Những ngày cuối tháng 5-2004, tại Hà Nội diễn ra cuộc triển lãm chuyên đề “Công nghiệp điện hạt nhân”. Đây là một lĩnh vực thuần túy chuyên môn, tưởng như ít người quan tâm. Vậy mà mấy ngày mở cửa triển lãm đã có đông đảo khách đến tham quan, trong số đó có không ít người là “ngoại đạo” về điện hạt nhân (ĐHN), họ đến không chỉ vì tò mò trước những công nghệ hiện đại của thế giới, mà còn vì mối quan tâm nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) rồi đây sẽ có ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào? Triển lãm lần này có sự tham gia của 5 quốc gia có NMĐHN là Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản và Pháp.
Phải vất vả lắm chúng tôi mới tìm gặp được phó giáo sư, tiến sĩ (PGS, TS) Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử (NLNT) Việt Nam, ông là một trong số các nhà khoa học đại diện cho các nước tham gia chủ trì chính các cuộc hội thảo.
Phóng viên:- Thưa ông Viện trưởng. Lý do nào dẫn đến cuộc triển lãm công nghệ điện hạt nhân lần thứ 5 này?
PGS, TS Vương Hữu Tấn:- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Tổ công tác chỉ đạo quốc gia về nghiên cứu phát triển điện hạt nhân, Viện NLNT Việt Nam và Viện Năng lượng đã phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các hoạt động nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển NLHN, làm rõ các vấn đề có liên quan đến phát triển ĐHN ở Việt Nam và lập báo cáo tiền khả thi dự án NMĐHN đầu tiên. Hiện tất cả các nghiên cứu đã được hoàn thành và trình các cấp có thẩm quyền xem xét trước khi trình Chính phủ trong năm nay. Để có thể cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, cùng đông đảo nhân dân về tình hình phát triển công nghệ NMĐHN trên thế giới trước khi các báo cáo trên được trình bày Chính phủ, Tổ công tác chỉ đạo quốc gia về nghiên cứu phát triển điện hạt nhân đã cho phép hai viện chúng tôi phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức cuộc triển lãm quốc tế này.
- Nói đến NMĐHN, không ít người “yếu bóng vía” hình dung ngay đó là một quả bom nguyên tử có thể nổ bất cứ lúc nào, hoặc chí ít nó cũng dễ gây ra một thảm họa như kiểu Chéc-nô-bưn ở Liên Xô (cũ)...
- An toàn hạt nhân bao giờ cũng là vấn đề gây ra những lo ngại sâu sắc, đặc biệt là sau tai nạn hạt nhân Chéc-nô-bưn và một số sự cố hạt nhân xảy ra trên thế giới. Nhưng thử nghĩ xem, có hoạt động nào của con người mà không tiềm ẩn những rủi ro và sự cố? Tuy nhiên, phải thừa nhận là do tính nhạy cảm và công khai của ngành công nghiệp hạt nhân nên dù sự cố nhỏ thế nào cũng gây ra sự quan tâm lớn của công chúng, trong khi đó những tai nạn rất lớn của các ngành khác, như vụ vỡ đập thủy điện ở Trung Quốc 1979 làm chết hàng chục nghìn người, thì người ta dễ... quên!
Tôi cần nói ngay, việc hình dung NMĐHN như một quả bom nguyên tử là hoàn toàn sai. Không thể có vụ nổ hạt nhân trong NMĐHN vì điều kiện để xảy ra vụ nổ hạt nhân phải có nhiên liệu với độ giàu cao trên 96%, trong khi nhiên liệu của nhà máy độ giàu chỉ từ 3-5%. Bên cạnh đó, bom nguyên tử phải có một khối lượng tới hạn nhiên liệu được duy trì trong thời gian nhất định, điều này hoàn toàn không có ở bất cứ NMĐHN loại nào.
Tai nạn Chéc-nô-bưn là do những sai sót ngay trong bản thân thiết kế và sự vi phạm quy chế vận hành của con người. Ở nhà máy ấy đã không có vỏ bọc bằng bê tông cốt thép, nên khi sự cố xảy ra, một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra môi trường. Hiện nay, các lò thương mại trên thế giới đều có vỏ bọc bê tông cốt thép, nếu có sự cố xảy ra chất phóng xạ bị giữ trong vỏ bọc này. Các chuyên gia điện nguyên tử đều đã khẳng định rằng sẽ không còn xảy ra tai nạn như kiểu Chéc-nô-bưn nữa. Với các lò hiện nay, xác suất xảy ra sự cố nghiêm trọng là khoảng một phần triệu, một khả năng vô cùng hi hữu. Ở nước ta đã có lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, công suất tuy nhỏ (500KW), ta tiếp thu của Mỹ-ngụy sau ngày giải phóng và đã khôi phục, tăng công suất gấp 2 lần so với cũ, đến nay đã sử dụng qua 20 năm mà không hề xảy ra sự cố nào. Từ nay đến khi có NMĐHN ở Việt Nam, còn khoảng 15 năm nữa, quãng thời gian đủ cho việc đào tạo, học hỏi kinh nghiệm từ những thành công và thất bại trên thế giới.
