QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nghiệm thu thép

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nghiệm thu thép

    Các bác cho hỏi lớp bảo vệ thép có ảnh hưởng nhiều đến lực dính giữa thép và bê tông ko?Thép thường ố vàng do bị ô xy hóa trong không khí (ko ngoại trừ trường hợp bị rỉ sét)vì để ngoài trời lâu quá trường hợp này nên xử lý thế nào?Nhìn cây thép trông mất cảm tình quá.Có nghiệm thu được ko?

  • #2
    Ðề: Nghiệm thu thép

    Không thể nghiệm thu được.
    Nói chung là việc đầu tiên cứ kiểm tra xuất xứ lô hàng : ngày sản xuất, ngày vận chuyển đến công trường, chứng chỉ vật liệu.... Nếu mọi thứ hợp lý thì yêu cầu thi công xử lý hoặc phải thay thép. Xử lý có rất nhiều cách, một cách thông thường là phun cát, nhưng mọi biện pháp cũng nhằm chỉ để xử lý việc thép bị rỉ trong một thời gian ngắn. Còn nếu như đó la thép đểu, thép xấu (trò này thi công hay làm) thì fải kiên quyết bắt thay.
    uống ice-tea, đi BMW

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Nghiệm thu thép

      Nguyên văn bởi quynhnt
      Các bác cho hỏi lớp bảo vệ thép có ảnh hưởng nhiều đến lực dính giữa thép và bê tông ko?Thép thường ố vàng do bị ô xy hóa trong không khí (ko ngoại trừ trường hợp bị rỉ sét)vì để ngoài trời lâu quá trường hợp này nên xử lý thế nào?Nhìn cây thép trông mất cảm tình quá.Có nghiệm thu được ko?
      Hi,

      Nếu thép vừa mới rỉ hay mức độ rỉ thấp thì lực dính giữa beton và thép được tăng lên đấy ! Thứ nhất là độ "sần sùi" của bề mặt thép được tăng lên, thứ hai là "rỉ" quanh thép làm tăng độ dích khi đổ bê tông.

      Đại khái quan hệ giữa lực dính và rỉ như hình minh họa dưới, "độ rỉ" làm cho lực dính tăng khoảng 1~1.5% (mất mát khối lượng), còn rỉ lớn hơn sẽ làm lực dính giảm.

      t@l
      Attached Files

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Nghiệm thu thép

        Như vậy thường những sàn lớn tầm mấy trăm m2 thì thời gian bô thép dầm sàn là vài ngày.Trong mấy ngày đó thép sẽ được ở khách sạn ngàn sao.Đêm thì thường có sương và độ ẩm môi trường cũng lớn.Chắc chắn thép sẽ bị ảnh hưởng.Vẫn phải nghiệm thu thôi fải ko các bác.Chả lẽ lại bắt bẻ bọn thi công mua sơn chống gỉ về thì ko khả thi chut nào , cản trở công việc.Thôi thì kệ nó vậy.Cứ nghiệm thu đi các bác nhé....

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Nghiệm thu thép

          Nguyên văn bởi quynhnt
          Như vậy thường những sàn lớn tầm mấy trăm m2 thì thời gian bô thép dầm sàn là vài ngày.Trong mấy ngày đó thép sẽ được ở khách sạn ngàn sao.Đêm thì thường có sương và độ ẩm môi trường cũng lớn.Chắc chắn thép sẽ bị ảnh hưởng.Vẫn phải nghiệm thu thôi fải ko các bác.Chả lẽ lại bắt bẻ bọn thi công mua sơn chống gỉ về thì ko khả thi chut nào , cản trở công việc.Thôi thì kệ nó vậy.Cứ nghiệm thu đi các bác nhé....
          Bác làm vậy phí quá, hồi tôi ở Nha Trang, làm cảng cũng bị vậy, nhưng tư vấn làm ăn ngon lành lắm.
          Đương nhiên chỉ trong vài hôm sương và độ ẩm (của bọn tôi còn hơi nước biển ) thì thép gỉ vàng. Tư vấn hồi đấy bảo là nếu mua sơn chống gỉ, mất nhiều tiền mà không đảm bảo vì trong môi trường kiềm sơn đấy không đảm bảo, bị bục ngay nên thép dễ tách lớp với bê tông. Nên dùng các chất tẩy gỉ axit loãng hay biến đổi gỉ như bác raklei bảo. Rẻ lắm, dùng cho mấy ngàn mét, dùng bình phun thuốc sâu phun be bét vừa phun vừa vứt đi mà hết chưa đến mười triệu. Thép sạch bóng trông ngon lành lắm, tối mai bác vào lại em post cho cái hình thép trước và sau khi làm sạch trông mê luôn.
          Kết quả của vụ đấy là bọn em vừa làm đc sạch thép, tư vấn thì được nể vì thực sự chỉ thấy họ xơi xiền, nay lại giúp được thi công mà chi phí không cao. Mà các sếp đến nghiệm thu cười tươi hơn cả cầm phong bì.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Nghiệm thu thép

