QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khung hỗn hợp : Dầm thép liên kết với cột bê tông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khung hỗn hợp : Dầm thép liên kết với cột bê tông

    Khi tính kết cấu hỗn hợp khung dạng như nhà công nghiệp một tầng dầm mái bằng thép liên kết cứng với cột bê tông bằng bulong neo tôi gặp phải một vấn đề là mô men tại chỗ liên kết rất lớn, đòi hỏi tiết diện của cột khá lớn.( Để giảm mô men này ta có thể dùng một phần trên đỉnh cột là côt thép tuy nhiên đôi khi nó không đảm bảo về mặt kiến trúc). Tôi muốn tiết diên của cột bê tông ở mức nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo cho liên kết ở đó. Các bác có kế sách gì không? Với lại khoảng cách tối thiểu từ tim của hàng bulong biên đến mép cột và khoảng cách giữa hai bu lông cạnh nhau có yêu cầu gì không để bê tông không bị phá hoai trước khi bulong neo bi phá hoại? Hay phải tính toán? (Tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nói về vấn đề này). Mong các bác chỉ giúp.

  • #2
    Ðề: Khung hỗn hợp : Dầm thép liên kết với cột bê tông

    Nguyên văn bởi vanhoi
    Khi tính kết cấu hỗn hợp khung dạng như nhà công nghiệp một tầng dầm mái bằng thép liên kết cứng với cột bê tông bằng bulong neo tôi gặp phải một vấn đề là mô men tại chỗ liên kết rất lớn, đòi hỏi tiết diện của cột khá lớn.( Để giảm mô men này ta có thể dùng một phần trên đỉnh cột là côt thép tuy nhiên đôi khi nó không đảm bảo về mặt kiến trúc). Tôi muốn tiết diên của cột bê tông ở mức nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo cho liên kết ở đó. Các bác có kế sách gì không? Với lại khoảng cách tối thiểu từ tim của hàng bulong biên đến mép cột và khoảng cách giữa hai bu lông cạnh nhau có yêu cầu gì không để bê tông không bị phá hoai trước khi bulong neo bi phá hoại? Hay phải tính toán? (Tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nói về vấn đề này). Mong các bác chỉ giúp.
    Bạn cần xem lại sơ đồ (schema) của phép tính :
    1) Bạn có thể bỏ hẳn mômen của dầm ở mối nối cột, và xem như gối tưa, cách này cho phép bạn thiết kế cột nhỏ lại. (cách này dùng cho nhà cao tầng, nhưng phải có lõi trung tâm (noyau central)).
    2) Nêu bắt buộc phải có mômen của dầm ở đầu dầm, kinh nghiệm trong ngành kết cấu thép là bạn phải làm gousset (bằng chiều cao H của dầm thép).
    3) Khoảng cách giữa các bù-lon và từ tim bù-lon đến các mép có trong các tiêu chuẩn, bạn cứ tìm mà đọc, chắc chắn là có .

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Khung hỗn hợp : Dầm thép liên kết với cột bê tông

      Bác nào giỏi về kết cấu thép thì bàn tiếp về vấn đề này cho anh em học hỏi , cái nầy hay gặp lắm mà mình cũng rất lơ mơ về sơ đồ tính.BÁc Thu có thể giải thích thêm , cháu cảm ơn !

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Khung hỗn hợp : Dầm thép liên kết với cột bê tông

        Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
        Bạn cần xem lại sơ đồ (schema) của phép tính :
        1) Bạn có thể bỏ hẳn mômen của dầm ở mối nối cột, và xem như gối tưa, cách này cho phép bạn thiết kế cột nhỏ lại. (cách này dùng cho nhà cao tầng, nhưng phải có lõi trung tâm (noyau central)).
        2) Nêu bắt buộc phải có mômen của dầm ở đầu dầm, kinh nghiệm trong ngành kết cấu thép là bạn phải làm gousset (bằng chiều cao H của dầm thép).
        3) Khoảng cách giữa các bù-lon và từ tim bù-lon đến các mép có trong các tiêu chuẩn, bạn cứ tìm mà đọc, chắc chắn là có .
        Nếu làm gối tựa cho dầm thì mô men nhịp rất lớn bác Thu ạ. Bác nói rõ hơn về cái gouset được không ạ?
        Cháu cũng đang làm 1 công trình hỗn hợp cột bê tông, dầm thép, sàn bê tông 2 tầng. Nhịp 12m, bước 6m. Cột cháu làm vai để chịu lực cắt. Đầu dầm cháu bắt bu lông vào thân và vai cột.
        @vanhoi: Nhà của bạn nhịp lớn không mà bạn sợ cột lớn vậy?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Khung hỗn hợp : Dầm thép liên kết với cột bê tông

