QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”

    Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”

    Mặc dù còn những giới hạn nhất định nhưng đầu tư cho giáo dục chiếm 18% GDP trong năm 2005 và sẽ tăng trong năm tới được xem là một nỗ lực rất lớn của Nhà nước. Thế nhưng có câu “tiền nào của nấy”, đầu tư càng cao thì hiệu quả thu được sẽ càng lớn. Vậy ngân sách cho giáo dục có được coi là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục không? Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng cho biết: “Thực ra, đầu tư cho giáo dục cũng giống như các lĩnh vực khác.


    Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại hội trường

    Tiền bạc của chúng ta thì ít, quy mô nhỏ so với yêu cầu cần phát triển nhanh để hội nhập kịp thời thì đầu tư như thế là thấp, không phải mức lớn so với khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, những cải cách của ngành giáo dục lại chưa rõ nét. Dư luận xã hội còn bất bình từ công tác cải cách giáo dục, cải cách thi cử cũng như cách quản lý các đơn vị sự nghiệp trong ngành giáo dục chưa hiệu quả.

    Về đầu tư cho giáo dục, tôi khẳng định Nhà nước cần phải tăng thêm. Song thử hỏi xem mỗi năm ta bỏ ra vài trăm tỉ đồng đầu tư cho học sinh đi nước ngoài thì số đi du học đó đem được về cho đất nước cái gì, hiệu quả đến đâu? Hay như cải cách chương trình sách giáo khoa, tuy là một việc phải làm nhưng lại có vấn đề, sách cũ phải đốt bỏ đi, lãng phí. Việc thi cử cũng vậy, khi thì thi tập trung, lúc lại đòi thi phân tán. Nếu thi tập trung, cái lợi là việc đỡ đi lại nhưng cái hại là việc đánh giá hiệu quả của từng trường ở các địa phương lại khó thực hiện. Như vậy không biết được trường nào giỏi hơn trường nào, cuối cùng đánh giá chung về chất lượng giáo dục so với yêu cầu thì thấp mặc dù số lượng đi học cao. Hãy nhìn lại giáo dục những năm kháng chiến, thời đó giáo dục có đồng tiền nào đâu mà vẫn hiệu quả. Đó là thời chiến, mà Cụ Hồ từng nhận định: Đứng thứ nhất là giặc đói, thứ hai là giặc dốt, giặc ngoại xâm cũng chỉ đứng hàng thứ ba. Thế rồi người có 4 chữ dạy người nửa chữ, cả dân tộc cứ thế mà đi lên. Chẳng qua đó là do cách nghĩ, cách làm, do phương pháp và chiến lược phát triển. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tăng đầu tư cho giáo dục, nhất là những vùng sâu vùng xa, vùng nghèo khó, kể cả với những trường nội trú. Nhưng tôi cũng phản đối tư tưởng bình quân, chủ trương “trường là trường, không phân biệt trường nào yếu trường nào giỏi”. Trường phải có đầy đủ quyền của mình, nhất là các trường đại học. Họ phải được tuyển sinh, lập giáo trình và phương pháp giảng dạy, được quyền phát bằng, quyền tuyển chọn giáo viên, quyền sa thải giáo viên và quyền thu phí. Nhà nước sẽ có trách nhiệm lo cho những chỗ nghèo, lo cho những người thụ hưởng giáo dục chứ không phải lo cho trường”.
    Bài, ảnh: K.N - T.D
    http://www.baocongantphcm.com.vn/dac...a=art02531&b=3


    Song thử hỏi xem mỗi năm ta bỏ ra vài trăm tỉ đồng đầu tư cho học sinh đi nước ngoài thì số đi du học đó đem được về cho đất nước cái gì, hiệu quả đến đâu?

    Hãy nhìn lại giáo dục những năm kháng chiến, thời đó giáo dục có đồng tiền nào đâu mà vẫn hiệu quả

    He he, Mời các bác đang học ở nước ngoài lên tiếng đi !!!

  • #2
    Ðề: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”

    Nhiều người ở VN hiểu sai, là: sinh viên đi du học do nhà nước bỏ tiền ra đào tạo.
    (1) Sự thực là có nhiều người được nhà nước bỏ tiền ra cho đi du học.

    (2) Nhưng cũng có rất rất nhiều người khác tự lực mà đi, học bổng (scholarship, fellowship) họ nhận được của các tổ chức nước ngoài, nhiều số khác phải bỏ sức lao động ra để nhận được học bổng (gọi là assistantship). Một số người trong số này, vì không có một ràng buộc nào với VN về mặt học bổng, nên ở lại nước ngoài để kiếm tiền sau khi tốt nghiệp. Thế là họ bị dán cho mác là nhà nước bỏ công ra đào tạo (!!!???), nhưng ăn cháo đá bát.

