QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thơ chuyên ngành Cầu đường

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thơ chuyên ngành Cầu đường

    Chào cả nhà.
    Trên trang này thấy các bác làm việc khoa hoc vất vả quá , mình có ý tưởng mở chủ đề này để các kỹ sư cầu đường trao đổi chuyện thơ ca một chút cho vui... để lấy sức làm công việc chuyên môn.
    Các bác có biết GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng, một chuyên gia về FEM đang dạy tai BỈ vẫn giành thời gian để viết văn thơ, GS đã có xuất bản một vài tập thơ đó.
    Bác nào có bài thơ hay post lên để cả nhà cùng thưởng thức nhe.

  • #2
    Ðề: Thơ chuyên ngành Cầu đường

    Mình đọc đâu đó bài thơ về Đường thấy hay hay post bà con cùng thưởng thức.

    Đường Vào Tim

    Đường vào tim không giống đường xe lửa
    không cả nhà ga không cả con tàu
    Đường vào tim chỉ có vực sâu
    Với vách đá hai bên bờ thăm thẳm
    Anh muốn vào ư?
    Em chẳng ngăn đâu
    Chỉ một nỗi đá rơi vào đầu kệ anh.
    -st-

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thơ chuyên ngành Cầu đường

      Ghét anh lắm... nhưng mà thương anh lắm.

      Ghét anh lắm những chiều thứ bảy
      Tay nắm tay mà nói chuyện đâu đâu
      Anh say sưa với gian giáo khung cầu
      Chẳng một tiếng xây lầu mộng đẹp
      Ghét anh lắm ! những đêm anh thức trắng
      Kẻ từng ô từng nét chử dịu dàng
      Lá thư tình anh để lại sang bên
      Anh cặm cụi đọc, ghi, tẩy, xóa
      Có phải chăng tim anh lạnh giá
      Chỉ yêu toàn sắt đá với bê tông
      Anh say sưa vun đắp giấc mơ nồng
      Ghét anh lắm... nhưng mà thương anh lắm.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thơ chuyên ngành Cầu đường

        Những nẻo đường đất nước

        Mỗi bước chân đi, mỗi lạ lùng,
        Quê Hương ta đó, đẹp vô cùng

        Nói đến quê hương, không thể không nói đến những nẻo đường đất nước.

        Có thể ví những nẻo đường đất nước ta như những huyết quản chạy khắp châu thân là tổ quốc Việt Nam. Nước Việt Nam ta có một con đường chính nối liền ba miền Bắc, Trung, Nam, đầu gối Nam Qua, chân đạp Cà Mau, dài hơn 2000 cây số.

        Con đường ấy - thời xa xưa - có cái tên rất Việt Nam là đường cái quan (nghĩa là đường lớn quan đi), nay là quốc lộ xuyên Việt số 1. Con đường này là xương sống của nước ta, và cũng là một trong số những quốc lộ đáng kể của thế giới về chiều dài.

        Muốn thưởng thức phong cảnh đẹp của đất nước, muốn đi qua hầu hết các thị trấn lớn, muốn hiểu rõ nếp sinh hoạt của dân chúng ba miền, ta chỉ việc đi suốt con đường này từ đầu đến cuối. Ta sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt, cảnh nương đồi nên thơ của miền trung du và cảnh đồng ruộng bao la của miền châu thổ sông Hồng, sông Thái.

        Rồi đường đi vào miền Trung, xứ nầy nằm ép mình giữa núi cao và biển rộng, chợt lên đèo chợt đổ dốc, quanh co uốn khúc lượn theo triền núi điệp trùng. Thật đúng như Tản Đà đã tả

        Đường vô xứ Nghệ loanh quanh
        Non xanh nước biếc như tranh họa đồ...

