Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
To bạn Nguyễn Thế Dương, Trung Tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quatest, I, II, III đều có dịch vụ thử nghiệm kết cấu chịu lửa vvv.Giá cả thì chắc không cao.
Sinhvienmoi: Khi KTS và KS PCCC thiết kế phòng chống cháy, đặc biệt là các công trình đông người, người ta rất chú ý đến:
- Thông gió, (quy định vật liệu cửa, vị trí cửa, chiều cửa mở, then cài cửa, áp suất mà cửa chịu lúc bình thường cũng như lúc xảy cháy để đảm bảo cô lập vùng cháy).
- Lối giao thông, để thoát hiểm cho người... và đưa phương tiện chữa cháy vào.
- Hệ thống chữa cháy bằng bình xác tạy
- Hệ thống báo cháy tự động
- Hệ thống chữa cháy tự động
* Mới đây nhất còn có "hệ thống tự động minh" Building Automation System, là hệ thống kết hợp điều hành kết hợp: Điện, Điện dự phòng, Cấp Nước, Điện Thoại, Loa, Camera, Bảo vệ, Thang máy, báo cháy, chữa cháy vào một trung tâm điều hành chung.
Các nhà được thiết kế tại Việt Nam gần đây hầu hết là do nước ngoài thiết kế, điều này cũng làm cho các KTS Việt Nam học hỏi được nhiều hơn, và vì cuộc sống ngày càng văn minh hơn, con người càng quan tâm đến yếu tố an toàn, an ninh nhiều hơn. Có nghĩa là quy phạm, pháp luật sẽ đi vào cuộc sống tốt hơn.
Đối với nhà dân hoặc khách sạn loại nhỏ, người ta thường sơ sài giải pháp về giao thông, thông gió mà chỉ chú ý đến một vài bình chữa cháy khô đặt góc cầu thang để đối phó với cơ quan kiểm tra PCCC.
Các thiết bị điện thì vẫn được bảo vệ quá đơn giản như bác Thụ nhìn thấy.
Mà cái cầu giao đó vẫn còn sản xuất thì vẫn còn có người xài. "Tiết kiệm" mà ?
Chắc là đến khi mức sống cao hơn nữa, người ta mới chú ý đến cấp PCCC cao hơn.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Collapse
X
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Ngoài trường tại Canada, cũng có nhiều trường khác day, ví dụ như khoa civil engineering cùa Canterbury University ở New Zealand. Tôi sẽ trích dẩn ở phần dưới. Nhưng tôi rất đồng ý với anh Thu, là mình nên trở về với những vấn đề căn bản và làm sao thực hiện các quy định đó. Kinh nghiệm của tôi cho thấy ngoài chuyện người ta sợ các văn bản phức tạp, người ta còn có thể hiểu sai, có thể lợi dụng để mà hiểu sai để trục lợi, nhất là ỡ cấp cơ sở.
Vấn đề này nó quá quan trọng để mà có sự sai sót. Loặi trừ sự sai sót là phân nửa của sự thành công.
Sau đây lả chương trình của Canterbury University-New Zealand.
Fire Engineering View 2006
Course Code Course title Part Year Credit Points EFTS
ENFE601 Structural Fire Engineering 1st Sem. 0.1000
ENFE602 Fire Dynamics 1st Sem. 0.1000
ENFE603 Fire Safety Systems 1st Sem. 0.1000
ENFE604 Fire Design Case Study 2nd Sem. 0.1000
ENFE610 Advanced Fire Dynamics 2nd Sem. 0.1000
ENFE611 Risk Assessment 1st Sem. 0.1000
ENFE612 Special Topic 1st Sem. 0.1000
ENFE613 Special Topic: Human Behaviour in Fire 2nd Sem. 0.1000
ENFE680 Fire ME Project Full Year 0.6000
ENFE681 Project Part Time Full Year 0.6000
ENFE690 M.E.F.E. Thesis Full Year 1.0000
ENFE691 M.E.F.E. Thesis PT Full Year 0.6500
ENFE694 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.4000
ENFE695 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.5000
ENFE696 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.6000
ENFE697 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.7000
ENFE698 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.8000
ENFE699 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.9000
ENFE790 Fire Engineering PhD Full Year 1.0000
ENFE791 Fire Engineering PhD (part-time)
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Chú Thu ơi, thế bài toán thiết kế cấu kiện chịu lửa như chú nói thì cũng không đau đầu lắm nhỉ.
