QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những điểm còn thiếu của SV Xây Dựng VN

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những điểm còn thiếu của SV Xây Dựng VN

    Theo em một kĩ sư xây dựng hiện nay được coi là giỏi hay khá phải hội đủ ba yếu tố
    - Về chuyên môn tất nhiên là phải nắm vững kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm
    - Về ngoại ngữ tối thiểu cũng phải biết tối thiểu 1 ngôn ngữ ví dụ như là Anh Ngữ, vì chúng ta đang trong thế giới toàn cầu hoá rồi, biết đâu mai mốt một kĩ sư Việt Nam lại qua Thái Lan, Singapo làm chẳng hạn...
    - Thứ ba là một thứ vô cùng quan trọng là khả năng tin học của anh phải tốt để sử dụng những phần mềm hay lập trình gì đấy.
    Theo em cả ba yếu tố trên ngay từ ghế nhà trường khá nhiều sinh viên xây dựng đã không đáp ứng được ba yếu tố trên
    - Thứ nhất về chuyên môn thì trong một khoá chỉ khoảng khá ít người nắm vững kiến thức chuyên môn, ngay khi đang học chúng ta chỉ học theo kiểu thi kiếm điểm các bác cứ đọi tới cuối kì gần thi mới thức đêm thức hôm để học thi, nói về nghiên cứu khoa học thì đó hoàn toàn là không có trong tư tưởng của các bạn ấy. Điều đó giải thích tại sao ra trường anh em theo đường thiết kế rất ít. Tư tưởng thụ động chưa sáng tạo trong học tập. Em lấy đơn cử trong đồ án tốt nghiệp các bác cứ nhà cao tầng làm tới các thầy còn thấy chán chẳng ai nghỉ tôi sẽ thiết kế sân vận động, tháp thép, đài nước.. mà trước giờ chưa ai làm.
    - Thứ hai về Anh Văn các bác nhà mình xem nó là cực hình học cho qua tháng qua ngày bởi vậy sau khi ra trường số bạn có khả năng tốt về anh văn chắc hàng hiếm, em chắc cũng chẳng bao nhiều bạn bỏ thời gian ra đọc những tài liệu về tiếng anh trong xây dựng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta hãy nhìn qua Thái Lan,Singapo chắc còn nhiều vấn đề để suy nghĩ.
    - Thứ ba về tin học thì thôi chắc 90% các bác xem là cực hình hoặc không bổ ích khi học ki làm đồ án tốt nghiệp mới chịu lo cày, còn lập trìnhở đây thì em chả dám bàn tới công nghệ phần mềm xây dựng việt nam thì thôi...có bao nhiêu kĩ sư xây dựng có khả năng lập trình chuyên nghiệp...
    Trên đây chỉ là do em dựa vào những gì mình biết mà nói thôi có gì sai sót xin các bác bổ sung.
    44
    Chuyên môn
    18.18%
    8
    Anh Ngữ
    70.45%
    31
    Tin học
    11.36%
    5
    [COLOR=RoyalBlue]

  • #2
    Tôi thấy chú ducxd nói rất đúng.

    Về chuyên môn, vừa ra trường đừng hy vọng làm việc ngon ngay, nhất là thiết kế. Thường phải sau 5 năm kể từ khi ra trường, làm ở một công ty "ngon", được thử sức qua nhiều công trình, được chỉ bảo tận tình của những người đi trước thì các bạn mới tạm gọi là "biết nghề".
    Tôi không hiểu có phải do cả cách đào tạo nữa không mà SV ta rất thụ động. Lên lớp nhiều Thầy giáo đọc cho SV chép bài như học sinh lớp 1 vậy. SV các nước cũng học 5 năm như mình mà khi ra trường sao họ làm việc tốt thế. Các công trình lớn, SVĐ, Nhà cao tầng (hàng trăm tầng) do họ TK mọc lên như nấm mà ở ta chỉ khoảng 25 tầng là đã rất khó rồi. Điều đó chứng tỏ không những SV chúng ta yếu mà cả các Kỹ sư tư vấn của chúng ta cũng yếu nữa.