        Thời xa xưa, con đường này còn nhỏ hẹp, tuy kém phần khang trang nhưng, bù lại, có nhiều vẻ đẹp nên thợ Đường uốn khúc rắn, bò trên sườn đồi, mềm như một dải lụa, những lúc vắt qua đèo trông lại càng tuyệt mỹ, khiến ai qua đó cũng phải xúc cảnh sinh tình... Và nhiều nhà thơ đã ghi lại cảm xúc của mình bằng những bài thơ bất hủ. Như Bà Huyện Thanh Quan với bài "Qua Đèo Ngang". Như nữ sĩ Hồ Xuân Hương với bài "Đèo Ba Dội"...

        Rồi đường đưa ta lên đèo Hải Vân, ngọn đèo đẹp nhất và cũng hùng vĩ nhất đã gây cảm hứng cho cụ Tam Nguyên Vị Xuyên Trần Bích San (tự Hy Tăng) làm nên một bài thơ tuyệt tác:

        Tam niên tam thưởng Hải Vân đài
        Nhất điểu thân khinh độc vãng hồi
        Thảo thụ bán không đê nhật nguyệt
        Càn khôn chích nhãn tiểu trần ai
        Văn phi sơn thủy vô kỳ khí
        Nhân bất phong sương vị lão tài
        Văn đạo Tần quan chinh lộ hiểm
        Mã đầu hoa tận đái yên khai

        mà nhà thơ Đông Xuyên dịch nghĩa như sau:

        Hải Vân ba năm, ba lượt qua
        Thân chim qua lại một mình ta
        Lưng không cây cỏ trăng thời thấp
        Vút mắt càn khôn cát bụi xa
        Văn thiếu nước non, đâu ý lạ?
        Người không sương gió, chửa tay già
        Ải Tần ai bảo đường đi hiểm?
        Đầu ngựa tơi bời khói cuộn hoa

        Song song với con đường thiên lý này còn có con đường xe lửa xuyên Việt, khi men theo bờ biển, lúc uốn khúc trong rừng, tạo nên biết bao nhiêu vẻ đẹp kỳ thú vô cùng hấp dẫn...

        Mươi năm gần đây, ta còn có những xa lộ thênh thang không kém gì các nước Âu Mỹ, như xa lộ Thành phố HCM - Biên Hòa suốt ngày xe cộ dập dìu tấp nập, vùn vụt lại qua với những cây cầu vĩ đại, kiến trúc tối tân đánh dấu sự trưởng thành của kỷ nguyên bê tông cốt sắt.

        Nhưng cái thi vị của những nẻo đường đất Việt Nam, thật ra lại không hẳn ở những con đường rộng lớn này. Cái thi vị, cái bản sắc đặc biệt Việt Nam chính là ở những con đường quê với muôn hình muôn vẻ.

        Có những con đường lầy lội, mùa nắng cũng như mùa mưa quanh năm in hằn những vết xe lớn nhỏ.

        Có những con đường nhỏ nằm giữa những nương rẫy, dẫn vào các cô thôn tịch mịch, heo hút đìu hiu...

        Có những con đường mòn đi vào trong xóm, vắng lặng và êm ả khiến ta quên hết mọi cực nhọc của cuộc sống vật lộn cam go, bỏ lại đằng sau tất cả sự rộn rịp ồn ào của đời sống đô thị. Con đường thật bình dị, thật hiền lành, thật êm ả, vì chính là hình ảnh của "đường về thăm ngoại" với bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp thuở thiếu thời.

        Có những con đường ngang ngõ tắt trong làng đi từ thôn này sang thôn khác, từ xóm nọ qua xóm kia, đơn giản và một mạc như người quê mộc mạc.

        Có những con đường nằm giữa hai hàng tre xanh tốt, lúc nào cũng mát rượi như tiết xuân. Khi trời nắng thì nắng dịu như thiều quang, lúc trời gió thì lá rì rào như giãi bày tâm sự.

