QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

    Bác Huy ơi
    Tại sao trên diễn đàn có mục thiết kế kết cấu gỗ, BTCT, thép mà chưa có mục thảo luận kết cấu BT Dự ứng lực,
    Hiện nay việc thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có vẻ chưa khai thác nhiều công nghệ này nhỉ
    chứ bên cầu đường bọn tôi việc thiết kế kết cấu cầu công nghệ Bêtông DƯL dùng phổ biến
    nên chăng diễn đàn chúng ta có mục trao đổi và phát triến công nghệ này đến những kỹ sư kết cấu chúng ta áp dụng cho các công trình dân dụng và công ngiệp
    Hiện nay rất ít các công trình xây dựng dân dụng sử dụng công nghệ này, nhìn mấy cái building toàn cột với dầm

  • #2
    Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

    bác Việt sao lại vào diễn đàn câu khách thế! nói đùa thế thôi chứ ý hay đấy, tôi cũng đang bức xúc là chưa có diễn đàn nào về "địa kỹ thuật" đây, công trình ở ta gặp sự cố đa phần do lỗi phần nền móng chứ kết cấu bên trên các bác làm an toàn quá. anh Huycdc xem xét hỗ bọn em cái bức xúc này nhé. em rất muốn tham gia vào phần "Địa kỹ thuật" này đấy.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

      Việt ơi, tôi là Hưng đây, đồng nghiệp của vợ ông đấy, sao hôm nay rảnh rỗi ngồi nhà thế? ông tìm cho tôi tài liệu tính toán sàn UST đi, tôi đọc cái tài liệu tiếng Anh thấy nó nhiều quá, còn về công trình để tôi về nhà gửi mail hay cầm qua nhà cho ông sau chứ gửi qua mail ở công ty không tiện lắm. cho gửi lời hỏi thăm đến cu Vĩnh!!!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

        theo em nghĩ tính cầu do yêu cầu chịu uốn cao nên dùng công nghệ BT ứng lực trước, công trình dân dụng ko áp dụng có lẽ ko cần thiết và đảm bảo giá thành.
        mà các anh post trong mục BTCT cũng được - phân chia chi BTCT với BT ULT cho rối rắm ?
        nếu những màu sắc nhạt dần... anh sẽ vẽ em bằng màu nỗi nhớ

        vì ngày em đến là ngày... tuyết rơi mùa hè

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

          theo em biết thì cầu dự ứng lực ở VN mình cũng khá nhiều đấy chứ như cầu đuống, cầu sông Gianh, mà hình như cầu Bãi Cháy cũng thế nhưng cầu Bãi Cháy có thêm dây văng ở giữa nữa
          Học, học nữa học mãi, trượt học lại
          Yêu, yêu nữa yêu mãi, đá yêu tiếp

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

            Trong thiết kế nhà cửa, BTDUL với ứng-suất trước có được dùng nhiều ở Âu-châu, thí dụ :
            1) Dầm trên các cửa;
            2) Sàn (từ 12cm đến 30cm bề dày);
            3) Dầm dùng đỡ sàn : hình I, hay chữ nhật, nhịp từ 7m-32m;
            4) Cột 40x40cm... trở lên .
            Thực hiện không khó, nhưng nó là công nghệ, phải có nhà máy đúc dài khoẳng 200m, vì ta kéo các dây thép dài khoảng 200m giữa hai mố neo rât xa nhau, xong căng cốt thép lên.
            Sau đó dùng bê-tông tươi đổ lên, chỉnh lại sức kéo các dây cáp, đợi cứng xong dùng đĩa kim cương cắt nó ra từng khúc (tuỳ theo nhu cầu đặt hàng của khách).
            Các dây thép thường nhỏ, khoảng 2mm đường kính, nên không cần bộ neo trong câu kiện.
            Công nghệ này rất hay, giúp ta giảm được thời gian thi công vì nó là tiền chê, nhưng cần đường xá tốt chịu nổi tải trọng cao.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

              Hiện nay các nhà cao tầng đã dùng nhiều công nghệ ƯST, nhưng chỉ dùng cho sàn thôi. Vấn đề ở đây là công nghệ, thiết bị chứ còn thi công cũng không phức tạp. Hiện nay trong nước không có đơn vị nào đầu tư vào công nghệ này, thi công các sàn ƯST chỉ có VSL. Bác nào đầu tư vào thì trường này có thể thắng lớn đó.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

                Nhiều sylo của Nhà máy Xi măng ở VN đã dùng BTCT DUL rồi. Ví dụ Nhà máy Xi măng Bút sơn.
                Cáp DUL chạy nửa vòng tròn, cách đều nhau theo chiều cao sylo. Kéo sau.
                Ai muốn tìm hiểu kỹ, nên gặp IBST, Phòng kết cấu, PGS Chương
                GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                ĐT: 0913 555 194

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

                  Nguyên văn bởi kiman007
                  theo em nghĩ tính cầu do yêu cầu chịu uốn cao nên dùng công nghệ BT ứng lực trước, công trình dân dụng ko áp dụng có lẽ ko cần thiết và đảm bảo giá thành.
                  mà các anh post trong mục BTCT cũng được - phân chia chi BTCT với BT ULT cho rối rắm ?
                  Thế thì nhầm to rồi kiman007 ơi mỗi cái có phạm vi ứng dụng riêng với nhịp lớn (>7m) thì dùng sàn DƯL rẻ hơn đấy