- Vậy là vào khoảng năm 2020 điện hạt nhân sẽ bổ sung vào nguồn năng lượng của đất nước. Phải chăng đến lúc ấy các nguồn năng lượng thông thường khác như thủy điện, nhiệt điện đã cạn kiệt?
- Đúng vậy. Theo kết quả nghiên cứu tiền khả thi dự án NMĐHN do Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện thì khả năng khai thác tài nguyên bắt đầu không cân đối được nhu cầu năng lượng sơ cấp và lượng thiếu hụt sẽ là 2,67 triệu TOE (tấn dầu quy đổi) vào năm 2015. Đến 2020 sẽ thiếu tới 25 triệu TOE; 2030 là 62,8 triệu TOE. Xét về điện năng, đến 2015 sẽ thiếu 8 tỷ KWh; 2020 sẽ thiếu 36-65 tỷ KWh; 2030 sẽ thiếu 119-188 tỷ KWh. Như vậy, NMĐHN có thể xây dựng ở nước ta với công suất từ 2000MW (phương án cơ sở) đến 4000MW (phương án cao) trong giai đoạn đến năm 2020 trên cơ sở phương án tổng hòa cân đối các nguồn, có tính đến cả tiết kiệm năng lượng. Đối với NMĐHN trong giai đoạn đầu chúng ta phải nhập nhiên liệu (chủ yếu là u-ra-ni của Ô-xtrây-li-a và Ca-na-đa). Tuy nhiên do lượng nhiên liệu tiêu thụ hằng năm không tốn, nên ta có thể dự trữ trong nhiều năm. Có con số so sánh về tiêu thụ nhiên liệu: nhà máy điện chạy than công suất 1000MW mỗi năm cần 2,6 triệu tấn than; NMĐHN cùng công suất mỗi năm tiêu thụ khoảng 30 tấn nhiên liệu hạt nhân.
- Vào những thập niên 80-90 của thế kỷ trước, sau sự cố Chéc-nô-bưn làm cho nhiều quốc gia lo ngại xây dựng NMĐHN, thậm chí như Thụy Điển, Đức có chủ trương loại bỏ. Vậy bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI chúng ta đặt vấn đề xây dựng NMĐHN có phù hợp với xu thế thời đại?
- Giai đoạn này đang rất thuận lợi, khi mà yếu tố môi trường toàn cầu và an ninh năng lượng trở nên có ý nghĩa quyết định xu thế phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển ĐHN đang hứa hẹn tương lai tốt đẹp trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay trên thế giới có 441 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành (châu Á có 95 lò), cung cấp 16% sản lượng điện và 32 lò phản ứng đang được xây dựng (châu Á có 19 lò). Các quốc gia xung quanh ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đều có chương trình ĐHN rất phát triển. In-đô-nê-xi-a đã lập dự án khả thi, đưa NMĐHN 1000MW đầu tiên vào vận hành năm 2015, tức là sẽ đi trước ta khoảng 5 năm. Ở Mỹ, sẽ tăng 10.000MW công suất phát cho 104 NMĐHN hiện có và 50.000MW cho các nhà máy xây mới đến 2020. Phần Lan đã đấu thầu tháng 10-2003 xây tổ máy thứ 5 công suất 1600MW bằng công nghệ EPR của Pháp... Tôi cũng cần phải nói thêm là, các nước mang công nghệ sang đây triển lãm đều là những tấm gương về phát triển ĐHN một cách an toàn, hiệu quả. Hàn Quốc là một thí dụ điển hình về phát triển ĐHN ngay ở giai đoạn đầu tiên của công cuộc công nghiệp hóa trong những năm của thế kỷ trước với GDP trên đầu người có khoảng 80USD (bằng 1/5 GDP của ta hiện nay). Hiện nước này đã có 18 tổ máy ĐHN đang hoạt động, cung cấp hơn 40% nhu cầu điện năng và sau gần 30 năm phát triển, họ đã trở thành một nước xuất khẩu công nghệ ĐHN.
- Trong phương án tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ có đề nghị xây dựng NMĐHN theo công nghệ nào?