    Về khả năng tiếng Anh và vitính thì trừ một số người giỏi, còn lại nói chung là ở mức độ TB. Tôi thấy các em bây giờ đã khá hơn nhiều so với bọn tôi ngày xưa rồi đấy.
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Chào các bác, các bác cho tôi góp mấy ý kiến với nhé

      Theo tôi thì để một bạn sinh viên khi ra trường có thể trở thành một kỹ sư giỏi, nên có những thứ thế này :

      Thứ nhất, kiến thức cơ bản về chuyên môn phải thật vững. Tôi nhấn mạnh chữ cơ bản. Như bác huycdc nói đấy, dù khi còn là sinh viên có xông xáo đên đâu thì khi ra trường cũng không thể "biết" làm cái này hay cái kia được. Kinh nghiệm thiết kế cũng như thi công đòi hỏi các bạn phải trực tiếp thử sức trên các công việc thực tế thì mới có được. Nhưng nếu được trang bị kiến thức cơ bản tốt, và cộng thêm môi trường làm việc tốt, thì bạn sẽ "học việc" nhanh và chắc chắn hơn nhiều. (À mà theo tôi thì cũng không nên quan niệm là thiết kế thì "khó" hơn thi công)

      Thứ hai, theo tôi thì không thể lấy tiếng Anh hay tin học ra để đánh giá một kỹ sư xây dựng là giỏi hay không được Những thứ này chỉ là một số trong số các kỹ năng phụ trợ khác mà một kỹ sư cần phải có để có thể làm việc tốt (mà thực ra là ai tốt nghiệp đại học cũng cần phải có cả ):
      - biết sử dụng máy tính
      - biết ngoại ngữ
      - biết cách làm việc theo nhóm
      - khả năng diễn đạt và trình bày

      hết giờ rồi nên tôi tôi phải out, để lúc nào có thời gian tôi sẽ lại phát biểu kỹ hơn vậy

      Nhân tiện, chúc mừng các bác CDC (CDC là viết tắt của chữ gì thế ạ ?) có ý tưởng rất hay. Hy vọng đây sẽ là một môi trường hấp dẫn để dân XD bàn luận về chuyên môn cũng như các thứ khác
      Last edited by phu_ho; 30-08-2004, 06:32 PM.
      Does engineering need science?

      Ghi chú


      • #4
        Gửi chú Phu_ho.
        Chữ CDC là chữ viết tắt của Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng - Bộ XD (Consultant Designer and Constructor Corp.)
        Bọn chúng tôi xây dựng trang web này dành riêng cho các Kỹ sư xây dựng và các sinh viên trẻ ngành xây dựng.
        Mong muốn của chúng tôi là tạo ra một diễn đàn để các KSXD nói chung có nơi trao đổi, học tập, thảo luận các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ và các vấn đề liên quan khác.
        Hiện tại mới XD được mục diễn đàn, sau này chúng tôi sẽ đưa lên đây trang web có nhiều mục hơn, chẳng hạn có mục tính toán trực tuyến các cấu kiện kết cấu công trình...
        Mong mọi người cùng đóng góp ý kiến để xây dựng website của các KSXD ngày một lớn mạnh.
        Last edited by ketcaucdc; 31-08-2004, 08:52 AM.
        ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

        Ghi chú


        • #5
          Theo em biết thì mấy kĩ sư nhà mình ưa giấu nghề chả bao giờ share cho người khác cái gì cả chẳng thoáng tí nào, theo em quan điểm thì mỗi người cho 1 thông tin nhiều người gọp lại có cả đống thông tin, đôi khi lý giải tại sao nền khoa học xây dựng của VN chưa mạnh lắm.
          [COLOR=RoyalBlue]

          Ghi chú


          • #6
            Những điểm còn thiếu của SV Xây Dựng VN

            chào các bác!
            cho tui tham gia vài ý kiến nho nhỏ nhé , tui rất đam mê nghành này.Theo quan điểm của tui thì phải công nhận hiên nay các sinh viên xây dựng nhà ta học rất thụ động , học theo kiểu kiếm điểm mà thôi. Giảng viên lên đọc cho sinh viên chép như là học sinh cấp 1 đó , chỉ đến cuối kỳ mới lao vào học như là thiêu thân ấy , thức đêm để học rất là vất vả. Tui thấy tiếng Anh và tin học đúng là rất quan trọng nhưng mà đó đúng không phải la tiêu chí để đánh giá một kỹ sư xây dựng.... Thời gian có hạn lần sau tui sẽ tham gia nhiều hơn mong các bác hiểu cho tui nhé hihi.. có gì không phải mong các bác thông cảm cho tui nhé