            Thép trước và sau khi xử lý gỉ
            Attached Files

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Nghiệm thu thép

              Nguyên văn bởi raklei
              Mình vừa có làm thử nghiệm về cái ảnh hưởng gỉ thép đến dính kết. tôi làm trên bt ~M250, thép tròn trơn d10mm. Được để gỉ ngoài trời 0-6 tháng.
              Đại loại số liệu có một số hơi khác với t@l.
              Hi raklei,

              Bác nói rõ hơn là thép được để ngoài trời 0-6 tháng rồi mới đem làm mẩu thí nghiệm BTCT hay là thép trong mẩu BTCT được gia tốc ăn mòn 0-6 tháng ?

              Nếu là trường hợp đầu thì không biết mục đích làm thì nghiệm là gì ? Bởi nó mô phỏng không đúng lắm ăn mòn trên thực tế.

              Còn nếu là trường hợp 2 thì có thể giải thích được kết quả của raklei.

              t@l
              Last edited by tal; 15-07-2005, 11:00 PM.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Nghiệm thu thép

                Dùng acid nhìn hình của bác thì đẹp thật đấy nhìn sướng con mắt (hay đánh lừa con mắt) nhưng có gì đảm bảo cho việc làm như thế là tốt???.Bác nào có kinh nghiệm về vấn đề này hay có tài liệu nghiên cứu về vấn đề này xin cho ý kiến thêm...

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Nghiệm thu thép

                  Nguyên văn bởi raklei
                  Thí nghiệm của tôi nhằm đánh giá ảnh hưởng các loại gỉ đến lực dính kết với bê tông.
                  Trong thực tế trên công trường thường là thép gỉ do ăn nằm lung tung, không có che chắn gì. Tôi không có ý định mô phỏng thực tế gì quá trình ăn mòn, mà chỉ nhằm thu được thép gỉ ở các mức độ khác nhau.
                  Còn nếu là trường hợp 2 như bác nói thì 100% là giảm độ bám dính chứ làm gì có chuyện tăng lên được. Vì thép bị ăn mòn trong bê tông khác với thép bị ăn mòn ngoài trời rồi mới đổ BT.
                  Nguyên văn bởi raklei
                  Thí nghiệm của tôi nhằm đánh giá ảnh hưởng các loại gỉ đến lực dính kết với bê tông.
                  Trong thực tế trên công trường thường là thép gỉ do ăn nằm lung tung, không có che chắn gì. Tôi không có ý định mô phỏng thực tế gì quá trình ăn mòn, mà chỉ nhằm thu được thép gỉ ở các mức độ khác nhau.
                  Còn nếu là trường hợp 2 như bác nói thì 100% là giảm độ bám dính chứ làm gì có chuyện tăng lên được. Vì thép bị ăn mòn trong bê tông khác với thép bị ăn mòn ngoài trời rồi mới đổ BT.
                  Hi raklei,

                  Nếu là đúng trường hợp 1 thi t@l không giải thích được bởi vì t@l chưa đọc tài liệu nào liên quan đến trường hợp này. Nhưng theo suy đoán chủ quan thì nếu gỉ thấp thì độ bám dính vẫn có thể tăng lên.

                  Còn nếu là trường hợp 2, thì t@l chắc chắn là bác chưa đọc tài liệu về ảnh hưởng của ăn mòn lên cấu kiện rồi. Với độ rỉ thấp (1~1.5%), lực dính tăng lên có thể giải thích như sau :

                  1. Độ sần sùi thép tăng nên tăng ma sát bề mặt thép - bê tông
                  2. Sản phẩm ăn mòn (gỉ như vẫn thường gọi), sau khi lấp đầy khoảng trống giữa bêton - thép (khoảng vài micromettre) sẽ tác dụng áp lực lên beton, áp lực này ban đầu chưa đủ lớn để gây nứt bê tông bảo vệ nên sẽ tăng độ bó cho cốt thép. Điều này dẫn đến lực dính tăng.