- Việc lựa chọn công nghệ thích hợp đang được cân nhắc. Từ nay đến 2010 chúng tôi sẽ tư vấn cho Chính phủ về loại công nghệ cụ thể. Ta có thể áp dụng một hoặc hai loại lò mà các nước có mặt trong cuộc triển lãm lần này đã làm. Chẳng hạn: Với Nhật Bản áp dụng cả hai loại là lò nước sôi và nước áp lực; Ấn Độ chỉ áp dụng kiểu lò CANDU của Ca-na-đa... Khi đã lựa chọn được công nghệ, sẽ tổ chức đấu thầu mua thiết bị. Với NMĐHN, việc đầu tư ban đầu là lớn, cỡ hàng trăm tỉ USD. Song điện hạt nhân góp phần giải quyết vấn đề môi trường trong phát triển năng lượng bền vững. Các NMĐHN hiện tại được thiết kế với thời hạn sử dụng 30-40 năm; các thiết kế mới có xu hướng tăng tuổi thọ nhà máy lên40-50 năm, thậm chí 60 năm.
- Thưa ông Viện trưởng. Trong dự án tiền khả thi, địa điểm thích hợp cho việc đặt NMĐHN ở đâu?
- Chúng tôi đã đề nghị chọn 3 địa điểm thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Phú Yên. Địa điểm được chọn lựa cuối cùng sẽ đáp ứng các yêu cầu về khoa học công nghệ môi trường và quốc phòng an ninh.
- Việc Trung Quốc xây dựng các NMĐHN ở phía nam có ảnh hưởng gì đến việc ta sẽ xây dựng NMĐHN trong tương lai không?
- Hiện nay Trung Quốc đã có 7 nhà máy đang hoạt động với tổng công suất 6700MW, 4 nhà máy đang xây dựng và 6 nhà máy đã có kế hoạch xây dựng. Đến 2010 dự kiến sản lượng điện hạt nhân của họ tăng gấp 10 lần so với 1997. Việc Trung Quốc xây dựng các NMĐHN ở phía nam đã đặt nước ta, nhất là các tỉnh phía bắc phải chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nằm trong phạm vi ảnh hưởng của các NMĐHN. Vấn đề vận hành an toàn các NMĐHN không còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà đã mang tính khu vực và quốc tế. Việc chuyển giao công nghệ điện hạt nhân phải được sự phê chuẩn của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và nhiều tổ chức hữu quan khác, trong đó có vấn đề tuân thủ luật an toàn hạt nhân là một trong các điều kiện tiên quyết.
- Xin cảm ơn ông Viện trưởng.
Phạm Quang
http://www.quandoinhandan.org.vn/ct/sk_phai.php?id=1271
Phải vất vả lắm chúng tôi mới tìm gặp được phó giáo sư, tiến sĩ (PGS, TS) Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử (NLNT) Việt Nam, ông là một trong số các nhà khoa học đại diện cho các nước tham gia chủ trì chính các cuộc hội thảo.
Phóng viên:- Thưa ông Viện trưởng. Lý do nào dẫn đến cuộc triển lãm công nghệ điện hạt nhân lần thứ 5 này?
PGS, TS Vương Hữu Tấn:- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Tổ công tác chỉ đạo quốc gia về nghiên cứu phát triển điện hạt nhân, Viện NLNT Việt Nam và Viện Năng lượng đã phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các hoạt động nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển NLHN, làm rõ các vấn đề có liên quan đến phát triển ĐHN ở Việt Nam và lập báo cáo tiền khả thi dự án NMĐHN đầu tiên. Hiện tất cả các nghiên cứu đã được hoàn thành và trình các cấp có thẩm quyền xem xét trước khi trình Chính phủ trong năm nay. Để có thể cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, cùng đông đảo nhân dân về tình hình phát triển công nghệ NMĐHN trên thế giới trước khi các báo cáo trên được trình bày Chính phủ, Tổ công tác chỉ đạo quốc gia về nghiên cứu phát triển điện hạt nhân đã cho phép hai viện chúng tôi phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức cuộc triển lãm quốc tế này.
- Nói đến NMĐHN, không ít người “yếu bóng vía” hình dung ngay đó là một quả bom nguyên tử có thể nổ bất cứ lúc nào, hoặc chí ít nó cũng dễ gây ra một thảm họa như kiểu Chéc-nô-bưn ở Liên Xô (cũ)...