            Ghi chú


            • #7
              Theo em cái cần nhất để trở thành người kỹ sư XD giỏi là lòng yêu nghề, "đam mê" với nghề, coi nghề như một thú vui, sở thích cũng như thú đam mê chơi thể thao. Em lấy ví dụ như có bác nào đó muốn đá bóng thì đâu cần có người ép buộc bác ấy phải đá bóng mà tự bác ấy sẽ chủ động kiếm quả bóng tập đá, rê dắt... và tham gia vào các trận đấu bóng đầu tiên là trên hè phố,sau là sân vận động, có thể lúc đầu mới đá bác ấy sẽ đá kém nhưng do đam mê (thêm phần cay cú nữa khi thua kém người khác... ) bác ấy sẽ tìm hiểu thêm về các kỹ năng xử lý bóng qua sách vở hay những người đá bóng hay. Khi kỹ năng xử lý bóng cơ bản bác ta đã có thì bác ta sẽ học hỏi cả chiến thuật, các "mẹo" đá bóng nữa.... tất cả các điều này đâu phải ai ép buộc bác này mà do bác này thấy thích thì làm và học hỏi thêm để trở thành cầu thủ giỏi đấy chứ!!!
              Để trở thành người kỹ sư XD giỏi cũng vậy, nếu có lòng đam mê (có khi cũng phải thấy cay cú khi thấy chú khác giỏi hơn mình ) thì các bác sẽ tự chủ động thu nạp kiến thức và kỹ năng của ngành cho mình qua nhiều kênh thông tin khác nhau (qua kiến thức ở ĐH, qua lời chỉ bảo của các chuyên gia, qua thực tế công việc...) và sau đó sẽ thực hành trong thực tế. Trong quá trình thu nạp và thực hành kỹ năng chuyên môn thì ngoại ngữ và tin học sẽ hỗ trợ rất nhiều vì biết 1 ngoại ngữ là có thể đọc được thêm các thông tin , tin học sẽ giúp rút ngắn thời gian công việc, nâng cao hiệu quả công việc (trừ các phần công việc thi công tay chân nha'... ). Đây chỉ là thuần túy chuyên môn còn các "kỹ năng" về xã hội như cách giao tiếp, quan hệ xã hội, việc ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định.... thì em không bàn tới.
              Em chỉ có mấy ý kiến như vậy, các bác góp ý thêm nhé.

              Ghi chú


              • #8
                mấy anh ơi cho em hỏi có anh nào biết mấy trang web về các chuyên nganh xây dựng mà có thể tham khảo tài liệu và hình ảnh miễn phí không pót cho em xin được không?cảm ơn nhiều nhé

                Ghi chú


                • #9
                  Bài 7: Yêu và đam mê nghề nghiệp (chuyên môn) là yếu tố quan trọng nhất để sinh viên trở thành một người kỹ sư giỏi

                  Tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn Tuanibst rằng một người muốn trở thành một kỹ sư giỏi thì trước hết người đó phải có lòng YÊU và ĐAM MÊ nghề nghiệp, hay chuyên môn (giống như yêu và đam mê người mình yêu ý!). Những tiêu chí chính để đánh giá một kỹ sư là giỏi (như bạn Ducxd và bạn Phu ho đã liệt kê) bao gồm (a) nắm vững kiến thức chuyên môn, (b) thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, và (c) biết sử dụng và lập trình trên máy vi tính. Chú ý khái niệm kỹ sư có thể hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả những người làm nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học.

                  Nếu như câu hỏi về lấy ý kiến là trong 3 vấn đề (chuyên môn, ngoại ngữ, và vi tính) mà các bạn đã nêu ở trên thì cái nào là QUAN TRỌNG nhất đối với sinh viên thì tôi sẽ chọn là CHUYÊN MÔN, còn ngoại ngữ và vi tính được coi là những công cụ thiết yếu để phục vụ cho việc học chuyên môn được tốt. Khái niệm chuyên môn ở đây cũng có thể hiểu theo nghĩa hẹp là một lĩnh vực cụ thể nào đó mà mình thích và muốn tìm hiểu sâu về nó, ví dụ như chuyên môn có thể chuyên về lập chương trình trên máy vi tính trong môi trường Unix, hay chuyên về thiết kế kết cấu tháp truyền hình có dây neo....