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

                    To bác Thụ :
                    Cái công nghệ bác miêu tả gọi là công nghệ căng trước dùng cho bê tông dự ứng lực tiền chế ở Việt nam mình cũng làm nhiều rồi đấy bác ạ
                    Miền bắc em biết có Bê tông Xuân Mai, Miền Nam có Bê tông châu Thới , Phan Vũ
                    Còn trong ngàh cầu thì nhiều vô kể làm bệ căng ngay tại công trường thôi nhất là đúc dầm Super T

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

                      Nguyên văn bởi nguyenviettrung
                      Nhiều sylo của Nhà máy Xi măng ở VN đã dùng BTCT DUL rồi. Ví dụ Nhà máy Xi măng Bút sơn.
                      Cáp DUL chạy nửa vòng tròn, cách đều nhau theo chiều cao sylo. Kéo sau.
                      Ai muốn tìm hiểu kỹ, nên gặp IBST, Phòng kết cấu, PGS Chương
                      Việc bố trí cáp chạy nửa vòng tròn, 3/4 hay 1/4 phụ thuộc vào thiết kế và kích thước của silo nói riêng và các kết cấu dạng tròn nói chung các cáp này được neo vào các ụ neo kiểu dạng sườn chạy dọc theo thân của silo
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

                        Nguyên văn bởi nguyentonviet
                        Việc bố trí cáp chạy nửa vòng tròn, 3/4 hay 1/4 phụ thuộc vào thiết kế và kích thước của silo nói riêng và các kết cấu dạng tròn nói chung các cáp này được neo vào các ụ neo kiểu dạng sườn chạy dọc theo thân của silo

                        Các bác ơi, em hiện đang làm cái project về DUL theo kiểu này. Cái water tank của em có bán kính 20,4m, cao 5,5m. Có tổng cộng 5 mấu neo cables. Cables được neo theo thứ tự 1-3, 2-4, 3-5, 4-1, 5-2 (góc 72 độ) và combine with 1 kiểu khác: 1-4, 2-5,3-1,4-2,5-3 (góc 144 độ).
                        Cables là loại 7 sợi, A= 1050, strength là 1100N/mm2. Nước trong tank cao 5m. Em phải xác định vị trí của cable ứng với ứng suất của nước lên thành tank. Các bác cho em hỏi, khi cables được căng, với lực dọc trục max là 1100x1050=1155kN, áp lực nước tại đáy là 60kN/m2 (có safe factor) vậy mình phải áp dụng theo phương trình cân bằng nào theo điều kiện là lực do cables tác dụng = lực do nước trong tank??? Khi cables được căng thì tank sẽ chịu 1 distribution load theo phương vuông góc với thành tank, load đấy được tính thế nào ạ?

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

                          To Ducxd:
                          Gửi chú mấy cái hình và neo dẹt như chú yêu cầu còn bản vẽ chi tiết chắc là anh không cấp được.
                          Gửi đến chú cái bài viết Seminar về thiết kế sàn DƯL mà mấy thằng Freyssinet Úc gửi cho anh. về mặt building thực sự chúng nó chưa chú ý mấy đến thị trường việt nam mình
                          Attached Files

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

                            Nguyên văn bởi Toni_Guy
                            Các bác ơi, em hiện đang làm cái project về DUL theo kiểu này. Cái water tank của em có bán kính 20,4m, cao 5,5m. Có tổng cộng 5 mấu neo cables. Cables được neo theo thứ tự 1-3, 2-4, 3-5, 4-1, 5-2 (góc 72 độ) và combine with 1 kiểu khác: 1-4, 2-5,3-1,4-2,5-3 (góc 144 độ).
                            Cables là loại 7 sợi, A= 1050, strength là 1100N/mm2. Nước trong tank cao 5m. Em phải xác định vị trí của cable ứng với ứng suất của nước lên thành tank. Các bác cho em hỏi, khi cables được căng, với lực dọc trục max là 1100x1050=1155kN, áp lực nước tại đáy là 60kN/m2 (có safe factor) vậy mình phải áp dụng theo phương trình cân bằng nào theo điều kiện là lực do cables tác dụng = lực do nước trong tank??? Khi cables được căng thì tank sẽ chịu 1 distribution load theo phương vuông góc với thành tank, load đấy được tính thế nào ạ?
                            Bạn muốn nói safe factor cho tải trọng nước à?
                            Theo tôi nghĩ nếu nước trong sạch thì safe factor về trọng lượng nước không cần, cái điều phải lo là chiều cao nước không chắc cố định, vì thê mà safe factor cần được xác định theo điểm này.

                            Thư hai, với những bể nước, tôi dùng phương pháp Houzner để tính ứng suât động đất, bạn có tính hay không?

                            Thư ba, bể của bạn thấp và rộng về đường kính, gần đáy bê-tông làm viec như tường chắn đất vậy (momen theo hướng trục x hay y nằm trong mặt đáy), hoặc là bạn tính theo phương pháp gần đúng, hoặc là bạn dùng FEM để tính.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Thiết kế Kết cấu BTCT dự ứng lực

                              Gởi bác thụ, bác có thể cho biết trình tự tính toán sàn BTCT DUL không?
                              Xin cảm ơn trước. Thân ái!

                              Ghi chú

                              Working...
                              X