QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

    Xin các bạn cho biết, đường kính thép cốt theo các tiêu chuẩn hiện hành TCVN 1651-1985 và TCVN 6285-1997 có được sai số không ?

    Thí dụ : đường kính thép cốt 25 , khi kiểm tra chỉ có 24.5. Vậy có được chấp nhận không? Thiết kế tính với 25.5 hay 25 đây?

    Nếu không dùng thép cốt nhóm C-I,II,III,IV mà dùng RB300, RB400, RB500, RB300W, RB500W thì các bạn có bỡ ngỡ không ?

  • #2
    Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

    Mình vẫn thiết kế fi25 thôi. Còn chuyện thép thiếu xử lý ra sao đó là việc của đơn vị thi công với chủ đầu tư chứ!
    40X4-7916

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

      Bác chưa đọc hết tiêu chuẩn đấy à? tôi không phải chuyên gia vấn đề này nhưng có lần đọc trong TCVN 6285-1997 đã thấy có quy định rõ ràng. Chẳng hạn thép d12 thì cho phép sai số kích thước + - mấy phần trăm đấy. Có gì mà phải băn khoăn.
      Với thép d24,5 chắc chắn là nằm trong khoảng sai số của d25 nên cứ tính d =25,0. Hoàn toàn chấp nhận được. Để mấy bữa nữa scan lại quyển đấy post lên cho bác xem.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

        Nguyên văn bởi cafedendanhatrang
        Bác chưa đọc hết tiêu chuẩn đấy à? tôi không phải chuyên gia vấn đề này nhưng có lần đọc trong TCVN 6285-1997 đã thấy có quy định rõ ràng. Chẳng hạn thép d12 thì cho phép sai số kích thước + - mấy phần trăm đấy. Có gì mà phải băn khoăn.
        Với thép d24,5 chắc chắn là nằm trong khoảng sai số của d25 nên cứ tính d =25,0. Hoàn toàn chấp nhận được. Để mấy bữa nữa scan lại quyển đấy post lên cho bác xem.
        Một thanh thép vằn (không phải tròn, vì nếu tròn thì dễ đo) có nhiều đường kính khác nhau : giữa vằn (nhỏ) và trên vằn (to). Phải quen mà thôi, đường kính nhỏ sẽ hơi nhỏ hơn đường kính chuẩn (thí dụ 24,5, nhỏ hơn chuẩn là phi 25).
        Cách kiểm là, bạn tính trọng lượng một thanh dài 1 mét, xong tra lại với bảng (nó phải bằng trọng lượng của thép tròn phi 25, có vậy thôi).

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

          Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
          Một thanh thép vằn (không phải tròn, vì nếu tròn thì dễ đo) có nhiều đường kính khác nhau : giữa vằn (nhỏ) và trên vằn (to). Phải quen mà thôi, đường kính nhỏ sẽ hơi nhỏ hơn đường kính chuẩn (thí dụ 24,5, nhỏ hơn chuẩn là phi 25).
          Cách kiểm là, bạn tính trọng lượng một thanh dài 1 mét, xong tra lại với bảng (nó phải bằng trọng lượng của thép tròn phi 25, có vậy thôi).
          Theo cách của bác Thụ là kiểu của nước ngoài họ làm chuẩn, chứ còn trong điều kiện VN mình cứ phải đo trực tiếp chứ làm thế chẳng ai tin đâu vì VN mình lắm thép đểu quá.
          Nếu mà nói là đo thì là dùng thước kẹp đo một thịt một xương.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

            Nguyên văn bởi cafedendanhatrang
            Theo cách của bác Thụ là kiểu của nước ngoài họ làm chuẩn, chứ còn trong điều kiện VN mình cứ phải đo trực tiếp chứ làm thế chẳng ai tin đâu vì VN mình lắm thép đểu quá.
            Nếu mà nói là đo thì là dùng thước kẹp đo một thịt một xương.
            Trong tiêu chuẩn của mình có ghi rõ cách đo thép, còn ngoài thực tế thì hay dùng cách cân, đơn giản mà nhanh, gì chứ trọng lượng từ fi6 đến fi 25 thì thuộc lòng còn gì.
            uống ice-tea, đi BMW

