Đường càng đẹp, càng hiện đại thông thoáng thì tai nạn giao thông (TNGT) càng tăng, đặc biệt là các vụ mà người điều khiển tự lao vào dải tôn sóng. Đó là một câu chuyện hết sức lạ lùng đang diễn ra trên tuyến đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ.
Bắt đầu hoàn thành và được đưa vào sử dụng từ năm 2002, gần bốn năm qua, 30km đường này đã cướp đi trên dưới 50 mạng người bởi những vụ tai nạn hết sức lạ lùng, khó hiểu. Chúng tôi đã trở lại tuyến đường này, ghi nhận ý kiến của những cán bộ chuyên môn, cơ quan chức năng và cả người đi đường ngõ hầu tìm ra câu trả lời về hiện tượng lạ lùng đó.
Thống kê của lực lượng Công an cho thấy từ đầu năm 2005 đến nay, trên tuyến đường cao tốc thuộc địa phận huyện Thường Tín có tới 12 vụ TNGT nghiêm trọng làm 16 người chết và bị thương. Trong số đó có tới 5 vụ là do người điều khiển xe máy tự đâm vào dải phân cách làm 6 người thiệt mạng. Thảm thương nhất là vụ tai nạn xảy ra vào lúc 9h35' ngày 19/6, tại khu vực xã Hà Hồi. Chị Bùi Thị Bích (SN 1980) trú tại Trực Ninh, Nam Định điều khiển xe máy chở mẹ là Vũ Thị Yến (53 tuổi) và con trai là Trần Đức Tuấn (SN 2002) đi từ hướng Cầu Giẽ - Pháp Vân. Đến địa phận xã Hà Hồi chị Bích đã đâm vào dải tôn sóng, bà Yến và cháu Tuấn chết tại chỗ, chị Bích bị xây xát.
Trong tháng 8 cũng liên tiếp xảy ra 2 vụ TNGT. Vào lúc 15h ngày 6/8, anh Đàm Phúc Tháp (SN 1950) trú tại Học viện Phòng không không quân điều khiển xe máy đi từ hướng Cầu Giẽ - Pháp Vân, đến địa phận Thường Tín đã đâm vào dải tôn sóng. Hậu quả anh Tháp đã chết sau 2 ngày được đưa đi cấp cứu. Vào lúc 17h ngày 19/8, anh Ngô Duy Hòa (SN 1952) công tác tại VKSND Tối cao điều khiển xe gắn máy đi hướng Pháp Vân - Cầu Giẽ. Đến địa phận huyện Thường Tín anh Hòa đã tự đâm vào dải tôn sóng. Anh Hòa chết sau đó một ngày. Điều đáng nói là từ trước tới nay tất cả các vụ tai nạn xảy ra người điều khiển phương tiện hầu như không có cơ hội sống sót.
Cần có sự thẩm định của cơ quan chuyên môn
Một cán bộ giao thông tại đây cho biết: "Theo thiết kế ban đầu, toàn tuyến này chỉ có 20 cầu chui dân sinh. Tuy nhiên, do các địa phương đề nghị nên sau đó số hầm chui đã lên tới 54 chiếc. Việc xuất hiện quá nhiều hầm chui đã làm cho tuyến đường liên tục uốn lượn sóng lên xuống bất ngờ". Theo lý giải của cán bộ này thì chính địa hình khá "đồi dốc" trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến TNGT. Một số người dân lại quả quyết: "Vào những ngày trời nắng to, những hàng tôn sóng bắt nắng trở nên chói mắt rất khó chịu, người điều khiển phương tiện lại đi với tốc độ cao nên rất dễ xảy ra TNGT"...
Khi khảo sát tuyến đường này, chúng tôi thấy có nhiều người điều khiển xe gắn máy thường xuyên lấn sang đường dành cho ôtô, để tránh nạn “đinh tặc”. Khi có xe ôtô chạy với tốc độ lớn từ phía sau vượt lên, người đi xe máy vội chuyển hướng về phần đường dành cho mình, nhưng do tốc độ lớn, bất ngờ nên rất dễ đâm vào dải tôn sóng.
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn tự đâm trên tuyến đường này, không ít ý kiến cho rằng do đường tốt, người điều khiển phương tiện chạy tốc độ cao, sử dụng bia rượu, buồn ngủ... nên đã tự gây nên tai nạn. Theo chúng tôi thì lý giải này không thỏa đáng. Nếu vì những lý do nêu trên thì tại sao các tuyến đường cao tốc khác hiện tượng đó không xảy ra? Đáng chú ý hơn nữa là phần lớn các vụ TNGT thương tâm nêu trên chỉ diễn ra trên đoạn đường qua địa phận huyện Thường Tín. Theo khẳng định của cơ quan Công an thì trong hàng chục vụ TNGT dẫn đến tử vong nêu trên đều không phát hiện thấy việc bị cán phải đinh trước khi bị tai nạn.
