cám ơn mọi người (đặc biệt là bác Thu ,bài của bác rất hay ,cháu xin cảm ơn)đã đưa ra lời khuyên "muốn giàu cần phải chiến đấu không ngưng hoàn thiện bản thân"
không biết mọi người có biết thày Thắng thép không nhỉ(Đỗ Đức Thắng -bộ môn thép DHXD) thày có đưa ra một ý:
cuộc đời con ng luôn cố gắng hoàn thiện 5 nấc nhu cầu:
+nấc 1: đủ ăn(đảm bảo cuộc sông động vật)
+nấc 2 :đảm bảo an ninh
+nấc 3 :là một thành viên bình đẳng của xh(không tù tội không bi coi thường khinh rẻ,....)
+nấc 4:nổi tiếng:ca sĩ,vdv ,họa sĩ,.....đc mọi ng biết đến.
+nấc 5: làm những gi mình thích
có thể lời trich dẫn co sai sót ,moi ng bỏ qua cho!!!
Chào bạn redwitchman.
Tôi cũng la người mới ra trường & đi làm nên rất hiểu những suy nghĩ của bạn vì nó cũng gần giống suy nghĩ của tôi vì thế tôi nghĩ rằng anh em mình có thể trao đổi một cách cởi mở về vấn đề này.
Theo tôi bạn cần học tốt về chuyên môn còn cụ thể như thế nào thì còn phụ thuộc vào vị trí mà bạn sẽ làm: thiết kế hay thi công. Kiến thức thì vô hạn mà sự hiểu biết của con người người thì có hạn vì thế tôi khuyên bạn hãy cố gắng lường trước những khó khăn vướng mắc mà minh có thể sẽ gặp. Và khi vướng mắc thì tìm đến đúng chỗ nhờ giúp đỡ: thầy cô, bạn bè...
Ngoài ra bạn cần chuẩn bị tốt về kỹ năng tin học nếu biết ngoại ngữ nữa thì càng tốt. Đồng thời cũng phải học hỏi kỹ năng giao tiếp vì bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều đối tượng thuộc mọi tầng lớp từ lãnh đạo tỉnh, cấp trên, đồng nghiệp đến các bác công nhân.
Không chỉ riêng bạn mà cả tôi và rất nhiều người khác đều có khát vọng làm giàu và làm gù một cách chính đáng. Theo tôi mới ra trường bạn còn thiếu nhiều thứ: kinh nghiệm, quan hệ, vốn... vì thế bạn nên tìm một chỗ làm ổn định rồi có thể làm thêm ở những chỗ khác. Khi đã có một chút vốn, kinh nghiệm và 1 ít vốn bạn có thể làm thêm công việc môi giới để hưởng hoa hồng sau đó có thể tìm một công ty CP làm ăn hiệu quả để góp cổ phần rồi tính những bước đi tiếp.
Chúc bạn gặp nhiều may mắn.
Chào anh Hoà.Anh đưa ra 1 hướng rất hay.Àh mail của anh là gì vây.Của em anhthedoan@yahoo.com
ha ha bạn mới chuẩn bị ra trường ma lo nghĩ lắm thế nhỉ. Cũng giông như mình ngày trước thôi nhưng là một kỹ sư xây dựng vừa mới ra trường thì bạn đừng nghĩ vội là làm giàu được đâu lúc đầu mình cũng nghĩ như bạn thôi thật đơn giản vì anh em minh nghĩ ra trường với tấm bằng kỹ sư xây dựng ra thì cái nghề anh em mình là hái ra tiền, nhưng ko phải nhanh vậy đâu bạn a. Mình còn nhớ ngày mình ra trường bao nhiêu hoài bão sẽ đem toàn bộ kiến thức học được để phục vụ cho công việc nhưng hóa ra lúc ra thực tế nó khác hẳn, theo mình nghĩ sinh viên bọn mình ra còn thiếu kinh nghiệm sách vở học trong trường hầi như ko ứng dụng nhiều vào thực tế theo mình nghĩ ko nhất thiết là phải biết nhiều mình nghĩ cậu chỉ cần đủ những kỹ năng của một kĩ sư bình thường cộng thêm một chút kinh nghiệm thôi bạn nên nhớ khi cầm tấm bằng đại học ra trường ko co nghỉa là chúng ta đã học ong những gì minh cần , bạn còn phải học nữa mà có lẽ còn học nhiều môti chứng chỉ tư vấn giám