QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

    Kính chào các anh chị "két cáu su"
    Như các anh chị đã biết, từ trước đến nay, trong các Hồ sơ thiết kế các công trình cao tầng trên địa bàn HN không ai tính toán kiểm tra cọc khoan nhồi chịu tải trọng ngang, tuy trong Hồ sơ có tính đến TT động đất (thường là cấp 7).
    Từ sau vụ ăn cắp thép ở A2 Kim Giang, Sở XDHN đã yêu cầu các Tư vấn phải có Bản tính toán cọc chịu tải trọng ngang, và phải chứng minh là có cần bố trí cốt thép suốt chiều dài cọc nhồi hay không.
    Các anh chị nào đã tính toán kiểm tra hoặc đã giải trình với Sở XD rồi thì post lên để đàn em học tập. Hồ sơ thiết kế của em đang bị SXD trả về ...

  • #2
    Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

    Theo tôi trước hết cần xác định xem lực ngang tác động lên cọc như thế nào sau đó mới tìm cách giải quyết được, ý kiến để các bạn tham khảo:
    *Với giả thiết đất không bị trượt ngang.
    - Giả thiết tổng lực ngang là lực quán tính (không kể đến hệ số giảm nhớt) của công trình khi chịu động đất (F1).
    - Áp lực đất bị động do đài cọc, dầm móng hoặc tường tầng hầm tạo nên khi có sự dịch chuyển của công trình dưới tác động của tải trọng động đất ngược chiều với tải trọng động đất (F2).
    - Khi F1<F2 thì cọc không chịu tải ngang.
    - Khi F1>F2 thì các cọc phải chịu tải ngang với giả trị F3=F1-F2.
    - Coi hệ dầm móng đài cọc tạo nên mặt phẳng cứng ngang tải trọng ngang lên mỗi cọc nhồi sẽ là F3/n , n là số lượng cọc trong móng.
    - Tính nhanh theo phương pháp mặt ngàm qui đổi để xác định vị trí mặt ngàm tại độ sâu z (Theo TCXD 205-1998).
    - Cọc được mô hình hoá thành thanh dầm con sơn có gối tại mặt ngàm qui đổi, chịu lực tập trung trên đỉnh.
    - Sử dụng công thức tính toán thông thường để tính tiếp, suy ra thép.
    * Nếu đất bị trượt ngang thì cần biết trượt bao nhiêu để tính thép cho cọc, có lẽ người Mỹ giải quyết được !.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