                  Về sau, khi độ ăn mòn tăng lên, áp lực gỉ lớn hơn khả năng chịu kéo của bê tông, lớp bê tông bảo vệ sẽ bị nứt dần, lúc này,

                  1. sản phẩm ăn mòn sẽ theo các vết nứt ra ngoài (các vết rỉ như bác thường thấy),
                  2. đồng thời các vết nứt sẽ giải phóng áp lực gỉ.
                  3. gỉ cũng làm giảm hệ số ma sát

                  Từng đấy nguyên nhân dẫn đến lực dính giảm khi độ ăn mòn cao !

                  Nếu raklei muốn tìm hiểu kỉ hơn về quá trình này thì có thể tham khảo ở đây http://www.shef.ac.uk/~tmrnet/fib-tg-42/home.htm, đây là trang web chính thức của nhóm làm việc TG 4.2 'Bond of reinforcement in concrete' của International Federation for Structural Concrete (fib) , bác chỉ cần chọn chương 4 "Bond of corroded reinforcement" nếu muốn biết rõ quan hệ lực dính - ăn mòn, còn muốn nghiên cứu kỹ hơn về các mặt khác (lực dính từ đâu, đánh giá (thí nghiệm, giải tích) như thế nào ...) của lực dính thì chịu khó đọc các chương còn lại.

                  t@l

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Nghiệm thu thép

                    Nguyên văn bởi Vũ Đức Lượng
                    Bác có thể nói rõ xem 'chất tẩy gỉ axit loãng ' tên cụ thể của nó là gì và mua ở đâu?
                    Mình không nhớ chính xác lắm về tên tuổi, nhưng bạn xem thêm thông tin về nó và địa chỉ liên hệ ở đây này:
                    http://www.ibst.vnn.vn/congnghe_chuyengiao.html
                    http://www.ibst.vnn.vn/cac_donvi/nc_anmon.html

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Nghiệm thu thép

                      Nguyên văn bởi raklei
                      Thank t@l
                      Bộ tài liệu của bác ngon quá, quả thật tôi chưa đọc những tài liệu đó. Theo cách giải thích của bác thì tôi thấy rất hợp lý.
                      Hi raklei,

                      Bác đừng bảo là "bộ tài liệu của em", em tổn thọ đấy , nó ở trên net, ai cũng đọc được mà ! Ghi chú thêm một chút là các bác trong group 4.2 đấy là các giáo sư kỳ cựu nhất trong giới nghiên cứu về "lực dính của thép trong beton" đấy ! Nếu raklei muốn có bản chính thức thì mua ở đây http://fib.epfl.ch/publications/fib/10/, giá 130 Swiss France ~ $100USD

                      Nguyên văn bởi raklei
                      Tôi cũng có đọc đc một số tài liệu về lực liên kết của thép gỉ trong bê tông. Nhưng tài liệu tôi có thường áp dụng phương pháp áp dòng ngoài để gia tốc ăn mòn, tuy nhiên việc gia tốc như vậy không giống với thực tế lắm và rất mãnh liệt nên các tác giả không xác định được mức độ ăn mòn là bao nhiêu (vi duj như của bác viết là 1-1,5%) mà chỉ thông qua độ mở vết nứt. Tức là khi nứt rồi, chẳng hạn ở bề rộng 0,1mm thì mới thử kéo xác định lực liên kết. Do đó đều kết luận là lực liên kết giảm. Vì vậy tôi cũng có nhận xét như vậy, và tôi nhận xét là ở mức độ gỉ tương đối nặng.
                      Raklei có thể cho t@l biết tài liệu raklei đọc là của tác giả nào ? Đúng là để nghiên cứu ăn mòn trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng phương pháp gia tốc ăn mòn mà thường là áp dụng một dòng điện bên ngoài vào thanh thép trong bê tông.

                      Trong quá trình thí nghiệm, người ta hoàn toàn có thể kiểm soát được độ ăn mòn. Cụ thể là dòng điện áp dụng và thời gian tác dụng đều là do người làm thí nghiệm kiểm soát, sau đó dùng công thức Faraday để biết độ ăn mòn.

                      Để kiểm chứng lại độ ăn mòn, trước khi thí nghiệm, đem cân thanh thép, thí nghiệm xong người ta đập mẩu thử đi, lấy thanh thép ra, cạo hết gỉ đi và cân lại, nhờ vào chênh lệch khối lượng người ta có thể biết là độ ăn mòn thực tế là bao nhiêu (thường thì không sai bao nhiêu so với lý thuyết dùng Faraday).

                      Nếu bác muốn tìm hiểu cụ thể hơn, mời bác đọc cái này http://www.nordicinnovation.net/nord...ler/tec521.pdf

                      Còn việc dựa vào vết nứt để phỏng đoán độ ăn mòn như raklei đề cập có ý nghĩa như thế này.