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

              Nguyên văn bởi cafedendanhatrang
              Bác chưa đọc hết tiêu chuẩn đấy à? tôi không phải chuyên gia vấn đề này nhưng có lần đọc trong TCVN 6285-1997 đã thấy có quy định rõ ràng. Chẳng hạn thép d12 thì cho phép sai số kích thước + - mấy phần trăm đấy. Có gì mà phải băn khoăn.
              Với thép d24,5 chắc chắn là nằm trong khoảng sai số của d25 nên cứ tính d =25,0. Hoàn toàn chấp nhận được. Để mấy bữa nữa scan lại quyển đấy post lên cho bác xem.
              Xin lưu ý là sai số 4% là về trọng lượng theo chiều dài chứ không phải là sai số về đường kịnh ( cột sai số ở trọng lượng theo chiều dài).Chắc các bạn sẽ thắc mắc, trọng lượng đổi thì đường kính phải đổi . Tuy nhiên điều đó là không phải như vây. Thí dụ, giả sử thép có đường kính 18 nhưng do gờ quá lớn nên có trọng lượng như thép có đường kính 25. Nếu sai số đường kính 4% thì thép cốt có đường kính danh nghĩa là 24 sẽ được chấp nhận , điều đó thì nguy hiểm làm sao ?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

                Cốt thép thì phải có sai số rồi, các bác xem sai số cho phép trong tiêu chuẩn, nếu đạt thì OK còn không thì no OK

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

                  Ngoài thi công còn có khái niệm "thép già", "thép non" cho cùng một phi thép đấy thôi, nhà sản xuất cho xuất xưởng ghi phi 16, nhưng phi 16 "già" thì đúng mà phi 16 "non" thì chỉ còn 15 thôi, mua phi 16 non là "an gian" được thép, giám sát phải kiểm tra ngay khi thép về kho để mà biết đường liệu chứ, đã lắp xong rồi thì "châm chước" thôi chứ làm gì được nữa, kiên quyết thì bắt chèn thêm thép vào, hay dỡ ra làm lại.

                  Khi sản xuất thép người ta cho bể thép chảy qua một cái lỗ làm định hình đường kính, cái lỗ này bằng vật liệu quý chịu mài mòn tốt, nhưng lúc đầu nhỏ sau mòn ra to, còn chừng nào vừa thì đó là do từng nhà sản xuất.

                  Các đo thì cứ dùng thước kẹp, trong tiêu chuẩn hay catalogue của nhà sản xuất thép đều ghi cách đo theo tiêu chuẩn. Bạn chỉ cần đo một vài lần, một vài cây sau đó nhìn bằng mắt là biết ngay, cần gì phải đo thường xuyên.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

                    Nguyên văn bởi ducrua
                    Cốt thép thì phải có sai số rồi, các bác xem sai số cho phép trong tiêu chuẩn, nếu đạt thì OK còn không thì no OK
                    Không có sai số đâu

