều vùng ứng xuất khác nhau và thiết lập sơ đồ dàn (truss) tính toán tương ứng. Ngoài ra vấn đề phân bố ứng xuất tiếp xúc giữa BT và thép chủ cũng nên được kể vào trong mô hình tính toán. Về vấn đề này ông GS của tôi n/c khá sâu và đã được đưa vào tiêu chuẩn thiết kế của Nhật. Ngoài ra ai quan tâm có thể tham khảo ở nhiều tiêu chuẩn khác nữa...
                            E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Thiêt kế dầm móng

                              Xin lỗi các bác nhé. Máy tôi không thể tạo được chủ đề. Hễ cứ vô là nó out thôi. Xin bác nào đó tạo dùm tôi chủ đề móng cọc rễ cây nhé. Tôi cứ trăn trở mãi. Tôi đọc trong quyển "KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỀN MÓNG Ở NƯỚC NGOÀI" thấy có nói về nó (của Ý). Không biết có áp dụng được ở Việt Nam không nhỉ? Thi công như thế nào? Tôi thấy công dụng của nó gần giống cọc nhồi tiết diện thấp (một loại cọc mà hiện giờ đang rất được nhiều người quan tâm.Cám ơn nhiều vô kể

                              Ghi chú

                              Working...
                              X