Có ai biết là ở Việt nam mình đã có chỗ nào thí nghiệm kết cấu chịu lửa chưa và giá thành thì có đắt lắm không?
Các sản phẩm dùng trong xây dựng ở nhà mình có ghi các tiêu chuẩn về chịu lửa như chú Thu nói không nhỉ? Các bạn làm bên xây dựng có ai quan tâm không?
Một điều mà tôi quan tâm nữa là các sản phẩm gạch xây nhà mình hình như chưa chú ý lắm đến thiết kế chịu nhiệt (lửa) lắm thì phải? Vì lỗ các viên gạch không lớn lắm và các không có nhiều lỗ.
Ai biết thông tin, xin chia xẻ với !
Leave a comment:
-
Ðề: An toàn cháy cho công trình
Nguyên văn bởi thanh_IBSTThế còn khả năng chịu lửa của cấu kiện trong các ngôi nhà đó liệu có đảm bảo theo tiêu chuẩn đề ra hay không?? Xin các bạn KSXD cho biết???
Khả năng chịu lửa của các ngôi nhà thì KSXD đều biết, ở đây có thể có nhiêu KSXD còn trẻ, mới ra trường, tính toán ổn định có thể đã chưa xong, ngành PCCC dành cho những người đã thành thạo về thiết kế ổn dịnh. Thường chúng tôi dựa vào những tài liệu và tiêu chuẩn PCCC (mối quôc gia đều có), tôi lấy thí dụ, lớp bê-tông bảo vệ là 3cm cho những dầm liên tục, thì cứ thiết kế như vậy thôi, không có tính toán chi cả. Việc tính toán, đưa vào phòng thí nghiệm là của các Hội, Cơ-quan chuyên nghiên cứu về hỏa hoạn, cũng gồm có nhiều KSXD, KS Hóa học, và những giáo sư TS trong ngành...
Do đó công việc của KSXD không nhọc mệt chi cả, tất cả những nhà cửa, phòng ốc mới xây đều thỏa những tiêu chuẩn PCCC.
Các hãng bán vật liệu nhà cửa cũng dần đã quen, trong các nhiệm vụ tiêp thị của họ là thực hiện những "tài liệu xây dựng dùng cho KSXD, KTS ", có ghi rõ sức chịu lửa, thí dụ R60 (sức chịu 60 phút) thường dùng cho cư"a ngăn, cửa phòng Kỹ-thuật (chứa bảng cầu dao điện, hê thông điều hòa không khí, lò sưởi...), R120 (sức chịu 2giờ) thường dùng cho cư"a ngăn không gian cháy (dùng chia không gian cháy ra từng diên tích 2.500m²...), dùng cho tường, vách ngăn, và R240 (sức chịu 4giơ) dùng cho tường trong các hầm garage.
Nhứng vật liệu hoàn thiện cũng dễ bị cháy, hay là rút lại khi gặp nóng, hoặc tỏa ra khí độc như PVC (cho ra Chlor) làm nhiều ngươì tử vong, chất polyurethane cho ra hơi axít cyanhydrique (một loại độc như cyanure) đều phải được khai báo kỹ trong phần :
- ô"n định với lửa
- tỏa chất độc
ngoài ra nó được xếp loại như :
M0 : không cháy
M1 : không cháy nhưng biến dạng
M2 : dế cháy (như gỗ thông)
Ðể kết luận :
Tôi thấy không nên nói quá nhiều lý thuyết (mô-đen, tính toán...) vì nó chỉ làm người khác sợ mà thôi.
Ngành PCCC dành cho KSXD rất dễ hiểu, rất bổ ích, nó đưa người KSXD dên gần với thực tế.
Các bạn nên đặt trọng tâm :
- giải quyết một số đồ án cụ thể;
- đi từ một số tai nạn, rút kinh nghiệm, hay giải thích;
- trao đổi tiêu chuẩn PCCC.
Nhưng các bạn còn đang học KS, nếu như trường không bắt buộc thì không nên bỏ thì giờ cho việc này.
