QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tính móng bè?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tính móng bè?

    theo một số tài liêu.....em đọc..thi tính móng bè như môt bản sàn lật ngươc...vay phải tính như thế nào đây hả các bác?

  • #2
    Ðề: tính móng bè?

    Mong các bác chỉ dẫn thêm về thiết kế móng bè.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: tính móng bè?

      to tamfot: cậu thiết kế móng bè thì cho vào chương trình safe mà tính, ra ngay ý mà! safe có đầy đủ tính năng tình móng bè đấy! móng bè cũng có thể mô hình hóa như sàn thường với đầy đủ tải trọng tập chung (chân cột) và tải trọng phân bố (sàn tầng hầm), sau đó khai báo thêm cái chiều dày dự kiến và hệ số nền nữa là xong. kết quả chạy ra rất trực quan!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: tính móng bè?

        Tôi có một vấn đề hơi bị mắc mứu ở đây: Khả năng chống xuyên thủng của móng bè. Tôi thấy phần lớn làm dày 200mm, thép 2 lớp, kích thước ô có khi lên đến 6mx6m. Như vậy nếu tính theo xuyên thủng có đủ không nhỉ? Ai có ý kiến gì xin chỉ giúp dùm. Thành thật biết ơn.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: tính móng bè?

          Ở trong quyển BTCT 2 có cách tính móng bè đấy. Tôi đọc thấy cũng dễ hiểu, tôi cũng đã lập một chương trình tính móng bè bằng Excel để tôi up lên cho anh em thao khảo nhé!
          Chú để anh!
          Thôi bác để em!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: tính móng bè?

            Chao dien dan,
            Toi xin tham gia de tai nay va co trao doi them vai van dẹ
            1. Neu ban nao dùng SAFE, he so subgrade modulus lay tu dau va neu duoc cho mot khoang gia tri cua subgrade modulus thi nen dung nhu the nao .
            2. Tinh vong lap ke cac lo xo khongcon bi keo nua, thuc chat thi khi lap se cho mot sai so, sai so nay y nghia gi vay .
            3. Khi the ke mong be duoi tuong, co nen mo phong tuong o do khong, vi tuong se la mong lai cho do cung hon va trong SAFE khi tinh thep thi se ke tuong vao trong tiet dien tinh thep, neu khong ke tuong vao thi ket cau se mem nhung thuc te thi khong mem .
            4. Ve strip nao thi no se tinh thep strip do, nghe thuat ve strip de cho de lay thep ra nhu the nao .
            5. Khi xuat ket qua tu Etabs vao SAFE, lam cac nao de xoa cac thanh phan luc ma minh khong muon va cac to hop tai trong can de tinh toan ma thoi .
            Cac ban nao co kinh nghiem ve van de nay trao doi them .
            Cam on rat nhieu .

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: tính móng bè?

              Toi xin góp ý thêm về đề tài của bạn:
              +Nếu tính bằng Safe, etab, sap và mô tả nền bằng gối lò xo thì nên chia Hệ số nền (K)/1m2 như vậy khi xem kết quả nội lực sẽ dễ dàng hơn không phải qui đổi nữa khi tính thép cho bản móng bè. Tôi thấy khi tính với hệ số nền vào bằng nhau thì nội lực không có sự biến thiên lớn. nên đưa hệ số nền vào có sự chên lệch theo vị trí để khảo sát thêm.
              +Hệ số nền nên xác định bằng máy đo thực nghiệm tại hiện trường. (Viện IBST đã có máy này). Nếu lấy theo sách thì K có khỏang dao động quá lớn .
              +Nếu tính theo phương pháp này thì dầm móng thép ra rất bé. Đề nghị tính theo mô hình móng bè lật ngược để khảo sát thêm.

              1. Cam on ban da co tra loi, thu nhat toi khong phai lam de tai, thu hai la toi muon tim hieu xem anh em ben nha thiet ke ra sao vi he so nen rat co nhieu tranh cai khi toi con o trong nuoc, con o My thi con so nay la Soil Engineer cung cap, khong can phai lo lang gi hẹt
              2. He so nen chia ve don vi unit thi cung ok, nhung trong safe neu he don vi My, tuy theo don vi nhung thuong la pci - pound per cubic feet, co nghia la ap luc lam cho mot don vi dien tich chuyen vi mot don vi, con sau do ban tinh toan cho dien tich thi moi tinh ra tren don vi dien tịch, con chia mot met khong tien loi hon gi trong khi coi noi lục
              2. Tinh theo phuong phap nay thi thep dam goi cho la "be", vay be so voi cai gi, cai nay thi la tinh du tai sao thep bi be, neu tinh theo san lat nguoc thi co thuc su dung, an toan va thep "du lon" hay khong.
              Tung VO, MS, Design Engineer I

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: tính móng bè?