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

                      Theo tôi hiểu thì cốt thép được phép có sai số về đường kính.
                      - Việc xác định đường kính cốt thép vằn khi đo bằng thước kẹp tại hiện trường chỉ là để tham khảo, và để nhận dạng cốt thép chứ không có tác dụng đánh giá chính xác về đường kính cốt thép. Vì nếu xác định bằng phương pháp đo thước kẹp phải thực hiện nhiều phép đo phức tạp mà ở hiện trường khó thực hiện được. Việc đánh giá sai số cũng rất khó khăn.
                      - Khi cắt mẫu đi kéo thép các bác ở các phòng LAS thường hay đo chiều dài mẫu và cân mẫu, sau đó quy đổi lại để ra đường kính thực của mẫu, đơn giản mà hiệu quả. Đây là phương pháp được dùng hiện nay ở các phòng LAS, kể cả LAS của IBST.
                      - Tiêu chuẩn TCVN 1651-85 không cho phép có sai số về đường kính, nhưng khi xem xét kết quả thí nghiệm chúng tôi vận dụng TCVN 4453:1995 trong đó cho phép dung sai về đường kính cốt thép 2% đường kính do nguyên nhân bị bẹp, bị hao hụt do đánh gỉ và các nguyên nhân khác (theo cách hiểu này thì thép đk 25 có đk thực là 24,5 trở lên là chấp nhận được). Còn đối với việc sử dụng TCVN 6285:1997 để đánh giá thì bọn tôi chưa dùng, vì ký hiệu mác thép khác, về dung sai thì TCVN 6285:1997 tương tự như TCVN 4453:1995 (mặc dù TCVN 6285:1997 quy định dung sai theo đơn trọng).
                      - Nếu sau khi đo đường kính thép bằng phương pháp cân, đường kính đạt yêu cầu và có dung sai trong giới hạn cho phép, thì tiến hành cho kéo và uốn. Để đánh giá thép có đạt hay không, thì chúng tôi thường lấy tổng lực kéo chia cho đường kính danh nghĩa (ví dụ là thép 25, nhưng đường kính thực tế là 24,5 chúng tôi lấy 25) nếu đạt được trị số giới hạn chảy, giới hạn bền lớn hơn hoặc bằng theo tiêu chuẩn thì thép được coi là đạt. Ngược lại là bại. Thông thường nếu thép SX theo TCVN 1651-85 thì ứng suất chảy và bền danh nghĩa thường là đạt và cao hơn so với TC.
                      - Chỉ có vấn đề là khi thanh toán khối lượng cho nhà thầu thì căn cứ theo đường kính thực hay đường kính danh định thì đó là điều cần phải bàn. Mỗi chủ đầu tư và mỗi tư vấn lại hiểu một kiểu.
                      Mong nhận được ý kiến phản hồi của các bạn.
                      Last edited by toan-tecman; 24-07-2005, 04:14 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

                        Vietnam
                        List of Asean Standards approved/withdrawn/amended of standards


                        --------------------------------------------------------------------------------


                        STANDARDS APPROVED
                        TCVN 172-1997
                        (ISO 589:1981)
                        Hard coal. Determination of moisture
                        content

                        TCVN 251-1977
                        (ISO 1953 :1972)
                        Hard coal. Size analysis

                        TCVN 318-1997
                        (ISO 1170:1977)
                        Coal and coke. Calculation of analysis to
                        different basis

                        TCVN 4088-1997
                        Climatic data for building design

                        TCVN 4586-1997
                        Industrial explosive materials. Safety rules
                        for storage, transportation and use

                        TCVN 5729-1997
                        Freeway expressway. Specification for
                        design

                        TCVN 6174-1997
                        Industrial explosion materials. Safety code
                        for production, check and accept and test
                        explode

                        TCVN 6254-1997
                        (ISO 331 :1983)
                        Coal. Determination of moisture content in
                        the analysis sample. Direct gravimetric
                        method

                        TCVN 6255-1997
                        (ISO 561 :1989)
                        Coal preparation plant. Graphical symbols

                        TCVN 6256-1997
                        (ISO 923 : 1975)
                        Coal cleaning tests. Expression and
                        presentation of results

                        TCVN 6257-1997
                        (ISO 1018:1975)
                        Hard coal. Determination of moisture
                        holding capacity

                        TCVN 6258-1997
                        (ASTM D 2795)
                        Standard test method for analysis of coal
                        and coke ash

                        TCVN 6283/1-1997
                        (ISO 1035/1 :1980
                        Hot-rolled steel bars. Part 1 : Dimensions
                        of round bars

                        TCVN 6283/2-1997
                        (ISO 1035/2 : 1980)
                        Hot rolled steel bars. Dimensions of square
                        bars