Leave a comment:
-
Ðề:An toàn cháy cho công trình
Mục đích của PCCC là giảm tối thiểu thiệt hại về người và vật chất khi xảy ra cháy. Từ mục đích đó, phân ra làm 2 lĩnh vực: phòng cháy và chữa cháy. Hơn 85% nguyên nhân gây cháy là do ý thức chủ quan của con người, vì thế nâng cao hiểu biết về an toàn cháy cho mỗi người đóng vai trò quan trọng. Ở VN tiêu chuẩn, quy phạm trong lĩnh vực PCCC tương đối đầy đủ. Nhưng áp dụng và phổ biến nó vào cuộc sống xã hội còn thiếu sót. Hình như mọi người chưa cảm nhận được sự nguy hiểm khi xảy ra cháy, và mất bò mới lo làm chuồng (sau khi xảy ra cháy tại trung tâm thương mại, mới đổ xô đi mua bình chống cháy).
Mình hoàn toán tán đồng với bạn Xuan_thu, quy phạm đã có, áp dụng và phân bổ nó thế nào cho hợp lý. Đa số luận văn của các bác bên PCCC (bộ công an) thiên về chống cháy, nâng cao ý thức, kiến thức người dân. Theo tôi như thế là hợp lý, còn KSXD, KTS thì hoàn thành công trình theo đúng quy phạm (tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC của ta, hiện tại theo tiêu chuẩn của Nga - việc nghiên cứu sự phù hợp của tiêu chuẩn cho điều kiện ở VN, ta bàn đến sau), để hạn chế mức độ nguy hiểm cháy, để giảm bớt nguyên nhân gây cháy, để công trình không bị phá hủy trong 1 khoảng thời gian nhất định cho các bác PCCC yên tâm dập tắt đám cháy, cứu người và của cải. Theo bạn Xuan_Thu, chúng ta có thể yên tâm về phần việc của KTS, vậy với KS thì cần phải làm gì???
Mình xin thưa rằng, trong các tiêu chuẩn có quy định cụ thể thời gian chịu lửa của cấu kiện công trình ( khả năng chịu lửa được tính bằng thời gian - để các bác PCCC yên tâm dập cháy... ), hiện tại trong tiêu chuẩn mới quy định khả năng chịu lửa cấu kiện theo cấp công trình, chưa đề cập đến chức năng của công trình. Việc tính toán khả năng chịu lửa của cấu kiện, bạn Nguyen_The_Duong có nêu ra, mình xin bổ xung: Về khả năng chịu lửa của cấu kiện, được đưa ra 2 khái niệm: khả năng chịu lửa theo yêu cầu, và khả năng chịu lửa vật lý. Trong quy phạm nêu ra yêu cầu khả năng chịu lửa của cấu kiện - đó là khả năng chịu lửa theo yêu cầu, đại lượng này không phụ thuộc vào chủng loại vật liệu làm ra cấu kiện ( bê tông, gạch đá...) mà chỉ phụ thuộc vào chức năng cấu kiện ( tường chịu lực, tường bao, cột, dầm ...) và cấp công trình (1,2..,). Xác định giá trị của đại lượng này có thể bằng thực nghiệm và lý thuyết trên cơ sở chế độ nhiệt chuẩn. Khả năng chịu lửa vật lý - khả năng chịu lửa thực tế của cấu kiện, đại lượng này phụ thuộc vào chế độ nhiêt (môi trường nhiệt độ) xung quanh, chủng loại vật liệu..., giá trị của đại lượng này thay đổi trong 1 khoảng rất lớn, có thể 30' hoặc có thể 3h đối với 1 cấu kiện cụ thể. Chế độ nhiệt tác động lên cấu kiện ảnh hưởng chính đến giá trị đại lượng này. Đại lượng này cũng xác định bằng thực nghiệm và lý thuyết, nhưng trong 1 điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Xác định khả năng chịu lửa của CK theo 3 giới hạn: giới hạn về tính toàn vẹn - ký hiệu là E ( trong khoảng thời gian này, trên kết cấu không xuất hiện khe hở để cho ngọn lửa hay khói đi qua); giới hạn về tuyền nhiệt - ký hiệu là I (trong khoảng thời gian này, bề mặt không bị tác dụng nhiệt của kết cấu không đạt đến nhiệt độ tới hạn (với nhiệt độ này có thể làm 1 số vật liệu thông thường bốc cháy), nhiệt độ này theo tiêu chuẩn là 140oC); giới hạn bền - ký hiệu R.
Để xác định thực nghiệm các giá trị này (theo khả năng chịu lửa yêu cầu), tùy theo đặc thù của cấu kiện , cấu kiện có thể bị nung nóng 1 mặt, 2 mặt (sàn, tường) hoặc 3-4 mặt (dầm, cột). Chế độ nhiệt tác động lên cấu kiện theo chế độ nhiệt chuẩn (phương trinh T=345lg(8t+1)+To, t - thoi gian, phut;To -nhiet do ban dau).