      Chào các bác " kết cấu sư". Món này tôi thấy cũng hay đây nên xin tham gia một vài ý kiến.
      - Đúng là tính toán cọc chịu tải trọng ngang lâu nay các KS thường ít tính trong các bảng tính kết cấu bởi vì nó cũng hơi rắc rối vì thiếu số liệu về qua hệ tương tác cọc-đất khi chịu tải ngang và vấn đề mô hình hóa (rất nhiều kiểu mô hình).
      -Hiện một số qui trình chỉ tính sức chịu tải trọng ngang của cọc bằng cách tra bảng theo loại cọc và vài thông tin về đất nền (rất thiếu cơ sở). Nhiều khi tính toán mố cầu, với tải thẳng đứng tính ra chỉ cần khoảng 5 cọc nhưng khi kiểm tra sức chịu tải trọng ngang thì cần phải 20 cọc mới đủ !!!
      - Theo tôi biết hiện nay các nước như Mỹ, Trung Quốc, Đức thường tính bài toán móng cọc chịu tải trọng ngang theo mô hình xét tương tác cọc-đất làm việc đồng thời với nhiều kiểu mô hình hóa khác nhau. Ví dụ phương pháp"m" của Tung Quốc thì giả thiết hệ số nền tăng tuyến tính theo chiều sâu để mô phỏng tương tác cọc-đất (Bảng tính móng tháp cầu treo Thuận Phước);Mỹ thì lại mô phỏng tương tác cọc-đất theo lý thuyết đường cong p-y (mô hình tương tác phi tuyến cọc-đất), các đường cong p-y này được xây dựng trên cơ sở các thông số về cọc và các chỉ tiêu đất nền thu thập được (nhiều chỉ tiêu phải thí nghiệm rất phức tạp).
      - Thực ra phương pháp "m" gần giống với phương pháp hệ số nền trong tiêu chuẩn TCXD 205-98. Mô hình này có thể dùng SAP2000 hay phần mềm FEM nào đó để phân tích móng cọc bằng cách mô phỏng tương tác cọc-đất bằng các gối đàn hồi winkler tuyến tính (dùng các springs); từ đó sẽ tính ra được biểu đồ mômen, lực cắt dọc theo thân cọc và tính được cốt thép trong cọc...
      - Thực ra theo nhiều thí nghiệm cọc chịu tải trọng ngang đã kiểm chứng là tương tác cọc- đất là phi tuyến, nên mô hình kiểu Mỹ là tiên tiến hơn. Tuy nhiên để tính theo mô hình này cần phải có các quan hệ p-y, t-x, T-theta thực nghiệm đã được xây dựng (rất tiếc là ở Việt Nam hình như chưa có ai nghiên cứu và đưa ra các quan hệ thực nghiệm này - có lẽ là do thí nghiệm loại này quá tốn kém). Khi phân tích một nhóm cọc làm việc đồng thời với nền lại cần phải xét đến hiệu ứng nhóm cọc nữa, cách xét hiệu ứng nhóm cũng có nhiều trường phái khác nhau. Hiện có một số phần mềm chuyên tính cọc và móng cọc theo kiểu mô hình này như FB-PIER của Viện phần mềm cầu đại học Florida-Mỹ.
      - Mình cũng có một vài bảng tính ví dụ về loại này. Bác nào cần thì mail cho tôi theo địa chỉ nguyenlanqn@walla.com; hoặc chỉ cho tôi cách post lên (tôi chưa biết cách post 1 file lên).
      Mong được trao đổi cùng các Bác.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

        Theo bác nguyenlan thì hoá ra mình không thể sử dụng những đường cong p-y do người Mỹ thực hiện rồi hay sao?
        Theo tôi, nếu qui trình chưa có cách tính rõ ràng thì ta có thể tham khảo cách tính của các nơi tiên tiến hơn để áp dụng.
        Tôi cũng đang rất bối rối với cách tính thep p-y của nền nhiều lớp và cách xác định hệ số độ cứng k=p/y khi đưa vào các gối đàn hồi tại mỗi đoạn của cọc như thế nào vì nó thay đổi liên tục mà. Bác nào biết chỉ giùm.
        undefined
        Minh

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

          Cách tính theo các đường p-y là cách tính phi tuyến, nên phải dùng chương trình máy tính chuyên dùng. Các đường p-y này mô phỏng tương tác cọc-đất được xây dựng theo các số liệu thí nghiệm đất và công thức thực nghiệm tại Mỹ. Vấn đề thực nghiệm và phương pháp xác định đường p-y ở Việt nam chưa thấy đại ca nào nghiên cứu và ban hành. Cách đơn giản nhất và có thể chấp nhận được là dùng các gối đàn hồi tuyến tính (thay cho môi trường đất), độ cứng của gối đàn hồi xác định qua mô đun phản lực nền của đất ks, sau đó dùng chương trình FEM (SAP2000) mô phỏng hệ cọc có các gối đàn hồi từ đó sẽ tính được nội lực và cốt thép trong cọc. Vấn đề quan trọng ở đây là xác định mô đun phản lực nền bằng thực nghiệm chứ không phải tra theo tên đất có phạm vi biến đổi rất lớn !