- An toàn hạt nhân bao giờ cũng là vấn đề gây ra những lo ngại sâu sắc, đặc biệt là sau tai nạn hạt nhân Chéc-nô-bưn và một số sự cố hạt nhân xảy ra trên thế giới. Nhưng thử nghĩ xem, có hoạt động nào của con người mà không tiềm ẩn những rủi ro và sự cố? Tuy nhiên, phải thừa nhận là do tính nhạy cảm và công khai của ngành công nghiệp hạt nhân nên dù sự cố nhỏ thế nào cũng gây ra sự quan tâm lớn của công chúng, trong khi đó những tai nạn rất lớn của các ngành khác, như vụ vỡ đập thủy điện ở Trung Quốc 1979 làm chết hàng chục nghìn người, thì người ta dễ... quên!
Tôi cần nói ngay, việc hình dung NMĐHN như một quả bom nguyên tử là hoàn toàn sai. Không thể có vụ nổ hạt nhân trong NMĐHN vì điều kiện để xảy ra vụ nổ hạt nhân phải có nhiên liệu với độ giàu cao trên 96%, trong khi nhiên liệu của nhà máy độ giàu chỉ từ 3-5%. Bên cạnh đó, bom nguyên tử phải có một khối lượng tới hạn nhiên liệu được duy trì trong thời gian nhất định, điều này hoàn toàn không có ở bất cứ NMĐHN loại nào.
Tai nạn Chéc-nô-bưn là do những sai sót ngay trong bản thân thiết kế và sự vi phạm quy chế vận hành của con người. Ở nhà máy ấy đã không có vỏ bọc bằng bê tông cốt thép, nên khi sự cố xảy ra, một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra môi trường. Hiện nay, các lò thương mại trên thế giới đều có vỏ bọc bê tông cốt thép, nếu có sự cố xảy ra chất phóng xạ bị giữ trong vỏ bọc này. Các chuyên gia điện nguyên tử đều đã khẳng định rằng sẽ không còn xảy ra tai nạn như kiểu Chéc-nô-bưn nữa. Với các lò hiện nay, xác suất xảy ra sự cố nghiêm trọng là khoảng một phần triệu, một khả năng vô cùng hi hữu. Ở nước ta đã có lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, công suất tuy nhỏ (500KW), ta tiếp thu của Mỹ-ngụy sau ngày giải phóng và đã khôi phục, tăng công suất gấp 2 lần so với cũ, đến nay đã sử dụng qua 20 năm mà không hề xảy ra sự cố nào. Từ nay đến khi có NMĐHN ở Việt Nam, còn khoảng 15 năm nữa, quãng thời gian đủ cho việc đào tạo, học hỏi kinh nghiệm từ những thành công và thất bại trên thế giới.
- Vậy là vào khoảng năm 2020 điện hạt nhân sẽ bổ sung vào nguồn năng lượng của đất nước. Phải chăng đến lúc ấy các nguồn năng lượng thông thường khác như thủy điện, nhiệt điện đã cạn kiệt?
- Đúng vậy. Theo kết quả nghiên cứu tiền khả thi dự án NMĐHN do Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện thì khả năng khai thác tài nguyên bắt đầu không cân đối được nhu cầu năng lượng sơ cấp và lượng thiếu hụt sẽ là 2,67 triệu TOE (tấn dầu quy đổi) vào năm 2015. Đến 2020 sẽ thiếu tới 25 triệu TOE; 2030 là 62,8 triệu TOE. Xét về điện năng, đến 2015 sẽ thiếu 8 tỷ KWh; 2020 sẽ thiếu 36-65 tỷ KWh; 2030 sẽ thiếu 119-188 tỷ KWh. Như vậy, NMĐHN có thể xây dựng ở nước ta với công suất từ 2000MW (phương án cơ sở) đến 4000MW (phương án cao) trong giai đoạn đến năm 2020 trên cơ sở phương án tổng hòa cân đối các nguồn, có tính đến cả tiết kiệm năng lượng. Đối với NMĐHN trong giai đoạn đầu chúng ta phải nhập nhiên liệu (chủ yếu là u-ra-ni của Ô-xtrây-li-a và Ca-na-đa). Tuy nhiên do lượng nhiên liệu tiêu thụ hằng năm không tốn, nên ta có thể dự trữ trong nhiều năm. Có con số so sánh về tiêu thụ nhiên liệu: nhà máy điện chạy than công suất 1000MW mỗi năm cần 2,6 triệu tấn than; NMĐHN cùng công suất mỗi năm tiêu thụ khoảng 30 tấn nhiên liệu hạt nhân.
- Vào những thập niên 80-90 của thế kỷ trước, sau sự cố Chéc-nô-bưn làm cho nhiều quốc gia lo ngại xây dựng NMĐHN, thậm chí như Thụy Điển, Đức có chủ trương loại bỏ. Vậy bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI chúng ta đặt vấn đề xây dựng NMĐHN có phù hợp với xu thế thời đại?