Tính toán lý thuyết trên cơ bản là giải bài toán truyền nhiệt (phương trình vi phân cấp 2) với các điều kiện biên rất đa dạng (bài toán này rất khó, chỉ có thể giải gần đúng, và khối lượng tính toán rất lớn). Với kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép, khi xác định giới hạn bền, nhiệt độ tới hạn của thép (tại nhiệt độ đó - thép bị chảy dẻo, thép thông thường 500oC) đóng vai trò quan trọng. Nhiệt độ tới hạn của thép phụ thuộc chính vào chủng loại thép và tải trọng thông thường (tải trọng dùng để tính toán kết cấu).
Trong thực tế chế độ nhiệt tác động lên CK khác với chế độ chuẩn, vì thế trong lĩnh vực này còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu.
Về việc bác Thu quan tâm thì Bác cũng nên thông cảm cho điều kiện và hoàn cảnh ở VN, cái khó bó cái khôn, nên nhiều khi ở nhà dân không tuân thủ được theo đúng quy định PCCC. Nhưng cũng không phải vì thế mà lại lơ lỏng yêu cầu PCCC với nhà ở chung cư và khu vực công cộng. Tại những nơi đó, các yêu cầu của đường thoát hiểm, thang thoát nạn đã được các KTS để ý đến. Nhưng không biết hệ thống thoát khói, tường ngăn cháy, các bác KTS có để ý không? Hệ thống biển báo, bản vẽ đường thoát nạn cũng như những hướng dẫn hành động khi xảy ra cháy, theo tôi được biết, vẫn không phải nhà nào cũng có.
Thế còn khả năng chịu lửa của cấu kiện trong các ngôi nhà đó liệu có đảm bảo theo tiêu chuẩn đề ra hay không?? Xin các bạn KSXD cho biết???
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Bạn NguyenTheDuong, xin góp ý chút xíu :
1) Tùy theo trách nhiệm mà ta thiết kế. Nếu bạn XUANTHUY chỉ làm về bê-tông thì bạn ấy chỉ nghiên cứu sao cho bê-tông chịu lửa đúng tiêu chuâ"n.
Nêu bạn XUANTHUY chịu trách nhiệm về kết cấu thép thì bạn ấy sẽ đề nghị và thiết kết sao cho nhà bằng thép chịu nổi lửa, nếu công trình nha thép chỉ chịu nổi 1 giờ, thì có thể kiến trúc sư phải liên lạc với cơ quan PCCC để thêm thiết bị báo động, dập tắt... nhưng công việc sau là do ban khác đảm nhận (có thể là kỹ-sư về an-toàn PCCC, hay gọi là Fire Engineer...) Khi một phòng bị cháy, bao giờ nó sập thì kỹ-sư xây dung hay Fire Engineer cũng đều biết.
2) Kính và ngói là thuộc trách nhiệm của kiến-trúc sư, gạch có thể giao trách nhiệm cho kỹ-sư, trong trường hợp này, ky-'sư sẽ nghiên cứu và thiêt kế cho thích hợp tiêu chuẩn.
3) Nhưng nguyên-tắc mà kẻ làm luật thường phải tôn trọng là : "hiệu lực bất hồi tố ". Luật mới đặt ra chỉ có hiệu lực trên những căn nhà mới cât. Chánh quyền có thể áp đặt luật mới phải được áp dụng cho những nhà cũ trong một thời hạn 3 năm, 5 năm...
Từ nay đến 3 năm tới, các nhà cũ không được trang bị thiết bị phòng chay chư"a cháy. Ðó mới chính là mối lo ngại .
Vã lại, ta chỉ có thể sửa sang khi ta có tiền . Ngày xưa, khi tôi còn ở VN, có những gia đình nghèo ở nhà lá, bếp lửa sát bên vách, dĩ nhiên là hiê"m họa cháy nhà quá dễ . Ðâu có cách gì ra luật bảo họ phải đập nhà xây lại bằng gạch, bê-tông cốt thép ?
Cho nên kỹ-thuật va kinh tế phải đi đôi với nhau . Dù sao tôi cũng rất mừng khi nghe XUANTHUY bảo là đã có hết, có đầy đủ .