                +Nếu tính theo phương pháp này thì dầm móng thép ra rất bé. Đề nghị tính theo mô hình móng bè lật ngược để khảo sát thêm.[/QUOTE]
                Xin hỏi A T Anh , nếu tính như móng bè lật ngược thì áp lực tác dụng lên móng của từng ô móng , xem như làm việc tổng thể rồi lấy cùng một giá trị hay là tính riêng cho từng ô (khi tính lún xem như làm việc tổng thể)

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: tính móng bè?

                  xin chao cac bac.cho em hỏi :
                  trong vấn đề tính lún cho móng bè,tiêu chuẩn cho phép độ lun tuyệt đối và độ lún lệch là bao nhiêu ,trong quy phạm nào.
                  ngoài ra cho em hỏi thêm :khi xảy ra lún lệch thì sẽ phát sinh nội lực trong bản thân móng cũng như kết cấu bên trên móng ,vậy nội lực phát sinh này sẽ được tinh như thế nào.
                  Mong các bác chỉ giúp cho em với.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: tính móng bè?

                    Về vấn đề lún và lún lệch trong móng bè bạn tham khảo trong cuốn "Móng nhà cao tầng- kinh nghiệm nước ngoài" của thầy Nguyễn Bá Kế còn về hệ số nền (trên mặt bằng móng, hệ số nền của các điểm là khác nhau, phụ thuộc vào tính chất cơ lý của đất) thì bạn tham khảo cuốn "Sổ tay dành cho kỹ sư địa kỹ thuật" của tác giảTrần Văn Việt.
                    Tôi nghĩ là khi bạn giải nội lực bằng SAP hay ETABS (hoặc STAAD.foundation) thì mà chia nhỏ Shell thì việc phát sinh thêm nội lực khi lún lệch không có gì đáng bàn nữa
                    Trong hầu hết các tài liệu người ta đều hướng dẫn tính móng bè như bản sàn lộn ngược( kể cả đặt thép ứng lực trước) nên cách đó tôi nghĩ là đáng tin cậy.
                    Vấn đề lớn nhất là chúng ta không xác định được chính xác hệ số nền
                    Hầu hết các công trình mà tôi đã làm đều không có những số liệu khảo sát địa chất đủ để tính toán hệ số nền và hệ số nền cũng không phản ánh được những tính chất cơ lý của đất nên cũng không nên đưa ra con số độ lún chính xác mà chỉ dựa vào hệ số nền thôi.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: tính móng bè?

                      Có một vấn đề mà tôi rất ngại nếu không muốn nói là xấu hổ vì tuy rất yêu thích môn cơ học đất, dành nhiều thời gian cho nó nhưng khi nhận được công trình chưa có số liệu khảo sát địa chất, đến hiện trường xem nhưng không dám chắc nên làm móng bè hay không, thôi thì cứ làm móng cọc cho chắc ăn, còn việc dự tính độ lún cuối cùng của móng thì... không tưởng.
                      Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế lớn quá...!
                      Các bạn có nghĩ rằng sinh viên xây dựng cần được thực hành nhiều hơn
                      hiện nay rất nhiều không? Nếu bạn xây dựng công trình nhà dân ở các tỉnh thì sẽ chẳng có số liệu địa chất để ngồi tính theo lý thuyết đâu
                      Nếu bạn làm nhà cho người thân thì sẽ thấy thật là có lỗi nếu bắt họ phải chi phí thêm những khoản lớn cho 1 phương án móng quá an toàn

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: tính móng bè?

                        xin cam on anh Trung da tra loi va chid an tai lieu cho em.
                        do may tinh hu nen lau roi em moi len xem lai bai duoc.
                        Con van de em hoi la van de o cho : trong cuon nen va mong cua LE ANH HOANG co noi toi Cy ( C phy) va da dua ra cong thuc tinh . He so nay duoc xet den khi xet den su xoay cua mong . Vay khi xet den lun lech thi co dung cham gi den he so nay khong ?
                        Tai trong cuon " NEN VA MONG" ma em doc thi thay LE ANH HOANG khong noi gi den van de lun lech gi ca ,
                        Mong anh chi giup

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: tính móng bè?