                        TCVN 6283/3-1997
                        (ISO 1035/3 :1980)
                        Hot-rolled steel bars. Part 3 : Dimensions
                        iaf flat bars

                        TCVN 6284/1-1997
                        (ISO 6934/1 :1991)
                        Steel for the prestressing of concrete.
                        Part 1 : General requirements

                        TCVN 6284/2-1997
                        (ISO 6934/2 :1991)
                        Steel for the prestressing of concrete.
                        Part 2 : Cold-drawn wire

                        TCVN 6284/3-1997
                        (ISO 6934/3 :1991)
                        Steel for the prestressing of concrete.
                        Part 3 : Quenched and tempered wire

                        TCVN 6284/4-1997
                        (ISO 6934/4 : 1991)
                        Steel for the prestressing of concrete.
                        Part 4 : Strand

                        TCVN 6284/5-1997
                        (ISO 6934/5 :1991)
                        Steel for the prostrating of concrete. Part 5
                        : Hot-rolled steel bars with or without
                        subsequent processing

                        TCVN 6285-1997
                        (ISO 6935/2 :1991)
                        Steel for the reinforcement of concrete.
                        Ribbed bars

                        TCVN 6286-1997
                        (ISO 6935/3 :1992)
                        Steel for the reinforcement of concrete.
                        Welded fabric

                        TCVN 6287-1997
                        (ISO 10065 :1990)
                        Steel bars for reinforcement of concrete.
                        Bend and rebend tests

                        TCVN 6288-1997
                        (ISO 10544: 1992)
                        Cold-reduced steel wire for the reinforce-
                        ment of concrete and the manufacture of
                        welded fabric

                        TCVN 6289-1997
                        (ISO 10286: 1992)
                        Gas cylinders. Terminology

                        TCVN 6290-1997
                        (IS010463 :1993)
                        Gas cylinders. Cylinders for permanent
                        gases. Inspection at time of filling

                        TCVN 6291-1997
                        (ISO 448 :1981)
                        Gas cylinders. Gas cylinders for industrial
                        use. Marking for identification of content

                        TCVN 6292-1997
                        (ISO 4706 :1989)
                        Gas cylinders. Refillable welded steel gas
                        cylinders

                        TCVN 6293-1997
                        (ISO 32 :1977)
                        Gas cylinders. Gas cylinders for medical
                        use. Marking for identification of content

                        TCVN 6294-1997
                        (ISO 10460 :1963)
                        Gas cylinders. Welded carbon steel gas
                        cylinders. Periodic inspection and testing

                        TCVN 6295-1997
                        (ISO/TR 13763 :1994)
                        Gas cylinders. Seamless gas cylinders.
                        Safety and performance criteria

                        TCVN 6296-1997
                        (IS07225 :1994)
                        Gas cylinders. Precautionary labels

                        TCVN 6300-1997
                        Raw material for producing of construction
                        ceramics. Clay. Technical requirements

                        TCVN 6301-1997
                        Raw material for producing of construction
                        ceramics. Enriched kaolin. Technical
                        requirements

                        TCVN 6304-1997
                        Liquefied petroleum gas cylinders. Safety
                        requirements in storage, handling and
                        transportation

                        TCVN 6306/1-1997
                        (IEC 76-1 :1993)
                        Power transformers. Part 1: General

                        TCVN 6306/2-1997
                        (IEC 76-2 : 1993)
                        Power transformers. Part 2: Temperature
                        rise

                        TCVN 6306/3-1997
                        (IEC76-3 :1980)
                        Power transformers. Part 3: Insulation
                        levels and dielectric tests

                        TCVN 6306/3/1-1997
                        (IEC 76-3/1 :1987)
                        Power transformers. Part 3/1: Insulation
                        levels and dielectric tests. External
                        clearances in air

                        TCVN 306/5-1997
                        (IEC 76-5 :1994)
                        Power transformers. Part 5: Ability to
                        withstand short circuit

