QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

    Kính chào cả nhà!
    Hiện nay mình đang chuẩn bị làm luận văn cao học về vấn đề "Ảnh hưởng của chuyển vị trong thiết kế sàn bê tông cốt thép ứng lực trước nhà nhiều tầng", tuy nhiên trong quá trình thu thập tài liệu mình gặp một số vấn đề vướng mắc rất mong được các bạn trong cùng trao đổi và giúp đỡ.
    Trước hết xin được nói sơ qua về đề tài. Chúng ta biết rằng nhà nhiều tầng chịu tải trọng ngang lớn, quá trình phân tích kết cấu cho kết quả chuyển vị ngang khá lớn (đỉnh cột, vách, dầm, sàn), nhất là các tầng bên trên. Sàn bê tông cốt thép ứng lực trước thiết kế theo phương pháp cân bằng tải trọng với giả thiết lực kéo căng trong cáp (bố trí hình parabol) sẽ cân bằng với tải trọng bản thân cấu kiện, sau đó kiểm tra khả năng chịu tải của sàn trong giai đoạn thi công và sử dung. Như vậy, khi trong sàn có chuyển vị, ứng suất trong cáp ứng lực trước (đặc biệt trong trường hợp sử dụng cáp không dính kết thường được áp dụng tại các công trình tại Việt Nam) sẽ thay đổi, mà sự thay đổi này chỉ được xét đến trong phần tính toán hao ứng suất (hệ số kinh nghiệm không cụ thể đối với nhà nhiều tầng chyển vị ngang lớn). Ngoài ra còn cần kể đến ảnh hưởng của chuyển vị đỉnh cột, của dầm quanh chu vi (nếu có)... Như vậy chuyển vị ngang lớn sẽ ảnh hưởng đến kết quả thiết kế cáp ứng lực trước trong sàn.
    Những ý kiến này thực sự mới mang tính chủ quan và còn thiếu rất nhiều tài liệu nghiên cứu, đặc biệt mình không thể tìm được những hình ảnh về sự cố sàn bê tông cốt thép ứng lực trước trên mạng (mà xin của các công trình đã thi công tại Việt Nam thì cũng không được (mặc dù chỉ để làm đề tài).
    Rất mong mọi người trong diễn đàn cùng giúp mình một số ý kiến về vấn đề này và bạn nào có tài liệu về sàn ứng lực trước cả ở dạng file và văn bản in thì có thể share giúp mình, xin hậu tạ.
    Em cũng xin có ý kiến với anh Huy là nếu forum có một chủ đề về các sự cố trong công trình xây dựng để anh em cùng tìm hiểu nguyên nhân và rút kinh nghiệm thì tốt quá.
    Cảm ơn mọi người đã đọc bài.

  • #2
    Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

    Chao ustim,
    Đề tài mà bạn nêu ra rất thú vị, theo tôi hiểu bạn định đưa ra mối liên hệ giữa chuyển vị đỉnh công trình do tải trọng ngang và ứng suất phụ trội sinh ra trong sàn ULT do chuyển vị giữa các gối đỡ sàn?
    Tôi cũng nghĩ ứng suất sẽ gia tăng đáng kể tại vùng giáp lai giữa sàn và vách cứng, còn vùng xa vách cứng thì không đáng kể. Khi nào bạn làm xong cho biet thong tin chi tiet cho anh em biet nhé.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