                          Nguyên văn bởi phamthanhtrung
                          Có một vấn đề mà tôi rất ngại nếu không muốn nói là xấu hổ vì tuy rất yêu thích môn cơ học đất, dành nhiều thời gian cho nó nhưng khi nhận được công trình chưa có số liệu khảo sát địa chất, đến hiện trường xem nhưng không dám chắc nên làm móng bè hay không, thôi thì cứ làm móng cọc cho chắc ăn, còn việc dự tính độ lún cuối cùng của móng thì... không tưởng.
                          Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế lớn quá...!
                          Các bạn có nghĩ rằng sinh viên xây dựng cần được thực hành nhiều hơn
                          hiện nay rất nhiều không? Nếu bạn xây dựng công trình nhà dân ở các tỉnh thì sẽ chẳng có số liệu địa chất để ngồi tính theo lý thuyết đâu
                          Nếu bạn làm nhà cho người thân thì sẽ thấy thật là có lỗi nếu bắt họ phải chi phí thêm những khoản lớn cho 1 phương án móng quá an toàn
                          Tôi lại không nghĩ vậy đâu. Móng cọc thực chất là con dao hai lưỡi vì khi không có số liệu khảo sát cụ thể thì nguy cơ đặt mũi cọc tựa vào tầng đất yếu đã từng xảy ra ở rất nhiều công trình và gây lún nghiêm trọng, do vậy phương án móng bè thực ra vẫn là giải pháp có thể sử dụng đối với công trình nhà ở dưới 6 tầng, khi mà số liệu địa chất bị hạn chế thì nhiều người vấn thiết kế vo là giả định nền đất dưới đáy móng đạt 1kg/cm2. Trong trường hợp thực tế mà không đạt được thì cũng dễ tìm các giải pháp gia cố nền hoặc tăng móng như đóng cọc tre, sử dụng cọc cát ....
                          Your dream comes true
                          Ytuongdep@yahoo.com

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: tính móng bè?

                            To phamtrongphuong:
                            Cám ơn bác phương song khi làm nhà mình mới thây ghê tay vì chỗ mình làm đất không đủ ẩm để gia cố cọc tre, không có chỗ nào để thuê làm cọc cát, chủ nhà ngại làm móng bè và phải đào tương đối sâu nếu Rtc=1 Kg/cm2 với lại thú thật là cũng không thuyết phục được chủ nhà
                            vốn tính chắc ăn.
                            to duybk:
                            Duy à, cái Cphi ấy dùng cho chuyển vị xoay của móng dưới cột (thường là móng dơn, móng băng, bè nhưng chủ yếu dùng cho móng chân vịt, móng đơn)
                            Nó chính là phần khai báo advance khi khai báo liên kết spring giữa chân cột và đất ở trong SAP, ETABS (độ cứng chống xoay), đối với tải lệch tâm và kết cấu chống động đất thì điều nảy rất có ý nghĩa vỉ nói chung các móng nông thường không liên kết ngàm với đất
                            Đối với móng cọc do ta cho liên kết ngàm giữa đất và cột nên không cần hệ số đó nữa.
                            Công thức đó có trong Snip 18-58 nhưng nói chung bây giờ người ta sử dụng SAP, ETAP nhiều, với lai qui phạm đó tính ra kết quả gần đúng, lại phải dựa vào Cz nữa
                            Trong hầu hết các trường hợp bạn khai báo liên kết là ngàm thì an toàn và dễ dàng hơn vì khi đó bậc siêu tĩnh tăng làm tăng giá trị nội lực
                            Còn không phải CT đó chỉ dùng cho nhà lún lệch thôi đâu,
                            Một vài dòng mong bạn xem xet, các bác cho ý kiến thêm vì đây mới chỉ là quan điểm cá nhân của em, chắc là còn những khiếm khuyết

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: tính móng bè?

                              To duybk:
                              Khi tính lún lệch thì bạn phải dùng hệ số này đấy ví bạn đã dùng mô hình spring thì nên dùng tới cùng, lúc đó bạn cũng phải tính cả hệ đà kiềng vì có lún lệch thì sẽ xuất hiện nội lực trong đà kiềng

                              Ghi chú

                              Working...
                              X