                        TCVN ISO 14010-1997
                        (ISO 14010:1996)
                        Guidelines for environmental auditing.
                        General principles

                        TCVN ISO 14011-1997
                        (ISO 14011 :1996)
                        Guidelines for environmental auditing.
                        Auditing procedures. Auditing of environ-
                        mental management systems

                        TCVN ISO 14012-1997
                        (ISO 14012:1996)
                        Guidelines for environmental auditing.
                        Qualification criteria for environmental
                        auditors


                        STANDARDS WITHDRAWN
                        TCVN 172-75
                        Coal, anthracite, half anthracite and schist.
                        Determination of moisture content

                        TCVN 251-67
                        Coal, anthracite, half-anthracite. Size
                        analysis

                        TCVN 318-69
                        Coal. Transmission calculation of matters
                        in different conditions

                        TCVN 1650-85
                        Hot-rolled round steels. Sizes, parameters
                        and dimensions

                        TCVN 1843-89
                        Hot-rolled square steels. Sizes, parameters
                        and dimensions

                        TCVN 1845-89
                        Hot-rolled steel flats. Sizes, parameters and
                        dimensions

                        TCVN 3100-79
                        Round steel wire for the reinforcement of
                        prestressed concrete structures

                        TCVN 3101-79
                        Coal-drawn low-carbon steel wire for the
                        reinforcement of concrete structures

                        TCVN 4088-85
                        Climatic data for constructiondesign

                        TCVN 4586-88
                        Explosive materials. Safety code for
                        storage, transportation and use

                        TCVN 5729-1993
                        High-way. Design standard

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

                          Thép xây dựng
                          Người tiêu dùng bị “móc túi” hai lần
                          7:25', 10/9/ 2004 (GMT+7)
                          Do tăng giá bán thép xây dựng lên quá cao, người tiêu dùng bị “móc túi”, nên Tổng Thanh tra Nhà nước vừa quyết định thành lập đoàn tiến hành thanh tra tại Tổng Công ty Thép Việt Nam và một số đơn vị thành viên. Tuy nhiên, theo đánh giá mới đây về chất lượng thép xây dựng thì người tiêu dùng đã thêm một lần bị móc túi vì họ phải mua của các nhà sản xuất thép nổi tiếng trong nước tới 78.000 tấn thép không đủ kích cỡ và tiêu chuẩn chất lượng.

                          Thép “gầy” và mềm!

                          Xây dựng cống ở công trình thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn. Ảnh: THÀNH TÂM

                          Vụ việc bị vỡ lở khi Công ty Trường Thịnh đưa loại thép gai (thép vằn) phi 12, 14, 18, 20 sử dụng cho dự án khu chung cư La Khê (Hà Tây) do Công ty liên doanh thép Việt Ý (VIS) sản xuất đến đề nghị Viện Khoa học công nghệ xây dựng (KHCNXD) đánh giá chất lượng. Thông qua thí nghiệm kéo, đo đường kính, đo cường độ và độ giãn dài của các loại thép thuộc nhóm CII nói trên, viện này kết luận: đường kính thực của thép phi 12 chỉ đạt 11,2mm, phi 14 chỉ đạt 13,3mm, phi 18 đạt khá hơn với 17,6mm và phi 20 đạt 19,4mm. Như vậy, đường kính của các loại thép trên bị âm từ 0,4 đến 0,8mm. Hay nói cách khác, các loại thép trên bị “gầy”, không đạt kích cỡ mà doanh nghiệp đã đăng ký. Không chỉ có vậy, cường độ bền của thép phi 18 không đạt thép nhóm CII. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, thép cũng không đạt chất lượng về độ giãn dài, cường độ chảy, cường độ bền.

