QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Slope !!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Slope !!

    Tôi mới đọc các bài trao đổi trong diễn đàn về chuyên mục này. Tuy nhiên tôi có một số ý để các bạn tự tham khảo :

    1. Nếu là bài tóan ổn định của mố hay tường có xét ảnh hưởng của cọc thì nên tham khảo phương pháp tính của công trình bến cảng sông hay bến cảng biển có đề cập đến đấy. Khi đó có thể sử dụng phương pháp đồ giải theo Morh-Coulum để xác định thành phần giữ do cọc tham gia. Tuy nhiên, trong tính tóan công trình cầu, thiên về an toằn người ta bỏ qua không xét yếu tố này.

    2. Nếu là bài tóan cường độ thì tùy theo độ cứng của tường cũng có thể sử dụng phương pháp đồ giải để giải quyết.

    Tuy các phương pháp trên là cổ điển nhưng đó là qui trình hiện hành. Các bạn đam mê về các ứng dụng mới đó là những ý kiến tuyệt vời nhưng hơi mạo hiểm. Ví dụ : các đốt cống của công trình do người nước ngòai làm tư vấn, họ vẫn sử dụng hàm lượng thép cao và tôi chưa thấy họ thực hiện như theo cái họ đã tính đâu đúng không.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Slope !!

      Mấy huynh ơi. Nếu mấy huynh có phầm mềm slope thì cho tiểu đệ xin nha
      Cảm ơn
      cohotho@yahoo.com

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Slope !!

        Tôi vẫn chưa hiểu ý bạn OANH ở chỗ "tính các thông số độ cứng tương đương từ bài toán không gian về bài toán phẳng.". Nếu có thời gian mong bạn trao đổi.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Slope !!

          Nguyên văn bởi Pham
          Bác nguyencongoanh chuyển gam ngọt quá . Đang từ slope với tường chắn thoắt một cái đã sang áp lực nước lỗ rỗng âm trong cơ đất bão hòa làm tớ mệt đứt hơi mà vẫn ko theo được. Có mấy ý thế này:

          1. Tường chắn của bác gì là tường chắn kiểu gì (câu này nghe tối nhỉ): Nếu là tường trọng lực (to uỳnh bằng đá hay bằng bê tông) thì làm như cách bác nguyencongoanh nói là đúng rồi. Chạy SIGMA/W ra ứng suất trước (tường chắn dùng linear elastic model) sau đó import cả cái mesh và stress field đó vào SLOPE/W mà tìm mặt trượt. Dùng ứng suất phần tử hữu hạn để tìm mặt trượt thì advanced hơn là dùng limit equilibrium methods (advanced hơn ở điểm nào thì các bác ở xem cái thread này: http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=947). Nếu tường chắn là tường kết cấu (tieback wall chẳng hạn) thì nên mô hình bằng structural element (beam element chẳng hạn). Lâu quá rồi tớ ko dùng SLOPE/W nên quên tiệt là nó offer những phần tử gì. Sau đó thì nhớ kiểm tra ứng suất trong tường để xem có vượt quá cường độ của vật liệu không. Tuyệt đối không dùng no strength material để mô phỏng tường chắn. No strength material thường chỉ dùng để mô phỏng nước (c=0; phi=0). Bác cho tường chắn nhão như nước thế thì chết con nhà người ta chứ còn gì .

          2. Bây giờ quay lại chuyện của bác nguyencongoanh: Cái hình bác post trong cái thread ở trên ko có nghĩa là áp lực nước lỗ rỗng chuyển thành âm trong undrained shear đâu. Nếu bác xem kỹ thì trục tung của hình 6.7d nó là delta U chứ không phải U. Delta U âm có nghĩa là U giảm đi trong quá trình shear chứ không có nghĩa là giá trị tuyệt đối của U là negative (bác oanh đã làm thử một cái triaxial test bao giờ chưa? Cái back pressure trong triaxial là nó để làm gì thế bác?). Về mặt hiện tượng vật lý thì khi U trở thành negative, trong nước sẽ xuất hiện các bong bóng (bubbles) khí. Đất lúc đó sẽ chuyển từ 2-phase material (solid and fluid) sang 3-phase material (solid, fluid và gas). Cơ học đất bão hòa của ông già Terzaghi (p = p' +u) gặp phải thằng 3-phase material này đương nhiên là tạch bác ạ .
          Nghe bác nói rất chí lý. Em đọc nhiều song còn nhiều vấn đề muốn trao đổi cụ thể với bác hơn, về cả lý thuyết em lẫn thực tiễn. Xin hỏi địa chỉ email của bác, em sẽ trao đổi với bác nhiều hơn

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Slope !!

            Chào các anh!
            Em là SV sắp ra trường nhưng chưa sử dụng được nhiều các modul trong bộ Geostudio. Em chỉ mới có được bộ này với phiên bản 4.0 cũ. Làm sao có thể kiếm được 1 bộ Geostudio2004 như bác Nguyencongoanh có nói ạ. Rất rất mong được các bạn, các anh, các thầy giúp đỡ!