Dù vậy, năm 2002, khi tôi về thăm lại VN, những tableau électrique (cái bảng mà ta gắn công tơ, cầu dao điện ...) không hợp tiêu chuẩn Âu-châu chút nào, (tât cả phải nằm trong một hộp kín, kín nước và kín hơi, không cháy, có thể có lỗ thông hơi cho bớt nóng). Trường hợp thứ hai, dây cáp để đem điện năng cho máy điều hòa không khí thì thả lỏng trên tường (phải gắn lại, và nằm trong ống không cháy, kín nước nếu ở ngoài trời) ... Trường hợp thứ ba, hotel là nhà cao tầng khai thác mặt trước và mặt sau cách nhau bằng cầu thang (và giếng trời), lỡ cháy ngay cầu thang thì những người khách ở phía sau là bị chết cháy .
Mấy cái sai lầm nay là nằm trong những Hotel mới cất tại thành phố Hồ-chí-Minh, Nha-trang và đảo Cát-Bà .
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
To ban Xuan Thuy,
Vì không làm trong ngành xây dựng nên tôi không rõ về vấn đề quy định lắm, nhưng có một điều tôi quan tâm trong ý kiến của bạn là tại sao chỉ khi đụng đến các kết cấu bê tông cốt thép thì dân kết cấu ta mới phải tính, và lại không cho các kết cấu khác (ví dụ như kính, gạch, ngói, ...), hay đó chỉ là cách nói ví dụ của bạn. Và khi các kỹ sư xây dựng tính cháy thì cụ thể là tính cái gì trong đó ? (ví dụ như có tính xem khi cái phòng này nó cháy thì cái sàn bê tông bao giờ nó sập, và xem nó có thỏa mãn quy trình không chẳng hạn)
Đôi điều chưa rõ, mong bạn giải đáp giùm. Cảm ơn bạn.
(ở diễn đàn này, cũng có thể người hơn, người kém tuổi, nhưng tôi đề nghị ta cứ dùng chữ "tôi-bạn" để xưng hô cho tiện vậy nhé)
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
To bạn sinhvienmoi,
Các vấn đề về phòng cháy mà bạn nêu trên đây đều đã có cả trong quy chuẩn xây dựng ViệtNam, và các kiến trúc sư đều phải thuộc làu. Các kỹ sư thiết kế phòng cháy chữa cháy phải thông hiểu, và cũng đã có cơ quan chuyên trách, đồng bộ về PCCC trên toàn cõi Việt Nam.
Nếu vấn đề là ở chỗ: Việt nam ta giao hẳn nó cho bên PCCC. Còn dân kết cấu thì không được đào tạo và không có quan tâm đúng mức trên phương diện vật liệu chống cháy. Nhưng dân kiến trúc thì họ phải có kiến thức này khi thiết kế công trình, và khi họ chỉ định vật liệu chống cháy cho công trình có liên quan đến bê tông cốt thép thì dân kỹ sư mới phải tính đến, nếu không có yêu cầu này, thì dân kết cấu "vô tình" đã bỏ qua cái sự cháy này.
Nếu bạn quan tâm đến công việc của kiến trúc sư và của kỹ sư PCCC và cơ quan phê duyệt PCCC thì sẽ thấy rõ là những kiến thức về PCCC mà bạn chỉ ra trên đây còn rất ít cho nhu cầu PCCC đã và đang được thực hiện ở Việt Nam đấy bạn ạ.
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Tôi nhận thấy có 2 hướng đi về đế tài này:
1- Xây dựng một hệ thống lý thuyết về cháy, chống cháy, bảo vệ. Công việc này dựa vào các kết quả thí nghiệm, các mô hình lý thuyết và các giải pháp lý thuyết.
2- Áp dụng các lý thuyết chống cháy vào thực tế xây dựng.
Tại Việt Nam, tôi có nhiều nghi ngờ là lý thuyết có rất nhiều, do thông tin hiện nay phổ quát nhờ internet, và tiếp xúc với các đối tác nước ngoài. Điều tôi tin là vô cùng quan trọng là dùng các lý thuyết ấy trong thực tế để bảo toàn sinh mệnh cho người dân. Với sự áp dụng những tiêu chuẩn rất căn bản, với sự suy diển một cách rất bình dân (common sense) cũng có thể đạt được những kết quả đáng kể. Vi dụ như quy định về đường thoắt hiểm thứ hai. Ai củng biết là nếu cháy đầu này, mà chạy ra đầu kia được thì sống. Mà không có chổ chạy thì chết. Vậy ở nước mình có tiêu chuẩn đó chưa, và cách áp dụng như thế nào? Nếu không có đường thoắt hiểm thứ hai thì có biện pháp gì để bảo vệ người sử dụng?
