QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán kết cấu nhà cao tầng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán kết cấu nhà cao tầng

    Chào các ban. Mình vừa đọc được một bài viết trong diễn đàn ashui.com của thành viên dhkt. Mình thấy rất hay nên pót lên đây cùng thảo luận. Mình copy nguyên văn luôn đó. Học là trên tốt mong tác giả đừng giận....

    dhkt
    Các cao thủ về kết cấu thân mến!
    Có một vấn đề đặt ra khi tính toán nhà cao tầng là xử lý như thế nào đối với hệ dầm liên kết với vách cứng. Nếu các bác để ý thì thấy rằng đa số các dầm khi liên kết vào vách cứng thì mômen âm đầu thanh liên kết vào vách cứng thường khá lớn. Và chúng ta thường phải tăng tiết diện dầm để chịu được mômen đó. Điều đó đương nhiên được hiểu rằng mômen âm sinh ra lớn như vậy là do chuyển vị chênh lệch lớn giữa 2 đầu thanh sinh ra (đầu liên kết với vách cứng thường chuyển vị ít hơn nhiều so với đầu còn lại). Nhất là đối với những công trình cao hơn 18T thì mômen đầu thanh này thật khủng khiếp. Thực tế thì không phải vậy. Khi tính toán chúng ta gia tải cho tất cả các tầng và khi đưa vào máy tính để phân tích kết cấu thì máy thực hiện quá trình gia tải này một cách đồng thời do đó mà chuyển vị chênh lệch được cộng dồn cho tất cả các tầng. Nhưng trong quá trình thi công thì sự gia tải này lại xảy ra một cách từ từ khi thi công từng tầng một. Tức là sự làm việc thực tế của dầm liên kết với vách cứng không giống như phân tích kết cấu của máy. Nếu chúng ta không điều chỉnh mà cứ tăng tiết diện dầm một cách mù quáng sẽ không đạt được tính kinh tế. Tôi cũng đã thử xử lý theo 2 cách nhưng vẫn chưa cảm thấy hoàn toàn thỏa mãn nhưng cũng xin đưa ra để mọi người cùng góp ý:
    1- khai báo một cột có đầy đủ chỉ tiêu cơ lý của vật liệu nhưng không có trọng lượng bản thân( độ cứng thích hợp với hệ kết cấu chung) tại vị trí gần đầu vách. Đoạn dầm liên kết cột mới với vách có độ cứng lớn.
    2- Tại đầu không liên kết với vách cứng khai báo tải trọng nút có giá trị giá trị tĩnh tải theo diện chịu tải của từng tầng nhưng có hướng ngược lại với hướng của GRAVITY.
    Cách 2 chỉ xử lý cục bộ cho những dầm liên kết với vách cứng vì nó làm ảnh hưởng đến những vùng xung quanh. Cả hai cách trên đều đem lại những kết quả khả quan nhưng độ chính xác của nó vẫn là một điều làm tôi rất băn khoăn. Kính mong bà con gần xa cùng trao đổi và đưa ra giải pháp hợp lý hơn

  • #2
    oh, bài này tôi viết đấy. Nhưng bây giờ vấn đề này đã được giải quyết triệt để rồi. Phải dùng tiêu chuẩn của Mỹ thôi. Về việc này tôi sẽ có bài viết triệt để hơn giải thích về giải pháp theo tôi là cực hay và rất có cơ sở
    NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

    Ghi chú


    • #3
      Ah cho em hỏi nhé thiết kế nhà khoảng 9 tầng mà thang máy nắm bên hông có thể coi là lõi cứng không?
      [COLOR=RoyalBlue]

      Ghi chú


      • #4
        Mình nghĩ là trunghacid cũng có quan điểm hay về vấn đề này. Nếu quan điểm của bạn triệt để hơn thì có thể viết lên để anh em trao đổi thêm nhé
        96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
        TEL: 9763564-FAX: 9745233
        @: ACE@FPT.VN