                  Theo tôi thì khi một bạn nào đó đã đam mê với nghề nghiệp hay một lĩnh vực chuyên môn nào đó rồi thì bạn ấy sẽ tự mày mò tìm kiếm tài liệu không những bằng tiếng Việt mà bằng cả tiếng nước ngoài (đặc biệt là Anh ngữ) để học hỏi và mở rộng thêm kiến thức chuyên môn. Ngày nay khoa học và công nghệ thay đổi và phát triển rất nhanh nên việc đọc các sách và tạp chí chuyên ngành (professional books and journals) bằng tiếng Anh là rất quan trọng để update thông tin. Chúng ta không thể nói rằng một người muốn giỏi về chuyên môn mà lại không cần phải chịu khó tham khảo những tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài, hay không cần quan tâm đến các nước khác họ đang làm những gì và làm như thế nào?

                  Hơn nữa khi một bạn nào đó đã đam mê với nghề nghiệp thì việc học ngoại ngữ (nhất là về kỹ năng đọc và viết, reading and writing skills) qua các tư liệu chuyên môn là rất có hiệu quả, vì bạn đọc nó với mục đích cụ thể và thiết thực cho chính bản thân bạn. Hơn nữa những từ chuyên ngành sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình đọc và giúp bạn có điều kiện để nhớ được nó lâu. Tất nhiên khi khả năng đọc và viết (là rất quan trọng đối với người làm chuyên môn) của bạn tốt thì nó cũng sẽ có tác dụng trợ giúp phần nào đối với kỹ năng nghe và nói của bạn. Việc đọc sách bằng tiếng nước ngoài trong thời gian vài tháng đầu là khá khó khăn và tốc độ đọc khá chậm (có khi còn không hiểu đúng nội dung) nhưng nếu như bạn cố gắng thì chỉ một vài năm sau thì vấn đề đó không còn là rào cản đối với việc học chuyên môn bằng ngoại ngữ của bạn! Khi chuyên môn của bạn đã chắc rồi thì việc nói tiếng Anh của bạn về vấn đề chuyên môn cũng sẽ tự tin hơn "what you want to say is usually more important than how you say it!".

                  Ngoài ra để trợ giúp cho việc học tập và nghiên cứu được tốt thì việc sử dụng máy vi tính để lập trình và tính toán cụ thể cũng rất quan trọng. Cũng chính trong quá trình bạn tính toán cụ thể cho nhiều trường hợp khác nhau đó thì những ý tưởng nghiên cứu mới (new ideas) sẽ nảy sinh, và từ đó tạo cho việc học chuyên môn của bạn trở nên thích thú hơn. Có thể nói việc biết sử dụng máy vi tính trong học tập và làm nghiên cứu là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên hiện nay...

                  Ở Nhật Bản thì sinh viên xây dựng (undergraduate) vào năm cuối (năm thứ 4) là phải bắt tay vào làm nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của một ông giáo sư hay phó giáo sư ở một laboratory nào đó. Đề tài nghiên cứu khoa học đối với sinh viên học đại học yêu cầu nhẹ hơn nhiều so với học sau đại học, có thể là những vấn đề mà mình thấy thích thú và cần phải nghiên cứu để làm rõ hơn hay phát triển thêm so với những gì mà người khác đã làm... Như vậy trong quá trình làm nghiên cứu, sinh viên đã phải tự mày mò tìm hiểu nhiều tài liệu tham khảo (bằng cả tiếng nước ngoài) để đọc thêm và đồng thời cũng phải biết sử dụng máy vi tính để phục vụ cho việc làm nghiên cứu. Thuờng thì sinh viên đại học làm cùng đề tài nghiên cứu với sinh viên học cao học, và cuối năm yêu cầu phải viết luận văn tốt nghiệp về đề tài nghiên cứu đó (dầy khoảng 50 - 150 trang A4 gì đó). Sau khi bảo vệ xong luận văn nghiên cứu khoa học thì sinh viên xây dựng còn phải bắt tay vào làm một đồ án thiết kế hay thi công nhỏ nữa bao gồm vài bản vẽ vẽ bằng Autocad, có thể một mô hình thu nhỏ, và một bản thuyết minh kèm theo (nói chung khối lượng tính toán không yêu cầu nhiều lắm).

