QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỔ HỢP TẢI TRỌNG

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • TỔ HỢP TẢI TRỌNG

    Em có thắc mắc muốn hỏi mấy sư huynh khi mà tổ hợp tải trong chúng ta thường dùng hệ số ví du 1:0,9:0,9 , trong khi tụi nước ngoài thì hệ số là 1:1,4:1,5 có phải tụi nó làm vậy an toằn hơn mình không vậy?
    Ah mà em nghe nói bộ xây dựng đang chuẩn bị cho ra TCXD mới mà trong đó cho áp dụng những tiêu chuẩn nước ngoài vào phải không?
    [COLOR=RoyalBlue]

  • #2
    Chào bác
    Em đang thắc mắc khi nào thì nói là tổ hợp tải trọng và khi nào nói là tổ hợp nội lực. Thầy giáo BTCT bảo rằng nói tổ hợp tải trọng là không chính xác mà chỉ có tổ hợp nội lực thôi. Em cũng cho rằng chỉ có THNL mà thôi. Bi giờ thấy các bác cứ nói THNL làm em băn khoăn quá, nhờ các bác chỉ rõ giùm. Thanks!!!

    Ghi chú


    • #3
      chang thay bo go mviet dau nen phai tra loi cac chu khong dau vay
      moi mot he thong tieu chuan(cua viet nam thi khong noi) cua nuoc ngoai deu mang tinh he thong va dong bo hoa rat cao, khong phai ho dua ra cac he so 1.3;1.4...co nghia la an toan hon cua vn. Khi dua ra cac he so do nguoi ta da xet den rat nhieu yeu to tac dong ma trong do dac trung cua vat lieu la mot yeu to quan trong. Cac chu khi doc bat cu mot tieu chuan nao cung phai doc tu dau chu dung co doc nhay coc ma thac mac. Chu ducxd can doc ky xem ho quy dinh cac dac trung ve vat lieu nhu bt, thep the nao nhe. Toi cung lam tham dinh mot so cong trinh thay dung cac tieu chuan cua nuoc ngoai co san trong phan mem de tinh thep nhung khi khai bao dac trung cua vat lieu lai khai bao theo tieu chuan cua viet nam dieu do rat nguy hiem vi he thong tieu chuan cua viet nam thuong lay dac trung ve vat lieu khac voi nuoc ngoai. Mong moi nguoi phai tim hieu ky ve he thong cac tieu chuan truoc khi dung.
      Con tra loi cau hoi cua chu svxd45 : anh hoc lop thiet ke nha cao tang o vien KHKTXD thay noi rang trong tuong lai se dung to hop tai trong chu khong dung to hop noi luc nua. Ban than anh cung cho rang tai trong la cai tac dong vao cong trinh, su tac dong cua no len cong trinh phai duoc tinh den mot cach dong thoi moi dung. Neu tinh tach rieng sau do moi to hop noi luc thi khong duoc sat voi thuc te lam. hon nua trong cac phan mem tinh toan cua nuoc ngoai nguoi ta dung to hop tai trong day chu. Va cai ma chung ta tinh toan trong cong trinh chinh la to hop tai trong
      NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

      Ghi chú


      • #4
        Các chú SV à, các chú cứ học TỔ HỢP NỘI LỰC đi, rồi ra trường chú nào cũng lại TỔ HỢP TẢI TRỌNG cả thôi. Thầy của các chú khi dạy trên lớp bắt các chú làm tổ hợp nội lực, nhưng khi "đánh quả" thì cũng dùng tổ hợp tải trọng cả thôi.
        Phần lớn chúng ta đang dùng chươnmg trình tính của Tây âu, Bắc Mỹ, trong đó nó dùng tổ hợp Tải trọng nên khó mà cưỡng lại được.
        Trong khi một vài phần mềm "thương hiệu Việt" dùng Tổ hợp nội lực hoặc lấy nội lực trong các chương trình của Mỹ ra để tổ hợp chỉ sống "lay lắt" mà có mấy người dùng đâu.
        ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

        Ghi chú


        • #5
          Trả lời thắc mắc svxd45!