                      Trong việc đánh giá lại các công trình thực tế bị ăn mòn, người ta không thể đập cấu kiện (destructive method) ra để đo độ ăn mòn được, mà đến hiện tại không có một phương pháp (non - destructive method) nào để có thể đo chính xác đường kính còn lại sau ăn mòn của thép.

                      Nên người ta cố gắng đo các vết nứt (chiều rộng w và chiều dài l) trên bề mặt beton dọc theo thanh thép, sau đó tính chỉ số nứt If = w*l (fissuration index) và dựa vào các công thức kinh nghiệm để suy ra độ ăn mòn. Đây là phương pháp cho độ chính xác thấp nhưng hiện tại không có phương pháp nào khác nên vẫn có người sử dụng.

                      t@l phỏng đoán tài liệu bác đọc về cái vết nứt này chắc của Cabrera hoặc Carmen Andra hoặc Raoul François bởi vì trong các thí nghiệm của mình, các tác giả này cố gắng đưa ra quan hệ nứt - độ ăn mòn nhưgn kết quả cực kỳ khác nhau

                      Nguyên văn bởi raklei
                      Còn mức độ gỉ nhẹ chưa nứt bê tông, trong thực tế thực ra chưa ảnh hưởng gì và bình thường cũng khó phát hiện nên tôi thấy không đáng quan tâm lắm. Tôi cũng chưa có đọc qua tài liệu nào, nhưng qua giải thích của t@l tôi thấy rất hợp lý.
                      Cảm ơn bác, thực sự những gì t@l viết cũng là đọc được thôi, chứ chẳng có chút kinh nghiệm thực tế nào đâu . Em đồng ý với bác là độ gỉ thấp không đang quan tâm lắm vì nó chẳng gây ra hậu quả gì nghiêm trọng cả, nếu có chăng chỉ là bắt đầu cho các độ gỉ cao , và lúc đó thì chắc là tình hình nghiệm trọng hơn. Vậy quan trọng hơn có lẽ là dự báo lúc nào gỉ bắt đầu để có các biện pháp khắc phục phù hợp.

                      Nguyên văn bởi raklei
                      Hiện nay vấn đề tôi đang quan tâm là ảnh hưởng của thép bị gỉ , trước khi đổ bê tông (pre rust) đến chất lượng BTCT. Vấn đề này hoàn toàn khác với thép trong bê tông bị gỉ. Tôi chưa tìm được nhiều tài liệu liên quan đến lĩnh vực này. Một số bạn bè làm nghiên cứu ở nước ngoài có bảo, ở Tây làm gì có chuyện thép gỉ được đổ bê tông nên Tây nó không nghiên cứu. Cái đấy chỉ có ở mấy nước chậm lớn như VN. Không rõ bạn có thông tin gì về cái đó không??
                      Cái của bác quan tâm đúng là khó thật, t@l cũng chưa đọc tài liệu nào liên quan đến nó cả ! Theo t@l, cái thí nghiệm của bác dùng để xem xét :

                      1. pre rust ảnh hưởng thế nào đến lực dính (xem có đảm bảo với lực dính yêu cầu hay không ) , cái này có thể làm ngay sau khi mẩu thí nghiệm đạt cường độ, và dùng pull-out test.

                      2. xem thử khi dùng thép pre-rust, lớp thụ động giúp thép chống ăn mòn có hình thành hay không ? Tức là kiểm tra xem thanh thép đó có tiếp tục bị ăn mòn ngay sau khi đổ bê tông hay vẫn phải chờ các tác nhân bên ngoài phá vỡ lớp thụ động rồi mới tiếp tục bị ăn mòn.

                      Vậy thôi, chúc bác thành công với cái thí nghiệm của bác, nếu có kết quả gì hay có thể chia sẽ với t@l được không

                      Thân.
                      t@l

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Nghiệm thu thép

                        Hi raklei,

                        t@l cũng không rành lắm đâu, chỉ là chương trình học nó có cái môn học đấy thôi ! Sắp ra trường, thất nghiệp đang kiếm việc làm đây, bác biết chổ nào cho em nộp CV Nếu bác cần tài liệu về thí nghiệm gia tốc ăn mòn cốt thép thì hôm nào em có thể scan cho bác vài trang.

                        Còn cái file bác đính kèm chính là cái chương 4 ở trên em giới thiệu với bác. Híc híc, em phải đọc nó nhiều lần rồi, dù sao cũng cảm ơn bác.

                        Thân
                        t@l

                        Ghi chú

                        Working...
                        X