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

            Thấy các bạn thảo luận xôm tụ quá nên chạy vô đóng gop vài hàng cho vui. Pile chịu lực ngang được model như la column được chống đở bởi đất (lò xo phương ngang). Tùy theo cường độ của lực ngang sẽ có độ lệch tương ứng (lateral displacement) từ đó sẽ có được biểu đồ force vs. deflection và moment diagram dọc theo chiều dài của coc. Dựa trên 2 diagrams này, pile sẽ được thiết kế như là một column under combined axial and bending. Những chổ nào moment lớn thì phải có thêm mild steel reinforcing (khoẳng 5 - 7 m dưới mặt đất tùy theo loặi đất). Sâu hơn nữa thì có thể giảm số lượng thép nhưng vẫn giữ cáp dọc theo tòan thân của cọc. Theo tôi biết thì Geotechnical Engineers ở bên USA thường dùng program tên là LPile Plus của hãng Ensoft, Inc. Các bạn có thể vao trong website này: www.ensoftinc.com để tìm hiểu thêm. Rảnh rổi sẽ post một ví dụ về Precast Prestressed Concrete Pile under lateral loads, designed per UBC97/CBC2001 cho các bạn tham khảo.

            Chúc mọi người vui vẽ.
            Vè về Bà Triệu Thị Trinh:
            "Dzú dài 3 thước vắt ngang lưng!!!!
            Đầu voi xung đột, kinh Ngô quốc.
            Lưỡi kiếm tung hoành khắp Việt quân."

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

              www.ensoftinc.com

              có rất nhiều soft về Nền Móng (Móng cọc, Tường Vây, Tính ổn định mái dốc...)

              ANNOUNCEMENTS
              GEOTECHNICAL SOFTWARE


              * The third generation of the PYWALL program has been released. Ensoft's PYWALL v3.0 is an innovative program used for the analyses of flexible retaining walls. This version includes new features for simple evaluations of staged construction and short and long-term responses.
              * APILE Plus v5.0 has been released in Regular and Offshore versions. The new version accepts variation of cross-sectional area with depth (for pipe piles with different wall thickness), performs computations for uplift loads and can automatically read data from CPT tests. The Offshore version introduces new computations based on NGI-99 and Imperial College methods, both using CPT data.
              * Free maintenance updates of LPILE Plus v5.0 (release v5.0.39) and GROUP v7 (release v7.0.16) are currently available. Licensed users of any of these products can visit the Software Downloads page to get the updates.
              * Ensoft, Inc. is also proud to introduce the sales and technical support for the UTEXAS4 software, one of the leading tools for modeling complex problems for stability of slopes. Please check pricing information in the Order Form or Price List.
              * NEWSLETTER: Find out about our newest software releases, technical papers, and view the current products and price list in the Ensoft Summer 2008 newsletter.

              TECHNICAL BOOKS
              Engineers from Ensoft have authored two useful technical books: Analysis and Design of Shallow and Deep Foundations (PDF file, 445KB) and Single Piles and Pile Groups Under Lateral Loading (PDF file, 280KB). In addition, Ensoft is also now selling the popular book Soil Strength and Slope Stability (PDF file, 335KB) authored by Dr. J. Michael Duncan (Virginia Tech) and Dr. Stephen G. Wright (UT-Austin).
              All three books are in stock and available directly from Ensoft reduced pricing (see Price List). This is a great opportunity to combine your next shipment of software products with useful background technical references.

              ENGINEERING SOFTWARE
              Ensoft, Inc. is recognized as a leader in developing and applying computer-based solutions to complex engineering problems. Our most popular products include LPILE Plus 5.0, GROUP 7.0, APILE Plus 5.0, SHAFT 5.0, PYWALL 3.0, DynaPile, DynaMat, DynaN 2.0, TZPile 2.0, Stablpro 3.0, PileGPw 2.0, and the soil-boring log program BorinGS. We are also proud to be distributors of UTEXAS4, GRLWEAP2005, AMPS, ATENA, S-Frame, S-Concrete, EnBeamC 6.0, and UC-win/Road.

              To download a demo or update your current software, please go to our Software Downloads page.