          Nguyên văn bởi svxd45
          Chào bác
          Em đang thắc mắc khi nào thì nói là tổ hợp tải trọng và khi nào nói là tổ hợp nội lực. Thầy giáo BTCT bảo rằng nói tổ hợp tải trọng là không chính xác mà chỉ có tổ hợp nội lực thôi. Em cũng cho rằng chỉ có THNL mà thôi. Bi giờ thấy các bác cứ nói THNL làm em băn khoăn quá, nhờ các bác chỉ rõ giùm. Thanks!!!
          Thầy giáo của em nói thế là "Mong muốn ôn lại kỷ niệm xưa" đấy ???. Anh muốn nói với em thế này hiện nay thực tế mọi người dùng tổ hợp tải trọng để thiết kế vì nó dễ làm mà do máy tự tính toán, mình chỉ việc xem xét và thiết kế. Tiếu chuẩn của nước ngoài và của mình cũng đã qui định các hệ số tổ hợp theo tải trọng và cứ theo đó mà phang.
          Nói như mọi người nói chỉ có thằng cha nào ngu, thừa thời gian thì mới đi tổ hợp nội lực để tính toán kết cấu em ạ!
          Nguyên nhân sâu xa thì anh có thể nói với em thế này, thời xưa các bậc tiền bối làm gì đã có các phần mềm tính toán như bây giờ . Thời xa xưa, nhưng cũng phải xa xưa lắm đâu chỉ khoảng năm 1989 trở về trước, các bậc tiền bối phần lớn chỉ tính kết cấu bằng tra bảng tính khung hoặc quay CANOPY để ra nội lực tính toán. Có nghĩa là các bậc tiền bối phải tính rất nhiều ví dụ: Tính nội lực do tính tải gây nên, tính nội lực do hoạt tải gây nên, tính nội lực do gió gây nên rồi cặm cụi ghi ghi chép chép, cộng trừ nhân chia để tổ hợp nội lực theo các trường bất lợi để tính kết cấu công trình. Nói chung vất vả không thể tưởng tượng nổi , nói thật chú ngày xưa anh làm cho thấy Phong cũng bị dính chưởng rồi choáng lắm. Mà hồi đấy đâu có chương trình Exel mà cộng trừ như bây giờ đâu, thời xưa chỉ chơi tay và cộng trừ bằng máy tính cá nhân cũng đã là mừng lắm rồi em ạ! Xong một công trình cũng mất gần một tháng để tính toán chứ không phải như bây giờ đâu, đưa vào máy chưa uống xong cốc nước trà đã ra cả côt thép để mình thiết kế rồi.
          Thầy em chắc muốn em ôn lại kỷ niệm xưa ấy mà , Thông cảm thôi!!!

          Ghi chú


          • #6
            Này các bác, nói từ từ thôi không có các chú ấy choáng. ha....ha???
            NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

            Ghi chú


            • #7
              Bọn em làm DA Thép, Bê tông 2,... cứ THNL mà diễn. Tính NL do từng trường hợp tải rồi tổ hợp.Mà sách hướng dẫn DA cũng làm vậy mà. Bây giờ nghe các bác nói thì em cũng thấy thông. Thế hồi xưa các bác cũng học như bọn em bây giờ hả.Thế mà đi làm khác học nhiều thế. Bao giờ mới được như các bác. He he!!!

              Ghi chú


              • #8
                Ah mấy đại ca có biết về mấy tổ hợp tải trọng của Mĩ,Anh,Nhật..Em đang làm so sánh mấy tiêu chuẩn đó với TCVN bằng giải khung nhà.Em các ơn trước nha.
                [COLOR=RoyalBlue]

                Ghi chú


                • #9
                  He so an toan cua Vietnam va My.

                  Trong giao trinh.
                  Viet nam thuong tinh theo trang thai gioi han cua vat lieu va thuong ap dung he so an toan 1.3-1.4
                  Zamil thiet ke theo Tieu chuan cua My , thi tinh theo trang thai dan hoi nen hs an toan thuong la 1-1.1
                  Gs Doan Dinh Kien trong 1 buoi seminar cua Zamil da noi vay,
                  Tieu chuan nao tiet kiem hon day?

