QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tính móng bè?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: tính móng bè?

    xin cảm ơn anh da chi bao .Tuy nhien , em có 1 vai thắc mắc?(em chỉ là SV , kiến thức còn chưa ổn)
    Nếu trong sơ đồ tinh mà cho là "ngàm" hay là cả chuyen vị dứng nữa ,
    Nếu vậy dất đâu còn là vật liệu đàn hồi nữa? và khi minh cho là lien kết ngàm thi khi đó nội lực giải ra co đúng không (bởi vì khi đó sơ đồ tính khong chính xác vì không mổ đựơc tính đàn hồi của đất)
    Trên đây là ý kiến riêng của em , có gi sai sót mong anh TRUNG va các đàn anh chi bảo thêm . xin cam on Anh Trung

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: tính móng bè?

      to duybk:
      Trong SAP thì ta chỉ có thể mô tả tương tác( 1 cách tương đối giữa nền móng (base or foundation) và đất (ground or soil) thôi thông qua các thông số về độ cứng đàn hồi, và sẽ cho ra kết quả lún và nội lực.
      Tuy nhiên, nếu móng chỉ có chuyển vị đứng (lún) thôi, còn chuyển vị theo 5 phương kia (3 chuyển vị xoay và 2 chuyển vị theo phương x,y) thì mô hình ngàm là hợp lý, lại thiên về an toàn, còn tất nhiên nó không đúng hoàn toàn với lý thuyết như các thầy ở trường dạy theo các phương pháp academic hay pure theory. Do đó nếu là móng cọc hay móng đơn có chiều sâu đặt móng hm> hmin thì em có thể sử dụng mô hình ngàm, còn nếu em có đủ dữ liệu để tính kcoc rồi thì dùng mô hình winkler cho cọc thì sẽ chính xác hơn
      Nếu là móng băng hay bè thì sẽ phải sử dụng mô hình winkler rồi để tính theo móng mềm chứ vì theo tác giả Trần Văn Việt trong cuốn cẩm nang dành cho kỹ sư đia kỹ thuật thì móng móng mềm lún gấp 1.25 lần móng cứng đấy.
      Thông thường thì mọi người không dùng SAP để tính lún mà chủ yếu là tính nội lực
      Bọn anh hay tách kết cấu móng và thân riêng rẽ để tính lún theo các phương pháp khác nhau của cơ đất
      Trên thực tế, khi tách riêng kết cấu móng (ví dụ móng bè, hộp...) thì sẽ tính với độ cứng qui đổi (vì khi móng + thân công trình thì độ cứng sẽ lớn hơn so với kết cấu móng đứng riêng rẽ- cách qui đổi thì anh trong sách của thầy NB Kế) song đây là một vấn đề lớn, cần được bàn thêm.
      Nếu em đang làm đồ án thì em phải trao đổi quan điểm về sơ đồ tính của mình với thầy hướng dấn trước khi bảo vệ vì trong nhà trường thì vấn đề tính toán theo lý thuyết hay quan điểm riêng của các thầy vẫn rất quan trọng
      Còn khi ra thực tế thì em sẽ phải cân nhắc giữa thực tế, lý thuyết, khả thi, và kinh tế
      quan điểm của anh là em và anh nên có đầy đủ những kiến thức và thông tin (tất nhiên là từ nhiều góc độ) trước khi đưa ra quyết định riêng của mình. vì vậy anh nói lên quan riêng của mình để em tham khảo, em cũng nên tham khảo thêm ý kiến của các anh khác để có cái nhìn toàn diện hơn.
      Chúc em thành công

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: tính móng bè?

        Trong Phạn vi móng mềm, Subgrade modulus K được lấy trưc tiếp từ thí nghiệm bàn nén hiện trường.
        - Là giá trị tức thời và cục bộ. Không nên sử dụng thí nghiệm odoemeter để tính ngược ra K. Vì thí nghiệm nầy cho độ lún cố kết sau cùng. giá trị K nầy thay đổi trên bè. Một số quan niệm tính toán cho rằng sử dụng 1 K cho toàn bộ mặt bằng là không đúng. Thí nghiệm thực tế đã cho thấy rằng K thay đổi tùy theo vị trí, lực tác dung, đất nền . Thông thường để đơn giản tính toán người ta chia móng bè thành 3 khu vực: Tâm , Trung gian, Biên ứng với hệ số K khác nhau
        - sử dụng giá trị K vào các chương trình PTHH để giải quyết bài toán đàn hồi rất hiệu quả. nhưng không nên vượt quá giới hạn đàn hồi. vì đất sẻ bắt đầu chảy dẻo cục bộ và có sự phân phối lại nội lực. Hiện nay chương trình tính Plaxis có thể cho kết quả tương đối hơn so với các chương trình kết cấu thông dụng
        Móng bè trên dầm lật ngươc. theo tôi cột nằm trên dầm sẻ không tính xuyên thủng, mà chỉ kiểm tra chịu cắt ngay tại gần mép dầm

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: tính móng bè?