              CONSULTING SERVICES
              Ensoft, Inc. offers professional engineering consulting services through Lymon C. Reese and Associates, Inc.. The engineers at LCR&A have years of experience in geotechnical and structural engineering. Find out if we can help you on your next project!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

                Nguyên văn bởi nguyenthehungsan View Post
                www.ensoftinc.com

                có rất nhiều soft về Nền Móng (Móng cọc, Tường Vây, Tính ổn định mái dốc...)

                ANNOUNCEMENTS
                GEOTECHNICAL SOFTWARE


                * The third generation of the PYWALL program has been released. Ensoft's PYWALL v3.0 is an innovative program used for the analyses of flexible retaining walls. This version includes new features for simple evaluations of staged construction and short and long-term responses.
                * APILE Plus v5.0 has been released in Regular and Offshore versions. The new version accepts variation of cross-sectional area with depth (for pipe piles with different wall thickness), performs computations for uplift loads and can automatically read data from CPT tests. The Offshore version introduces new computations based on NGI-99 and Imperial College methods, both using CPT data.
                * Free maintenance updates of LPILE Plus v5.0 (release v5.0.39) and GROUP v7 (release v7.0.16) are currently available. Licensed users of any of these products can visit the Software Downloads page to get the updates.
                * Ensoft, Inc. is also proud to introduce the sales and technical support for the UTEXAS4 software, one of the leading tools for modeling complex problems for stability of slopes. Please check pricing information in the Order Form or Price List.
                * NEWSLETTER: Find out about our newest software releases, technical papers, and view the current products and price list in the Ensoft Summer 2008 newsletter.

                TECHNICAL BOOKS
                Engineers from Ensoft have authored two useful technical books: Analysis and Design of Shallow and Deep Foundations (PDF file, 445KB) and Single Piles and Pile Groups Under Lateral Loading (PDF file, 280KB). In addition, Ensoft is also now selling the popular book Soil Strength and Slope Stability (PDF file, 335KB) authored by Dr. J. Michael Duncan (Virginia Tech) and Dr. Stephen G. Wright (UT-Austin).
                All three books are in stock and available directly from Ensoft reduced pricing (see Price List). This is a great opportunity to combine your next shipment of software products with useful background technical references.

                ENGINEERING SOFTWARE
                Ensoft, Inc. is recognized as a leader in developing and applying computer-based solutions to complex engineering problems. Our most popular products include LPILE Plus 5.0, GROUP 7.0, APILE Plus 5.0, SHAFT 5.0, PYWALL 3.0, DynaPile, DynaMat, DynaN 2.0, TZPile 2.0, Stablpro 3.0, PileGPw 2.0, and the soil-boring log program BorinGS. We are also proud to be distributors of UTEXAS4, GRLWEAP2005, AMPS, ATENA, S-Frame, S-Concrete, EnBeamC 6.0, and UC-win/Road.

                To download a demo or update your current software, please go to our Software Downloads page.

                CONSULTING SERVICES
                Ensoft, Inc. offers professional engineering consulting services through Lymon C. Reese and Associates, Inc.. The engineers at LCR&A have years of experience in geotechnical and structural engineering. Find out if we can help you on your next project!
                đề nghị ông anh post tiếng việt để tiếng này là tiếng gì chẳng hiểu cái gì cả post thế này thì vào diễn đàn nước ngoài mà post .

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

                  Cảm ơn bạn góp ý. Lần sau mình sẽ post tiếng Việt (chứ không dùng tiếng việt, và viết chữ hoa ở đầu câu)