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Slope !!

              Vâng. Cám ơn bác..nhưng ra đó (53 Lê Đại Hành) thì phải hỏi ai đây ạ? Xin cho em đích danh một cái tên..em sẽ sớm liên lạc lại ngay. Cám ơn bác nhiều!!!

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Slope !!

                Bộ Geo_Slope V5.11, hiện có bán CD rất nhiều, nhưng theo tôi được biết thì không có *****!
                Có phần dành cho sinh viên cũng có thể dùng tạm thôi!

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Slope !!

                  ***** đầy ra đấy bác Nguyen Chung ạ !, cả lớp em 100 đứa xài ấy ,
                  học , học nữa , và nghỉ....

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Slope !!

                    Nguyên văn bởi Nguyen Chung
                    Bộ Geo_Slope V5.11, hiện có bán CD rất nhiều, nhưng theo tôi được biết thì không có *****!
                    Có phần dành cho sinh viên cũng có thể dùng tạm thôi!
                    Bác dùng thử mấy cái này xem có ***** được không.Nếu không được thì liên hệ lai sau
                    http://*****info.net/get.php?id=50592
                    http://www.new*****s.net/d.php?n=600972
                    http://www.*****z.ws/down/106720/Geo...al_keygen.html
                    Chúc thành công

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Slope !! Tính ổn định cho mái đá!

                      Tôi đang phải tính ổn định của mái đá cửa vào hầm dẫn dòng thi công.ĐỊnh dùng slope nhưng không biết khai báo như nào về giả định mặt trượt trong nền đá theo các vết nứt. Ai có kinh nghiệm về vấn đề này thì chỉ bảo tôi với ! Cám ơn nhiều !

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Slope !!

                        Xin chào. Tôi là thành viên mới.
                        Tôi cũng mới biết sử dụng slope, muốn nhờ diễn đàn để tìm hiểu thêm về cách vào số liệu của slope.
                        Tôi kô biết khai báo thông số của hệ thống vết nứt trong đá khi tính toán slope. Nhờ các anh chỉ giụp Xin cảm ơn rất nhiều

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Slope !!

                          Hiện tôi đang sử dụng Anisotrophic model để mô tả ảnh hưởng của vết nứt có được không

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Slope !! Tính ổn định cho mái đá!

                            Nguyên văn bởi giangsd
                            Tôi đang phải tính ổn định của mái đá cửa vào hầm dẫn dòng thi công.ĐỊnh dùng slope nhưng không biết khai báo như nào về giả định mặt trượt trong nền đá theo các vết nứt. Ai có kinh nghiệm về vấn đề này thì chỉ bảo tôi với ! Cám ơn nhiều !
                            Bác tính ổn định mái đá thì có thể dùng Slope trong trường hợp đá nứt nẻ mạnh, hoặc đá phong hóa mạnh.
                            Nếu không thì bác phải dùng Swedge hoặc Rocplane để tính trượt theo các khe nứt. Hoặc bác tự lập bảng tính cũng được.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Slope !! Tính ổn định cho mái đá!

                              Nguyên văn bởi nhim
                              Bác tính ổn định mái đá thì có thể dùng Slope trong trường hợp đá nứt nẻ mạnh, hoặc đá phong hóa mạnh.
                              Nếu không thì bác phải dùng Swedge hoặc Rocplane để tính trượt theo các khe nứt. Hoặc bác tự lập bảng tính cũng được.
                              To nhim:
                              Trong slope không khai báo được hiện tượng trượt theo các vết nứt của đá sao?

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Slope !! Tính ổn định cho mái đá!

                                Nguyên văn bởi giangsd
                                To nhim:
                                Trong slope không khai báo được hiện tượng trượt theo các vết nứt của đá sao?
                                Được, nhưng có một số điểm bất tiện:
                                Đầu tiên là Bác chỉ khai báo chỉ tiêu bền theo tiêu chuẩn Mohr-Coloumb là thuận tiện thôi. Với khe nứt trong đá người ta hay dùng tiêu chuẩn Barton-Bandis. Theo tiêu chuẩn này độ bền của khe nứt thay đổi theo ứng suất pháp trên bề mặt đáy của khối trượt. Bác có thể dùng chức năng shear/normal... nhưng thế là khá mất công.
                                Điểm thứ hai là slope chỉ dùng được cho bài toán phẳng, không tính được cho bài toán không gian (trượt theo nêm).
                                Điểm thứ ba là tôi để mô phỏng áp lực nước theo các giả thiết của Hoek&Bray cho mái đá trong Slope là rất tốn công. Tôi chỉ biết cách dùng áp lực nước kẽ rỗng cho từng điểm thôi.
                                Last edited by nhim; 05-12-2005, 12:29 PM.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X