QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự hoá lỏng của nền đất dưới tác dụng của động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự hoá lỏng của nền đất dưới tác dụng của động đất

    Có lẽ rất ít trong số KS của chúng ta khi thiết kế lại quan tấm đến hiện tượng hoá lỏng của nền đất khi xảy ra động đất. Nói một cách đơn giản thì hoá lỏng là hiện tượng xảy ra đối với đất bão hoà nước khi xảy ra chấn động địa chất nước không thoát ra xung quanh hoặc xuống dưới được mà phải thoát ngược lên trên. Khi đất bị hoá lỏng sẽ mất hết ma sát gây giảm đáng kể sức chịu tải của cọc hoặc biến dạng lớn cho công trình. Ở HN của chúng ta thì Linh Đàm và Định Công là 2 vùng đất yếu có thể xảy ra hiện tượng hoá lỏng của nền đất vì vậy khi thiết kế phải chú ý đến việc kiểm tra hoá lỏng của nền. tuy nhiên không phải loại nền nào và điều kiện địa chất nào cũng xảy ra hoá lỏng vì hiện tượng hoá lỏng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như : Niên đại của nền đất, độ sâu mực nước ngầm, hàm lượng hạt sét...
    Thật ra tôi tiếp cận với vấn đề này cũng chưa lâu lắm. Bản thân thấy rằng cần phải tìm hiểu sâu hơn và hoàn thiện dần quá trình kiểm tra và đánh giá sự hoá lỏng của đất nền. Vậy cao nhân nào đã có kinh nghiệm xin được thỉnh giáo.
    NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

  • #2
    Tôi thấy chú haikc này lĩnh vực nào cũng biết, đáng nể phục đấy !
    Theo cá nhân tôi thì không phải là rất ít người mà chưa thấy ai đi kiểm tra hiện tượng hoá lỏng của nền trong việc thiết kế móng chống động đất cả.
    Một mặt là việc kiểm tra hơi bị lằng nhằng, mà sản phẩm của chúng ta thường dạng "mì ăn liền",giá TK đã "bèo" ,mà chưa làm đã bị giục nộp, chẳng có thời gian mà nghiên cứu, kiểm tra cho kỹ càng được. Có tính toán kiểm tra hay không thì cũng không ai có ý kiến gì, kể cả thẩm tra, thẩm định. Anh chủ đầu tư ở khu vực Định Công - Linh Đàm thì vì lợi nhuận muốn thiết kế càng tiết kiệm càng tốt.
    Mặt thứ hai là "động đất" trong tâm tưởng của chúng ta vẫn còn gì đó "cao siêu" mà chẳng biết bao giờ mới xảy ra. Mấy hội thảo về động đất được tổ chức cứ như phong trào của kiểm tra thực hiện "Luật giao thông". Sau một trận động đất nào đó là tổ chức rầm rĩ một cuộc hội thảo, sau đó lại rơi vào sự "im lặng"
    ở Hà Nội thì làm gì có số liệu đáng tin cậy. (Cách đây gần 1000 năm nghe sử sách mô tả động đất làm gãy bia đá ở chùa báo thiên), năm 1983 có một trận nhỏ sau đó là có 01 hội thảo. Năm 2010-2002 có trận động đất ở Lai Châu, sau đó lại có 01 cuộc hội thảo...) Tại cuộc hội thảo cuối cùng các bác lão thành đã trình làng 01 dự thảo TC TK CT trong vùng có động đất (theo TQ) để rồi đến thời điểm này (9/2004) chúng ta vẫn chưa có lấy tiêu chuẩn TK riêng của VN. Hình như các cụ ấy vẫn còn tranh luận chưa ngã ngũ, và chưa biết đi nên theo hướng nào: anh Liên Xô (cũ), anh Mỹ hay anh Trung Quốc...
    Nói về việc kiểm tra hoá lỏng thì trong dự thảo TC 204 đã có mô tả khá kỹ nhưng xem ra việc áp dụng vào thiết kế thì lại hơi khó.
    Năm 2002, tôi có may mắn tham gia đề tài KH của Bộ XD về cấu tạo kháng chấn (CN đề tài là PGS. TS. Nguyễn Lê Ninh). Đề mục 6 là về nền móng kháng chấn(Tham gia đề mục có PGS. TS. Đào Văn Toại, GS.TS. Vũ Công Ngữ, ThS. Nguyễn Thái và tôi). Đề tài đã được BXD nghiệm thu cuối năm 2002.
    Tôi xin mạn phép các "cụ" ở trên trích giới thiệu cho mọi người phần về kiểm tra hoá lỏng (trích dịch từ tài liệu của Hiệp hội cầu đường Mỹ): xem file word đính kèm.
    Nhân tiện xin tặng mọi người mấy cái ảnh phân vùng giatốc nền cực đại trên TG, châu Á và khu vực miền Bắc.
    Attached Files
    Last edited by ketcaucdc; 19-10-2004, 09:37 AM.
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Vô cùng cảm ơn bác huycdc. Tài liệu của bác quả là có ích lắm. Hiện tại tôi cũng có vài trang tài liệu về kiểm tra hoá lỏng nhưng không được rõ ràng như của bác. Bù lại nó lại có một sơ đồ khối đánh giá , phân tích hoá lỏng rất rõ ràng. Có thể căn cứ vào đó để lập bảng tính cũng rất tốt. Lời bác nói tất nhiên là có lý của nó có thể do thời gian, tiền bạc và cả cách đánh giá của thẩm tra, thẩm định mà đôi khi chúng ta cũng cảm thấy không cần phải xem xét đến khía cạnh đó. Nhưng thiết nghĩ nếu phấn đấu trở thành designer chuyên nghiệp mà bỏ qua một khía cạnh gì không xét đến trong khi mình có thể làm có lẽ cũng thấy tiếc lắm thay. Hơn nữa nếu một công trình nào đó tự nhiên kiểm tra thấy cần phải tính toán và gia cố nền thì sẽ như thế nào nhỉ. tôi hiện tại đang hoàn thiện bảng tính phân tích hoá lỏng. Có gì anh em trao đổi bàn bạc nhé.
      Kính!
      NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