Tôi nghỉ biện pháp phỏng cháy cần phải đạt độ khả thi. Và khi đọc thỉ đa số quần chúng có thể hiểu được ít nhất là 50% các điều lệ chính. Lý do là biện pháp này cần phải được thưc hiện triệt để, ai cũng có thể hiễu được, có thể thực hiện được thì biện pháp ấy sẽ có hiệu quả. Nếu điều lệ tiêu chuẩn khúc mắt quá, dài dòng quá, đòi hỏi một trình độ cao mới có thể hiểu được, biện pháp không khà thi, thì đó chính là cội rể của sự thất bại. Đó sẽ là nguồn gốc của sự diển giải sai ở các câp thực hiện (wrong interpretation intentionally or unintentionally) có chủ ý hay không có chủ ý. Vấn đề là làm sao cho một căn hộ xây tại Cà Mau củng có những tiêu chuẩn chống cháy như môt căn hộ xây tại Hà Nội.
Khi mà các lý thuyết đã được thảo luận, đã được đúc kết, nó phải được phân ra, diển giải để áp dụng bằng ngôn ngữ cho các bạn cấp 3 có thể hiểu được, vì đây là thành phần co trình độ đó chiếm đa số trong xả hôi. Mình cần có sự phồ cập trong giời này. Tôi thiển nghỉ một bộ luật chống cháy mà chỉ đòi hỏi đến sự hiểu biết của 4 phép tính cộng trừ nhận chia để áp dụng là một bộ luật tối ưu, đáp ứng được ít nhất nhu cầu của 80% sinh hoạt người dân.
Trong khi đó, các nhà khoa học có nghiên cứu, cứ nghiên cứu, tìm ra được cái gì mới, thì đem áp dụng cho dân chúng nhờ.
Mong các bạn góp ý suy nghĩ thệm.
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Tiếp tục với bài toán tính độ bền lửa (của kết cấu tường)
Bài toán tính độ bền lửa là một bài toán phức tạp về mặt cơ học thể hiện ở chỗ:
1. Đây là bài toán thay đổi theo thời gian (transitoire) : Các điều kiện biên (về nhiệt và cơ) thay đổi, các tính chất của vật liệu về nhiệt, cơ thay đổi (tính phi tuyến về vật liệu), tức là phụ thuộc vào nhiệt độ (trong khi đó nhiệt độ lại đang là ẩn số).
2. Vật liệu không thể giả thiết là đồng nhất vì có mặt của mối nối giữa các viên gạch). Điều này dẫn đến một điều là kích thước của bài toán trở nên vô cùng lớn và việc chạy bằng máy tính bình thường là không bao giờ có thể thực hiện được (chưa nói đến việc dùng các máy chủ có tốc độ cao thì việc tính toán phải lên đến nửa tháng cũng có thể).
Tuy nhiên, chúng ta có thể xử lý vấn đề này bằng một phương pháp gọi là "Đồng nhất hóa vật liệu" (homogenization), cho phép thay vật liệu không đồng nhất bằng một vật liệu đồng nhất tương đương. Song, khi dùng phương pháp này thì tính chính xác của bài toán sẽ không còn cao nữa và phải xét đến độ tin cậy của kết quả.
3. Vì nhiệt độ cháy là rất lớn (có thể lên đến 1600 °C ở trong lò luyện than cốc và 1250 °C đối với tường nhà bình thường) nên có thể xảy ra sự chuyển pha của vật liệu mà trong quá trình tính toán phải xét đến (ví dụ như nước ở trong bê tông bị chuyển thành thể hơi ở 100° C có ảnh hưởng rất quan trọng đến các chỉ tiêu độ bền lửa công trình, cụ thể là có thể kéo dài thời gian chịu lửa của tường).
Trên đây là một vài vấn đề cơ học mà người tính toán phải xem xét trong từng trường hợp. Đây vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu. Ở nước ta, việc nghiên cứu là cần thiết vì chúng ta có vật liệu địa phương. Việc áp dụng đúng theo quy trình nước ngoài theo tôi chỉ là tham khảo. (Tuy nhiên ai sẽ nuôi chúng ta để nghiên cứu lại là vấn đề lớn hơn )
Các bài toán cụ thể, theo tôi có thể là một đề tài thạc sỹ, phức tạp hơn, là một đề tài tiến sỹ cho những ai đang muốn tìm hiểu và học tập và nghiên cứu về vấn đề này.
