Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”
Mặc dù còn những giới hạn nhất định nhưng đầu tư cho giáo dục chiếm 18% GDP trong năm 2005 và sẽ tăng trong năm tới được xem là một nỗ lực rất lớn của Nhà nước. Thế nhưng có câu “tiền nào của nấy”, đầu tư càng cao thì hiệu quả thu được sẽ càng lớn. Vậy ngân sách cho giáo dục có được coi là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục không? Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng cho biết: “Thực ra, đầu tư cho giáo dục cũng giống như các lĩnh vực khác.
Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại hội trường
Tiền bạc của chúng ta thì ít, quy mô nhỏ so với yêu cầu cần phát triển nhanh để hội nhập kịp thời thì đầu tư như thế là thấp, không phải mức lớn so với khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, những cải cách của ngành giáo dục lại chưa rõ nét. Dư luận xã hội còn bất bình từ công tác cải cách giáo dục, cải cách thi cử cũng như cách quản lý các đơn vị sự nghiệp trong ngành giáo dục chưa hiệu quả.
Về đầu tư cho giáo dục, tôi khẳng định Nhà nước cần phải tăng thêm. Song thử hỏi xem mỗi năm ta bỏ ra vài trăm tỉ đồng đầu tư cho học sinh đi nước ngoài thì số đi du học đó đem được về cho đất nước cái gì, hiệu quả đến đâu? Hay như cải cách chương trình sách giáo khoa, tuy là một việc phải làm nhưng lại có vấn đề, sách cũ phải đốt bỏ đi, lãng phí. Việc thi cử cũng vậy, khi thì thi tập trung, lúc lại đòi thi phân tán. Nếu thi tập trung, cái lợi là việc đỡ đi lại nhưng cái hại là việc đánh giá hiệu quả của từng trường ở các địa phương lại khó thực hiện. Như vậy không biết được trường nào giỏi hơn trường nào, cuối cùng đánh giá chung về chất lượng giáo dục so với yêu cầu thì thấp mặc dù số lượng đi học cao. Hãy nhìn lại giáo dục những năm kháng chiến, thời đó giáo dục có đồng tiền nào đâu mà vẫn hiệu quả. Đó là thời chiến, mà Cụ Hồ từng nhận định: Đứng thứ nhất là giặc đói, thứ hai là giặc dốt, giặc ngoại xâm cũng chỉ đứng hàng thứ ba. Thế rồi người có 4 chữ dạy người nửa chữ, cả dân tộc cứ thế mà đi lên. Chẳng qua đó là do cách nghĩ, cách làm, do phương pháp và chiến lược phát triển. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tăng đầu tư cho giáo dục, nhất là những vùng sâu vùng xa, vùng nghèo khó, kể cả với những trường nội trú. Nhưng tôi cũng phản đối tư tưởng bình quân, chủ trương “trường là trường, không phân biệt trường nào yếu trường nào giỏi”. Trường phải có đầy đủ quyền của mình, nhất là các trường đại học. Họ phải được tuyển sinh, lập giáo trình và phương pháp giảng dạy, được quyền phát bằng, quyền tuyển chọn giáo viên, quyền sa thải giáo viên và quyền thu phí. Nhà nước sẽ có trách nhiệm lo cho những chỗ nghèo, lo cho những người thụ hưởng giáo dục chứ không phải lo cho trường”.
Bài, ảnh: K.N - T.D
http://www.baocongantphcm.com.vn/dac...a=art02531&b=3
Song thử hỏi xem mỗi năm ta bỏ ra vài trăm tỉ đồng đầu tư cho học sinh đi nước ngoài thì số đi du học đó đem được về cho đất nước cái gì, hiệu quả đến đâu?
Hãy nhìn lại giáo dục những năm kháng chiến, thời đó giáo dục có đồng tiền nào đâu mà vẫn hiệu quả
He he, Mời các bác đang học ở nước ngoài lên tiếng đi !!!