                  Như vậy có thể nói trong quá trình học đại học thì nhìn chung sinh viên phải được trao dồi và nắm bắt những kiến thức cơ bản về chuyên môn, khả năng tự làm nghiên cứu khoa học về một lĩnh vực chuyên môn nào đó mà mình thích, khả năng sử dụng ít nhất một ngoại ngữ, và kỹ năng sử dụng và lập trình trên máy vi tính. Với những kiến thức và kỹ năng như vậy thì sinh viên sau khi tốt nghiệp và đi làm ngoài thực tế sẽ có cơ hội để phát huy rất nhanh trong công việc, và từ đó việc để trở thành những người kỹ sư giỏi thực sự hoàn toàn không phải là khó!

                  Theo như kết quả lấy ý kiến ở trên về "Những điểm còn thiếu của sinh viên xây dựng" thì TIẾNG ANH chiếm tới 80%, vi tính 0%, và chuyên môn 20%. Như vậy có thể nói nhìn chung các bạn sinh viên ở ta hiện nay đang "rất ngại" về cái khoản tiếng Anh"! Và kết quả lấy ý kiến đó cũng không có nghĩa là sinh viên đại học của ta nhìn chung là không có vấn đề gì về kiến thức chuyên môn và kỹ năng sử dụng máy vi tính nữa! Theo tôi thì một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên ngại về tiếng Anh có lẽ là do sinh viên không chú trọng hay không có điều kiện để đọc sách chuyên môn bằng tiếng Anh (như tôi đã đề cập ở trên)! Ngoài ra cách giảng dạy ở trường hiện nay có thể không tạo điều kiện cho sinh viên thích thú và say mê với môn học chuyên môn (như tôi đã đề cập trong bài viết số 6: Giới thiệu chương trình tính kết cấu online với giao diện động), và không khuyến khích để sinh viên tự tham khảo tư liệu bằng tiếng Anh hay tiếng nước ngoài khác.
                  ......
                  Last edited by TS.DinhVanThuat(Tokyo); 02-01-2006, 10:16 PM.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Bác Thuật có soure nào về mấy đề tài nào của SV năm 4 bên đó có thể cho em link để tham khảo được không?( về Kết Cấu Thép càng tốt). Mà bác Thuật này em nghe nói bên đó thư viện trường có pass của mấy thư viện của thế giới hay lắm em đang kiếm nhưng chưa thấy nếu bác có post cho anh em sinh viên nghiên cứu( he he để không thua tụi nước ngoài được)
                    [COLOR=RoyalBlue]

                    Ghi chú


                    • #11
                      Nguyên văn bởi TS.DinhVanThuat(Tokyo)

                      Ở Nhật Bản thì sinh viên xây dựng (undergraduate) vào năm cuối (năm thứ 4) là phải bắt tay vào làm nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của một ông giáo sư hay phó giáo sư ở một laboratory nào đó.
                      Ủa bác Thuật, ở Nhật sinh viên làm tốt nghiệp không thực tập kỹ sư tại công ty mà lại làm research trong lab ạ ? Mà chương trình đào tạo kỹ sư của Nhật chỉ co 4 năm thôi ạ ?
                      Does engineering need science?

                      Ghi chú


                      • #12
                        trông người mà nghĩ đến ta thì thật là...chán.Bây giờ em còn đang đi học, cái học ở chúng ta còn quá thụ động vào thầy giáo, lúc nào cũng hỏi là học cái này,cái kia có thi không?????????????.
                        hình như nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người, rất khó thay đổi. Nhưng nguyên nhân không chỉ có trò, mà thầy giáo cũng rất thiếu quan tâm dến học sinh.Đối với nhiều thầy giáo thì đến trường giảng hết 3 tiết là hết trách nhiệm và giáo trình thì đã cũ mèm, hic, đang học năm 2004 mà cứ yêu cầu cầu học sinh tìm sách năm 1980 để đọc<= đến là khổ.
                        hoahuce@gmail.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          Vừa rồi bận chút việc nên hôm nay mới viết trả lời các bạn được!
                          Chương trình đào tạo đại học của Nhật đối với cả ngành kỹ thuật và xã hội đều là 4 năm. Thường những nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa, hoặc bị ảnh hưởng bởi hệ thống này đều là 4 năm (Mỹ, Canada, Brazil, Mexico, Hàn Quốc, Philippines,...). Còn những nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Cuba, ... là 5 năm.