                          Được biết, công suất cán của VIS đạt khoảng 20.000 tấn/tháng, mỗi tháng bán ra thị trường từ 10.000 đến 15.000 tấn (chiếm khoảng 7% thị trường Việt Nam). Chính vì vậy khi chúng tôi đưa kết luận của Viện Khoa học công nghệ xây dựng về chất lượng thép của VIS Việt Ý, ông Ngô Xuân Toàn, Phó Tổng giám đốc công ty đã gần như không giữ được bình tĩnh: “không thể có chuyện đó”. Theo ông Toàn, VIS có rất nhiều tiêu chuẩn của Nhật Bản, Mỹ... mỗi tiêu chuẩn đòi hỏi nhiều tiêu chí khác nhau. “Đó là tôi chưa nói đến việc lấy mẫu thử không được ngẫu nhiên. Nếu mẫu thử sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật, Trung Quốc... mà lại đem xét nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam là không ổn”. Về vấn đề này, phó giáo sư Trần Chủng, Cục trưởng Cục Giám định công trình Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng khẳng định: “nhà sản xuất thép có thể đưa ra thị trường những sản phẩm theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau nhưng tiêu chuẩn đó ít nhất phải tương đương, không được phép kém tiêu chuẩn hiện hành ở Việt Nam”. Ông Ngô Xuân Toàn giãi bày: “giả sử chúng tôi có cán “âm” các loại thép nhưng luôn bảo đảm chất lượng thì cũng là tiết kiệm một lượng của cải cho xã hội” (!?). Sự thực của việc “tiết kiệm” như ông Toàn nói là gì? Tiến sĩ Thái Bá Chu, thuộc Phòng thí nghiệm công trình, Viện KHCNXD cho biết: “CII là nhóm thép chuyên được sử dụng làm cốt của bê tông, dầm, sàn, trụ móng công trình. Sẽ rất nguy hiểm nếu các loại thép này không bảo đảm chất lượng về đường kính, cường độ bền, độ giãn dài”. Quả là đáng lo ngại khi Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, một đại gia chuyên xây dựng các công trình quan trọng của đất nước lại là một thành viên trong liên doanh với VIS.

                          Hơn nữa, theo phân tích của một chuyên gia trong ngành thép thì người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất thép khác sẽ bị thiệt thòi khi đối thủ của họ sản xuất thép âm. Bởi khi nhà sản xuất bán thép vằn cho đại lý, đơn vị tính là cân. Song, đại lý thường bán cho người tiêu dùng theo đơn vị là cây. Nhà sản xuất và đại lý đều có lợi. Vì cùng một trọng lượng như nhau nhưng doanh nghiệp sản xuất nhiều thép “mình hạc sương mai” sẽ bán được nhiều cây thép hơn, doanh số bán ra đương nhiên lớn hơn những doanh nghiệp làm ăn đứng đắn. Giá bị đẩy lên cao, thép lại bị xà xẻo. Người tiêu dùng 2 lần bị móc túi.

                          Nghiêm trọng hơn, hiện ở Việt Nam không chỉ có một doanh nghiệp sản xuất thép “gầy”.

                          78.000 tấn thép kém chất lượng/năm
                          Tiến sĩ Thái Bá Chu cho biết, mỗi năm đơn vị này xét nghiệm chất lượng khoảng 10.000 mẫu thép xây dựng. Kết quả cho thấy, không chỉ Việt Ý mà một số đại gia sản xuất thép trong nước cũng sản xuất thép âm về kích cỡ. “Công ty Gang thép Thái Nguyên có nhiều thép kích cỡ âm, cường độ không đạt nhiều hơn so với các hãng khác”. Đáng chú ý đây là doanh nghiệp chiếm thị phần thép xây dựng lớn ở Việt Nam và thép gai là sản phẩm chủ lực của công ty này. “Công ty Thép Tam Điệp (Pomihoa) cũng là đơn vị nổi cộm về chất lượng thép chưa bảo đảm”, ông Chu nói.

                          Theo tiến sĩ Chu, “thép gầy, thép không bảo đảm cường độ chiếm khoảng 5% tổng lượng thép xây dựng trên thị trường. Phần lớn thép “gầy” thuộc nhóm thép cốt - CII”.