sát chẳng hạn có lẽ bạn chưa biết cái chứng chỉ hành nghề nó đâu nhỉ , đó là điều kiện cần còn điều kiện đủ tất lẽ la kinh nghiệm rồi, liucs bạn đi xin việc nhà tuyển dụng bạn chỉ cần ở bạn những kiến thức cơ bản nhất về chuyên môn cũng như ngành mà bạn dang theo học, mình làm bên dự án nên có thể mình khuyên bạn nên tập trung vào chuyên môn chính của bạn vì mình chắc chắn rằng đa số sinh viên mới ra trường những ngành như anh em mình co lẽ là khổ hơn sướng đấy nhưng mong bạn cố gắng lên vì mỗi lần vấp ngã sẽ cho anh em minh nhiều kinh nghiệm sông đấy.Thầy giáo mình đã từng nói một kỹ sư xây dựng mà ngèo heeeeeeeee.... là có tội với nghề đấy
Chúc bạn thành công
mình cũng là sv sắp ra trường nhưng theo mình trau dồi kĩ năng, kinh nghiệm và kiến thức là vấn đề quan trọng nhất, cái đó mới là ''giàu''. bây giờ thử làm một phép so sánh rằng cho bạn làm trái ngành với lương tháng 10 t với vào một công ty có nhiều bậc đàn anh giỏi, có nhiều kinh nghiệm để học hỏi nhưng với lương tháng 2t bạn chọn trường hợp nào?
Tôi xin có lời khuyên thế này với Redwatchman.Nếu muốn làm giầu nhanh thì ko khó đâu.Ban cứ tham gia các dự án rồi rút ruột công trình rút được càng nhiều càng tốt.Lúc này thì bạn chả giàu bằng Nguyễn Việt Tiến( hay Nguyễn Tiến Viêt gì đấy) ấy chứ hehe.Chỉ mỗi tội dễ đi tù thôi -mà vào tù rồi số tiền vừa kiếm được cũng chả biêt tiêu vào đâu đâu he he.
Các bạn trẻ bây giờ ai chả có khát vọng làm giàu đó là khát vọng rất chính đáng ,làm giàu cho mình ,làm giàu cho đất nước nhưng làm giàu nhanh theo kiểu bạn nói thì tôi e là chỉ có luồn lách ,tiêu cực này nọ thôi. Mà điều này nó sẽ làm mòn đi nhân cách ,làm đạo đức của bạn chẳng còn lại bao nhiêu đâu.
Hiện nay có thể nói khi ra trường bạn bắt đầu từ còn số 0 ,bạn muốn mua nhà ?muốn cưới vợ? thì vẫn có thể thực hiện chứ sao.
Còn nếu bạn muốn khi mình cứơi vợ cũng là lúc mình mới 25-27 tuổi ,lúc đó mình đã có biệt thự ,xe hơi tiền tiêu ko hết thì tôi cũng bó tay luôn.
Cái gì cũng thế thôi ,ko thể nhanh như thế được đâu và càng khó cho bạn khi bạn ko sẵn nong sẵn né (VD có bố mẹ làm to,có sẵn mấy mảnh đất ....)
Hãy cứ làm những gì đúng lương tâm bạn nhé !
Tôi là sinh viên xây dựng năm cuôi.Tôi nghĩ một sinh viên thì cần nhất là kiến thức,lòng yêu nghê,và có chút ít kinh nghiệm càng tốt. Để có được kinh nghiệm thì theo tôi sinh viên cần được va chạm thực tế nhiều hợn Ngay từ những năm cuối sinh viên cần được tạo điều kiện ở các doanh nghiệp để họ có điều kiện học hỏi,Theo tôi biết thì có rất ít doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc sớm với thực tê.
- Theo kinh nghiệm các bậc đàn anh đi trước trong nghề mấy ảnh khuyên nếu là người mới ra trường :
Nếu ban đầu chọn nghiệp đi thi công thì đi thi công luôn.
Nếu chọn nghiệp thiết kế thì đi thiết kế luôn.
nếu chọn làm ban quản lý dự án thì làm ban quản lý dự án luôn.
Tránh tình trạng vài năm thi công rồi vài năm làm thiết kế rồi vài năm làm quản lý dự án quay qua quay lại tốn thời gian.
- Trong 3 hướng trên thì đa số làm thi công là khổ nhất nhưng giàu nhất có phải không ạ !