        Ghi chú


        • #5
          toucxd
          thấy chú chịu khó học hỏi anh cũng cố gõ trả lời cho vừa lòng chú. Thật ra lõi cứng là tổ hợp của nhiều các vách cứng theo hai phương tạo nên hiệu ứng làm việc không gian tốt. Khi chú dùng vách thang máy làm các vách cứng thì do sự liên kết và số lượng của các vách đơn nhiều (lớn hơn 2) nên đã tạo ra một nhóm vách cứng theo hai phương do đó tạo nên một vùng cứng (có thể gọi là lõi cứng). Khi ta bố trí các vách cứng đơn cách xa nhau thì tính làm việc độc lập của nó tăng lên khi đó không tạo thành lõi cứng mà chỉ là vách cứng thôi. Nhưng nếu chú bố trí lõi thang máy làm lõi cứng mà lại ở bên hông nhà thì khi phân tích động lực học bài toán sẽ gây ra xoắn do tâm cứng của nhà không trùng tâm khối lượng. Nếu nhà chú thiết kế có 9 tầng thì theo anh chú có thể không cần làm vách thang máy thành lõi cứng mà xây gạch cũng có thể được sau đó tính toán sao cho cột có thể chịu được tải trọng ngang. Khi xảy ra hiện tượng xoắn có khi còn tốn kém hơn là bỏ vách cứng mà tăng khả năng chịu tải ngang cho cột
          Last edited by haikcvncc; 20-09-2004, 06:08 PM.
          NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

          Ghi chú


          • #6
            He he đa tạ đại ca tại thằng bạn em nó đi làm thêm bí quá chẳng biết hỏi ai nên em lên đây hỏi thôi.Chứ em chưa ra trường đâu dám liều mạng tính nhà 9 tầng chắc đi tong wá.
            [COLOR=RoyalBlue]

            Ghi chú


            • #7
              Eh mấy đại ca cho em hỏi nhé ở VN hiện tại qui định nhà bao nhiêu tầng là cao tầng vậy?
              Ah em biết được là công nghệ để xây những toà nhà chọc trời ở nước ngoài nghe thầy em nói là nó làm cái khung bằng bêtông cốt thép mà dầm khung cao bằng tầng nhà và khoảng cách giữa hai dầm khung khoảng 5-7 tầng trong đó người ta sẽ chia khung ra bằng kết cấu thép có anh nào biết về vụ này không?
              [COLOR=RoyalBlue]

              Ghi chú


              • #8
                Tôi muốn quay trở lại với bài viết dầm liên kết với vách cứng một chút. Nhân dịp này cũng muốn trao đổi với trunghacid. Tôi đã đọc bài của bạn trên ashui, thật ra đó chỉ là những phương pháp hạn chế mômen mà thôi. Trong nhiều trường hợp không thể tránh khỏi hiện tượng này. Vậy phải có cách giải quyết triệt để. Theo tiêu chuẩn của Mỹ thì khi công trình dao động dưới tác dụng của tải trọng động đất hay tải trọng gió động thì khi phát sinh ứng suất cục bộ lại vị trí đầu những nút cứng sẽ hình thành khớp dẻo tại đó. Và thường là hình thành trên dầm tại vị trí cách nút cứng 1 đoạn H/2(với H là chiều cao dầm). Vì vậy khi tính toán với tải trọng động đất chúng ta phải chủ động khai báo khớp tại những vị trí có thể hình thành khớp dẻo để kiểm tra sự phân phối lại ứng suất đối với những vùng xung quanh. Còn dầm liên kết với vách cứng nhất định phải chịu được nội lực sinh ra do tổ hợp cơ bản 1(TT+HT) trong bất cứ công trình nào. Đương nhiên là thép đầu dầm phải đặt theo nội lực sinh ra do comb1 và được kiểm tra lại thép giữa dầm và các cấu kiện xung quanh khi khai báo khớp dẻo. Việc này tương đối mất công nhưng đem lại cho người thiết kế cảm giác an toàn.
                Thân!
                NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