    Rõ ràng có nhiều người (1) đi học bổng nhà nước rất giỏi, nhưng tôi thấy đa số họ "kém" hơn những người đi học theo diện (2) ở trên. (Dĩ nhiên, những người mà bố mẹ gửi tiền sang để cho con đi học NN là kém nhất rồi.)

    Tôi nghĩ, nhà nước rõ ràng phí phạm vài trăm tỉ đồng đầu tư cho HS đi du học. Nên giảm khoản đấy đi, sự đi học theo học bổng NN sẽ mang tính cạnh tranh hơn, do đó chất lượng sẽ tốt hơn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”

      "DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN"
      Các bác có thể giải thích cặn kẽ câu này không?
      THú thực em khong hiểu câu này ý là gì?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”

        Thực ra mình cảm thấy ý kiến của bộ trưởng rất đúng bởi vì đúng ra một năm nhà nước ta bỏ ra quá nhiều tiền để cho SV-HS đi du học nhưng nhìn vào thực tế số SV-HS đi du học đó về nước đã đóng góp được gì cho đất nước( chưa kể khoảng 30% trong số đi du học đó đã ở lại nước bạn luôn) như vậy chẳng phải là chảy máu chất xám sao.Kể ra đi du học ở những nước phát triển với trình độ cao thì cũng hay thật đấy nhưng mà khi đi du học được tiếp xúc với những công nghệ cao thế nhưng khi về nước mình lại không dùng cái đó được( đơn giản là vì trong nước đâu có được những công nghệ hiện đại như ở nước ngoài) như vậy thật quá uổng phí sao?).Dẫn chứng ra trong trường học của mình có các thầy cũng đi du học nước ngoài đấy, cũng tiến sỹ ở nước ngoài về đấy nhưng mà cũng chẳng có đóng góp gì cả. Hình như bây giờ đi du học đang là mốt hay sao ấy.Thực ra gửi SV đi du học là tốt thế nhưng nên chăng nên chọn lựa kỹ càng hơn nữa để chọn những người giỏi thật sự và cũng nên hạn chế số lượng đi nữa như vậy thì mới có hi vọng đào tạo được một thế hệ cán bộ có trình độ được nếu không thì chỉ mãi mãi đầu tư một cách vô ích mà thôi.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”

          Theo tôi thiển nghĩ đi du học đơn giản là đi xuất khẩu lao động nhưng có tý tẹo chất xám.
          Thế nên dù có nói gì thì nói cũng đều là có lợi cho đất nước không ít thì nhiều. Nhà nước đang tổ chức cho bà con nghèo sang Hàn, Malai... là một kiểu du học tự túc để kiếm ngoại tệ về cho đất nước.
          Chưa nói mấy anh du học theo học bổng nhà nước có đóng góp gì nhưng thỉnh thoảng gửi quà cho bà con ở nhà cũng là có đóng góp rồi. Các nước nghèo và kém trên thế giới đều gửi người ra nước ngoài học chẳng lẽ VN mình lại đứng ngoài.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”

            Cái gì bỏ tiền ra mua thì "không bổ phổi cũng bổ gan", cái tiền bỏ ra cho ai đó đi học là có lời rồi, đi 100 người về 20 người vẫn cứ lời. Không có gì lời bằng đầu tư "cho con ăn học".
            Nhưng điều lớn hơn gửi người đi học là phải tạo ra môi trường cạnh tranh để tri thức thỏa cánh tung bay. Với môi trường và cơ chế làm việc của hệ thống cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thì người ta không ở lại nước ngoài, thì rồi về một thời gian người ta cũng phải "chui ra ngoài" mà làm ăn thôi.

            Nhưng dù người ta có làm gì ở đâu thì cũng có lợi cho nhà nước, giá trị vật chất mà người ta mang lại, như đầu tư làm ăn và nộp thuế, kiều hối, vv cũng cứ lớn hơn cái khoản hơn ngàn đô 1 tháng đã bỏ ra đầu tư. Bắt người ta hoàn tiền, người ta cũng sẵn sàng hoàn đấy chứ.

