Bài 5: Tháp (self-supporting tower) cao nhất thế giới
Nói về tháp thì đầu tiên phải nghĩ đến tháp Eiffel ở thủ đô Paris của Pháp. Công trình này cao 324 m, được làm bằng kết cấu thép, và hoàn thành vào năm 1889 (cách đây 115 năm). Tháp Eiffel đã giữ vị trí kỷ lục là tháp cao nhất thế giới được 69 năm. Đồng thời tháp Eiffel cũng đã giữ vị trí kỷ lục là "kết cấu" cao nhất thế giới được 42 năm. Vị trí kỷ lục là "kết cấu" cao nhất thế giới của nó đã bị thay thế bởi toà nhà Empire State Building ở New York cao 381 m mà hoàn thành vào năm 1931 (Xem bài 4: Toà nhà cao nhất thế giới hiện nay).
Tháp Eiffel không những nổi tiếng về chiều cao mà còn rất nổi tiếng về vẻ đẹp kiến trúc kiều diễm của nó ngay từ khi mới được xây dựng xong cho đến tận ngày nay. Hàng năm có khoảng 6 triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm công trình này. vv...
Tuy nhiên vị trí tháp cao nhất thế giới của tháp Eiffel đã bị thay thế bởi tháp truyền hình Tokyo (Tokyo Tower) ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản vào năm 1958. Như vậy vị trí kỷ lục tháp cao nhất thế giới đã được di chuyển từ châu Âu về châu Á. Tokyo Tower cũng là công trình tháp cao nhất thế giới đầu tiên ở châu Á và giữ vị trí kỷ lục được 9 năm. Công trình này cao 333 m, được làm bằng kết cấu thép, và thi công bởi Công ty xây dựng Takenaka Corporation (công ty xây dựng lâu năm nhất của Nhật Bản). So với tháp Eiffel thì Tokyo Tower trông thanh mảnh hơn nhiều vì nó đã được áp dụng trình độ kỹ thuật và công nghệ tiến tiến lúc đó. Tổng trọng lượng của Tokyo Tower khoảng 4000 tấn, trong khi đó của tháp Eiffel vào khoảng 7000 tấn.
Có thể nói sau đại chiến thế giới lần thứ II, nền kinh tế của Nhật Bản đã phát triển nhanh đến mức chóng mặt, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1955 đến 1970. Mức độ tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product) trong giai đoạn này tăng trung bình là 10%. Năm 1960 là năm mà nền kinh tế Nhật Bản phát triển lên đến đỉnh điểm với mức độ tăng trưởng GDP tăng gần 14% (so với năm trước). Chỉ trong vòng 15 năm từ 1955 đến 1970, GDP của Nhật Bản đã tăng lên gấp 4,2 lần. Năm 1967 GDP của Nhật Bản đã vượt hơn hẳn GDP của Tây Đức và giành lấy vị trí trí cường quốc kinh tế đứng thứ 2 sau Mỹ và tại vị suốt cho đến đến tận ngày nay. Năm 2003 vừa qua GDP của Nhật Bản là 4326,4 tỷ đô la Mỹ, trong khi đó của Mỹ là 10 881,6 và của Đức là 2400,7 tỷ đô la Mỹ (Đức hiện nay vẫn đứng ở vị trí số 3 và tiếp sau đó là Anh, Pháp, Ý, Trung Quốc,...).
Nguyên nhân chính để thúc đẩy nền kinh tế của Nhật Bản phát triển cao độ là việc chú trọng đầu tư tiền của cho các công ty xí nghiệp hoạt động tích cực, mở rộng và tăng cường xuất khẩu sang nhiều nước, không ngừng tiếp thu nền khoa học tiên tiến của Tây Âu và luôn cải tiến các phương tiện thiết bị kỹ thuật, ... Nhưng sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao độ như vậy thì suốt khoảng từ năm 1974 đến nay nhìn chung Nhật Bản luôn ở trong tình trạng deflation, giá cả vật giá luôn có xu hướng giảm (xì hơi đến như vậy rồi mà giá cả sinh hoạt bây giờ vẫn còn thấy khó thở lắm đối với người ngoại quốc, nhất là ở Tokyo!). Vào năm 1974 và 1998 thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản là âm (khoảng -1%). Cái tập tục mà vợ chỉ ở nhà làm những công việc nội trợ còn chồng thì làm việc hết mình ở các công sở để kiếm tiền từ sáng sớm cho đến tối khuyê mới về nhà cũng đã là một nhân tố rất quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn phát triển cao độ đó. Nhưng từ sau giai đoạn đó thì cái tập tục này đã dần dần thay đổi vì thu nhập của các ông chồng bắt đầu ngày càng giảm sút đáng kể, hay hầu bao của các bà vợ ngày càng rỗng... (Nói vài dòng như vậy thôi không lại lấn sân của mấy anh em kinh tế)
(xem tiếp ở dưới)
Nói về tháp thì đầu tiên phải nghĩ đến tháp Eiffel ở thủ đô Paris của Pháp. Công trình này cao 324 m, được làm bằng kết cấu thép, và hoàn thành vào năm 1889 (cách đây 115 năm). Tháp Eiffel đã giữ vị trí kỷ lục là tháp cao nhất thế giới được 69 năm. Đồng thời tháp Eiffel cũng đã giữ vị trí kỷ lục là "kết cấu" cao nhất thế giới được 42 năm. Vị trí kỷ lục là "kết cấu" cao nhất thế giới của nó đã bị thay thế bởi toà nhà Empire State Building ở New York cao 381 m mà hoàn thành vào năm 1931 (Xem bài 4: Toà nhà cao nhất thế giới hiện nay).