Mặc dù còn những giới hạn nhất định nhưng đầu tư cho giáo dục chiếm 18% GDP trong năm 2005 và sẽ tăng trong năm tới được xem là một nỗ lực rất lớn của Nhà nước. Thế nhưng có câu “tiền nào của nấy”, đầu tư càng cao thì hiệu quả thu được sẽ càng lớn. Vậy ngân sách cho giáo dục có được coi là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục không? Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng cho biết: “Thực ra, đầu tư cho giáo dục cũng giống như các lĩnh vực khác.
Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại hội trường
Tiền bạc của chúng ta thì ít, quy mô nhỏ so với yêu cầu cần phát triển nhanh để hội nhập kịp thời thì đầu tư như thế là thấp, không phải mức lớn so với khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, những cải cách của ngành giáo dục lại chưa rõ nét. Dư luận xã hội còn bất bình từ công tác cải cách giáo dục, cải cách thi cử cũng như cách quản lý các đơn vị sự nghiệp trong ngành giáo dục chưa hiệu quả.
Về đầu tư cho giáo dục, tôi khẳng định Nhà nước cần phải tăng thêm. Song thử hỏi xem mỗi năm ta bỏ ra vài trăm tỉ đồng đầu tư cho học sinh đi nước ngoài thì số đi du học đó đem được về cho đất nước cái gì, hiệu quả đến đâu? Hay như cải cách chương trình sách giáo khoa, tuy là một việc phải làm nhưng lại có vấn đề, sách cũ phải đốt bỏ đi, lãng phí. Việc thi cử cũng vậy, khi thì thi tập trung, lúc lại đòi thi phân tán. Nếu thi tập trung, cái lợi là việc đỡ đi lại nhưng cái hại là việc đánh giá hiệu quả của từng trường ở các địa phương lại khó thực hiện. Như vậy không biết được trường nào giỏi hơn trường nào, cuối cùng đánh giá chung về chất lượng giáo dục so với yêu cầu thì thấp mặc dù số lượng đi học cao. Hãy nhìn lại giáo dục những năm kháng chiến, thời đó giáo dục có đồng tiền nào đâu mà vẫn hiệu quả. Đó là thời chiến, mà Cụ Hồ từng nhận định: Đứng thứ nhất là giặc đói, thứ hai là giặc dốt, giặc ngoại xâm cũng chỉ đứng hàng thứ ba. Thế rồi người có 4 chữ dạy người nửa chữ, cả dân tộc cứ thế mà đi lên. Chẳng qua đó là do cách nghĩ, cách làm, do phương pháp và chiến lược phát triển. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tăng đầu tư cho giáo dục, nhất là những vùng sâu vùng xa, vùng nghèo khó, kể cả với những trường nội trú. Nhưng tôi cũng phản đối tư tưởng bình quân, chủ trương “trường là trường, không phân biệt trường nào yếu trường nào giỏi”. Trường phải có đầy đủ quyền của mình, nhất là các trường đại học. Họ phải được tuyển sinh, lập giáo trình và phương pháp giảng dạy, được quyền phát bằng, quyền tuyển chọn giáo viên, quyền sa thải giáo viên và quyền thu phí. Nhà nước sẽ có trách nhiệm lo cho những chỗ nghèo, lo cho những người thụ hưởng giáo dục chứ không phải lo cho trường”.
Bài, ảnh: K.N - T.D
http://www.baocongantphcm.com.vn/dac...a=art02531&b=3
Song thử hỏi xem mỗi năm ta bỏ ra vài trăm tỉ đồng đầu tư cho học sinh đi nước ngoài thì số đi du học đó đem được về cho đất nước cái gì, hiệu quả đến đâu?
Hãy nhìn lại giáo dục những năm kháng chiến, thời đó giáo dục có đồng tiền nào đâu mà vẫn hiệu quả
He he, Mời các bác đang học ở nước ngoài lên tiếng đi !!!
Ghi chú