                Ghi chú


                • #9
                  Nguyên văn bởi haikcvncc
                  Tôi muốn quay trở lại với bài viết dầm liên kết với vách cứng một chút. Nhân dịp này cũng muốn trao đổi với trunghacid. Tôi đã đọc bài của bạn trên ashui, thật ra đó chỉ là những phương pháp hạn chế mômen mà thôi. Trong nhiều trường hợp không thể tránh khỏi hiện tượng này. Vậy phải có cách giải quyết triệt để. Theo tiêu chuẩn của Mỹ thì khi công trình dao động dưới tác dụng của tải trọng động đất hay tải trọng gió động thì khi phát sinh ứng suất cục bộ lại vị trí đầu những nút cứng sẽ hình thành khớp dẻo tại đó. Và thường là hình thành trên dầm tại vị trí cách nút cứng 1 đoạn H/2(với H là chiều cao dầm). Vì vậy khi tính toán với tải trọng động đất chúng ta phải chủ động khai báo khớp tại những vị trí có thể hình thành khớp dẻo để kiểm tra sự phân phối lại ứng suất đối với những vùng xung quanh. Còn dầm liên kết với vách cứng nhất định phải chịu được nội lực sinh ra do tổ hợp cơ bản 1(TT+HT) trong bất cứ công trình nào. Đương nhiên là thép đầu dầm phải đặt theo nội lực sinh ra do comb1 và được kiểm tra lại thép giữa dầm và các cấu kiện xung quanh khi khai báo khớp dẻo. Việc này tương đối mất công nhưng đem lại cho người thiết kế cảm giác an toàn.
                  Thân!
                  Rất cám ơn bác haikcvnnc về các ý kiến của bác trong cách xử lý tính toán của bài toán dầm liên kết với cột . Em hiện nay cũng đang rất quam tâm đến vấn đề này . Đúng là khi giải bài toán thì giá trị mômen ở chỗ liên kết với vách cầu thang máy thường rất lớn , Từ trước đến nay thì em vẫn cố gắng bố trí theo kiểu tính ra bao nhiêu thì bố trí bấy nhiêu nhất là những chỗ giao giao nhau giữa dầm và vách cứng, trong những trường hợp như thế thì hàm lượng thép những chỗ giao nhau thường rất lớn có khi còn vượt hơn 2.5% theo tiêu chuẩn qui phạm . Mà trường hợp này thì bài toán kết cấu nhà cao tầng nào em cũng gặp phải . Đâm ra cũng khá lúng túng, có những lúc hàm lượng thép lớn quá em đành phải tăng tiết diện cục bộ tại khu vực gần với vách cứng . Làm thế cũng thấy chưa phải là giải pháp tối ưu lắm .
                  Em cũng hơi lo là nếu làm theo kiểu khai báo như bác viết “ Giải phóng liên kết coi liên kết dầm với vách là khớp” thì mômen bị trượt tiêu hết mất rồi thì bố trí thép theo kiểu gì cho dầm. Còn cách khai báo vách theo kiểu cột liên kết với dầm em cũng đã thừ nhưng thấy mômen vẫn lớn . Không biết anh haikcvnnc láy kích thước cột tương đương như thế nào . Xin chỉ dãn giúp .
                  Cám ơn nhiều .

                  Ghi chú


                  • #10
                    Thì tôi đã nói rõ rồi còn gì. Thép trên của dầm đó sẽ được tính toán với tổ hợp cơ bản 1 (TT+ HT). Tôi xin giải thích thêm một chút : Khi xảy ra động đất tại đầu dầm liên kết với vách cứng sẽ hình thành khớp dẻo do đó xảy ra hiện tượng phân phối lại nội lực. Mômen nhịp dầm sẽ bị tăng lên và thép nhịp cũng phải bố trí lại theo nội lực mới. Cách sử dụng tiết diện cột tương đương đó bây giờ tôi không sử dụng nữa vì nó chỉ là giải pháp không triệt để và nặng về cảm tính hơn.
                    NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