        Có những con đường nhỏ ven sông lạch với hàng dừa soi bóng trong nước phẳng lặng như gương, khiến khách liên tưởng đến mấy vần thơ của một nhà thơ lãng mạn:

        Cô hãy là nơi mấy bóng dừa
        Dừng chân bên nước đứng say sưa
        Để tôi là kẻ qua sa mạc
        Tạm lánh hè gay, thế cũng vừa! (X . D .)

        Và đây là lối đi nhỏ trong vườn tược ở miền Nam, lúc nào cũng rợp bóng cây xanh, quen thuộc và thân mật như từng gốc cây thân mật.

        Nói đến sự quen thuộc và thân mật thì đồng bào miền Bắc không thể không nhớ đến những đường đê ở hai bên bờ sông (nhất là sông Hồng Hà). Những con đê được đắp từ đời nhà Lý để ngăn giữ nước sông về mùa mưa khỏi tràn ngập làm hư hại hoa mầu những đồng ruộng ven sông. Những con đê này mỗi ngày mỗi được bồi đắp thêm và hiện nay trở thành những con đường lớn bề mặt rộng chừng 7-8 m, chân rộng gấp đôi, cao không dưới 8 m, sừng sững như bức tường thành mà chiều dài tổng cộng hàng ngàn cây số. Một bức vạn lý trường thành để chống giặc "hồng thủy", một công trình vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

        Trên mặt đê, xe cộ qua lại, người quê đi chợ đi làm, kẻ dắt trâu bò, người mang gồng gánh... Chiều chiều người lớn kéo nhau lên đê hóng mát, trẻ con chạy trên mặt đê thả diều. Đứng trên đê mà ngắm đồng ruộng bao la, dòng sông uốn khúc, xóm làng rải rác núp mình trong lũy tre xanh, mái chùa âm u ẩn dưới tàn cây cổ thụ... mới thấy quê hương ta thật đẹp. Một vẻ đẹp hiền lành, êm ả với thiên nhiên. Ôi mỗi lần nghĩ đến đường đê, lòng lại nhớ quê tha thiết

        Bao giờ, ôi biết bao giờ
        Cho ta lại đứng trên bờ đê cao
        Thả hồn lưu luyến xôn xao
        Rung nghe tiếng sáo diều cao lững lờ! (Vào Thu - Người Trông Về Bắc)

        Và bây giờ xin mời độc giả cùng chúng tôi lên thăm miền Cao nguyên, xem những con đường vòng vô cùng đẹp mắt. Những con đường mềm ôm ấp ven rừng, lượn quanh các bản, dành cho du khách những bất ngờ thú vị ở mỗi khúc quanh. Hoặc những con đường thô sơ từ bản ở trên đồi đi xuống mà mỗi sáng dân làng lũ lượt kéo nhau vào rừng kiếm củi hái măng. Hoặc những con đường lớn nhưng gồ ghề lồi lõm, mưa thì lội, nắng thì bụi, xuyên qua các bản, đi tuốt vào vùng rừng núi hoang vu. Hoặc những con đường không rõ đường mà cao ráo sạch sẽ đó là những đường chung quanh làng, vì ở nơi cao thoát nước nên không bao giờ lầy lội. Hoặc những con đường mòn vắng vẻ từ bản này qua bản khác, có khi hàng giờ mới thấy một bóng người đi qua...

        Có những con đường xuyên rừng âm u tịch mịch, ở đấy người Thượng âm thầm di chuyển như những cái bóng giữa tre trúc đìu hiu.

        Ở một địa phương kém mở mang thiếu nhiều tiện nghi, họ phải thích ứng với hoàn cảnh, nên đôi khi họ di chuyển không cần đường lối, rẽ lau vạch cỏ mà đi!

        Nói đến những con đường, đến những cầu lớn mà không nói đến những cầu ván cầu tre... e không khỏi có điều thiếu sót. Vì những cây cầu đơn sơ, giản dị này đã giúp ích một phần không nhỏ cho sự xê dịch của đa số đại chúng bình dân. Và hình ảnh những cây cầu này đã gắn liền với đời sống của dân nghèo trong những xóm làng hẻo lánh giữa miền lắm kinh nhiều rạch. Hoặc trong những xóm nhà sàn trên nhiều con rạch ở Sài Gòn như chiếc cầu ván đi vào ngõ hẻm quanh co.

