QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

    Nguyên văn bởi ustim
    Đối với các công trình tại Việt Nam, ngoài toà nhà 60, 65 tầng trong HCMC và HN thì thực ra chúng ta chỉ thiết kế đến nhà 25 tầng là đã cao rồi. Như vậy thì giới hạn về chu kỳ dao động mà bạn Arc_ngotau đề cập đến có thể thoả mãn. Nhưng theo mình biết thì Thái Lan có toà nhà cao 41 tầng và Mỹ có toà nhà chung cư tới 52 tầng sử dụng sàn bê tông cốt thép dự ứng lực. Vậy thì chu kỳ dao động của chúng rất có khả năng vượt quá con số 3s (thậm chí là 5s).
    Khi thiết kế nhà nhiều tầng sử dụng các phần mềm phân tích kết cấu, nếu không coi sàn là cứng vô cùng thì sẽ rất khó khăn khi lấy kết quả chuyển vị và đặt tải trọng động đất. Vì vậy tiêu chuẩn 3s (5s) theo mình thì không khả thi lắm, vì thực ra thì hai vấn đề độ cứng của sàn (tức là khả năng truyền tải ngang đến cột và vách) không liên quan nhiều đến con số cụ thể là 3s (hay 5s, giá trị chịu ảnh hưởng lớn của chiều cao nhà) mà liên quan đến tương quan độ cứng giữa sàn và cột, vách. Đây chỉ là thiển ý của mình, các bác có ý kiến gì khác không?

    P/s: Cám ơn ban nguyentonviet vì hình ảnh quá đẹp và nét,
    đúng như ý kiến của ustim, mình nói chu kỳ dao động của tòa nhà là 3s (hay 5s) thực ra vẫn liên quan đến độ cứng của toàn bộ tòa nhà bao gồm lõi, vách, cột, khung, sàn đấy chứ. nếu độ cứng của tòa nhà không đủ đảm bảo T<3s (hay 5s) thì sẽ có một phần nội lực truyền vào trong mép sàn tại vị trí sàn ngàm với dầm, mà phần này thì mình không biết được là bao nhiêu nên mình mới đề nghị tăng độ cứng của nhà lên bằng cách bố trí thêm dầm vào trong sàn.
    còn đối với các tòa nhà ở thailan hay mỹ dùng sàn bê tông ứng lực trước thì mình cũng không nghi ngờ vì còn phải xem lại xem họ dùng sàn phẳng hay sàn ứng lực trước có dầm (mà dầm thường hay dầm cũng ứng lực trước luôn?). bởi vì sàn ứng lực trước không dầm cho độ cứng của tòa nhà không lớn được như khi ta cho dầm vào. khi có thêm dầm thì bạn cũng được phép tăng nhịp sàn lên khá nhiều mà tiết diện sàn và thép sàn tăng không đáng kể cơ mà.
    mà chúng ta nên quan tâm đến cái phần ảnh hưởng của tải trọng ngang truyền vào trong sàn là bao nhiêu chứ nhỉ? thế đề tài của cậu nghiên cứu có gì mới chưa? cho anh em biết với!

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

      Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
      Loại sàn BTCT DUL Post-tensionned không thích hợp cho một sàn có momen ngàm (ứng suất sẽ tạo ra tại điểm tựa), có lẽ vì lý do đó cho nên ta gặp trong những nhà tháp cao tầng.
      Nhưng bạn có tài liệu về cái bộ neo dùng cho cáp hay không? Cái này đặc biệt khi kích thước sàn nhỏ. Ở tại Bỉ, cái bộ neo này có vẻ yếu quá, và dùng cho cáp nhỏ thôi.
      bác thụ viết khó hiểu quá, bác giải thích rõ ràng hơn cho em được không?
      còn bộ neo bác yêu cầu bác cần dùng cho cáp cỡ bao nhiêu?

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

        Chào mọi người,
        Tôi đã có cơ hội tham gia thi thiết kế và thi công một số công trình trong nước về công nghệ bê tông dự ứng lực.Thật ra mà nói tôi thấy cho tới thời điểm hiện nay, công nghệ dưl đã có nhiều phát triển vượt bậc và giải quyết đươc hầu hết các vấn đề được nêu ở trên.
        Hiện nay hệ thông dưl có nhiều loại ( sợi đơn, đa sợi, có bơm vữa hay không có bơm vữa) với các độ linh động trong lắp đặt và thi công khác nhau.
        Về vấn đề mất lực theo chiều dài của đường cáp có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đển như ma sát, từ biến, co ngót, giản nở nhiệt....., mỗi yếu tố có cách tính riêng theo từng tiêu chuẩn, tuy nhiên có thể chia làm 2 loại là mất lực tức thời và mất lực dài hạn.
        Còn về vấn đề độ cứng khung ngang so sánh giữa hai hệ thông sàn dầm cổ điển và sàn Dưl, tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn arc_ngotau. Tuy nhiên do công nghệ dưl có thể được áp dụng đòng thời với các công nghê khác để tăng tiến độ ( Côp pha leo, côp pha bản, cút nối thép, cốp pha vách định hình...) nên nhiều trường hợp việc tăng độ cứng của vách chịu lực để khắc phục việc giảm yếu độ cứng ngang vẫn được áp dụng ở nhiều nơi ( HK, AUS, Thái lan.....).
        Tôi có một số tài liệu của công ty, tôi có thể gửi mail cho các bạn.
        Rất mong cùng chia sẻ.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