-Anh em trong nghề thiết kế cũng khó có cơ hội làm giàu lắm : nhiều người than : ra trường 1,2 năm đầu chỉ làm họa viên lương chỉ đủ tiêu sau đó được thiết kế những công trình nho nhỏ lương cũng tạm tạm đó là công ty tư vấn có nhiều việc chứ không có việc thì ứng lương dài dài
rồi sau đó mới lên làm chủ trì lương cũng đỡ đỡ nhưng tiền cũng đi đâu mất tiêu hết.
Túm lại nếu mà làm ăn lương thì khó giàu lắm. mà phải nhận làm thêm làm nghề tay trái hoạc là làm kinh doanh:
mà làm kinh doanh thì phải biết nghệ thuật kinh doanh
như trên truyền hình có chương trình làm giàu không khó: NHÓM KẾ SÁCH KHỞI SỰ KINH DOANH
1. VỊT PHẢI BIẾT BƠI
2. BIẾN KHÔNG THÀNH CÓ
3. MƯỢN ĐÁ VÁ TRỜI
4. ĐÁNH RẮN ĐỘNG CỎ
5. NƯỚC ĐỤC DỄ BẮT CÁ
6. MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG
7. THUẬN TAY DẮT BÒ. NHÓM KẾ SÁCH TƯ TƯỞNG KINH DOANH
1. THAY XÀ ĐỔI CỘT.
2. MỘT TÊN HAI ĐÍCH.
3. ĐỔI GẠCH LẤY NGỌC.
4. THẮNG GIẶC PHẢI BẮT TƯỚNG.
5. TRÁNH MẠNH ĐÁNH YẾU.
6. LẤY NHÀN THẮNG MỆT .
7. BE BỜ TÁT CÁ.
8. HOA NỞ TRÊN CÂY . NHÓM KẾ SÁCH TÂM LÝ KINH DOANH
1. MUỐN BẮT NÊN THẢ.
2. BIẾN KHÁCH THÀNH CHỦ.
3. NGẦM VƯỢT TIỂU LỘ.
4. CHỈ DÂU TRÁCH HÒE .
5. XA THƯƠNG GẦN THƯỜNG
6. ƯƠM TRỒNG CẢM XÚC. NHÓM KẾ SÁCH NGHI BINH
1. GIẢ NGÂY GIẢ NGÔ.
2. GIẤU TRỜI QUA BIỂN.
3. GIƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY.
4. KHÔNG THÀNH KẾ. NHÓM KẾ SÁCH BẢO TOÀN KINH DOANH
1. BÍ MẬT NỎ THẦN
2. ĐỔI ÁO ĂN TIỆC.
3. MƯỢN XÁC HOÀN HỒN .
4. RÚT CỦI ĐÁY NỒI.
5. BỎ MẬN GIỮ ĐÀO.
6. VE SẦU THOÁT XÁC .
7. ĐIỆU HỔ LY SƠN.
8. KÊ CÂN KẾ
không biết có áp dụng vào thực tế được không??????
[QUOTE=Songba]- Theo kinh nghiệm các bậc đàn anh đi trước trong nghề mấy ảnh khuyên nếu là người mới ra trường :
Nếu ban đầu chọn nghiệp đi thi công thì đi thi công luôn.
Nếu chọn nghiệp thiết kế thì đi thiết kế luôn.
nếu chọn làm ban quản lý dự án thì làm ban quản lý dự án luôn.
Tránh tình trạng vài năm thi công rồi vài năm làm thiết kế rồi vài năm làm quản lý dự án quay qua quay lại tốn thời gian.
- Trong 3 hướng trên thì đa số làm thi công là khổ nhất nhưng giàu nhất có phải không ạ !
-Anh em trong nghề thiết kế cũng khó có cơ hội làm giàu lắm : nhiều người than : ra trường 1,2 năm đầu chỉ làm họa viên lương chỉ đủ tiêu sau đó được thiết kế những công trình nho nhỏ lương cũng tạm tạm đó là công ty tư vấn có nhiều việc chứ không có việc thì ứng lương dài dài
rồi sau đó mới lên làm chủ trì lương cũng đỡ đỡ nhưng tiền cũng đi đâu mất tiêu hết.
Túm lại nếu mà làm ăn lương thì khó giàu lắm. mà phải nhận làm thêm làm nghề tay trái hoạc là làm kinh doanh:
mà làm kinh doanh thì phải biết nghệ thuật kinh doanh
[QUOTE]
-Em đồng tình với ý kiến của anh, nhưng theo kinh nghiệm của riêng em thì em thây sinh viên kiếm việc làm rất dễ, sau khi ra trường kiếm việc càng dể hơn mấy anh đã có kinh nghiêm.