Đôi điều tâm sự cùng các bạn.
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Tôi trở lại với bài toán tính độ bền lửa.
Đối với các quy định kỹ thuật, thì trong các quy trình Eurocode quy định rất rõ (các quy trình khác tôi chưa có điều kiện tham khảo nên cũng không rõ ). Ở đây tôi xin bàn về bài toán cơ học.
Đề bài của bài toán cơ học về độ bền lửa (của tường) là:
Khi tường bị đốt cháy một bên, hỏi khi nào thỉ tường không còn khả năng làm việc theo các tiêu chuẩn đã đề cập trong bài viết trước.
Câu trả lời của bài toán là thời gian (vì trong quy định của quy trình thì độ bền lửa được tính theo thời gian).
Vì vậy bài toán độ bền lửa được giải quyết theo các hướng như sau (và phải làm rồi kết hợp đồng thời) :
1. Tính bài toán truyền nhiệt.
2. Tính bài toán cơ học-nhiệt độ (Thermo-Mechanic)
Sau đó tùy vào từng kết cấu mà có từng hướng giải quyết cụ thể. Tôi xin nêu ví dụ:
Đối với bài toán truyền nhiệt . Thông thường chúng ta tính theo các mô hình đối lưu và truyền dẫn. Trong trường hợp tính cho kết cấu không liên tục (ví dụ như gạch xây có lỗ) thì phải tính thêm theo mô hình truyền dẫn bằng bức xạ (rayonnement). Theo kinh nghiệm tính toán, tôi thấy trường hợp cuối cùng có ảnh hưởng lớn trong kết cấu gạch và khó nhất.
Đối với bài toán cơ học thì có rất nhiều vấn đề:
- Bài toán tính ổn định cục bộ và tổng thể của tường (vì tường nói chung là kết cấu mỏng mảnh, đặc biệt là các cấu kiện như là gạch cách âm, cách nhiệt có thành rất mỏng)
- Bài toán về hư hỏng và phá hủy (dommage and rupture) (Vì các kết cấu dùng trong tường chủ yếu là vật liệu giòn).
- Bài toán về tiếp xúc giữa vữa và gạch (nếu là tường gạch xây)
v.v
Tính phức tạp của bài toán:
(hôm sau tôi rỗi lại viết tiếp - mong nhận được ý kiến của các bạn)
PS: Không biết anh Thanh IBST đang làm theo hướng nào (về vấn đề quy định hay về bài toán cơ học) xin giới thiệu cho anh em biết với
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Chào các bạn,
Tớ cũng rất quan tâm chủ đề này và mong trao đổi với các bạn.
Việc tính an toàn cháy cho công trình là một lĩnh vực rộng, tớ xin trao đổi trong lĩnh vực nhà cửa.
Không biết trong quy định của quy trình nước ta, có quy định nào về tính toán chống cháy (hay còn gọi là tính toán độ bền lửa - Résistance au Feu hoặc là Fire resistant). Nhưng tớ thấy trong quy trình châu Âu (ví dụ như Euro code chẳng hạn), họ quy định rất rõ về các tiêu chuẩn độ bền lửa cho các kết cấu tường.
Việc xác định độ bền lửa cho tường thông thường được xác định bằng thực nghiêm trên các mô hình (maquette). Có thể chịu tải hoặc không chịu tải. Kích thước thường là 3x3m2. Người ta đốt một bên, nhiệt độ đốt cháy được điều chỉnh theo một phương trình kinh nghiệm đo đạc trong các đám cháy, và đo đạc các thông số của tường theo thời gian. Các tiêu chuẩn để đánh giá độ bền lửa gồm có:
- Tiêu chuẩn về nhiệt độ: Giá trị nhiệt độ trung bình hoặc giá trị nhiệt độ cao nhất ở một điểm nòa đó của mặt không bị đốt đạt tới ngưỡng cho phép.
- Tiêu chuẩn bắt cháy: khi có một điểm nào đó trên tường nóng tới mức có thể gây cháy cho đồ đạc.
- Tiêu chuẩn về cơ học: Tường bị sụp hoặc bị thủng cục bộ với một diện tích cho phép.
- Tốc độ biến dạng của tường,
...
Các thí nghiệm độ bền lửa không quá phức tạp và quá khó, nhưng thường đắt (khoảng 10 000 Euros/ 1 lần thí nghiệm - nếu bạn thuê ở Pháp), và như vậy không thể thực hiện được cho tất cả các loại tường được.