- Giai đoạn này đang rất thuận lợi, khi mà yếu tố môi trường toàn cầu và an ninh năng lượng trở nên có ý nghĩa quyết định xu thế phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển ĐHN đang hứa hẹn tương lai tốt đẹp trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay trên thế giới có 441 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành (châu Á có 95 lò), cung cấp 16% sản lượng điện và 32 lò phản ứng đang được xây dựng (châu Á có 19 lò). Các quốc gia xung quanh ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đều có chương trình ĐHN rất phát triển. In-đô-nê-xi-a đã lập dự án khả thi, đưa NMĐHN 1000MW đầu tiên vào vận hành năm 2015, tức là sẽ đi trước ta khoảng 5 năm. Ở Mỹ, sẽ tăng 10.000MW công suất phát cho 104 NMĐHN hiện có và 50.000MW cho các nhà máy xây mới đến 2020. Phần Lan đã đấu thầu tháng 10-2003 xây tổ máy thứ 5 công suất 1600MW bằng công nghệ EPR của Pháp... Tôi cũng cần phải nói thêm là, các nước mang công nghệ sang đây triển lãm đều là những tấm gương về phát triển ĐHN một cách an toàn, hiệu quả. Hàn Quốc là một thí dụ điển hình về phát triển ĐHN ngay ở giai đoạn đầu tiên của công cuộc công nghiệp hóa trong những năm của thế kỷ trước với GDP trên đầu người có khoảng 80USD (bằng 1/5 GDP của ta hiện nay). Hiện nước này đã có 18 tổ máy ĐHN đang hoạt động, cung cấp hơn 40% nhu cầu điện năng và sau gần 30 năm phát triển, họ đã trở thành một nước xuất khẩu công nghệ ĐHN.
- Trong phương án tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ có đề nghị xây dựng NMĐHN theo công nghệ nào?
- Việc lựa chọn công nghệ thích hợp đang được cân nhắc. Từ nay đến 2010 chúng tôi sẽ tư vấn cho Chính phủ về loại công nghệ cụ thể. Ta có thể áp dụng một hoặc hai loại lò mà các nước có mặt trong cuộc triển lãm lần này đã làm. Chẳng hạn: Với Nhật Bản áp dụng cả hai loại là lò nước sôi và nước áp lực; Ấn Độ chỉ áp dụng kiểu lò CANDU của Ca-na-đa... Khi đã lựa chọn được công nghệ, sẽ tổ chức đấu thầu mua thiết bị. Với NMĐHN, việc đầu tư ban đầu là lớn, cỡ hàng trăm tỉ USD. Song điện hạt nhân góp phần giải quyết vấn đề môi trường trong phát triển năng lượng bền vững. Các NMĐHN hiện tại được thiết kế với thời hạn sử dụng 30-40 năm; các thiết kế mới có xu hướng tăng tuổi thọ nhà máy lên40-50 năm, thậm chí 60 năm.
- Thưa ông Viện trưởng. Trong dự án tiền khả thi, địa điểm thích hợp cho việc đặt NMĐHN ở đâu?
- Chúng tôi đã đề nghị chọn 3 địa điểm thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Phú Yên. Địa điểm được chọn lựa cuối cùng sẽ đáp ứng các yêu cầu về khoa học công nghệ môi trường và quốc phòng an ninh.
- Việc Trung Quốc xây dựng các NMĐHN ở phía nam có ảnh hưởng gì đến việc ta sẽ xây dựng NMĐHN trong tương lai không?
- Hiện nay Trung Quốc đã có 7 nhà máy đang hoạt động với tổng công suất 6700MW, 4 nhà máy đang xây dựng và 6 nhà máy đã có kế hoạch xây dựng. Đến 2010 dự kiến sản lượng điện hạt nhân của họ tăng gấp 10 lần so với 1997. Việc Trung Quốc xây dựng các NMĐHN ở phía nam đã đặt nước ta, nhất là các tỉnh phía bắc phải chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nằm trong phạm vi ảnh hưởng của các NMĐHN. Vấn đề vận hành an toàn các NMĐHN không còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà đã mang tính khu vực và quốc tế. Việc chuyển giao công nghệ điện hạt nhân phải được sự phê chuẩn của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và nhiều tổ chức hữu quan khác, trong đó có vấn đề tuân thủ luật an toàn hạt nhân là một trong các điều kiện tiên quyết.
- Xin cảm ơn ông Viện trưởng.
Phạm Quang
http://www.quandoinhandan.org.vn/ct/sk_phai.php?id=1271
Ghi chú