      Việc thi công sàn ứng lực trước tại Việt Nam trong kết cấu nhà nhiều tầng theo mình biết thì khá nhiều, điển hình như tháp đôi Vincom, toà nhà 27 tầng tại 25 Láng Hạ (vncc thiết kế), tổ hợp vn phòng kết hợp nhà ở chất lượng cao ở Huỳnh Thúc Kháng (đã đưa vào sử dụng)... và nhiều công trình hiện đang thi công tại Hà Nội. Công nghệ thi công sàn ứng lực cũng đã được áp dụng tại Việt Nam từ khá lâu do viện KHCN thực hiện lần đầu tại thư viện trường ĐH Quốc Gia HN (7 tầng).
      Bạn Hacidmember có nói rằng mình muốn xét đến ứng suất phụ trội trong sàn do chuyển vị đỉnh nhà nhiều tầng, đúng là như vậy. Mục đích chính của mình trong đề tài này là xét đến thay đổi ứng suất trong cáp (đặc biệt là cáp ứng lực trước không dính kết) vì hệ cáp này chủ yếu phụ thuộc vị trí neo (thường là 75% số cáp bố trí ở phần dải cột mà chuyển vị đỉnh cột nhà nhiều tầng như các bạn biết là khá lớn). Hệ cáp phụ thuộc hoàn toàn ở đầu neo và chỉ cần chuyển vị nhỏ là những tính toán của chúng ta về khả năng chịu lực của một cáp, về số lượng cáp... khi thiết kế sẽ có sai lệch.
      Mình rất mong các bạn chia sẻ vấn đề này, và mình rất cần hình ảnh, híc...

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

        Trời, anh ustim làm luận văn cao học đề tài này à? Em làm đồ án tốt nghiệp thiết kế sàn UST theo BS. Thầy em cũng gợi ý nói thêm về vấn đề này trong đồ án tốt nghiệp T_T . Có gì anh em mình trao đổi thêm.
        PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp đã có bài giảng về vấn đề này. Em chỉ mới thấy tên tài liệu chứ chưa dc đọc qua. Tên của nó là :" Nghiên cứu ảnh hưởng của sàn trong thiết kế hệ chịu lực của nhà cao tầng tại TPHCM". Vâng, mặc dù là sàn thường nhưng chắc cũng có dc thông tin bổ ích.
        Em đang tìm thêm tài liệu về vấn đề này. Tìm dc sẽ báo tin cho anh ustim.
        Thân chào
        Nguyễn Cảnh Toàn

        ---/\----\o/----- help me !

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

          Nguyên văn bởi ustim
          Như vậy, khi trong sàn có chuyển vị, ứng suất trong cáp ứng lực trước (đặc biệt trong trường hợp sử dụng cáp không dính kết thường được áp dụng tại các công trình tại Việt Nam) sẽ thay đổi, mà sự thay đổi này chỉ được xét đến trong phần tính toán hao ứng suất (hệ số kinh nghiệm không cụ thể đối với nhà nhiều tầng chyển vị ngang lớn). Ngoài ra còn cần kể đến ảnh hưởng của chuyển vị đỉnh cột, của dầm quanh chu vi (nếu có)... Như vậy chuyển vị ngang lớn sẽ ảnh hưởng đến kết quả thiết kế cáp ứng lực trước trong sàn.
          Em nghĩ bài toán của bác trở lại vấn đề xác định ứng suất trong "cáp ư.s.t không dính" (unbonded tendon).

          Nguyên tắc khi dùng cáp dính (bonded tendon) thì ứng suất trong cáp có thể tính được dựa vào các phương trình cân bằng tại mặt cắt.

          Tuy nhiên, với cáp không dính thì khác, để tính ứng suất trong cáp phải xét hết cân bằng của cả cấu kiện đó.

          Nếu thế đề tài của bác, theo em, nên bắt đầu từ bài toán xác định sự thay đổi ứng suất của cáp không dính vào các chuyển vị liên quan (gối, neo...).

          Phần này bác thử dùng một số tài liệu về unbonded tendon hay External Tendon xem sao.

          Sau đấy đến phần xác định chuyển vị có thể xảy ra trong sàn. Cái này thì nhiều quá, chắc bác chỉ chọn một vài nguyên nhân chính thôi chứ nhi?

          Vài nhời góp ý
          t@l
          Last edited by tal; 27-09-2005, 09:10 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