                  Ghi chú


                  • #10
                    To hop tai trong

                    Đầu tiên các bác cho tôi hỏi nhé: Tổ hợp tải trọng là cộng tải trọng nhân hệ số tổ hợp lại với nhau, còn tổ hợp nội lực là cộng nội lực với nhau có xét đến dấu của nội lực, hiểu như vậy có đúng không? Nếu đúng thì tôi giải thích thế này các bác xem có thấy lọt tai không nhé:
                    * Lý do hệ số tổ hợp tải trọng (nội lực) của Tây thì lớn hơn 1, còn của Việt nam thì nhỏ hơn 1
                    1. Theo một số tiêu chuẩn Tây Âu, Mỹ thì khi tính toán vật liệu, người ta lấy giá trị tải tiêu chuẩn nên khi tổ hợp nó phải kể đến yêu tố vượt tải tiêu chuẩn nên hệ số của nó đương nhiên phải lớn hơn 1, trong TCVN thì là giá trị tải trọng tính toán (tức là đã nhân hệ số vượt tải1.1-1.3 rồi), khi đó ta chỉ xét đến xác suất xảy ra đồng thời giữa các trường hợp tải, mà xác suất thì phải nhỏ hơn hay bằng 1 rồi.
                    2. Tổ hợp tải trọng và tổ hợp nội lực sẽ giống nhau khi kết cấu làm việc tuyến tính (nguyên lý cộng tác dụng) và sẽ khác nhau khi kết cấu làm việc phi tuyến.
                    3. Quả thật cả Tây lẫn ta nói là tổ hợp tải trọng, nhưng khi thiết kế đều cộng nội lực lại với nhau. Và trong những trường hợp đặc biệt (tải trọng động) thì có thêm các kiểu tổ hợp khác như tổng bình phương nhỏ nhất, căn của tổng bình phương...
                    4. Khi tổ hợp ta chất tải trọng theo các trường hợp bất lợi, xét đến cả dấu của nội lực nên hệ số của ta be bé xinh xinh. Bọn nó tổ hợp tải trọng (nên không xét được dấu của nội lực) nên hệ số tổ hợp của nó mới to kềnh càng như vậy (1.4D+1.7L...).
                    5. Hiện tại ở Vn, nhiều người dùng các phần mềm của Tây và thiết kế theo tiêu chuẩn Tây nhưng tổ hợp tải trọng, cường độ vật liệu lại vẫn lấy theo Việt nam. Như vậy là rất nguy hiểm. Cũng không thể trách họ được mà trách những bác đầu ngành, các trường, viện không có nghị định, quy phạm, tài liệu để hướng dẫn làm, cứ để anh em mầy mò. Chắc các bác cũng biêt tính cái cột lệch tâm xiên (bi Moment) nó phức sờ tạp như nào rồi.
                    Mong ý kiến của các bác

                    Học, học nữa, học mãi....
                    TVTAMHN

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ban them ve he so to hop trong tieu chuan My, cu the tren ket cau thep. Hien nay tai My van ton tai song song hai phuong phap tinh toan cho ket cau thep do la: ASD va LRFD
                      * ASD (allowable stress design) – ung suat cho phep voi dang format
                      --> Tong so (Qi) <= [R]

                      trong do:
                      Qi : cac gia tri tai trong tieu chuan lay tu ASCE, UBC …
                      [R] : gia tri ung suat cho phep (allowable stress)
                      * LRFD (Load resistance factor design) – trang thai gioi han voi format nhu sau
                      --> Tong so (he_so_gama_i*Qi) <= he_so_Phi *Rn

                      trong do:
                      Rn: cuong do cua vat lieu toi da chua bi gia giam – nominal resistance
                      he_so_gama_i : la he so to hop – load factor
                      he_so_Phi : he so giam cuong do vat lieu – strength reduction factor - phu thuoc vao trang thai chiu luc cua cau kien dang xet (co the tham khao o muc preference, concrete cua Sap ve cac gia tri nay)

                      * Su khac biet co ban cua hai phuong phap o trang thai ULS la:
                      1. He so to hop o ve trai. ASD tat ca cac he so deu bang 1. LRFD cac he_so_gama_i thay doi theo cac dang tai trong, vi du la 1.2DL va 1.6LL. That ra cac gia tri gama_i co duoc la tu cac bai toan danh gia do tin cay cua tai trong trong xac suat thong ke, va cac he so nay thay doi theo tung nuoc (Anh, Phap My khac nhau) tham tri trong tieu chuan My he so nay cung thay doi cho ket cau thep (1.2DL va 16.LL) cho be tong (1.4DL va 1.7LL)
                      2. Cuong do cho phep o ve phai. ASD gia tri ung suat lon nhat cho phep trong thep la 0.66fy, nhung trong LRFD gia tri nay se lon hon. Cac ban co the thay duoc khi mo phan design report cua Sap khi chuyen doi cac phuong phap tinh toan AISC-ASD va AISC-LRFD de tham khao cac gia tri tinh toan nay.

                      * Uu nhuoc diem cua hai phuong phap:
                      - ASD : don gian, de hieu, mang tinh truyen thong, nhung ton kem vat lieu, ket cau nang ne, chua khao sat bang ly thuyet xac suat cua toan hoc.
                      - LRFD: mang tinh khoa hoc co co so, tiet kiem vat lieu, nhung do format phuc tap hon ASD nen co the gay lam lan va hieu nham cho nguoi su dung.