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

                    Đây là vấn đề với các bác thiết kế nhà DD thôi chứ với dân thiết kế cầu thì việc tính cọc chịu tải ngang là điều đương nhiên. Theo tôi cách giải quyết vấn đề của hacidmember là ok và dễ hiểu. Tôi xin tham gia một vài ý kiến:
                    - Việc triệt tiêu lực ngang có thể quy định ở chiều sâu chôn móng.
                    Với các công trình có móng chô sâu, hoặc có tầng hầm cộng với địa chất tốt thì có thể coi cọc không chịu tải trọng ngang. Lực cắt đáy do đất bên thành tường hầm, đài móng chịu
                    - Với công trình mà móng chôn nông, hoặc địa chất lớp trên rất yếu thì chắc chắn phải tính cọc chịu M.(Tôi đang làm công trình ở Sài Gòn cao 40 Tầng địa chất 30m trên là bùn, công trình có 1 tầng hầm => Dính đúng trường hợp này)
                    Lực ngang phân phối cho cọc có thể tính sơ bộ = Q/n
                    Q: Lực cắt đáy
                    n: tổng số cọc trong công trình( Có thể tính riêng từng đài cọc)
                    (Thiên vèn toàn với địa chất yếu bỏ qua sức kháng của đất trên mặt đài và bên thành tường hầm)
                    Có thể mô hình hóa cọc chịu tải ngang với các gối liên kết spring theo phương ngang dọc thân cọc theo từng lớp đất.
                    Từ đây Có M => tính thép. ok
                    HOANG GIAP
                    Structural Engineer
                    Mobile : +84 984 968 982
                    "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học"

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

                      Việc giải bài toán dầm trên nền đàn hồi đưa về mô hình dầm kê trên n gối tựa khối lượng tính toán cũng khá lớn. Trường hợp độ cứng của các lò xo tương đương là hằng số cũng đã phải tính toán với khối lượng khá lớn.
                      Theo mô hình của Mỹ coi hệ số của lò xo tương đương là phi tuyến
                      ky=p/y; kz=t/z với các biểu đồ quan hệ p-y và t-z thực nghiệm. Khi coi hệ số đàn hồi là hàm phụ thuộc vào tải trọng p và chuyển vị y bài toán sẽ hết sức phức tạp. Về cơ bản để giải được bài toán này ta phải đi tìm các hệ số nền ki ứng với tải trọng ngang đang xét. Sau khi có được ki hợp lý tiến hành giải như bài toán dầm kê trên gối đàn hồi với hệ số nền là hằng số vừa tìm được.
                      Xét riêng theo phương ngang y, về mặt toán học đây là bài toán n ẩn số là các hệ số nền Ki theo phương y cần tìm; với n điều kiện ràng buộc phi tuyến "thực nghiệm". Bài toán này cực khó.
                      Cách giải chỉ có cách thử dần nghiệm, nói nôn na là mò nghiệm. Hay nói đúng hơn là phải mò kim đáy biển. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của máy tính ta có thể thực hiện tính lặp với khối lượng lớn, và chấp nhận sai số. Việc chọn các giá trị ki để lặp tính cũng là cả một vấn đề.
                      Tôi cũng đang quan tâm vấn đề này, nhưng theo hướng đơn giản hơn tức là với tải trọng Q theo phương ngang ở đầu cọc tiến hành chọn ngay các hệ số ki coi là hằng số và giải như bài toán thông thường. Bác nào có bảng tra hoặc cách tính ngay ra ki cho toi xin voi.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

                        bác nào có tài liệu hay bài viết nào hướng dẫn tính nội lực cọc trong Sap theo mô hình các gối lò xo ko ,nhất là số liệu đầu vào thì tính toán như nào.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

                          Nguyên văn bởi huycdc
                          Gửi bạn File tính toán và kết quả tính toán Cọc chịu tải trọng ngang bằng phần mềm PILES trong Bộ GEO5 để tham khảo.
                          bac Huy post ban pdf the nay thi hoc tap gi nua. it ra bac cung cho vai loi giai thich chu. khong thi bac cho ban excel cho anh em ap dung.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tính cọc khoan nhồi chịu Tải trọng ngang - theo yêu cầu của SXDHN

                            Công ty chúng tôi cũng có một phần mềm tính toán cọc chịu tải trọng ngang dùng p-y như vậy nhưng do chưa tìm hiểu nhu cầu khách hàng nên chưa triển khai thương mại hóa. Có thể tham khảo các tính năng tại www.ssisoft.com

                            Ghi chú

                            Working...
                            X