          Nguyên văn bởi kết cấu sư
          Nếu làm gối tựa cho dầm thì mô men nhịp rất lớn bác Thu ạ. Bác nói rõ hơn về cái gouset được không ạ?
          Cháu cũng đang làm 1 công trình hỗn hợp cột bê tông, dầm thép, sàn bê tông 2 tầng. Nhịp 12m, bước 6m. Cột cháu làm vai để chịu lực cắt. Đầu dầm cháu bắt bu lông vào thân và vai cột.
          @vanhoi: Nhà của bạn nhịp lớn không mà bạn sợ cột lớn vậy?
          Lâu quá bận việc, trở lại thì thấy các câu hỏi đã qua trên 6 tháng.
          Chữ gousset (tiếng Pháp) có thể dịch là gì thì tôi không biết, chưa học tiếng Việt kỹ-thuật đầy đủ.
          Gousset là một bản thép, hàn vào bên dưới một dầm thép, mục đích là để tăng chiều cao của kết cấu dầm, như vậy tăng đòn bẩy, và làm giảm sức kéo của các bù-lon khi đầu dầm phải chịu sức uốn, tuy nhiên khi sức cắt quá to, sắp xếp bù-lon không đủ chỗ, ta còn phải dùng đến gousset để có chỗ bắt bù-lon .
          Dĩ nhiên, các bạn vì lý do sức chịu của bê-tông kém, và vì sự định vị chính xác của công trình kết cấu thép (1mm), các bạn không thể siết chặt bù-lon để ép bản đầu dầm vào cột BT, mà các bạn cần neo cả một bản phụ mỏng hơn vào cột trong khi đúc BT, xem hình vẽ .
          Sơ đồ các công trình công nghệ thì thường là cột bê-tông neo ở móng, đầu cột chịu tải trọng đứng của dầm, với ít mô-men, thông thường ta tính đầu cột như gối tựa .
          Bạn có nói là nếu đầu dầm là gối tựa thì mô-men ở bụng dầm rất lớn : thì cũng hơi lớn, nhưng chỉ có 12m thì có gì là bao ? Có cách làm giảm mô-men giữa dầm là dùng sơ đồ kiểu Zamil (kiểu này ở Âu-châu hay dùng cho nhà công nghệ như nhà kính, nhà kho chứa cỏ khô cho bò ăn, chứa vật liệu ... Nhưng kiểu này không tiện cho kết cấu hỗn hợp : cột BTCT với dầm thép, mà đúng ra phải toàn là thép cả . Lý do là đầu cột BTCT không thể có bộ assemblage (bộ nối bù-lon) đủ sức để chịu mô-men ngàm của dầm.
          Attached Files
          Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 02-02-2007, 08:25 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Khung hỗn hợp : Dầm thép liên kết với cột bê tông

            Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
            Lâu quá bận việc, trở lại thì thấy các câu hỏi đã qua trên 6 tháng.
            Chữ gousset (tiếng Pháp) có thể dịch là gì thì tôi không biết, chưa học tiếng Việt kỹ-thuật đầy đủ.
            Gousset là một bản thép, hàn vào bên dưới một dầm thép, mục đích là để tăng chiều cao của kết cấu dầm, như vậy tăng đòn bẩy, và làm giảm sức kéo của các bù-lon khi đầu dầm phải chịu sức uốn, tuy nhiên khi sức cắt quá to, sắp xếp bù-lon không đủ chỗ, ta còn phải dùng đến gousset để có chỗ bắt bù-lon .
            Dĩ nhiên, các bạn vì lý do sức chịu của bê-tông kém, và vì sự định vị chính xác của công trình kết cấu thép (1mm), các bạn không thể siết chặt bù-lon để ép bản đầu dầm vào cột BT, mà các bạn cần neo cả một bản phụ mỏng hơn vào cột trong khi đúc BT, xem hình vẽ .
            Sơ đồ các công trình công nghệ thì thường là cột bê-tông neo ở móng, đầu cột chịu tải trọng đứng của dầm, với ít mô-men, thông thường ta tính đầu cột như gối tựa .
            Bạn có nói là nếu đầu dầm là gối tựa thì mô-men ở bụng dầm rất lớn : thì cũng hơi lớn, nhưng chỉ có 12m thì có gì là bao ? Có cách làm giảm mô-men giữa dầm là dùng sơ đồ kiểu Zamil (kiểu này ở Âu-châu hay dùng cho nhà công nghệ như nhà kính, nhà kho chứa cỏ khô cho bò ăn, chứa vật liệu ... Nhưng kiểu này không tiện cho kết cấu hỗn hợp : cột BTCT với dầm thép, mà đúng ra phải toàn là thép cả . Lý do là đầu cột BTCT không thể có bộ assemblage (bộ nối bù-lon) đủ sức để chịu mô-men ngàm của dầm.
            Kính gửi chú Thu!
            Cháu cũng là người đam mê về kết cấu thép với một ý tưởng đưa kết cấu thép Việt Nam trở nên phổ biến hơn trong các công trình xây dựng. Chú có thể giúp cháu trong việc tìm thêm các tài liệu về silo thép, các tài liệu tính toán nhà cao tầng kết cấu thép bằng tiếng Anh được không ah!Ở Việt Nam tài liệu hiếm quá! Cháu chân thành cám ơn chú!

            Ghi chú

            Working...
            X