            Chào các thành viên, Tôi đã từng tham gia tính toán sàn dự ứng lực (DƯL) cho một công trình Nhà ở cao tầng tại Hà nôi,tôi cũng xin có một vài ý kiến. Với công trình cao tầng, nếu sử dụng PA sàn DƯL thì kết quả tính toán cho thấy độ cứng của công trình nhỏ hơn PA dầm sàn thông thường, do đó chuyển vị đỉnh công trình là điều cần lưu ý để đảm bảo quy phạm; quá trình tính toán phần sàn, chúng tôi đã kể đến tác dụng của tải trọng ngang, bao gồm Gió, Động đất,. Xung quanh MB sàn là hệ dầm bo, có tác dụng neo cap tốt và tăng cứng, chống xoắn cho công trình; Từ các tổ hợp nội lực đó chúng tôi chọn giá trị cuối cùng để tính. Sau khi tính toán xong kích thước TD, profile của cáp DƯL, số bó cáp,.. chúng tôi kiểm tra biến dạng; có thể dùng nhiều phương pháp tính, tuy nhiên chúng tôi dùng phương pháp tải sàn tương đương, coi tác dụng của cáp DƯL tác dụng từ dưới lên và làm vồng sàn, tác dụng của tải trọng trên xuống làm giảm độ vồng; Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng khoảng 3 năm, thẩm mỹ cao và chưa có vấn đề gì; Thực tế XD hiện nay nhìn nhận các công trình DƯL chưa phổ biến, có thể vì trong một số điều kiện nào đó chưa làm chủ được công nghệ; tuy nhiên đây là một lĩnh vực mà tôi cho rằng sẽ phát triển mạnh ở nước ta; chắc các bạn cũng biết, công nghệ BT DƯL tiền chế đang phát triển mạnh và thể hiện rõ ưu điểm của nó;
            Mr. Nguyen Tat Tam
            Structural Dept No3 VNCC

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

              Tôi thì lại thấy rằng công nghệ dự ứng lực cho nhà dân dụng tụi nước ngoài đang thoái trào, chẳng mấy công trình cao tầng bây giờ ở nước ngoài sử dụng công nghệ này nữa. Nước mình tiếp cận với công nghệ này chưa bao lâu nên ai ai cũng muốn ứng dụng nó cho hoành tráng thôi.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                [QUOTE=Với công trình cao tầng, nếu sử dụng PA sàn DƯL thì kết quả tính toán cho thấy độ cứng của công trình nhỏ hơn PA dầm sàn thông thường, do đó chuyển vị đỉnh công trình là điều cần lưu ý để đảm bảo quy phạm; quá trình tính toán phần sàn, chúng tôi đã kể đến tác dụng của tải trọng ngang, bao gồm Gió, Động đất,...;[/QUOTE]
                Theo như mình hiểu thì bạn tính sàn với ảnh hưởng của tải trọng gió và động đất tức là lấy giá trị mômen trong bản sàn do chương trình phân tích kết cấu tính được để thiết kế và kiểm tra cáp ứng lực trước trong sàn (thiết kế bằng phương pháp cân bằng tải trọng?). Nhưng vấn đề mình muốn đề cập ở đây không chỉ là tải trọng (gió, động đất...) ,mà là chuyển vị do các tải trọng này gây ra. Còn nếu bạn tính bằng phương pháp khung tương đương thì các tải trọng ngang không kể đến. Bạn đã thiết kế một công trình có thực (không phải chỉ là đồ án hay đề tài), mình muốn hỏi hệ số hao ứng suất tương ứng với các trường hợp bạn lấy như thế nào (nhất là hệ số hao trên m dài cáp)? Thanks nhìu!