                          Sinh viên xây dựng ở Nhật không yêu cầu phải đi thực tập công nhân hay thực tập kỹ sư khoảng 1-2 tháng gì đó trước khi tốt nghiệp như ở ta! Nhưng Trong quá trình học thường có nhiều buổi đi kiến học thực tế và làm thực hành theo kiểu contest (tức là các nhóm sinh viên tự làm những thứ như dầm, dàn, ... với kích thước khá nhỏ bằng BT hay gỗ gì đó theo yêu cầu của đề bài đặt ra và cùng thi xem ai được giải nhất. Đối với sinh viên kiến trúc thì thường làm những mô hình thiết kế nhà hay mô hình quy hoạch thành phố gì đó với tỷ lệ khá nhỏ. Nói chung mục đích chỉ là để cho sinh viên hiểu được nội dung bài học sâu hơn và có hứng thú với môn học, còn thực ra họ cũng không quan trọng hoá lắm những người được giải nhất hay nhì gì đâu!)

                          Ngoài ra nhà trường (hay khoa xây dựng) cũng hay kết hợp với các công ty xây dựng để tổ chức những đợt đi thực tập cho sinh viên trong vòng một vài tuần lễ vào dịp hè (gọi là internship program). Những sinh viên thích đi thì đăng ký với khoa, không bắt buộc. Hồi tôi học cao học tôi cũng đã đi thực tập ở công ty xây dựng Takenaka khoảng gần 4 tuần (nói chung cũng đã được biết một chút về người Nhật trong công ty họ tập trung làm việc kinh khủng như thế nào rồi!)

                          Nhân tiện nói về thi kiểu contest trong ngành xây dựng thì ở Mỹ cũng hay tổ chức. Năm ngoái tôi có ở Mỹ làm nghiên cứu một thời gian và tham dự cái ACI Fall 2003 Convention được tổ chức bởi American Concrete Institue (ACI) ở Boston, Massachusetts thì thấy có nhiều sinh viên đại học (không những từ những trường đại học của Mỹ mà từ cả những nước khác như India, Turkey, ...) đến tham gia hội thi! Đây là cuộc thi có qui mô lớn và tầm cỡ quốc tế nên những nhóm sinh viên được giải khá là vinh dự!
                          ......

                          DVT

                          Ghi chú


                          • #14
                            Chương trình đào tạo đại học của Nhật đối với cả ngành kỹ thuật và xã hội đều là 4 năm. Thường những nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa, hoặc bị ảnh hưởng bởi hệ thống này đều là 4 năm (Mỹ, Canada, Brazil, Mexico, Hàn Quốc, Philippines,...). Còn những nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Cuba, ... là 5 năm.
                            Có nhiều nước tư bản gộc ở châu Âu vẫn có chương trình đào tạo kỹ sư trong 5 năm bác Thuật ạ.

                            Cái em nói về thực tập trong công ty không phải là cái thực tập công nhân hay thực tập kỹ sư như ở Việt Nam, mà là làm đồ án tốt nghiệp ở trong công ty. Cá nhân em thì em thấy cái này hay, vì được làm việc thực sự trong một group như một kỹ sư, làm ra được sản phẩm thật sự, dù không được hoành tránh cả công trình từ A-Z với hơn chục bản vẽ như anh em mình ở nhà
                            Does engineering need science?

                            Ghi chú


                            • #15
                              Chào các bạn!
                              Tôi có nghe nói là hệ thống giáo dục higher education ở Châu Âu khá là đa dạng và linh hoạt (flexible), có đủ các loại 3 năm, 4 năm, 5 năm ... tuỳ theo trường? Hình như nhiều trường đại học ở châu Âu cho phép sinh viên lưu ban đến vài năm? Tôi có một người quen học đại học ở Đức có đến 7 năm mới nhận được bằng và về nước cách đây mấy năm rồi! Nếu Phu ho biết thì nói qua một chút về hệ thống giáo dục của Châu Âu nhé?

