QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xử lý bề mặt BTCT (mạch ngừng)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xử lý bề mặt BTCT (mạch ngừng)

    Đây là vấn đề luôn gặp trong thi công BT. Xử lý cụ thể như thế nào: quy trình xử lý, cốt liệu thô nhô ra khỏi bề mặt sau khi xử lý bao nhiêu là đúng? TCVN không quy định rõ điểm này. Rất mong nhận được cao kiến của các tiền bối, thank!

  • #2
    Ðề: Xử lý bề mặt BTCT (mạch ngừng)

    Vấn đề của bạn thông thường người ta xử lý bằng cách đặt lưới thép đối với mạch ngừng theo phương đứng và xiên (VD mạch ngừng trong khi đổ bê tông dầm...), đối với mạch ngưng ngang người ta sử dụng giải pháp khác cụ thể:

    - Đối với mạch ngừng đứng và xiên, thông thường người ta hay dùng lưới mắt cáo có kich thước lỗ 1-1,5 cm gấp lại vài lần đển giảm kích thước mắt lưới xuống còn từ 3-5mm sau đó tại vị trí mạch ngừng người ta hàn các thanh thép dk 10-16 tùy theo khẩu độ và đặt lưới vào bên trong đó. Khi đổ bê tông sẽ có một ít bột vữa trào ra bên ngoài, sau khi đầm xong phải vệ sinh ngay chỗ bê tông đó, do chỗ bê tông này trào ra rất xốp do không đầm được, khi đổ tiếp bê tông lớp sau chỉ cần dùng dục hoặc xà beng chọc nhám, rửa sạch là được, để nguyên lưới thép ở lại trong bê tông. PP này chỉ dùng khi bê tông có độ dẻo cao, thông thường vữa BT có phụ gia siêu dẻo, đối với vữa BT thường dễ bị mất nước XM nên có khi phải chặn thêm côppha.

    - Đối với mạch ngừng ngang (VD khi đổ đài móng khối lớn có yêu cầu đổ thành từng lớp để hạn chế nứt do ứng suất nhiệt, chân cột, vách BT...) theo TCVN 4453:1995 và một số tiêu chuẩn bên ngành thủy công như DT...76 (không nhớ rõ số hiệu) hướng dẫn là sau khi đổ xong từ 4-10 tiếng dùng vòi nước và bàn chải sắt đánh sạch lớp bột XMC để cho trơ 1/2 viên đá, tạo điều kiện cho lớp bê tông sau có thể bám dính vào lớp trước. Tuy nhiên phương pháp này không khả thi vì sử dụng lượng nhân công lớn, công việc rất tỉ mỉ và tính thời điểm cao, việc lựa chọn thời điểm để cọ rửa phụ thuộc nhiều vào tay nghề, số lượng công nhân và đặc tính vật liệu, điều kiện thời tiết như nhiệt độ và độ ẩm... Rất khó đạt được bề mặt bê tông như yêu cầu. Theo tài liệu người ta nói Ở Trung Quốc và một số nước trên thế giới đã từ lâu người ta sử dụng phương pháp phun hoặc quét dung dịch chất ức chế bề mặt bê tông lên bề mặt bê tông sau khi đổ, hoặc quét dung dịch lên bề mặt côppha để kéo dài thời gian ninh kết của lớp bột XM trên bề mặt bê tông (có thể kéo dài từ 24h đến 7 ngày) bằng phương pháp này người ta lợi dụng việc khối bê tông bên trong đã đông cứng nhưng lớp bê tông bên ngoài vẫn nhão nhoét để tạo thành các bề mặt bê tông nhám bằng cách dùng vòi nước áp lực phun rửa lớp xi măng nhão không đông cứng đó. Chều dày lớp bê tông cần kéo dài thời gian ninh kết phụ thuộc vào liều lượng sử dụng phụ gia (có thể đạt được từ 4-6mm) việc sử dụng phụ gia kéo dài thời gian ninh kết không ảnh hưởng tới cường độ bê tông về sau. Bằng việc sử dụng phương pháp trên người ta có thể tạo được các bề mặt mach ngừng ngang rất nhám theo đúng tiêu chuẩn. Nhưng dù sao đối vói việc đài móng có yêu cầu đổ phân lớp để hạn chế ứng suất nhiệt nếu dùng biện pháp trên, thì tại vị trí mạch ngừng ngang cũng cần phải bố trí thêm các chốt thép chịu cắt do hiện tượng trượt thớ giữa các lớp vật liệu khi chịu uốn.