          Nguyên văn bởi tuananhcdc
          Toi xin góp ý thêm về đề tài của bạn:
          +Nếu tính bằng Safe, etab, sap và mô tả nền bằng gối lò xo thì nên chia Hệ số nền (K)/1m2 như vậy khi xem kết quả nội lực sẽ dễ dàng hơn không phải qui đổi nữa khi tính thép cho bản móng bè. Tôi thấy khi tính với hệ số nền vào bằng nhau thì nội lực không có sự biến thiên lớn. nên đưa hệ số nền vào có sự chên lệch theo vị trí để khảo sát thêm.
          +Hệ số nền nên xác định bằng máy đo thực nghiệm tại hiện trường. (Viện IBST đã có máy này). Nếu lấy theo sách thì K có khỏang dao động quá lớn .
          +Nếu tính theo phương pháp này thì dầm móng thép ra rất bé. Đề nghị tính theo mô hình móng bè lật ngược để khảo sát thêm.
          Viện IBST ở đâu vậy? Máy này tuyệt chiêu vậy sao?

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: tính móng bè?

            ai co file ban ve mong be cho em xin voi , mong bang nua , xin da ta

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: tính móng bè?

              Em thay trong cuon sach MONG NHA CAO TANG - KINH NGHIEM NUOC NGOAI do gs NGUYEN BA KE viet co phan chi dan tinh toan mong be rat chi tiet, va em thay rang các suon mong ( các dầm ) nếu như thiết kế dạng vát 45 độ thì bề dày của bản móng có thể giảm xuống, em thấy ở mình thông thương thiết kế sườn móng là các dầm chữ nhật, như thế làm việc không hiệu quả bằng các dầm hình thang cân có cạnh nghiêng 45 độ vừa chống đâm thủng tốt, lại giảm được nhịp tính toán của bản móng cũng như huy động tốt hơn sự truyền tải trọng.
              Em thấy công ti em có thiết kế một số côgn trình khoảng 12tang bằng móng bè ,đang thi công nên cũng chưa biết thế nào, em chỉ ngại cái là nó lún nhiều quá thôi. mÀ THẤY CÁC ông ý thiết kế một công trình bề rộng nhịp 8m, tổng diện tích đế móng khoảng 1000m2 , tính sức chịu tải cho nền đất theo đúng kích thước đế móng là không chính xác lắm thì phải, vì hình như nếu B >6-8 mét thì chỉ được tính sức chịu tải theo bề rộng là 8m thôi.
              Mong các anh chỉ giáo thêm.
              Songphao101

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: tính móng bè?

                Xin hỏi các Bác ạh!
                Bác nào có biểu đồ nội lực của móng bè có sườn, không sườn thì post lên hay gửi mail cho em với nhe!
                Em xin cảm ơn nhìu ạh!
                Mail của em ạh: sunyalhai@yahoo.com
                BÁc cứ cho 1 vi dụ và kèm theo bản vẽ, mục đích là em muốn biết móng bè chịu lực như thế nào ạh?
                Các Bác giúp em nhé!

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: tính móng bè?

                  Nói vậy cuối cùng cũng chẳng thấy ai đề xuất ra được cách tính móng bè ra sao để anh em thực hành ?

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: tính móng bè?

                    Các bạn nên tập trung vào chủ đề đưa ra cụ thể cách tính móng bè trong etab, hoặc sap, hoặc safe để mọi người hỏi có câu trả lời rõ ràng, tránh sa đà bàn luận những thứ đâu đâu, linh tinh, trong khi cái cơ bản lại ko chỉ ra. Vấn đề mà nhiều anh em trong diền đàn quan tâm là chỉ ra cách nhập hệ số nền trong etab, cách sơ đồ tính một móng bè hoặc móng băng trong etab, nhưng trên hết là mong muốn một sự trả lời cởi mở, rộng lượng của những người đi trước, chứ không phải úp úp mở mở giấu giấu diếm diếm ko đàng hoàng tí nào. Thân ái!

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: tính móng bè?

                      Đáng buồn thay có những người vào spam bài vớ vẩn, chẳng có ý nghĩa gì. For example: hennycuong, dovi, hieunghiem...

                      Ghi chú

                      Working...
                      X