Một nhu cầu hiển nhiên đặt ra là phải mô hình hóa và tính toán cho loại kết cấu chịu tải trọng nhiệt (lửa)này. Việc tính toán kết cấu này hiện vẫn đang là vấn đề thời sự cho các nhà cơ học.
Bài toán tính độ bền lửa:
(tớ sẽ viết tiếp - mong được trao đổi cùng các bạn)
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Xin phép thanh_ISBT và các bác cho chen ngang tẹo, những ai quan tâm đến Fire Safety Engnieering cho công trình Xd, thì đây là một hướng hay, hiện tại ở canada cũng mới bắt dầu quan tâm đến cái này, và trường cũ của tôi học có một bác khá nổi tiếng ở CAN trong lĩnh vực này, Canadian Research Chair, ai thích có thể học và làm Researrch cùng với bác ấy, nhiều funding lắm :
http://cee.carleton.ca/Faculty/Bio_F...hp3?Faculty=46
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Chào anh Thu,
Tôi rất đồng ý với anh, nhưng không biết các bạn bên VN có giải pháp gì không.
Leave a comment:
-
Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Nguyên văn bởi sinhvienmoiBạn Thanh IBST nói rất đúng...
Tiện đây, củng xinh hỏi bạn Thanh IBST một câu hỏi có tính cách kỷ thuật. Nhiều căn hộ tại VN có sự sử dụng tổng hợp (mixed use), nghỉa là tầng dưới để buôn bán, cho thuê (tạp hóa (B occupancy), tiệm ăn (A-3 occupancy), tiệm cà phê) phía trên để ở. Chỉ có một cầu thang tử trên xuống dưới. Vậy đường thoắt hiểm trong tiêu chuẩn VN thế nào? Tôi được biết một số căn hộ bán xe gắn máy, phải khóa cửa ban đêm để phòng kẽ trộm, khi phát hỏa ở ngay cửa ra vào, gia đình chủ nhân chết cháy. Tôi tin rằng đây không phải chỉ là vấn đề duy nhất của an toàn phòng cháy trong khi sử dụng (Life and Fire Safety during operation) mặc dù đó củng là mộ tác nhân quan trọng, nhưng trong thiết kế sử dụng đả có sai lầm, mà người kỹ sư hoặc kiến trúc sư phải tính trước. Vậy quan điểm của tiêu chuẩn VN ra sao?
Giải pháp có nhiều, mà tùy vào túi tiền thôi (Có một chỉ huy trưởng Tổ chức PCCC ở Bỉ nói : "Không phải ai cũng có tiền mua xe Roll Royce, cho nên ta làm những gì tùy theo túi tiền mình cho phép ").
1) Giư'a không gian kinh doanh và không gian ở, phải thực hiện màn chăn cháy, Rf = 1h tối thiểu (Rf = Résistance au feu hay fire resistance). Sau đó trong không gian kinh doanh, phải đặt hệ thống báo động với những detector khói, và nhiệt . Nếu có hõa hoạn, thì hệ thong này sẽ kích hoạt cái còi (90 dB) trong hành lang chung hay ngay trong phòng ngủ của chủ nhà bên trên .
Nên làm giếng trời, với coupole tự mở khi có lửa hay khói vì phần lớn nạn nhân tử vong vì khói độc hơn là vì nhiệt .
2) Làm thang thoát hiểm : bằng nhôm, xếp lại . Thang này ngừng lại ở 2,7m trên đầu mình, cho phép ta leo xuống, đu vào bậc cuối cùng và buông minh rơi xuống . Kẻ trộm bên dưới không dùng nó được, vì nó có cái khóa trên cao (vào tầm cửa sổ mà ta bước ra) .
3) Ơ" VN, đội PCCC chậm thì sau 15 phút là cháy rụi những nhà gỗ, 30' la như'ng nhà gạch với bê-tông. Do đó nên lắp các vòi nước sẵn, với ổng dâ'n phi 70mm tối thiểu . Nhưng kiểu này chỉ dùng cho cơ sở lớn hơn môt chút .
4) Hê thống dập lửa tự động : cái này tùy hàng hóa ta chất, thí dụ có he thống phun nước (sprinklage), hệ thống phun bọt sà phồng (dùng cho lư"a điện), hệ thống phun gaz inergen (hỗn hợp giữa Azote tức khí đam, Argon và CO²) .
Leave a comment:
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Leave a comment: