QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thapthep

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: thapthep

    Nguyên văn bởi PMXD
    nếu để thanh cánh là cứng, các thanh con (liên kết 1 bu lông) để liên kết khớp vào thanh cánh thì OK. Theo tôi, quan điểm tính toán này phù hợp với mô hình làm việc thực tế. Lúc đó, tại các vị trí liên kết của thanh con với thanh cánh, nút vẫn bị xoay và gây mô men cho thanh cánh nung ko gây mô men cho thanh con. CÁC BÁC THẤY SAO?
    Theo quan điểm của tui , mô hình bạn đưa ra hoàn toàn chính xác, bất cứ thanh nào chạy liên tục qua nút đều không thể xem là khớp được. Khoảng năm 98 khi tui kiểm tra 01 tháp anten cao 45m trên mô hình SAP90 không cách nào ổn định được, sau đó chạy ra ngoài xem mất cột anten công trình khác thấy nó vẫn đứng vững , Tui mới quyết định kiểm tra theo như mô hình bạn mô tả - Ok.
    Tui nghĩ rằng , mình bị nhập tâm theo các bài giảng trên lớp và quan điểm : kết cấu thép là kết cấu mềm, các liên kết là khớp.
    Vài dòng để bạn tham khạo

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: thapthep

      Bàn luận têm về chiều dài tính toán của thanh cánh:
      Theo tôi, chiều dài tính toán của thanh cánh (Nhất là các đốt dưới với mô hình thanh bụng tam giác, thanh bụng quả trám) được lấy là 0,7 chiều dài thực tế của thanh trong từng đốt chứ không phải là chiều dài của từng đoạn nhỏ bị chia bởi các thanh con. Bởi vì các thanh con nếu tính theo quan điểm như bài viết trước nó không thể chia đoạn cho thanh cánh thành các đoạn nhỏ với LIÊN KẾT NÚT CỨNG, mà chỉ đóng vai trò tăng cường thêm đô chống mất ổ định của thanh cánh mà thôi.
      Tuy nhiên, cũng có một số người đưa ra lý luận rằng, các thanh con chia đoan thanh cánh kết hợp với các thanh con nằm ngang của mặt xiên tạo ra các VÁCH NGANG NHỎ có thể chia thanh cánh trong 1 đốt cột. THực tế, tôi thấy hầu hết các Cột của nước ngoài thiết kế hiện nay (Kể cả cột 95m Chùa Bộc) cũng dần dần bỏ mặt xiên đi. không hiểu mấy thằng Tây nó sợ CẮT BẢN MÃ mặt xiên hay qua tính toán, nó thấy mặt xiên không còn quan trọng nữa. XIN CÁC BÁC CHO Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
      Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình- Thương mại C.N.C.C
      Email : cncc.jsc@gmail.com

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: thapthep

        Nguyên văn bởi PMXD
        Bàn luận têm về chiều dài tính toán của thanh cánh:
        Theo tôi, chiều dài tính toán của thanh cánh (Nhất là các đốt dưới với mô hình thanh bụng tam giác, thanh bụng quả trám) được lấy là 0,7 chiều dài thực tế của thanh trong từng đốt chứ không phải là chiều dài của từng đoạn nhỏ bị chia bởi các thanh con. Bởi vì các thanh con nếu tính theo quan điểm như bài viết trước nó không thể chia đoạn cho thanh cánh thành các đoạn nhỏ với LIÊN KẾT NÚT CỨNG, mà chỉ đóng vai trò tăng cường thêm đô chống mất ổ định của thanh cánh mà thôi.
        Tuy nhiên, cũng có một số người đưa ra lý luận rằng, các thanh con chia đoan thanh cánh kết hợp với các thanh con nằm ngang của mặt xiên tạo ra các VÁCH NGANG NHỎ có thể chia thanh cánh trong 1 đốt cột. THực tế, tôi thấy hầu hết các Cột của nước ngoài thiết kế hiện nay (Kể cả cột 95m Chùa Bộc) cũng dần dần bỏ mặt xiên đi. không hiểu mấy thằng Tây nó sợ CẮT BẢN MÃ mặt xiên hay qua tính toán, nó thấy mặt xiên không còn quan trọng nữa. XIN CÁC BÁC CHO Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
        Theo tôi, chiều dài tính toán của thanh cánh lấy theo chiều dài thực tế của thanh trong từng đốt chứ không thể khác được, còn những thanh xiên theo mô hình thiết kế cũ chứ không nên bỏ đi. Tháp ăng ten ở ĐN chỉ cao khoảng 40 m thôi nhưng đã bị bão Xangsane đánh ngã, tôi nghĩ là do thiết kế đã bỏ các thanh xiên đi đấy.

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: thapthep

          Nguyên văn bởi nguyenngoc74
          Theo tôi, chiều dài tính toán của thanh cánh lấy theo chiều dài thực tế của thanh trong từng đốt chứ không thể khác được, còn những thanh xiên theo mô hình thiết kế cũ chứ không nên bỏ đi. Tháp ăng ten ở ĐN chỉ cao khoảng 40 m thôi nhưng đã bị bão Xangsane đánh ngã, tôi nghĩ là do thiết kế đã bỏ các thanh xiên đi đấy.
          Về quan điểm tính toán, mỗi người mỗi khác. Theo tôi:
          1. Thanh cánh phải phân định rõ ràng nhịp tính toán theo phương trong hay ngoài mặt phẳng (ta phải kiểm tra theo phương có độ mảnh lớn hơn). Trong mp, nhịp tính toán là khoảng cách giữa 02 nút. Ngoài là khoảng cách giữa 02 giằng đứng (cột). Nếu như xem nhịp tính toán, trong ngoài như nhau, người ta sẽ bố trí thanh cánh là 1 thép góc (L) cho khoẻ chứ không cần bố trí 02 thép góc (2L) rồi nối bát cách khoảng 40r (kéo là 80r).
          2. Về kết cấu thép là kết cấu mềm, nếu thiếu liên kết , kết cấu sẽ biến dạng ngay (mấy năm trước cũng có bão đấy chứ). Ta có thể tính thiếu một chút nhưng cấu tạo phải đúng.
          3. Quay lại cơn bão XS , theo số liệu tui đọc trên báo (không biết có chính xác không?) , sức gió lớn nhất 138km/h ~38.5m/s. Theo công thức trong 2737: W=0.0613 V x V = 91daM/m2 <<125 daN/m2 cho vùng IIIB. Nếu số liệu là chính xác, chúng ta cần xem lại cách tính toán.
          Vài dòng trao đổi cùng bạn.
          (Ngoài lề cùng nguyenngoc74, Tui cũng là dân ĐN, học cấp 1,2,3 tại ĐN, nếu 74 là năm sinh của bạn thì bạn học sau mình)

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: thapthep

            Mời các bạn xem những hình ảnh Tháp thép bị phá hoại tại Thành phố Đà Nẵng sau trân bão XS.
            Thank you !
            Attached Files

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: thapthep

              Nguyên văn bởi Steel Design
              Mời các bạn xem những hình ảnh Tháp thép bị phá hoại tại Thành phố Đà Nẵng sau trân bão XS.
              Thank you !
              Tiếc là không có cảnh chụp tổng thể nên tôi không biết nó nằm chỗ nào, nhưng có lẽ đó không phải là cái tháp bị đổ vừa rồi .
              Về quan điểm tính toán, mỗi người mỗi khác. Theo tôi:

              Nguyên văn bởi pmdc
              1. Thanh cánh phải phân định rõ ràng nhịp tính toán theo phương trong hay ngoài mặt phẳng (ta phải kiểm tra theo phương có độ mảnh lớn hơn). Trong mp, nhịp tính toán là khoảng cách giữa 02 nút. Ngoài là khoảng cách giữa 02 giằng đứng (cột). Nếu như xem nhịp tính toán, trong ngoài như nhau, người ta sẽ bố trí thanh cánh là 1 thép góc (L) cho khoẻ chứ không cần bố trí 02 thép góc (2L) rồi nối bát cách khoảng 40r (kéo là 80r).
              2. Về kết cấu thép là kết cấu mềm, nếu thiếu liên kết , kết cấu sẽ biến dạng ngay (mấy năm trước cũng có bão đấy chứ). Ta có thể tính thiếu một chút nhưng cấu tạo phải đúng.
              3. Quay lại cơn bão XS , theo số liệu tui đọc trên báo (không biết có chính xác không?) , sức gió lớn nhất 138km/h ~38.5m/s. Theo công thức trong 2737: W=0.0613 V x V = 91daM/m2 <<125 daN/m2 cho vùng IIIB. Nếu số liệu là chính xác, chúng ta cần xem lại cách tính toán.
              Vài dòng trao đổi cùng bạn.
              To: pmdc.
              - Mình lưu ý là chủ đề đang bàn về tháp thép, thường thiết kế đối xứng và tiết diện thanh cánh thường lớn hơn nhiều so với thanh xiên. Việc tính toán theo độ mảnh không có gì phải bàn nhưng ở đây mình nghĩ chỉ có tại nút mới có đủ độ cứng so với thanh cánh nên chiều dài trong hay ngoài mặt phẳng tính toán đối với thanh cánh chỉ có thể tính tại nút dàn.
              - Đà Nẵng thuộc vùng gió IIB theo TCVN 2737-1995 .
              (XIn lỗi bạn tên gì, hiện làm ở đâu, nếu có dịp về ĐN thì liên hệ giao lưu cho vui)

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: thapthep

                Nguyên văn bởi Steel Design
                Mời các bạn xem những hình ảnh Tháp thép bị phá hoại tại Thành phố Đà Nẵng sau trân bão XS.
                Thank you !
                Khi xem xong file của bạn mình đoán tháp này nằm trên núi Sơn Trà, nó bị hỏng một số thanh giằng ngang ( horizontal ladder bracing) nhưng chưa đổ, cái này nghe nói đã bị nghiêng, hiện chưa có thông tin thêm .

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: thapthep

                  Nguyên văn bởi Steel Design
                  Mời các bạn xem những hình ảnh Tháp thép bị phá hoại tại Thành phố Đà Nẵng sau trân bão XS.
                  Thank you !
                  Không nên đục lỗ quá nhiều tại vị trí thanh giằng bên (Her. S Bracing) Nó giảm yếu đi rất nhiều. Nếu muốn nối tại đó thì nên có bản mã.
                  Theo mình, việc tính tháp không nên có nhiều quan niệm khác nhau, Đúng thì duy chỉ có một mà quan niệm tính thì nhiều, e rằng số kết quả là số quan niệm ?Tốt nhất là mô hình hóa sát thực một chút, xong rồi tính nội lực và check lại là tốt nhất.
                  Steel Design Solution Forum

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: thapthep

                    Thêm một số hình ảnh Tháp thép bị phá hoại ở Thành Phố Đà Nẵng sau trận bão XS.
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: thapthep

                      Nguyên văn bởi nguyenthehungsan
                      Tháp 95m Chùa Bộc của Hà Nội Telecom do nước ngoài thiết kế (AlanDick) thiết kế, họ sử dụng chương trình MSTower (V5.10.001) để tính toán!

                      HiHiHi! Kết quả tính toán các pác xem trong đây nhé:
                      Trong file kết quả tính không có kích thước hình học của tháp và tiết diện thanh. Sơ bộ cho thấy họ dùng tới 22 loại tiết diện.

                      Bác nào có bản vẽ thiết kế cho tôi xin , tôi sẽ rebuild lại bằng MSTower và post lại file gốc, mọi người cùng bàn luận.
                      Sell and Support Tekla Structures.
                      Tel: 0983 421 282. Email: cuong_hv@hsdvn.com.vn

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: thapthep

                        Nguyên văn bởi PMXD
                        Thấy chủ đề hay quá, xin có vài ý kiến đóng góp cùng anh em.
                        Khi mô hình hóa kết cấu tháp, tôi đã từng thử dùng Space truss để giải thì thấy kết quả nội lực đúng là có nhỏ hơn rất nhiều, tuy nhiên tôi vẫn chưa mạnh dạn sử dụng kết quả này. Tuy nhiên, nếu dùng giải pháp này thì chúng ta phải để ý đến việc cấu tạo thực tế có được gần sát với mô hình tính toán không. Theo tôi, các thanh cánh của tháp nên khai báo Frame như bình thường(Vì các liên kết nối đoạn chúng ta thường bố trí khá nhiều bu lông trên hai mặt). Còn các thanh nhỏ, nếu bố trí một bu lông thì giải phóng liên kết xoay. Với cách mô hình hóa như vậy, chúng ta chủ động kiểm soát được sự làm việc tổng thể của toàn bộ kết cấu. Các thanh cánh lúc này chịu đa số tải trọng, còn các thanh con chỉ mang vai trò chống mất ổn định cho thanh chính.
                        Nếu bỏ đi 3 chuyển vị xoay, theo tôi cần đáp ứng việc các vách ngang của tháp phải tuyệt đối cứng thì sự làm việc thực tế của tháp và mô hình tính toán mới hợp lý.
                        Tôi đã từng thẩm tra thiết kế của công trình tháp 95m tại Hà Nội Telecom (Số 2 Chùa Bộc- Hà nội) thấy bên thiết kế(đơn vị nước ngoài) đưa ra giải pháp kết cấu đúng như tôi đã trình bày ở trên. Các thanh cánh họ chủ động tăng tiết diện rất lớn, các thanh phân giàn thì rất nhỏ, đặc biệt, họ không tăng cường tại các mặt chéo(Mặt bên trong của tháp). Với phương án kết cấu như vậy, nếu tính toán để nguyên cả 6 chuyển vị thì kết quả là các thanh bụng và thanh phân giàn của tất cả các đốt cột đều không đạt.
                        Vài lời đóng góp nhỏ rất mong anh em cùng tham gia bàn luận.
                        - Mình làm ở công ty TVXD Điện 2, phòng đường dây, khi tính toán mình dùng sap200 Space truss để tính toán chứ để sơ đồ thanh 3d mà tính thì thanh lớn lăm.
                        Nay mình dùng chương trình TOWER do tác giả Trần Nhất Dũng viết thấy chạy rất tốt và tính toán theo TCVN
                        --> Phần xuất kết quả mình thấy các thanh giống nhau thì mình cho vào 1 nhóm và lấy kết quả Nnen và Nkeo max trong mấy thanh đấy ra là đươc. chứ xuất và kiểm tra cho từng thanh riêng lẻ, thì khi làm bản vẽ chế tạo chi tiết cực lắm.
                        Các bạn có thể sử dụng chương trình đó trên diễn đàn do tác giả đưa lên đấy, nếu có gì mình sẽ chỉ dẫn cho các bạn theo yahoomas thuan72102@yahoo.com (nếu mình online)
                        Mình đang sử dụng nó để tính toán cột điện cho đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hoạ Kết quả tính nối lực giống như sap nhưng có nhiều tiện ích đã lập sẵn như thống kê các thanh đồng dạng, tính toán bulông
                        Thân chào

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: thapthep

                          http://tintucvina.com/?news=114707
                          Em xin đưa ra 3 loại mẫu tháp phát thanh truyền hình để các bác bàn:
                          1/Tháp do Liên Xô giúp đỡ : Thanh cánh và thanh chủ vách cứng làm rất to, các thanh bụng lại rất bé-có cảm giác vai trò của nó như sợi dây cáp, không có vách xiên bên trong.Điển hình là cột phát sóng Mễ Trì.
                          2/các cột do VN tự thiết kế :có cảm giác nặng nề.tiết diện thanh cánh và thanh bụng không lệch nhau nhiều như mẫu trên,sử dụng nhiều thép cho bản mã, thường có vách xiên bên trong.Đợt trước em có vào xem cột V17 H=150m mà thấy có cảm giác hơi sợ về độ to của em này- nặng nề quá.Cột này do GS Trần Bình chủ trì thiết kế.Các cột của lò VIETTEL,thầy Viên thiết kễ cũng đẹp nhưng mà quy lại vẫn thấy nặng.
                          3/Các cột do nước ngoài thiết kế và tài trợ cho VN gần đây: mấy em này nhìn rất thanh thoát, nhẹ nhàng.em gặp mấy cột thanh cánh dùng thép ống tương đối nhỏ, các thanh bụng và thanh phân giàn cũng nhỏ, điển hình như cột ĐTHVN, ĐTH Hà Giang
                          kết quả là:chưa có tháp truyền hình nào có vấn đề j về độ bền cả.
                          Be Myself!

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: thapthep

                            Nguyên văn bởi Thanhxd
                            Thanh cánh + thanh xiên chính gần gối chịu lực là chủ yếu.
                            Thanh xiên và bụng chủ yếu giải quyết vấn đề về độ mảnh và giảm chiều dài tính toán .Vậy nên trong sách giáo khoa kct , có chú ý trích dẫn một câu là : các thanh cánh nên để kích thước dài rộng lớn và bề dày nhỏ , còn các thanh bụng thì cho kích thước dài rộng bé và bề dày lớn lên để giảm diện tích đón gió và tăng khả năng giữ ổn định cục bộ .
                            Chủ yếu sách này của thầy Kiến,Hội DHXD viết nhưng thực tế thì vẫn không thiết kế tiết kiệm được bởi vì sao bạn biết không :
                            Phương pháp xác định nội lực của mình không đem lại độ chính xác cao
                            1. Các thầy toàn tính tay theo khung phẳng
                            2. Nội lực khung không gian thì lại hầu hết dựa trên các phần mềm có ***** chứ không phải bản quyền .
                            3. Hầu hết các tháp thép đều thiết kế định hình từ rất lâu rồi, và các kỹ sư chỉ việc làm bài toán kiểm tra hoặc nếu có thiết kế mới thì cũng dựa trên tổ hợp của định hình thôi .
                            Vẫn phải thừa nhận một điều là : các thiết kế của nước ngoài đều rất hợp lý và tiết kiệm.
                            Hì, cái câu này là có thêm ý của bác vào.
                            Cái thứ 2:Các cụ nhà mình đã dùng Pm thiết kế từ những năm 94,95 j rồi cơ bác ah!Nhưng mà kết quả thì sao.Tháp vẫn nặng.Em gửi bác ảnh mấy cái cột theo các lò tháp thép mà em đã nêu ở trên.
                            Ah. cái cột điện mà bác up lên lần trước ấy, em thấy bác lên sơ đồ chưa chuẩn, tiết diện thanh bụng(chính) nhỏ quá.Hình như bên cột điện của bác cần ít các vách ngang hơn so với bên em thì phải(theo sơ đồ của bác)...
                            Attached Files
                            Be Myself!

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: thapthep

                              Nguyên văn bởi Thanhxd
                              Không để sơ đồ thanh 3D sao tính được chính xác hả bác.

                              Các bác cho em hỏi nên lấy bao nhiêu tổ hợp khi tính nội lực cho các thanh vậy. Ví dụ như cột điện 2 mạch thì nếu lấy tất thì ít nhất cũng có 6 trường hợp tổ hợp lực trên dây dẫn. Rất mệt.
                              Noi luc to hop len cot Đỡ đường dây 02 mạch cac truong hop tai sau:
                              Cac truong hop tai trong
                              1.TLBT
                              2.Chế độ BT gió 90
                              3.Chế độ BT gió 45
                              4.Dứt dây CS gió 90
                              5.Dứt dây CS gió 45
                              6.Dứt dây dẫn 1 gió 45
                              7.Dứt dây dẫn 1 gió 90
                              8.Dứt dây dẫn 2 gió 45
                              9.Dứt dây dẫn 2 gió 90
                              10.Dứt dây dẫn 3 gió 45
                              11.Dứt dây dẫn 3 gió 90
                              Tuong ung do la cac truong hop to hop
                              1. Chế độ bình thường gió 90 + gió 90độ
                              2. Chế độ bình thường gió 45 + gió 45độ
                              3.Chế độ đứt dây CS gió 90 + gió 90độ
                              4.Chế độ đứt dây dẫn 1 gió 90 + gió 90độ
                              5.Chế độ đứt dây dẫn 2 gió 90 + gió 90độ
                              6.Chế độ đứt dây dẫn 3 gió 90 + gió 90độ
                              7.Chế độ đứt dây CS gió 45 + gió 45độ
                              8.Chế độ đứt dây dẫn 1 gió 45 + gió 45độ
                              9.Chế độ đứt dây dẫn 2 gió 45 + gió 45độ
                              10.Chế độ đứt dây dẫn 3 gió 45 + gió 45

                              Ghi chú

                              Working...
                              X