                              Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì thực ra bị ảnh hưởng chủ yếu bởi hệ thống giáo dục của Đức (Đức là nước đi đầu trong vấn đề giáo dục), và sau này bị ảnh hưởng thêm nhiều bởi nền giáo dục của Mỹ (nơi hội tụ chất xám)! Nói chung nền giáo dục higher education của Nhật cũng khá đa dạng và đáp ứng hầu như gần hết các đối tượng...

                              Hình như trường DHXD cũng cho phép sinh viên tốt nghiệp trước thời hạn 5 năm? không biết có được đến 1 năm không nhỉ? Theo tôi chương trình học ĐH nên rút ngắn chỉ còn 4 năm giống như khối xã hội là đủ, chứ kéo dài đến 5 năm học đại học như vậy thấy không cần thiết!!! Còn đồng chí nào mà lười học thì cho phép lưu ban thêm một vài năm nữa cũng được!

                              Sinh viên sau khi tốt nghiệp chắc cũng mất khoảng vài năm để làm quen với công việc cụ thể trong công ty mình làm. Ở Nhật khi các công ty xây dựng tuyển người thường họ ghi chú là không tuyển người có học vị tiến sỹ! Lý do của họ là những người như vậy thường già hơn ít nhất từ 3 - 5 tuổi so với người có bằng thạc sỹ hay đại học! Hơn nữa khi còn trẻ thì óc vẫn còn phẳng phiu nên dễ bảo ban hơn! Ngoài ra thực tế khi vào công ty làm việc thì kiểu gì chả phải mất vài năm nữa để đào tạo lại cho quen với công việc làm của họ! Đúng là bọn tư bản nó khôn thật

                              Không như ở VN, ở Nhật sinh viên khó có thể kiếm tiền bằng cách vẽ thuê hay tự đứng ra nhận thiết kế kiểu như những nhà dân đâu (thiết kế nhà dân ở bên này cũng phải do các công ty chuyên làm, làm sao mà đến được tay sinh viên). Sinh viên thường chỉ đi làm thêm ngoài giờ học những việc như khuân vác, rửa bát đĩa, làm vệ sinh nhà ăn, ... và dành dụm tiền để đi du lich ra nước ngoài vào các dịp nghỉ hè!

                              Có thể nói trong quá trình học đại học thì sinh viên ở mình nắm kiến thức thực tế nhiều hơn, nhưng có khi lại thiếu một số kiến thức cơ bản khác như tôi đã nói ở bài 7, và ngoài ra còn thiếu cả thời gian để chơi thể thao, vui chơi giải trí ... (những thứ cũng rất cần thiết trong cuộc sống ngắn ngủi của một con người, nhất là khi còn trẻ )

                              Sau khi tốt nghiệp khoảng 3-5 năm nếu muốn tiến thân thì phải vừa làm ở công ty vừa tự học để thi lấy cái chứng chỉ hành nghề kỹ sư gì đó (tiếng Nhật gọi là ikkyukenchikushi hay ikkyusestubishi). Để được cái này thì cũng khá mệt vì phải tự ôn luyện không những về lĩnh vực xây dựng mà còn cả về nhiều lĩnh vực liên quan khác nữa.

                              Về trưòng hợp làm đồ án trong công ty thì có lẽ ở Nhật cũng có. Nhưng đây chỉ là những trường hợp riêng biệt khi ông thầy hướng dẫn có quan hệ và tham gia làm việc với công ty trong một dự án nghiên cứu nào đó. Hoặc cá nhân sinh viên đó có quan hệ gần gũi với người của công ty và xin khoa làm đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn kết hợp của cả giáo viên ở trường và người của công ty! Sau khi tốt nghiệp thì khả năng sinh viên đó cũng muốn được tiếp tục làm việc ở ngay trong công ty đó! Chắc ở VN cũng có một số trường hợp riêng biệt này? Nói chung hầu hết sinh viên vẫn theo mô hình standard được thiết kế bởi nhà trường....

                              Ghi chú

                              Working...
                              X