                    Ghi chú


                    • #11
                      Kính gửi bác Hải, vấn đề bác nêu ra rất thú vị và phải nói là khó nhằn nữa! Thực tế, khi bắt đầu bắt tay vào các công trình cao tầng BTCT với chiều cao từ 20 tầng trở lên, đa số anh em thiết kế đều gặp phải vấn đề này! Hix... cảm giác tự tin mất hẳn khi thấy nội lực tăng lên một cách phi lý đến như thế. Bản thân cá nhân cũng đã dính chưởng này nên khi gặp chủ đề này rất thú vị bác ạ. Tuy nhiên, có một vài vấn đề có lẽ nên bàn kĩ hơn ở đây chăng?
                      Thứ nhất, trong cấu tạo vách, tại các vị trí đầu vách đều bố trí cốt thép như cột tại đó, vậy sơ đồ tính đưa vào phần tử cột tại đó có hợp lí theo đúng thực tế không?
                      Thứ hai, nếu như theo cách bác diễn đạt cốt thép dầm tại vị trí đầu dầm tính theo comb1(tt+ht) phải thiếu chứ, đằng nào còn thằng tải ngang ở đấy?
                      Thiết nghĩ đây là một vấn đề khá rắc rối và thiết thực cho công việc trước mắt, vậy mọi người thảo luận sâu hơn và thận trọng kĩ càng tại đây được không? Xin góp ý trước một vài ý kiến đầu tiên như thế, hy vọng càng vào sâu...càng nóng hổi! Chờ tin của các bác.
                      KSKC->hung huc...hung huc...

                      Ghi chú


                      • #12
                        Thì thế mới có chuyện. Nếu mà tính tải ngang vào thì đương nhiên phải hình thành khớp dẻo ở đầu dầm rồi. Nhất là với những nhà cao trên 20t thì tải trọng gió đã lớn hơn động đất c7 rôi( kinh nghiệm bản thân thôi). Hơn nưa nếu tra từ công thức Wo = 0.0613Vo^2 thì thấy vận tốc gió kinh khủng lắm. Chắc là chỉ trong những trường hợp gió lốc hoặc tương tự như vậy thôi. Theo tôi nghĩ trường hợp đó không phải là trường hợp chịu tác động bình thường trong thời gian dài đối với công trình nên lấy comb1 để bố trí thép là hợp lý.
                        NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

                        Ghi chú


                        • #13
                          Khe nhiệt độ

                          Em đọc trong tài liệu tập huấn 6-2004 của thầy Nguyễn Tiến Chương viết dòng này sao em thấy khó hiểu thật
                          " Trong việc bố trí khe nhiệt độ cho nhà cao tầng nếu ta không đảm bảo yếu tố bêtong co ngót và nhiệt độ thì nên làm khe nhiệt độ nhỏ hơn giới hạn cho phép" Em nghĩ ta phải làm lớn hơn chứ tại sao lại nhỏ đi. Anh Hải giải thích cho em với.
                          Mà mấy cái giới hạn khe ấy chắc phan của tụi nước ngoài phải không anh ( Việt Nam đâu có thí nghiệm để xác định được )
                          Mà còn vấn đề này nữa là nhà cao tầng có nhiều khối thấp tầng và cao tầng ( bố trí khe động đất khi ) nếu tính toắn được độ lún của hai khối cuối cùng là như nhau bằng tính toán có anh nào làm được vụ này chưa?
                          [COLOR=RoyalBlue]

                          Ghi chú


                          • #14
                            [QUOTE=ducxd]Em đọc trong tài liệu tập huấn 6-2004 của thầy Nguyễn Tiến Chương viết dòng này sao em thấy khó hiểu thật
                            " Trong việc bố trí khe nhiệt độ cho nhà cao tầng nếu ta không đảm bảo yếu tố bêtong co ngót và nhiệt độ thì nên làm khe nhiệt độ nhỏ hơn giới hạn cho phép" Em nghĩ ta phải làm lớn hơn chứ tại sao lại nhỏ đi. Anh Hải giải thích cho em với.
                            ducxd ơi em hiểu sai vấn đề rồi. Ở đây là khoảng cách giữa các khe co dãn chú không phải là bề rộng của khe đâu. Khoảng cách này phải hạn chế là đúng rồi.Câu hỏi sau của em không rõ ràng nên anh chưa trả lời được, em có thể nói rõ thêm không?
                            NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

                            Ghi chú


                            • #15
                              Em cũng đọc trong TCVN 5574:1991 mục 1.15 có đề cập đến khe nhiệt độ co giãn cần phải được quy định bằng tính toán. Anh em nào biết thêm thông tin xin được thỉnh giáo.
                              96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
                              TEL: 9763564-FAX: 9745233
                              @: ACE@FPT.VN

                              Ghi chú

                              Working...
                              X