            Những người tự thân tìm thấy học bổng đích thị là những người giỏi.
            Những người tự bỏ tiền đi học thì cũng giỏi và còn có chí.
            Những người do nhà nước bỏ tiền cho đi học cũng "có đực có cái".
            Những người do cha mẹ bỏ tiền cho đi học thì chưa chắc đã cơm cháo gì.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”

              Tôi không dám đánh giá hiệu quả của việc chương trình học bổng nhà nước cử cán bộ đi học nước ngoài vì thực chất để đánh giá hiệu quả của nó là phải điều tra lâu dài, nhưng đóng góp của các anh chị đi học về sẽ không thể trong một sớm một chiều biết ngay được. nhưng xin có vài suy nghĩ thế này:
              -Theo Thứ trưởng bộ BGDĐT Trần Văn Nhung mà tôi đã đọc ở đâu đó, số sinh viên học bổng nhà nước đi về đợt đầu hình như là hơn 80% chứ không phải 70% như bạn gì nói. Con số này vượt xa mong đợi. Đầu tư mà tỷ lệ thắng lợi 80% thì quá chắc ăn, chắc các businessman chỉ cần 50% cũng đã liều rồi. Ngay cả trong số ở lại, ngoài các anh chị ở lại đi làm hay định cư, không ít có khi ở lại học tiếp lên cao hơn. Thế cũng tốt chứ sao, ngay cả nhưng người ở lại đi làm, cũng là để lấy kinh nghiệm, sẽ có một số sẽ về VN lập nghiệp sau vài năm làm việc ở nước ngoài. Còn những ai không về, cá nhân tôi nghĩ là họ vẫn là người Việt, họ không đóng góp trực tiếp cho tổ quốc thì sẽ đóng góp gián tiếp. Hôm nay tôi vừa đi làm volunteer phiên dịch và tổ chức cho diễn đàn hợp tác của các doanh nghiệp Vietnam và Canada, bao gồm các bộ thứ trưởng và tổng giám đốc của các tổng công ty lớn của VN theo thủ tướng Phan văn Khải sang Canada tìm đối tác, mới thấy các việt kiều ở Canada họ mong muốn làm cầu nối để các doanh nghiệp canada và việt nam tìm cách hợp tác có lợi như thế nào.
              -Các anh chị đi bằng học bổng không phải của chính phủ, quả thật đáng khâm phục, vì chắc chắn họ phải là người có năng lực nào đó để xin học bổng, nếu sau khi học xong về nước làm việc cống hiến thì tốt quá, nhưng nếu không ở lại nước ngoài làm việc cũng là cầu nối với trong nước, và cũng tạo thuận lợi cho người Việt sau này. Sẽ thuận lợi hơn nhiều khi trong các doanh nghiệp, các trường đại học có các lãnh đạo, các giáo sư người việt làm việc không chỉ làm rạng danh cho người Việt, mà còn thuận lợi hơn cho người Việt khi xin việc, xin học v.v. hôm nay tôi có gặp một bác giáo sư , ông là vice- president của một trường đại học lớn ở CANada, ông rời VN từ trước năm 1970, nhưng vẫn tham dự tất cả các buổi meeting của ĐSQ Việt nam tổ chức và tìm mọi cách giúp đỡ hợp tác VN mặc dù ông cực kỳ bận rộn. Không tụ hào hay sao khi có nhưng giáo sư người Việt ở các trường nổi tiếng.
              Đi học tự túc, có ở lại, thì ngoài việc có liên hệ với trong nươc để làm cầu nối giữa công ty VN và doanh nghiệp nước ngoài , tôi tin là những người đó sẽ một ngày nào đó mang tiền của, trí tuệ và công nghệ học được về đầu tư và kinh doanh trong nước. Ở đâu, người có dòng máu Việt, tôi nghĩ không nhiều thì ít, đều sẽ đóng góp cho quê hương theo cách nào đó.
              Các bạn nếu nhòm sang Tàu, thập kỷ 80-90, Tầu cho du học sinh đi du học cũng có suy nghĩ như Việt nam bây giờ, sợ không về. Và không về thật, 99% bọn sinh viên Tàu đi học là ở lại, nhưng Đặng tiểu bình vẫn quyết định cho đi học. Và bây giờ kiều bào trung quốc chiếm lĩnh các vị trí chủ chốt ở các nước quay lại đóng góp cho TQ thế nào chắc ai cũng nhìn thấy, và bây giờ, xu hướng bọn sinh viên Tàu đi du hoc không còn ở lại nữa mà quay về TQ để có nhiều cơ hội phát triển hơn. hoặc cũng với nhưng người đi du học trở về, các trường Đh của tàu đã có đội ngũ giáo sư không kém gì các nước phương tây , đến mức có xu hướng không cần ra ngoài du học khi đội ngũ giáo sư trong nước đủ mạnh. Muồn làm được điều đó, phải có đầu tư ban đầu, cử người đi học đã.
              Không nên lăn tăn chuyện ở hay về, mà cái quan trọng, người đi du học, dù về hay không, là cái tâm của người đó với gia đình, đất nước, với tổ quốc. Bản thân mỗi người đi du học sẽ biết mình công tác ở vị trí nào để có thể đóng góp cho bản thân, gia đình và dân tộc tốt nhất. Nếu về, mà không có cái tâm đóng góp, thì về cũng chẳng làm được gì, tốn thêm một chỗ làm. Nếu muốn đóng góp, thì dù ở xa, họ vẫn tìm cách này hay cách khác đóng góp. Tất nhiên, mang kiến thức về đóng góp trực tiếp trong môi trường phù hợp là tốt nhất. Còn nếu không tìm thấy cách ứng dụng cái mình học ở nước ngoài về VN, thì cũng nên cân nhắc. Và nhưng người đi du học bằng học bổng nhà nước, nên về. Những trường hợp cá biệt, không về , không đóng góp gì cho gia đình cho tổ quốc, không phải là không có, nhưng sẽ chỉ là con số nhỏ. chỉ vì sợ mất vài con số nhỏ để được lợi từ số rất lớn kia thì cũng đáng để đầu tư. Bây giờ không thể có chuyện không bỏ đồng nào ra mà lại có kết quả được, duy ý chí thế là không thể có được. Ngày xưa, thời kháng chiến , bảo không đầu tư vẫn có người giỏi, nhưng nếu đầu tư, nhưng người đó có khi sẽ giỏi hơn, các nhà vật lý VN có khi sẽ có thí nghiệm để đoạt giải nobel, chứ không chỉ nghiên cứu lý thuyết suông.
              Vấn đề là có cơ chể quản lý chặt chẽ việc cử người đi học thế nào cho có hiệu quả đúng ngành nghề mà nước nhà cần mới là quan trọng.
              Last edited by icebuck; 29-06-2005, 06:51 AM.
              Pile Higher and Deeper!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: “Du học mang về cho đất nước cái gì?”