    Ở Việt Nam tôi thấy bên SIKA cũng có loại dung dịch trên có đặc tính tương tự có tên là RUGASOL F hoặc RUGASOL C, được bên SIKA gọi là chất ức chế bề mặt bê tông, bạn có thể tra cứu theo danh mục sản phẩm của bên SIKA, cũng không đắt lắm đâu!
    Tớ đã tra cứu lại, những chữ in nghiêng đã được thay đổi theo đúng chỉ dẫn của SIKA
    Last edited by toan-tecman; 20-09-2005, 01:10 AM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Xử lý bề mặt BTCT (mạch ngừng)

      [QUOTE=toan-tecman]Vấn đề của bạn thông thường người ta xử lý bằng cách đặt lưới thép đối với mạch ngừng theo phương đứng và xiên (VD mạch ngừng trong khi đổ bê tông dầm...), đối với mạch ngưng ngang người ta sử dụng giải pháp khác cụ thể:
      Em đã gặp 1 bản vẽ thiết kế bể nước, trong đó họ xử lý mạch ngừng bằng 1 băng đồng mỏng đặt giữa mạch ngừng - Ngoài băng đồng đó kg thấy ghi chú gì thêm

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Xử lý bề mặt BTCT (mạch ngừng)

        To CongCamLo
        Về nguyên tắc kết cấu bê tông cốt thép thi công tại chỗ được quan niệm như một kết cấu liền khối, tuy nhiên trên thực tế vì lý do thi công nên bắt buộc phải có mạch ngừng, ví dụ như cột với sàn, mạch ngừng giữa đáy bể và thành bể... mà từ lâu chúng ta vẫn quan niệm nếu thi công binh thường thì kết cấu đó vẫn được coi là liền khối (có thểt người ta củng cố quan niệm đó bằng các biện pháp cấu tạo hoặc không) bởi vì vấn đề ảnh hưởng của mạch ngừng đó lên sự làm việc bình thường của kết cấu theo sơ đồ đã quan niệm là nhỏ. Nhưng đối với một số vị trí mạch ngừng thi công có ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc của kết cấu chính vì vậy mới phải đặt ra vấn đề phải xử lý nó. ví dụ như trong trường hợp mạch ngừng ngang như tôi nói trên thì theo TCVN 4453-1995 khi thi công đài móng bê tông khối lớn, có mấy phương pháp thi công để hạn chế ứng suất nhiệt phát sinh trong quá trinh ninh kết và đóng rắn của bê tông, trong đó có phương pháp đổ bê tông phân lớp. Nếu bạn sử dụng phương pháp đổ bê tông phân lớp mà không có cac biện pháp xử lý mạch ngừng triệt để thì chất lượng đài móng sẽ không được như mong đợi, do lúc đó quan niệm về sơ đồ tính của đài sẽ không giống với thực tế của nó.
        Còn trong các trường hợp khác như chân cột vách lẽ ra thì cũng phải làm nhưng ảnh hưởng của lực cắt, mô men đến các cấu kiện cột vách tại vị trí mạch ngừng không lớn nên người ta hay bỏ qua viêc trên.
        Trường hợp của bạn, lá đồng có tác dụng chống thấm, giống như một vách ngăn chặn nước, thấm ra ngoài theo mạch ngừng bê tông. Ngoài yêu cầu chống thấm ra, mạch ngừng này tính chất chịu lực không khác gì cột và sàn nên vấn đề chịu lực bỏ qua, nếu làm triệt để thì tốt, không làm không sao, miễn đừng thấm là được.
        Còn tùy theo yêu cầu sử dụng, tính chất mà có nhiều giải pháp xử lý mạch ngừng khac nhau, tuy theo từng trường hợp cụ thể. Ở trên mới chỉ bàn đến có 2 trường hợp!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Xử lý bề mặt BTCT (mạch ngừng)

          [QUOTE=toan-tecman]To CongCamLo
          Cám ơn anh

          Ghi chú

          Working...
          X