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                  đề tài này hay đấy, việc xác định chính xác phần ảnh hưởng của tải trọng ngang đến sàn UST này khó đấy, mình cũng chưa bao giở đọc được tài liệu nào về cái này cả, cậu nào có thì post lên cho anh em tham khảo. theo mình biết thì khi tính toán công trình chịu tải trọng ngang thì mình thường tính toán sao cho hệ lõi, vách cột hay khung chịu toàn bộ phần tải trọng ngang này, khi hệ lõi, vách chịu được toàn bộ phần tải trọng ngang thì có thể coi như phần tải trọng ngang không gây ảnh hưởng cho sàn. nếu hệ lõi, vách không chịu được toàn bộ tải trọng ngang thì sẽ có sự phân bố lại ứng suất, sàn sẽ phải chịu một phần tải trọng ngang, gây ra mômen cục bộ trong sàn tại vị trí sàn liên kết vào lõi, vách, khung biên. để tránh ứng suất cục bộ này thì mình thường cấu tạo cho hệ lõi, vách đủ cứng để chịu toàn bộ tải trọng ngang đồng thời cấu tạo liên kết sàn vào lõi, vách là liên kết khớp không phải liên kết ngàm. cách này cũng chỉ mang tính đối phó thôi chứ thực tế để xác định phần ứng suất tác dụng vào sàn khi hệ lõi, vách không đảm bảo được thì mình cũng không xác định chính xác được. cậu nào biết thì góp ý thêm nhé.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                    Nguyên văn bởi Very-say
                    Tôi thì lại thấy rằng công nghệ dự ứng lực cho nhà dân dụng tụi nước ngoài đang thoái trào, chẳng mấy công trình cao tầng bây giờ ở nước ngoài sử dụng công nghệ này nữa. Nước mình tiếp cận với công nghệ này chưa bao lâu nên ai ai cũng muốn ứng dụng nó cho hoành tráng thôi.
                    đúng là ở nước ngoài họ đang dần không thiết kế, thi công nhà cao tầng sử dụng sàn ứng lực trước nữa. mình có dịp làm việc với chủ đầu tư Đài Loan, họ nhất quyết từ chối sử dụng sàn ứng suất trước trong công trình của họ, nguyên nhân là sàn ứng lực trước không cứng (theo phương ngang khi chịu tải trọng ngang) như sàn thường, công tác bảo dưỡng khó, sàn ứng lực trước thường đi kèm với khả năng cho không gian rộng lớn, bước cột xa hơn nên độ cứng ngang tại từng tầng nhà yếu hơn. thường thì ở nhà dân dụng họ cũng thiết kế như ở Việt Nam: có tầng 1 & 2 trống để làm gara hay siêu thị, tầng trên được xây tường chèn hay tường bê tông ngăn chia nên tầng 1 & 2 trở thành tầng yếu trong tổng thể tòa nhà, khi xảy ra động đất hay bị sập ở tầng 1 chứ các tầng trên không việc gì cả. hiện ở Đài Loan không ai dùng sàn UST nữa (có thể họ có nhiều công trình gặp sự cố khi có động đất). nếu anh em kỹ sư mình tìm ra phương thức làm việc của sàn ứng lực trước khi chịu tải trọng ngang và có cách khắc phục thì chắc không ai lại quay lưng với sàn ứng lực trước đâu.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                      Nguyên văn bởi ustim
                      Việc thi công sàn ứng lực trước tại Việt Nam trong kết cấu nhà nhiều tầng theo mình biết thì khá nhiều, điển hình như tháp đôi Vincom, toà nhà 27 tầng tại 25 Láng Hạ (vncc thiết kế), tổ hợp vn phòng kết hợp nhà ở chất lượng cao ở Huỳnh Thúc Kháng (đã đưa vào sử dụng)... và nhiều công trình hiện đang thi công tại Hà Nội. Công nghệ thi công sàn ứng lực cũng đã được áp dụng tại Việt Nam từ khá lâu do viện KHCN thực hiện lần đầu tại thư viện trường ĐH Quốc Gia HN (7 tầng).
                      Bạn Hacidmember có nói rằng mình muốn xét đến ứng suất phụ trội trong sàn do chuyển vị đỉnh nhà nhiều tầng, đúng là như vậy. Mục đích chính của mình trong đề tài này là xét đến thay đổi ứng suất trong cáp (đặc biệt là cáp ứng lực trước không dính kết) vì hệ cáp này chủ yếu phụ thuộc vị trí neo (thường là 75% số cáp bố trí ở phần dải cột mà chuyển vị đỉnh cột nhà nhiều tầng như các bạn biết là khá lớn). Hệ cáp phụ thuộc hoàn toàn ở đầu neo và chỉ cần chuyển vị nhỏ là những tính toán của chúng ta về khả năng chịu lực của một cáp, về số lượng cáp... khi thiết kế sẽ có sai lệch.
                      Mình rất mong các bạn chia sẻ vấn đề này, và mình rất cần hình ảnh, híc...
                      Môt sôs hinhf anh cho ban USTIM
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                        thế đồng chí việt không cho ý kiến gì à! theo ý kiến "chuyên gia" thì vấn đề của ustim phải giải quyết thế nào vầy?