                Bác IceBuck nói rất có lý, bravo bác!!!

                VN mình dù có đói, có nghèo, lạc hậu cũng là cái chốn mình sinh ra. Bản thân em thấy tự hào khi nói chuyện với bọn tây, mình khoe là vietnamien, thế đấy. Nói về lịch sử và nguồn gốc thì mấy cái thằng US lắm tiền nhiều của làm sao vinh quang được.

                "Trường phải có đầy đủ quyền của mình, nhất là các trường đại học. Họ phải được tuyển sinh, lập giáo trình và phương pháp giảng dạy, được quyền phát bằng, quyền tuyển chọn giáo viên, quyền sa thải giáo viên và quyền thu phí. Nhà nước sẽ có trách nhiệm lo cho những chỗ nghèo, lo cho những người thụ hưởng giáo dục chứ không phải lo cho trường”.

                Em trích đoạn của ông Hùng mà em thấy là tâm đắc. Đúng là cách nhìn của một nhà kinh tế. Cái sâu xa trong đoạn này thực chất là cái tự do trong GD. Tự do không có nghĩa là thích dậy gì thì dậy, học thế nào thì học, mà cả thầy và trò đều phải có tính tự giác cao. Tất nhiên đòi hỏi tính tự giác khi sống đói thì thật khó. Tại sao lại đói?! Một ông hiệu trưởng bị coi là kém khi để giáo viên thu nhập thấp dẫn đến chất lượng SV thấp. Một bộ GD kém khi có nhiều ông hiệu trưởng kém. Một đất nước mà GD kém thì giống như cậu học sinh đi học đứng đội sổ. Đi học mà lúc nào cũng đội sổ, được cái thể môn thể dục 10,0, đứng nhì tổ SEA, người ta gọi là ngu xi tứ chi phát triển, nhục lắm các bác ạ, thật đấy.

                Nếu làm được như ông Hùng nói thì em giám chắc các thế hệ SV ra trường sau này sẽ khác anh em mình. Vậy làm như nào? Các bác thử cho ý kiến nhé!!!!
                Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa

                Ghi chú

                casino siteleri bahis siteleri
                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                bahis siteleri
                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                hd sex video
                Mobilbahis
                antalya escort bayan
                gaziantep escort
                betpas gncel link
                gaziantep escort
                bonus veren siteler
                pinbahis pinbahis dizitune.com
                bostanci escort pendik escort
                ?stanbul Escort
                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                betbonusking.com deneme bonusu
                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                gvenilir casino siteleri
                Kacak iddaa Siteleri
                mraniye escort sancaktepe escort
                quixproc.com
                Working...
                X