-Bí quyết:
+ Khi còn sinh viên em không bao giờ nghĩ minh là sinh viên! lúc nào cũng nghĩ mình là người lao động bình thường và đi làm kiếm tiền là chính, chứ không giống các bạn của em cứ nổ "đi làm để học hỏi" cho nên khó kiếm việc. vì các công ty không phải trường học đâu mà đến đó học việc, các chủ doanh nghiệp bên ngoài thì họ cổ vũ tình thần học hỏi, chứ vì sự tồn tại của DN họ rất ghét dạy nghề miễn phí để các bạn sinh viên ra trường lại đi làm chỗ khác (Đối thủ của họ).
+ Khi ra trường, có được chút kiến thức, em khôg bao giờ nghĩ mình đã học xong đại học, bây giờ em cũng nghĩ mình chỉ là sinh viên hay chỉ là hoạ viên bình thường thôi, cho nên em rất dễ xin việc vì không bị đố kỵ, mỗi khi muốn học hỏi điều gì những người khác sẵn sàn giúp đỡ ngay cả những bạn không học ĐH (như mấy anh thợ hồ) cũng ngồi giảng bài cho em một cách nhiệt tình. Em thấy rất thoả mái và làm được nhiều việc chuyên môn của mình, em khôn cần phải tìm kiếm công trình để thiết kế vậy mà mọi người cứ tự nhiên tin tưởng giao việc cho em làm.
+ Hiện tại em được bạn bè đồng nghiệp và cả anh bảo vệ, chị nấu cơm đều yêu thương tin tưởng không phải do em làm chuyên môn giỏi mà là việc gì em cũng làm kể cả việc dọn dẹp văn phòng, lau chùi máy móc, dọn dẹp vệ sinh v.v...Em rất hạnh phúc vì tất cả nhữn việc mình làm.
+ Nó là như thế đó các bạn sinh viên ạ, tất nhiên chỉ là kinh nghiệm của riêng em, góp vui cùng các anh vậy.
+ Hiện tại em được bạn bè đồng nghiệp và cả anh bảo vệ, chị nấu cơm đều yêu thương tin tưởng không phải do em làm chuyên môn giỏi mà là việc gì em cũng làm kể cả việc dọn dẹp văn phòng, lau chùi máy móc, dọn dẹp vệ sinh v.v...Em rất hạnh phúc vì tất cả nhữn việc mình làm.
Mình thì không nghĩ như bạn, đã làm việc thì phải chuyên môn hóa. Những việc dọn dẹp này nọ không phải là mình không làm đc nhưng chỉ khi thật cần thiết, còn lại việc chính là việc chuyên môn của mình.
Cách nghĩ như bạn có thể phù hợp cách đây độ vài ba chục năm, còn hiện nay mình thấy thế là không ổn. Bạn dọn dẹp, lau chùi này nọ chắc gì đã nhanh, đã sạch bằng những người chuyên làm việc đó có khi còn làm hỏng, chậm việc.
Nhân viên của mình ai làm việc người đó, không có chuyện (mà thực ra cũng không có thời giờ) mà có thể giúp đỡ được người khác những việc không phải của mình.
Thực sự chính xác là kết cấu có thể tính bằng kiến thức lớp 7, nhưng dọn dẹp vệ sinh thì không cần đi học đâu bạn ạ.
Mình thì không nghĩ như bạn, đã làm việc thì phải chuyên môn hóa. Những việc dọn dẹp này nọ không phải là mình không làm đc nhưng chỉ khi thật cần thiết, còn lại việc chính là việc chuyên môn của mình.
Cách nghĩ như bạn có thể phù hợp cách đây độ vài ba chục năm, còn hiện nay mình thấy thế là không ổn. Bạn dọn dẹp, lau chùi này nọ chắc gì đã nhanh, đã sạch bằng những người chuyên làm việc đó có khi còn làm hỏng, chậm việc.
Nhân viên của mình ai làm việc người đó, không có chuyện (mà thực ra cũng không có thời giờ) mà có thể giúp đỡ được người khác những việc không phải của mình.
Thực sự chính xác là kết cấu có thể tính bằng kiến thức lớp 7, nhưng dọn dẹp vệ sinh thì không cần đi học đâu bạn ạ.
