QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quy trình 79

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Quy trình 79

    Nguyên văn bởi Truong Hong Linh
    Chào cả nhà,

    Tôi thấy vấn đề này rất hay, theo quan điểm của tôi thì chúng ta nên dùng các chương trình PTHH để tính toán nội lực của các bộ phận cũng như hệ số phân bố ngang, các phương pháp mà chúng ta thường dùng thì để tính bằng tay nó đã có từ xưa rồi, tại sao chúng ta có các chương trình máy tính mà không sử dụng nó hả.

    Các phương pháp xưa rất thiên về an toàn, làm tiết diện thiết kế lớn hơn thực tế. Tôi đã tiến hành tính thử rồi.

    Nhân đây tôi gởi 1 bài viết của mình cho cả nhà tham khảo và cho ý kiến nhé.
    Tôi cũng vừa đọc qua bài viết của anh. Mặc dù không có file chạy và tính toán kèm theo (nên cũng chưa nắm rõ hết được bài viết) nhưng tôi cũng xin phép được nêu một vài ý kiến:

    1) Việc tính toán hệ số phân bố ngang chỉ đưa ra một sơ đồ đặt tải chung cho các dầm (từ 1 đến 6) rồi đưa ra kết quả tổng kết, thống kê trong khi hệ số phân bố ngang (lớn nhất) của mỗi dầm sẽ có các sơ đồ đặt tải bất lợi khác nhau. Nếu anh đưa thêm nhiều sơ đồ xếp xe nữa thì kết quả sẽ chính xác hơn.

    2) Theo tôi thấy (trực quan cảm giác thôi, vì không có tận tay file tính toán mà) thì hình như các giá trị lực cắt gối ở bảng 2 (trường hợp 1 làn) nhỏ hơn bình thường (hoặc có thể chưa phải là giá trị lớn nhất) và trường hợp 2 làn có thể nhầm lẫn không vì giá trị hơi nhỏ quá.
    Có vài ý kiến nhỏ xin được đóng góp cùng mọi người. Rất ủng hộ anh Linh vì chúng ta không nên chỉ biết tính, tính và trở thành một "kĩ sư bấm máy tính" theo rất rất nhiều các công thức của quy trình!
    "A small dwelling in the wild meadow will be enough if you are there with me"
    Mít Đặc

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Quy trình 79

      Chào cả nhà,

      Mấy hôm nay bận quá không trao đổi được. Vậy xin trao đổi với cả nhà 1 số vấn đề:
      1/ Trước hết rất cảm ơn ý kiến của thầy Trung, tuy nhiên với kết quả của QT và tính toán có khác biệt nhau và trong 1 số trường hợp là rất có ý nghĩa về mặt kinh tế.
      2/ Sở dĩ dùng Rigid Links ở đây vì mình khai báo bản mặt cầu và trọng tâm của dầm chính là lệch tâm nhau nên phải dùng rigid links để ràng buộc nó lại.
      3/ Nếu dùng máy tính thì có thể tính được nội lực nhưng cái mình muốn ở đây là chúng ta phải xâydựng những con số made in Viet nam chứ không phải là của Mỹ hay nga (hơi bị tham vọng đó) tuy của nó rất tốt nhưng mình nghĩ chúng ta không nên quá lệ thuộc vào họ.
      4/ Đây là bước đầu thí nghiệm theo mình nghĩ là nếu được tốt nhất là vừa tính máy và số liệu thực nghiệm tại VN thì kết quả mới đáng tin cậy.
      Xin cảm ơn ý kiến của cả nhà.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Quy trình 79

        Em thấy thầy Linh trả lời bị vĩ đại đấy !!!