Tháp Eiffel không những nổi tiếng về chiều cao mà còn rất nổi tiếng về vẻ đẹp kiến trúc kiều diễm của nó ngay từ khi mới được xây dựng xong cho đến tận ngày nay. Hàng năm có khoảng 6 triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm công trình này. vv...
Tuy nhiên vị trí tháp cao nhất thế giới của tháp Eiffel đã bị thay thế bởi tháp truyền hình Tokyo (Tokyo Tower) ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản vào năm 1958. Như vậy vị trí kỷ lục tháp cao nhất thế giới đã được di chuyển từ châu Âu về châu Á. Tokyo Tower cũng là công trình tháp cao nhất thế giới đầu tiên ở châu Á và giữ vị trí kỷ lục được 9 năm. Công trình này cao 333 m, được làm bằng kết cấu thép, và thi công bởi Công ty xây dựng Takenaka Corporation (công ty xây dựng lâu năm nhất của Nhật Bản). So với tháp Eiffel thì Tokyo Tower trông thanh mảnh hơn nhiều vì nó đã được áp dụng trình độ kỹ thuật và công nghệ tiến tiến lúc đó. Tổng trọng lượng của Tokyo Tower khoảng 4000 tấn, trong khi đó của tháp Eiffel vào khoảng 7000 tấn.
Có thể nói sau đại chiến thế giới lần thứ II, nền kinh tế của Nhật Bản đã phát triển nhanh đến mức chóng mặt, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1955 đến 1970. Mức độ tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product) trong giai đoạn này tăng trung bình là 10%. Năm 1960 là năm mà nền kinh tế Nhật Bản phát triển lên đến đỉnh điểm với mức độ tăng trưởng GDP tăng gần 14% (so với năm trước). Chỉ trong vòng 15 năm từ 1955 đến 1970, GDP của Nhật Bản đã tăng lên gấp 4,2 lần. Năm 1967 GDP của Nhật Bản đã vượt hơn hẳn GDP của Tây Đức và giành lấy vị trí trí cường quốc kinh tế đứng thứ 2 sau Mỹ và tại vị suốt cho đến đến tận ngày nay. Năm 2003 vừa qua GDP của Nhật Bản là 4326,4 tỷ đô la Mỹ, trong khi đó của Mỹ là 10 881,6 và của Đức là 2400,7 tỷ đô la Mỹ (Đức hiện nay vẫn đứng ở vị trí số 3 và tiếp sau đó là Anh, Pháp, Ý, Trung Quốc,...).
Nguyên nhân chính để thúc đẩy nền kinh tế của Nhật Bản phát triển cao độ là việc chú trọng đầu tư tiền của cho các công ty xí nghiệp hoạt động tích cực, mở rộng và tăng cường xuất khẩu sang nhiều nước, không ngừng tiếp thu nền khoa học tiên tiến của Tây Âu và luôn cải tiến các phương tiện thiết bị kỹ thuật, ... Nhưng sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao độ như vậy thì suốt khoảng từ năm 1974 đến nay nhìn chung Nhật Bản luôn ở trong tình trạng deflation, giá cả vật giá luôn có xu hướng giảm (xì hơi đến như vậy rồi mà giá cả sinh hoạt bây giờ vẫn còn thấy khó thở lắm đối với người ngoại quốc, nhất là ở Tokyo!). Vào năm 1974 và 1998 thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản là âm (khoảng -1%). Cái tập tục mà vợ chỉ ở nhà làm những công việc nội trợ còn chồng thì làm việc hết mình ở các công sở để kiếm tiền từ sáng sớm cho đến tối khuyê mới về nhà cũng đã là một nhân tố rất quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn phát triển cao độ đó. Nhưng từ sau giai đoạn đó thì cái tập tục này đã dần dần thay đổi vì thu nhập của các ông chồng bắt đầu ngày càng giảm sút đáng kể, hay hầu bao của các bà vợ ngày càng rỗng... (Nói vài dòng như vậy thôi không lại lấn sân của mấy anh em kinh tế)
(xem tiếp ở dưới)
Ghi chú