                          Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, mỗi tháng trong nước tiêu thụ khoảng 220.000 tấn thép xây dựng. Trong đó, thép cây (thép gai) chiếm 60,4%. Nếu làm phép tính thông thường, mỗi tháng có 6.500 tấn thép kém chất lượng được tiêu thụ, thì mỗi năm sẽ có 78.000 tấn thép kém chất lượng ra thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đã phải chi trên 50 tỷ đồng/năm để mua thép không đủ tiêu chuẩn về đường kính, chất lượng.

                          Quy định pháp luật còn nhiều sơ hở
                          Tuy nhiên, theo tiến sĩ Chu, chất lượng thép hiện nay của Việt Ý và các doanh nghiệp khác ở Việt Nam đã được nâng lên nhiều. Những năm trước, tỷ lệ thép không đạt tiêu chuẩn lên tới 15%. Vậy là trong thời gian dài, người tiêu dùng phải sử dụng thép không đạt tiêu chuẩn. Họ đã bị “móc túi” từ lâu.

                          Câu hỏi đặt ra là làm thế nào xử lý, ngăn chặn tình trạng trên? Ông Vương Đăng Vinh, Trưởng phòng công nghệ của VIS nại rằng “trong quy định của TCVN 6285 - 1997 có quy định dung sai đối với các cốt thép gai cán nóng phi 12, 14, 18, 20 đâu?” Ông Nguyễn Xuân Chính, Phó Viện trưởng Viện KHCNXD thừa nhận: pháp luật hiện hành chưa có quy định dung sai (sai số cho phép về kích thước - PV) đối với kích thước của các nhóm cốt thép có đường kính từ 6mm đến 40mm. Tuy nhiên, ông Chính cho rằng “như thế không có nghĩa các doanh nghiệp có thể tùy tiện trong việc cán thép âm. Cần hiểu rằng sản xuất thép phi 12 hay phi 14 thì đường kính thực của nó phải bảo đảm đúng như chỉ tiêu đã công bố”.

                          Vậy khi nào sẽ bịt lỗ hổng pháp luật này? “Tôi đã được giao nhiệm vụ và đang soạn thảo quy định dung sai đối với các loại thép trên”, tiến sĩ Thái Bá Chu nói. “Từ đó, sẽ có thêm cơ sở xử lý các đơn vị sản xuất thép “gầy”, kém chất lượng”. Song, đó cũng chỉ là quy định về mặt pháp lý. Sự lơi lỏng của cơ quan chức năng trong khâu kiểm tra chất lượng thép sản xuất, lưu thông và đưa sử dụng đã góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp và sản phẩm thép không đạt tiêu chuẩn qua mặt người tiêu dùng và có “chỗ đứng” trong các công trình xây dựng quan trọng ª