-Đây là cách ngụy biện cho cái sự lười biến. Các bạn sinh viên đang hỏi doanh nghiệp cần gì ở sinh viên mới ra trường? Họ rất cần tính chịu khó và siêng năng. Một KS kết cấu như anh một giờ làm ra tiền bằng chị giúp việc làm cả tháng em biết, nhưng số tiền anh làm ra trong một tháng chưa chắc gấp 10 lần chị giúp việc! người ta làm công việc phụ khi mà công việc chính không có hoặc để giải khuây hoặc thậm chí còn phát minh ra những điều kỳ diệu từ những công việc đơn giản.
-Anh cứ đi hỏi Sếp anh để biết hoặc anh cứ thử đặt mình trong trường hợp làm Sếp, mời một KS mới trường về làm việc, anh bảo anh ta dọn cái thùng giấy cho gọn thì anh ta bảo tôi đến đây để tính toán thiết kế chứ không làm việc khác, anh Ok không. Nếu OK thì cứ cho địa chỉ để các bạn SV suy nghĩ như anh đến hợp tác vậy.
-Ở trong mỗi giai đoạn kinh tế có mỗi cách nhìn khác nhau về cái gọi là chuyên môn trong công việc, nhưng người làm biến thì có cả ngàn cách để nguỵ biện, trong khi đất nước mình còn lâu lắm mới chuyên môn hoá được như như anh nghĩ ngay cả việc mấy anh là KS còn phải dành 80% làm hoạ viên để kiếm sống đó thôi. Đó là lý do các bạn mới ra trường không xin được viêc.
-Hiện giờ trong công ty em thèm được làm những công việc đơn giản như là dọn dẹp lau chùi máy móc mà không còn thời gian để làm. Có lẽ bản chất của em là thích lao động chân tay trớ trêu thay Sếp em cứ bắt em làm những việc mà các anh KS, KTS ai cũng muốn, riêng em thì làm việc gì thấy cũng vui, miễn là mình đươc trọng dụng!
-Đây là cách ngụy biện cho cái sự lười biến. Các bạn sinh viên đang hỏi doanh nghiệp cần gì ở sinh viên mới ra trường? Họ rất cần tính chịu khó và siêng năng. Một KS kết cấu như anh một giờ làm ra tiền bằng chị giúp việc làm cả tháng em biết, nhưng số tiền anh làm ra trong một tháng chưa chắc gấp 10 lần chị giúp việc! người ta làm công việc phụ khi mà công việc chính không có hoặc để giải khuây hoặc thậm chí còn phát minh ra những điều kỳ diệu từ những công việc đơn giản.
-Anh cứ đi hỏi Sếp anh để biết hoặc anh cứ thử đặt mình trong trường hợp làm Sếp, mời một KS mới trường về làm việc, anh bảo anh ta dọn cái thùng giấy cho gọn thì anh ta bảo tôi đến đây để tính toán thiết kế chứ không làm việc khác, anh Ok không. Nếu OK thì cứ cho địa chỉ để các bạn SV suy nghĩ như anh đến hợp tác vậy.
-Ở trong mỗi giai đoạn kinh tế có mỗi cách nhìn khác nhau về cái gọi là chuyên môn trong công việc, nhưng người làm biến thì có cả ngàn cách để nguỵ biện, trong khi đất nước mình còn lâu lắm mới chuyên môn hoá được như như anh nghĩ ngay cả việc mấy anh là KS còn phải dành 80% làm hoạ viên để kiếm sống đó thôi. Đó là lý do các bạn mới ra trường không xin được viêc.
-Hiện giờ trong công ty em thèm được làm những công việc đơn giản như là dọn dẹp lau chùi máy móc mà không còn thời gian để làm. Có lẽ bản chất của em là thích lao động chân tay trớ trêu thay Sếp em cứ bắt em làm những việc mà các anh KS, KTS ai cũng muốn, riêng em thì làm việc gì thấy cũng vui, miễn là mình đươc trọng dụng!
Mình không làm việc ở VN bạn ạ, có thể cách nghĩ mỗi nơi mỗi khác nhưng đấy là cách làm từ khi mình bắt đầu làm việc.
Còn việc lười biếng thì chắc chắn là đúng rồi, có thể bạn quá chăm chi, tuy nhiên trong công việc chăm chỉ chỉ là một khía cạnh nhỏ để hoàn thành tốt công việc.
Vì vậy mình thấy, với cách làm và suy nghĩ nghiệp dư, mãi mãi có lẽ VN mình không theo kịp người nước ngoài là vậy.