      Ghi chú


      • #4
        Em thì em đoán là ở mình chưa quan tâm đến cái vấn đề này một phần là cấp động đất ở VN nói chung là nhỏ, phần nữa là để làm thí nghiệm thì phải bỏ nhiều tiền thôi, chứ không hẳn tại là quy trình tính toán nó lằng nhằng đâu phải không ạ ?

        Thực ra về vần đề này (hóa lỏng gây bởi động đất) thì không phải chỉ riêng Việt Nam mà cả anh em quốc tế từ hơn 30 năm nay đã và vẫn đang lụi hụi tìm tòi đấy thôi. Cho đến thời điểm hiện tại, người ta mới chỉ có thể tương đối hài lòng với quy trình tính toán của 2 bước đầu tiên trong cái gọi là Soil Liquefaction Engineering này: (1) liệu loại đất đang xét có thể hóa lỏng không ? (susceptibility of soil to liquefaction), (2) nếu có, có thể xảy ra hóa lỏng trong điều kiện thiết kế không ? (evaluation of liquefaction potential). Đại khái nguyên tắc cũng giống như trong cái text của bác Huy đưa nhưng từ khoảng 10 năm trở lại đây đã được thêm thắt hàng loạt các hệ số hiệu chỉnh khác nhau.

        Ở bước tiếp theo, tức là bước đánh giá chuyển vị và biến dạng của nền đất khi xảy ra hóa lỏng thì hiện tại vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để lắm. Các chuyên gia lạc quan thì cho rằng cứ với tốc độ như 10 năm qua thì có thể 5 năm nữa các kết quả nghiên cứu sẽ cho ra các công cụ đánh giá đáng tin cậy cho việc thiết kế.

        Does engineering need science?

        Ghi chú


        • #5
          Đây là một site chứa các khái niệm cơ bản về cơ chế làm việc của hiện tượng hóa lỏng:

          http://www.ce.washington.edu/~liquef...html/main.html

          Nhân tiện gửi các bác một cái state-of-the-art paper về vấn đề này. Tôi thấy khá hay, bác nào quan tâm có thể xem cho vui
          Attached Files
          Last edited by phu_ho; 10-10-2004, 04:14 PM.
          Does engineering need science?

          Ghi chú


          • #6
            Hóa lỏng nền

            Huy ơi bài viết hay quá, vấn đề rất mới đối với kỹ sư tư vấn đấy. Hiện nay thực trạng thiết kế của chúng ta là như anh đã đề cập, tôi công nhận với anh là rất hãn hữu, hoặc không một designer nào khi thiết kế lại xét đến hiện tượng hóa lỏng nền đất khi động đất xảy ra cả. Các bác GS. đề cập đến nào là tính toắn động đất, nào là tiêu chuẩn nọ tiêu chuẩn kia nhưng chưa bao giờ được thiết kế một công trình nào cần đến tính toắn động đất cả, tiêu chuẩn việt nam để xác đinh tải trọng động đất thì còn trên ý tưởng. Luôn tiện đây xin anh cho lời khuyên là nên chọn nền loặi nào thì h[jp lý đối với công trình trên nền cọc nhồi ở khu vực Hà nội với. tôi vẫn băn khoăn về điều này, loặi đất nền ở đây là chân công trình hay ở nền cọc vậy?

            Tôi được biết là hiện nay người ta có quan niệm mới về tính toắn ảnh hưởng của động đất lên công trình rồi đấy (nói chung là người ta đề cập đến mọi vấn đề của xã hội, điều kiện kinh tế xã hội, môi trường và cả tính nhân đạo nữa...)

            Chào anh Hothawsng (P. ket cau - IBST)
            Last edited by ketcaucdc; 01-11-2004, 06:34 PM.