          Nguyên văn bởi thanghcm
          Chào mọi người,
          Tôi đã có cơ hội tham gia thi thiết kế và thi công một số công trình trong nước về công nghệ bê tông dự ứng lực.Thật ra mà nói tôi thấy cho tới thời điểm hiện nay, công nghệ dưl đã có nhiều phát triển vượt bậc và giải quyết đươc hầu hết các vấn đề được nêu ở trên.
          Hiện nay hệ thông dưl có nhiều loại ( sợi đơn, đa sợi, có bơm vữa hay không có bơm vữa) với các độ linh động trong lắp đặt và thi công khác nhau.
          Về vấn đề mất lực theo chiều dài của đường cáp có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đển như ma sát, từ biến, co ngót, giản nở nhiệt....., mỗi yếu tố có cách tính riêng theo từng tiêu chuẩn, tuy nhiên có thể chia làm 2 loại là mất lực tức thời và mất lực dài hạn.
          Còn về vấn đề độ cứng khung ngang so sánh giữa hai hệ thông sàn dầm cổ điển và sàn Dưl, tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn arc_ngotau. Tuy nhiên do công nghệ dưl có thể được áp dụng đòng thời với các công nghê khác để tăng tiến độ ( Côp pha leo, côp pha bản, cút nối thép, cốp pha vách định hình...) nên nhiều trường hợp việc tăng độ cứng của vách chịu lực để khắc phục việc giảm yếu độ cứng ngang vẫn được áp dụng ở nhiều nơi ( HK, AUS, Thái lan.....).
          Tôi có một số tài liệu của công ty, tôi có thể gửi mail cho các bạn.
          Rất mong cùng chia sẻ.
          ANH CÓ TÀI LIỆU NÀO VỀ THIẾT KẾ CỤ THỂ TỪ A-Z CHO 1 SÀN UST KO ; CO THỂ CHIA SE VÓI DIỄN ĐÀN. RẤT CẢM ƠN ANH. EM ĐANG TÌM HIỂU VỀ ĐỀ TÀI NÀY NHƯNG TÀI LIỆU EM CÓ THÌ CHỈ NÓI ĐẾN CÁCH TÍNH TOÁN CHO 1 SỐ NEO ĐIỂN HÌNH ; CÒN YẾU TỐ CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG KHI RÚT CÁP SẼ THAY ĐỔI THẾ NÀO ; VÀ LỊCH RÚT CÁP RA SAO ; THÉP TRONG SÀN UST TÍNH THẾ NÀO ; CHIỀU DÀY SÀN CHỌN NHƯ THẾ NÀO;
          MONG ANH CÙNG CHIA SE
          KSMINH82@YAHOO.COM
          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

            Mình đang rất cần tài liệu về sàn dự ứng lực nên cho mình hỏi ai có tài liệu về sàn BTCT ứng suất trước thì cho mình xin nha. Cam ơn trước nhiều, gửi về Địa chỉ mail : [email]khaiday83@yahoo.com.vn

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

              Designing PT slab for high rise building, it is similar to another building except for additional typical reo where earthquake is called up. When layout the Pt shoul be double checked for P/A to minimise the shoterning horizonal direction. If P/a is so huge, it will cause the additional moment on the column.

              You told about thay Nguyen Van Hiep make me to remind one thing' when I was the first student applying PT in my final project, he was warning me not to hit into the wall, it would kill you.Luckily, this project help me to be the first student of the school. However compared what I am currently designing , my project still have a lot of mistake even though you got right instruction from the reference books. But if you design as instructed from this, it give you a good fundamental PT design, when you apply for practical building you will find out what is the mistake.

              Cheer

              Toan Pham

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                Em xin lỗi vì đã chen ngang các bác.Ngay bản thân trong việc xác định tải trọng do ứng lực trước gây ra em thấy cũng có nhiều vấn đề cần lưu ý.Khi em tính momen do ứng lực trước gây ra cho 1 dầm liên tục với2 TH sau;
                * Đường cong cáp trong 1 nhịp chỉ là 1 parabol
                * Đường cong cáp trong 1 nhịp là 3 prabol ( thêm 2 parabol sát 2 gối)
                thì kết quả momen thu được chênh lệch khá xa. Nhất là momen âm do cáp gây ra ở giữa nhịp bị giảm đáng kể. Help!!!!

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                  Tôi có một số tài liệu của công ty, tôi có thể gửi mail cho các bạn.
                  Rất mong cùng chia sẻ.
                  [/QUOTE]
                  Pác share cho em với
                  email:mai_sao2003@yahoo.com

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Sự cố sàn BTCT ứng lực trước nhà nhiều tầng

                    Mình cũng đang thi công sàn ứng lực trước. Cho minh hỏi thăm :
                    báo cáo kết qủa kéo căng tổng giá trị dãn dài của bó cáp theo thực tế nhỏ hơn tổng giá trị dãn dài theo lý thuyết ( ví dụ chỉ đạt 80% ) mặt dù áp lực trên đồng hồ quy đổi về lực kéo thiết kế vẫn đạt thì nguyên nhân do đâu? và có ảnh hưởng gì đến quá trình làm việc của cấu kiện kgông? có ai biết giúp mình với...

                    Ghi chú

                    Working...
                    X