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Quy trình 79

          Thầy cho em hỏi. Trong một ví dụ về tính nội lực trong dầm ngang trong quyển Polivanov tại sao lực Po do xe HK80 gây ra là 5T trong khi H30 lại là 6 T.Có phần giải thích ở dưới lời giải nhưng em không hiểu tại sao lại như thế.
          Life is...hell...and hell is me

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Quy trình 79

            Theo tôi phần giải thích của tài liệu có nói là căn cứ vào thực tế, mà lúc ta tính toắn thì đâu biết là thực tế là như thế nào và chọn 5T không khớp với phần hướng dẫn của nó, nên trong mọi trường hợp khác ví dụ này tôi thấy đều lấy 10T.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Quy trình 79

              Theo tôi thì 5T chính là 10T/2. Tại sao chúng ta lại phải chia cho 2?. Khi chúng ta tính toán dầm ngang chúng ta thường lấy nội lực do tải trọng cục bộ gây ra cộng với nội lực do dầm ngang làm việc không gian. Ứng với mỗi một lần tính toán nội lực ta đều có các vị trí xếp xe tương ứng để tạo ra bất lợi nhất.
              Trong thực tế với xe H30 chúng ta có thể có nhiều xe trên cầu. Như vậy có thể 1 xe H30 tại một làn nào đó gây ra nội lực cục bộ max, các xe khác có thể gây ra nội lực do dầm ngang làm việc không gian max. Và cuối cùng chúng ta chỉ việc cộng 2 loại nội lực này lại với nhau để thiết kế dầm ngang.
              Nhưng thực tế với xe HK80 có như vậy không?? Xe HK80 chỉ có 1 xe trên cầu, như vậy trong nhiều trường hợp không thể có 1 xe đặt tại vị trí bất lợi cục bộ, 1 xe đặt tại vị trí bất lợi không gian. Bởi vậy chúng ta vẫn tính toán thông thường với tải trọng 10T cho cả TH tính cục bộ và không gian, sau đó chia cho 2 (vì chỉ có một trường hợp xảy ra thôi). Theo như tài liệu, để thuận tiện cho SV thực hành thì có thể lấy luôn tải trọng 5T để tính toán như bình thường.
              Theo mình trong trường hợp tính với xe HK80, nên tính riêng nội lực cục bộ và không gian với tải trọng 10T, sau đó so sánh 2 kết quả nội lực này để chọn kết quả lớn hơn thì có vẻ hợp lý hơn.
              Có vài ý kiến chủ quan, mong mọi người xem xét

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Quy trình 79

                Các công thức tính hệ số phân phối ngang theo AASHTO đều dựa trên kết quả của FEA (Finite Element Analysis) và số liệu đo đạc khoảng hơn 100 cái cầu ở Mỹ. Như vậy việc bạn Linh làm thì người ta đã làm rồi, thậm trí người ta còn mô hình cả thép ưst nữa.
                Dù gì thì tôi vẫn thích cách tính hệ số phân phối ngang của qui trình cũ hơn vì nó đem lại cho người học sự hiểu biết sâu hơn về sự làm việc cũng như sự phân phối tải trọng. Công thức sử dụng cũng đơn giản hơn, dễ thực hành cho kỹ sư hơn khi không có các phương tiện hỗ trợ hiện đại ở bên cạnh.
                Còn nếu có đầy dủ sự hỗ trợ hiện đại, đủ kiến thức modeling như bạn Linh thì thà rằng tính nội lực luôn cho xong.
                Hy vọng một ngày nào đó chúng ta không phải sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài mà sử dụng các tiêu chuẩn do chính người VN nghiên cứu, hiểu thấu đáo ban hành.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Quy trình 79

                  Chào anh kdt

                  Trong 22TCN 272-05 vẫn cho phép mọi nguòi dùng bất cú công thúc hay cách tính nào để tính toắn sụ phân bố ngang của tải trọng, nghĩa là các công thúc đã học truóc đay ỏ Đại học nhu DB, NLT,DLTTGDH vẫn dùng thoai mai. Vả lại ngay trong Quy trình 79 cũ cũng có hạn chế gì về cách tính toan phân bố tải trọng đâu.

                  Nhung ma tat nhiên Kỹ su phai chịu trách nhiệm về kết quả tính của mình, không thẻ đổ tại công thúc trong TC đuọc.
                  GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                  ĐT: 0913 555 194

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Quy trình 79

                    Rất cảm ơn về những lời giải thích về thắc mắc của tôi. Tôi thấy ý kiến là tính 2 trường rồi so sánh kết quả hợp lý hơn và tính với tải trọng là 10T.
                    Life is...hell...and hell is me

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Quy trình 79

                      trong một số đồ án mình thấy người ta lấy tải tác động vào gờ lề chắn bánh là 5T/m, không hiểu người ta căn cứ vào đâu vậy.

                      Ghi chú

                      Working...
                      X