            Ghi chú


            • #7
              Gop them y kien ve van de hoa long va tinh toan dong dat

              thân gủi cac bạn

              tôi la kỹ su cầu-hầm. Xin góp thêm vài thông tin
              Trong thiết kế cầu lớn ở Việtnam hiện nay đều phải tính toắn động đất cho kết cấu nhịp và mố trụ nếu vùng xây dụng có cấp Động đất là 7.
              Tuy nhiên ,đúng nhu các bạn đã bàn luận. Chuyện áp dụng các Tiêu chuẩn có lúc cười ra nước mắt. Lấy ví dụ bên ngành cầu, có 2 Tiêu chuẩn song song có hiệu lục pháp lý. Môt cái dịch tù TC của Liên-xô cũ. Một cái tôi dịch tu TC của Mỹ. Các Tu vấn lớn thích dùng TC mới vì hợp với dụ án vốn nước ngòai, và sẵn có phần mềm của nước ngoài. Nhiều kỹ su ngành đường sắt lại thích dùng TC cũ. Rốt cục lúc thẩm định cú căn cú theo đúng TC là được.

              Thật ra nếu bàn luận kỹ thì có thể thấy là TC động đất của Liên xô dược sọan dụa trên hậu quả trận động đất ở TASKEN, rất cách xa Việt nam. Còn TC của Mỹ dụa trên nghiên cứu hậu quả động đất ở KOBE (Nhật bản) và San Fransisco (Mỹ), có vẻ phần nào phù hợp hơn vói Việt nam. Nước ta cũng ở trên vòng cung núi lủa Thái bình Dương với các nước TQ, Nhật, bờ biển miền Tây nước Mỹ.

              Mặt khác TC cua Mỹ xét Hệ số gia tốc động đất theo đường đồng múc gia tốc vẽ trên bản đồ. Còn TC Liên xô xét phân vùng động đất. Bản đồ thì bé tý tẹo. nếu có 2 công trình ở cách nhau 1 km mà lại vào khoảng giũa của 2 vùng động đất có cấp khác nhau thì việc chọn cấp DD để thiết kế sẽ rất là tùy thuộc mắt tinh hay mắt kém của người Kỹ su thiết kế.
              Nếu áp dụng theo đường lối của Mỹ mà thành lập bản đồ gia tốc động đất của Việt nam thì sẽ logic hơn. Đáng tiếc là cho đến nay chwa có ai chịu kinh phí cho Viện Vật lý địa cầu lập cái bản đồ này cả.
              Khi tính tóan về hóa lỏng thì các kỹ su cầu thường lấy góc ma sát trong giảm di khoảng 4 độ.

              Đại khái nhu vậy , bạn nào quan tâm đến vấn đề này mà là kỹ su xây dụng nhà của thi nên tìm gặp GS Nguyễn huy Bích, Viện IBST để học hỏi thêm. Nếu bạn nào là kỹ su cầu thì có thể liên hệ với tôi để trao đổi tài liệu thêm. Tôi có viết 1 cuốn sách ngắn: " Cơ sở tính toắn động đất cho cầu", đã in ở NXB Xây dụng năm 2003.

              Cám ơn các bạn đã đọc bài này và mong được trao đổi thêm

              Nguyễn viết Trung
              GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
              ĐT: 0913 555 194

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sự hoá lỏng của nền đất dưới tác dụng của động đất

                To all: tôi là thành viên mới tham gia diễn đàn này. tôi thấy mọi người bàn đến đề tài hóa lỏng của nền đất khi xảy ra động đất rất hay nhưng mọi người lại chưa đưa ra giải pháp xử lý như thế nào cả. tôi thấy đề tài này hay quá mà mọi người lại bỏ quên trong thời gian dài, lãng phí quá nhỉ. cậu Hải và anh Huy có nghiên cứu đánh giá sự hóa lỏng của nền đất khi xảy ra động đất nhưng không thấy đề cập đến khả năng làm việc của nền móng khi đất xảy ra hóa lỏng mà đây lại là vấn đề cần quan tâm của một ký sư kết cấu, phải đánh giá được sức chịu tải của nền móng còn lại được bao nhiêu, có ảnh hưởng đến công trình ở mức nào? tôi biết đây là một vấn đề rất khó cấn phải nghiên cứu sâu. theo tôi biết được thì rất ít kỹ sư có thể làm được việc này. nếu anh Huy va Hảikc sau một thời gian dài nghiên cứu có kết quả gì thì thông báo cho anh em KC xem với nhé!

                Ghi chú

                casino siteleri bahis siteleri
                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                bahis siteleri
                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                hd sex video
                Mobilbahis
                antalya escort bayan
                gaziantep escort
                betpas gncel link
                gaziantep escort
                bonus veren siteler
                pinbahis pinbahis dizitune.com
                bostanci escort pendik escort
                ?stanbul Escort
                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                betbonusking.com deneme bonusu
                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                gvenilir casino siteleri
                Kacak iddaa Siteleri
                mraniye escort sancaktepe escort
                quixproc.com
                Working...
                X