                      * Nhan xet:
                      1. Hai ve cua bat phuong trinh tren ASD deu giam, trong khi do hai ve cua bat phuong trinh LRFD deu tang, mot so khao sat cho thay rang (Jack McCormac) khi tinh bang LRFD neu DL/LL > 3, se tiet kiem vat lieu duoc khoang 1/6 cho cau kien chiu keo va cot va khoang 1/10 cho dam. Ket cau betong thuong nang ne (Dead load) do do cac cau kien betong hau nhu deu duoc thiet ke theo LRFD. va thuong viec thiet ke theo LRFD se dua den viec tiet kiem vat lieu hon so voi ASD.
                      2.Khi su dung cac chuong trinh Sap, hay Staad de tinh toan can luu y de tranh nham lan:
                      - Cac gia tri cua cac he so to hop phai tuong thich voi cac gia tri duoc de ra cua tung tieu chuan, vi du tieu chuan My la (1.2DL va 1.6LL cho thep va 1.4DL va 1.7LL cho betong). Cac he so to hop nay cac ban co the tham khao tu ASCE
                      - Gia tri ve cuong do vat lieu phai tuong thich voi viec thanh lap cong thuc cua tieu chuan, vi du tieu chuan My yeu cau nhap gia tri fy (yield stress) cho thep va f’c cho betong (mac betong). Khong nen lan lon nhap gia tri Ra cuong do tinh toan cho thep va Rn cuong do tinh toan cho betong vao cac o fy va f’c cua Sap. Va cung can luu y mau thu betong cua My de thiet lap cong thuc la mau tru 15x30 trong khi mau thu Vietnam la mau lap phuong 15x15, do do phai chuyen doi mac betong bang he so 1.2
                      - Neu ta su dung he so to hop nhu tren khi tinh toan theo tieu chuan My, nhung khi khai bao vat lieu ta khai fy = 2800 kg/cm2 (AII) va f’c = 90 kg/cm2 (BT#200) thi viec tinh toan se rat du vi chung ta da giam cuong do tu fy cua thep xuong toi gia tri tinh toan va tu mac betong xuong cuong do tinh toan. Luc do bat phuong trinh tren se di hai huong nguoc nhau, nghia la ve trai tang len do cac he so to hop nhung ve phai lai lam giam di o phan nominal resistance khi khai bao khong dung theo tieu chuan

                      Tren day la nhung nhan xet mang tinh chu quan cua toi, rat mong nhan duoc su gop y cua cac ban de duoc hoc hoi them.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Bài bác hay quá.Nhưng sẽ hay hơn nếu bác post có dấu.Forum có chức năng đánh dấu đấy bác.Chúc bác vui
                        [COLOR=RoyalBlue]

                        Ghi chú


                        • #13
                          bài viết của niki hay lắm. Bài này đúng là lời cảnh tỉnh cho bác nào thích dùng chức năng design của sap hay staad. Chú ý không nhập số liệu theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia
                          NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

                          Ghi chú


                          • #14
                            Nếu lấy tải theo TCVN 27 37-1995 , chạy nội lực theo phần mềm SAP2000... và cuối cùng tính toán thép theo TCVN thì hệ số tổ hợp tải trọng ở trong SAP2000 là TT= 1; HT=0,9; Gio = 0,9 thì đúng hay sai???
                            Theo em nghĩ chương trình tính nội lực theo phần tử hữu hạn (công thức : K.S = P)
                            K=độ cứng
                            S=chuyển vị
                            P= Tải trọng.
                            Do đó không ảnh hưởng đến hệ số gì hêt.
                            Các bác lấy hệ số nước ngoài thì phải đồng bộ theo tiêu chuẩn nước ngoài.
                            Do đó em vẫn chọn hệ số tổ hợp tải trọng ở trong SAP2000 là TT= 1; HT=0,9; Gio = 0,9
                            Mong các bac cho ý kiên.
                            Last edited by NQV02X; 03-11-2004, 01:32 PM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Tổ hợp tải trọng đặc biệt

                              Em Xin hỏi Anh Huy,Đạt CDC và các Anh, về các hệ số trong khi tổ hợp các tải trọng trong tổ hợp đặc biệt. Em thấy 2737-95(mục 2.4.5) thì nói rằng trong THDB thì các hoạt tải ngắn hạn(Tức là có cả gió nữa) được lấy hệ sô 0.8. Nhưng khi hỏi vài thầy giáo thì thầy nói rằng trong THDB có động đất(100%) thì tải trọng gió nếu có gây thêm nguy hiểm(tăng thêm nội lực tính toán) thì chỉ lấy hệ số 0.25 (25%) thôi.
                              Xin các anh sớm cho ý kiến?
                              In quick contact: 0983.318405

                              Ghi chú

                              Working...
                              X