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                          chào ustim, mình có thông tin mới cho vấn đề của cậu đây, ở các nước mà ust đã phát triển lâu và rộng (như australia) họ cũng tránh cái vấn đề này lắm. khi tính toán thì họ cũng giả thiết rằng khi sàn chịu tải trọng ngang do gió hoặc động đất truyền vào (các tải trọng ngắn hạn) thì khi thiết kế họ coi sàn là tuyệt đối cứng không chịu ảnh hưởng của tải trọng ngang khi chu kỳ dao động của toàn nhà T<3s (hoặc 5s tùy tiêu chuẩn as hay bs, ubc...), nếu T> 3s (hoặc 5s) thì họ có xu hướng bổ sung dầm vào trong hệ kết cấu để tăng độ cứng cho tòa nhà, có thể là dầm thường hoặc dầm bẹt (có hoặc không có ust). còn đối với tải trọng ngang dài hạn (vd như sàn tầng hầm, sàn tầng bán hầm có một mặt tiếp xúc với tường chắn đất...) thì khác hoàn toàn, bất kể chu kỳ như thế nào thì cũng không thấy đề cập đến việc tải trọng ngang ảnh hưởng gì đến sàn, mà họ thường có các biện pháp thi công sao cho không xuất hiện ứng suất phụ tác động trực tiếp và sàn.
                          nếu ustim mà tìm ra được cách xác định % tải trọng ngang tác dụng vào sàn thì báo cho mình học hỏi với nhé. chúc thành công!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                            Nguyên văn bởi nguyentonviet
                            Môt sôs hinhf anh cho ban USTIM
                            Loại sàn BTCT DUL Post-tensionned không thích hợp cho một sàn có momen ngàm (ứng suất sẽ tạo ra tại điểm tựa), có lẽ vì lý do đó cho nên ta gặp trong những nhà tháp cao tầng.
                            Nhưng bạn có tài liệu về cái bộ neo dùng cho cáp hay không? Cái này đặc biệt khi kích thước sàn nhỏ. Ở tại Bỉ, cái bộ neo này có vẻ yếu quá, và dùng cho cáp nhỏ thôi.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                              Thank các bác nhiều vì đã giúp mình bàn luận vấn đề này. Đúng như Verysay và Arc_ngotau nói, mình cũng có biết rằng ở nước ngoài việc áp dụng sàn ứng lực trước cho sàn nhà nhiều tầng đang không được áp dụng nhiều như trước nữa. Mà mình thì rất muốn biết nguyên nhân là vì sao (???) nên mới định làm cái đề tài này.
                              Đối với các công trình tại Việt Nam, ngoài toà nhà 60, 65 tầng trong HCMC và HN thì thực ra chúng ta chỉ thiết kế đến nhà 25 tầng là đã cao rồi. Như vậy thì giới hạn về chu kỳ dao động mà bạn Arc_ngotau đề cập đến có thể thoả mãn. Nhưng theo mình biết thì Thái Lan có toà nhà cao 41 tầng và Mỹ có toà nhà chung cư tới 52 tầng sử dụng sàn bê tông cốt thép dự ứng lực. Vậy thì chu kỳ dao động của chúng rất có khả năng vượt quá con số 3s (thậm chí là 5s).
                              Khi thiết kế nhà nhiều tầng sử dụng các phần mềm phân tích kết cấu, nếu không coi sàn là cứng vô cùng thì sẽ rất khó khăn khi lấy kết quả chuyển vị và đặt tải trọng động đất. Vì vậy tiêu chuẩn 3s (5s) theo mình thì không khả thi lắm, vì thực ra thì hai vấn đề độ cứng của sàn (tức là khả năng truyền tải ngang đến cột và vách) không liên quan nhiều đến con số cụ thể là 3s (hay 5s, giá trị chịu ảnh hưởng lớn của chiều cao nhà) mà liên quan đến tương quan độ cứng giữa sàn và cột, vách. Đây chỉ là thiển ý của mình, các bác có ý kiến gì khác không?

                              P/s: Cám ơn ban nguyentonviet vì hình ảnh quá đẹp và nét,

                              Ghi chú

                              Working...
                              X