Đã đến lúc các cơ quan chuyên môn cần vào cuộc để xác định mức độ an toàn của tuyến đường, tìm ra nguyên nhân đích thực của vấn nạn này. Chỉ khi nào lý giải được nguyên nhân dẫn đến những vụ TNGT lạ lùng đó, mới có thể tìm các biện pháp khắc phục hoặc đưa ra những lời cảnh báo chính xác nhằm giảm thiểu những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra
Nguồn: báo công an nhân dân www.cand.com.vn
Bắt đầu hoàn thành và được đưa vào sử dụng từ năm 2002, gần bốn năm qua, 30km đường này đã cướp đi trên dưới 50 mạng người bởi những vụ tai nạn hết sức lạ lùng, khó hiểu. Chúng tôi đã trở lại tuyến đường này, ghi nhận ý kiến của những cán bộ chuyên môn, cơ quan chức năng và cả người đi đường ngõ hầu tìm ra câu trả lời về hiện tượng lạ lùng đó.
Thống kê của lực lượng Công an cho thấy từ đầu năm 2005 đến nay, trên tuyến đường cao tốc thuộc địa phận huyện Thường Tín có tới 12 vụ TNGT nghiêm trọng làm 16 người chết và bị thương. Trong số đó có tới 5 vụ là do người điều khiển xe máy tự đâm vào dải phân cách làm 6 người thiệt mạng. Thảm thương nhất là vụ tai nạn xảy ra vào lúc 9h35' ngày 19/6, tại khu vực xã Hà Hồi. Chị Bùi Thị Bích (SN 1980) trú tại Trực Ninh, Nam Định điều khiển xe máy chở mẹ là Vũ Thị Yến (53 tuổi) và con trai là Trần Đức Tuấn (SN 2002) đi từ hướng Cầu Giẽ - Pháp Vân. Đến địa phận xã Hà Hồi chị Bích đã đâm vào dải tôn sóng, bà Yến và cháu Tuấn chết tại chỗ, chị Bích bị xây xát.
Trong tháng 8 cũng liên tiếp xảy ra 2 vụ TNGT. Vào lúc 15h ngày 6/8, anh Đàm Phúc Tháp (SN 1950) trú tại Học viện Phòng không không quân điều khiển xe máy đi từ hướng Cầu Giẽ - Pháp Vân, đến địa phận Thường Tín đã đâm vào dải tôn sóng. Hậu quả anh Tháp đã chết sau 2 ngày được đưa đi cấp cứu. Vào lúc 17h ngày 19/8, anh Ngô Duy Hòa (SN 1952) công tác tại VKSND Tối cao điều khiển xe gắn máy đi hướng Pháp Vân - Cầu Giẽ. Đến địa phận huyện Thường Tín anh Hòa đã tự đâm vào dải tôn sóng. Anh Hòa chết sau đó một ngày. Điều đáng nói là từ trước tới nay tất cả các vụ tai nạn xảy ra người điều khiển phương tiện hầu như không có cơ hội sống sót.
Cần có sự thẩm định của cơ quan chuyên môn
Một cán bộ giao thông tại đây cho biết: "Theo thiết kế ban đầu, toàn tuyến này chỉ có 20 cầu chui dân sinh. Tuy nhiên, do các địa phương đề nghị nên sau đó số hầm chui đã lên tới 54 chiếc. Việc xuất hiện quá nhiều hầm chui đã làm cho tuyến đường liên tục uốn lượn sóng lên xuống bất ngờ". Theo lý giải của cán bộ này thì chính địa hình khá "đồi dốc" trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến TNGT. Một số người dân lại quả quyết: "Vào những ngày trời nắng to, những hàng tôn sóng bắt nắng trở nên chói mắt rất khó chịu, người điều khiển phương tiện lại đi với tốc độ cao nên rất dễ xảy ra TNGT"...
Khi khảo sát tuyến đường này, chúng tôi thấy có nhiều người điều khiển xe gắn máy thường xuyên lấn sang đường dành cho ôtô, để tránh nạn “đinh tặc”. Khi có xe ôtô chạy với tốc độ lớn từ phía sau vượt lên, người đi xe máy vội chuyển hướng về phần đường dành cho mình, nhưng do tốc độ lớn, bất ngờ nên rất dễ đâm vào dải tôn sóng.
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn tự đâm trên tuyến đường này, không ít ý kiến cho rằng do đường tốt, người điều khiển phương tiện chạy tốc độ cao, sử dụng bia rượu, buồn ngủ... nên đã tự gây nên tai nạn. Theo chúng tôi thì lý giải này không thỏa đáng. Nếu vì những lý do nêu trên thì tại sao các tuyến đường cao tốc khác hiện tượng đó không xảy ra? Đáng chú ý hơn nữa là phần lớn các vụ TNGT thương tâm nêu trên chỉ diễn ra trên đoạn đường qua địa phận huyện Thường Tín. Theo khẳng định của cơ quan Công an thì trong hàng chục vụ TNGT dẫn đến tử vong nêu trên đều không phát hiện thấy việc bị cán phải đinh trước khi bị tai nạn.
Đã đến lúc các cơ quan chuyên môn cần vào cuộc để xác định mức độ an toàn của tuyến đường, tìm ra nguyên nhân đích thực của vấn nạn này. Chỉ khi nào lý giải được nguyên nhân dẫn đến những vụ TNGT lạ lùng đó, mới có thể tìm các biện pháp khắc phục hoặc đưa ra những lời cảnh báo chính xác nhằm giảm thiểu những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra
Nguồn: báo công an nhân dân www.cand.com.vn
Ghi chú