                          NHÓM PHÓNG VIÊN

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

                            Đúng là bàn về cái vụ dung sai đường kính cốt thép lằng nhằng và rối tinh rối mù.
                            - Nếu áp dụng TCVN 6285:1997 thì không thấy có đề cập gì đến cốt thép có đường kính 14, 18, 22, 28. Không biết có phải tiêu chuẩn mới không thừa nhận sự có mặt của các loại đường kính trên hay không? hay là khi áp dụng phải tính nội suy???. Nếu áp dụng TCVN 6285:1997, Các bác thiết kế mà chỉ định loại đó vào thì ra đến ngoài công trường lại cãi nhau ỏm tỏi. Các bác nhà sản xuất hiện tại có sản xuất các loại đường kính trên và ghi vào nhãn sản phẩm là sx theo TCVN 6285:1997 hay không nhẩy????
                            - Còn việc dung sai về trọng lượng thì có thể có do nhiều nguyên nhân, từ phía nhà sản xuất đến việc thí nghiệm kiểm định do dung sai về trọng lượng riêng của thép, do sai số của phép đo chiều dài thanh mẫu, do sai số về cân, do dung sai về đường kính, do vết cắt mẫu......... và ti tỉ nguyên nhân khác. Tóm lại đường kính thực đo là quy đổi từ trọng lượng của thanh mẫu trên chiều dài thanh mẫu ra đường kính thực quy ước (với thông số quy ước là trọng lượng riêng của thép là 7850 Kg/m3), vậy muốn khỏi tranh cãi, ngoài việc thí nghiệm thành phần hóa, chỉ tiêu hình học của cốt thép (bước gai, chiều cao gai...) chỉ tiêu cơ lý, cần phải có cả thí nghiệm dung trọng riêng của thép nữa, vậy càng đẻ ra nhiều phép đo như vậy, kết quả cuối cùng ta đánh giá độ tin cậy về đường kính thực quy ước của thanh thép thế nào đây???.
                            - Trong tiêu chuẩn TCVN 6285:1997 đã không đề cập đến sai số về đường kính thì tại sao trong các phiếu LAS lại cứ đề cập đến đường kính thực để rồi chúng ta cứ phải cãi nhau???. Tại sao trong các phiếu LAS ta không thay nội dung đường kính thực, đường kính danh nghĩa bằng trọng lượng danh nghĩa và trọng lượng thực, và cứ đối chiếu theo tiêu chuẩn mà đánh giá là ra, khỏi phải bàn.
                            Ví dụ: 1 Phiếu kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý cho 1 ĐK thép có các mục sau đây:
                            ĐK danh nghĩa|Diện tích MCN danh định|Trọng lượng danh định/m| Trọng lượng thực/m|Dung sai về trọng lượng/m|Tổng lực kéo khi chảy|Tổng lực kéo khi đứt|Ứng suất chảy(tính trên DTMCN danh định)| Ứng suất bền (Tính trên DTMCN danh định)|Thử uốn (Đạt hay không)|Độ giãn dài.

                            Như vậy không cần quan tâm đến dung sai về đường kính nữa! Tôi chỉ quan tâm đến thanh thép có đường kính danh định như thế, sai số đơn trọng như thế, chịu lực kéo, uốn như thế, và so sánh với tiêu chuẩn như thế thì OK hay không OK. Còn về đường kính thực thì khó mà xác định được, hơn nữa phần chịu lực kéo thực của thanh cốt thép vằn bao giờ cũng nhỏ hơn đường kính danh nghĩa. Nếu thép về công trường cắt mẫu mang đi kéo không đạt một trong các chỉ tiêu trên xin mời out. Làm thế nào vừa đơn giản lại vừa chặt chẽ là được.

                            Khi thanh toán khối lượng cứ theo khối lượng thật mà áp, thì các B nhảy ngược lên ngay, lúc đó thì nhà SX có làm non cũng khó. (một công đôi ba việc)

                            Với lại, cũng nên update lại TCVN 5574:1991, cho đồng bộ với TCVN 6285:1997.

                            Có vài ý kiến nhỏ, xin góp vào topic!
                            Rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các bác!
                            Trân trọng!
                            Last edited by toan-tecman; 06-08-2005, 10:58 PM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Hiểu thế nào cho đúng đường kính thép cốt vẳn

                              tôi nghĩ rằng bạn nên xem lại bản vẽ thuyết minh xem thiết kế họ ghi chú như thế nào ? ví dụ fi 25 thì họ có chú thích gì không, vì khi ta đo đường kính thép gân là fi 25 mà có kể cả gân luôn thì đó là đường kính danh nghĩa thôi, nếu không có chú thích gì thì phải hỏi lại bên thiết kế cho rõ, còn thực tế thì đường kính thép có thể sai số ta có thể tính theo cách cắt 1m dài thanh thép đó rồi cân trọng lượng so với bảng xem có đúng trọng lượng không, nếu thiếu thì phải thêm thép vào cho đủ. dù đây là cách làm của nước ngoài nhưng nó đúng thì mình chấp nhận, còn TCXDVN thực ra cũng là dịch vay mượn của người ta thôi rồi gắn cái tân TCXDVN cho oai vậy mà.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X