        Những cây cầu ván, cầu tre này là một trong những sắc thái đặc biệt Việt Nam, nên đã được nói đến trong văn chương bình dân

        Biết về đâu đã hơn đâu?
        Cầu tre vững dịp hơn cầu thượng gia

        Độc giả vừa cùng chúng tôi dạo qua các nẻo đường quê hương kỳ thú và đầy thi vị.. Tuy nhiên tôi cảm thấy như còn thiêu thiếu một cái gì mà chưa nói hết.

        Phần thiếu sót mà tôi muốn nói đó là những con đường bờ ruộng ở trung du miền Bắc. Những bờ ruộng khá lớn đủ cho người và trâu bò đi, chứ không như những bơ be bằng bùn nhỏ xíu ở miền trung trâu người nhiều ruộng ít. Những con đường bờ ruộng này chạy khắp cánh đồng từ làng này qua làng khác, đã giúp người dân quê di chuyển nhanh chóng bằng cách đi tắt đồng, không phải dùng đến đường cái quan.

        Mỗi con đường có một nét đặc thù, in sâu vào ký ức du khách dù chỉ một lần đi qua. Và mỗi khi nghĩ đến con đường ấy thì nét đặc biệt kia lại hiện ra, nhất là những con đường nhiều người qua lại. Thí dụ như con đường Thành phố HCM - Đà Lạt, khi tới Định Quán (tức cây số 113), chỗ giáp ranh đồng bằng và Cao nguyên, ai mà không ngạc nhiên chiêm ngưỡng mấy tảng đá khổng lồ sừng sững bên đường chồng lên nhau một cách dị kỳ bởi bàn tay khéo léo và tinh nghịch của tạo hóa.

        Và con đường xe lửa Đà Lạt bò trong bóng rợp của rừng thông trong khi ở ngoài kia con đường nhựa uốn mình trong nắng, tạo nên một sự tương phản rõ rệt khó quên.

        Giang sơn còn nặng gánh tình,
        Trời chưa cho nghỉ thì mình cứ đi
        Bao giờ trời bảo thôi đi
        Giang sơn cất gánh ta thì nghỉ ngơi! (1973) ( st )

        Ngày nay chúng ta đang sắp có những tuyến đường cao tốc mới, những câu cầu dây văng hiện đại làm đẹp và hiện đại hơn những nẻo đường của Tổ quốc thân yêu.
        Last edited by HoangLong; 17-08-2005, 04:27 AM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thơ chuyên ngành Cầu đường

          Tuyệt cú mèo
          Đi một ngày đàng học một sàng khôn

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thơ chuyên ngành Cầu đường

            Người con gái đến đời anh sau em!*


            Người con gái đến đời anh sau em!
            Chắc đẹp lòng anh từ buổi gặp đầu
            Em biết thế và em tự hiểu
            Ở trong anh, hình cô ấy đậm sâu.

            Khắc cốt ghi tâm một lời anh hay nói:
            "Anh cần chân thật hơn bao giờ hết..."
            Chắc tại em tự đưa mình vào giả dối
            Để suốt cuộc đời không được có anh

            Người con gái ngự lòng anh chắc rất chân thành
            Cô ấy thánh thiện, nhu mì, nho giáo
            Đâu như em một con người mục nát
            Gian dối, ngông cuồng, mà bướng bỉnh làm sao

            Anh đã chọn lựa rồi, em mất quyền ước ao
            Đành chúc cho anh và người ấy hạnh phúc
            Ta qua đời nhau cũng chỉ là một lúc
            Xin anh đừng làm khổ người con gái đến sau

            Ghi chú

            Working...
            X