Thực ra nếu năng lực có, mình nghĩ hoàn toàn có thể tự tin mà trả lời với sếp là tôi sẽ không đi dọn thùng giấy (khi mình về VN mình thấy khá nhiều bạn đã làm vậy, nhất là trong lĩnh vực IT).
Các bạn trẻ VN cái thiếu là năng lực và tự tin, đôi khi bù đắp bằng sự chăm chỉ những việc lặt vặt. Nói như Hịch tướng sỹ, cựa gà sắc thì không đâm thủng áo giáp sắt.
Những việc lặt vặt có thể giúp các bạn chiếm cảm tình số đông, nhưng sẽ mài đi cái chuyên môn chính của bạn và bạn sẽ chẳng bao giờ có thể khẳng định được bản thân. Cái mà người ta biết đến bạn chỉ là một người chăm chỉ siêng năng, chứ không phải một KTS tài ba.
Mình không làm việc ở VN bạn ạ, có thể cách nghĩ mỗi nơi mỗi khác nhưng đấy là cách làm từ khi mình bắt đầu làm việc.
Còn việc lười biếng thì chắc chắn là đúng rồi, có thể bạn quá chăm chi, tuy nhiên trong công việc chăm chỉ chỉ là một khía cạnh nhỏ để hoàn thành tốt công việc.
Vì vậy mình thấy, với cách làm và suy nghĩ nghiệp dư, mãi mãi có lẽ VN mình không theo kịp người nước ngoài là vậy.
Thực ra nếu năng lực có, mình nghĩ hoàn toàn có thể tự tin mà trả lời với sếp là tôi sẽ không đi dọn thùng giấy (khi mình về VN mình thấy khá nhiều bạn đã làm vậy, nhất là trong lĩnh vực IT).
Các bạn trẻ VN cái thiếu là năng lực và tự tin, đôi khi bù đắp bằng sự chăm chỉ những việc lặt vặt. Nói như Hịch tướng sỹ, cựa gà sắc thì không đâm thủng áo giáp sắt.
Những việc lặt vặt có thể giúp các bạn chiếm cảm tình số đông, nhưng sẽ mài đi cái chuyên môn chính của bạn và bạn sẽ chẳng bao giờ có thể khẳng định được bản thân. Cái mà người ta biết đến bạn chỉ là một người chăm chỉ siêng năng, chứ không phải một KTS tài ba.
Hoàn toàn đồng tình với bạn, Ở đây đang nói về các bạn SV mới ra trường. Trong tay chưa có gì, chỉ có tấm bằng là thật thôi, cho nên các doanh nghiệp mới đòi hỏi kinh nghiệm.
-Sắp xếp bạn làm việc thế nào cho hiệu quả, phát huy được khả năng chuyên môn của bạn xứng với đồng lương của bạn đó là việc của người quản lý, các bạn SV cứ yên tâm đi không ai lại trả lương cho một KS lại yêu cầu làm một công việc của một người giúp việc, nhưng việc đơn giản đó để người khác đánh giá được tương lai của bạn có thành kTS hay KS được hay không? Hay suốt đời bạn chỉ có một thứ là thật thôi đó là tấm bằng ĐH. Đa số những người lãnh đạo trong công ty mới phát hiện và định hướng cho tài năng của bạn chứ không chỉ ở nhà trường đâu, Nhưng không ai lại định hướng cho một đứa lười cả !
-Anh làm việc ở nước ngoài thế nào em không biết, nhưng nếu anh về VN mà cứ đòi làm đúng chuyên môn thì chắc anh thất nghiệp đấy ! 99% người học nghành kỹ thuật thì đi làm Giám Đốc, bạn có tin không? Hỏi các bạn trong diễn đàn xem Sếp của họ có học khoá đào tạo giám đốc không?
-Chưa nói đến vấn đề các bạn SV VN khi thi vào ĐH đa số chỉ mong đậu vào bất cứ trường nào chứ chắc gì họ yêu cái nghề KS. Như có một số ý kiến trong diễn đàn mà em đọc là "học ĐH là học cách nghĩ "chứ chắc gì học được chuyên môn?
-Những gì các bạn SV mới ra trường cần biết đó là sự thật, còn ứng phó với sự thật đó như thế nào em nghĩ các bạn SV dư sức làm được. Hậu sinh khả uý, khoải cần chỉ dẫn. Phải không các bạn.
Ghi chú