QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Độ mãnh của cọc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Độ mãnh của cọc

    Mình có đọc mục "Cọc đóng tiết diện 40x40-Sự cố xảy ra " thì mình thấy các bạn thường nói tới độ mãnh của cọc, vậy cho mình hỏi Độ mãnh cho phép của cọc là bao nhiêu? "Nếu có cách tính tùy theo địa chất thì chỉ cho mình cách tính " Cám ơn.

  • #2
    Ðề: Độ mãnh của cọc

    Vấn đề nầy tôi cũng đang rất quan tâm, nhưng cũng chưa tìm thấy tài liệu cụ thể nào nói đến cả.Theo tôi được biết thì có chuyên gia địa chất nói: thường không nên chọn quá 100-120. Anh em trong diễn đàn tìm giúp tài liệu và post lên cho mọi người cùng tham khảo nhé
    Cứng thẳng dễ gãy
    Sạch quá dễ bẩn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Độ mãnh của cọc

      Tôi cũng đang băn khoăn về độ mảnh của cọc đây! nếu không tính đến độ mảnh trong thiết kế móng cao thì phiền phức lắm? có ai có ý kiến gì hay về đề tài này không? chỉ giáo giùm vởi?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Độ mãnh của cọc

        Vấn đề này ít ai quan tâm quá !!!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Độ mãnh của cọc

          Theo sách thì độ mảnh của cọc đúc sẵn có thể chọn đến 1/100. Tuy nhiên thực tế nếu dùng đến độ mảnh lớn như thế thì khá ư là nguy hiểm, nhất là khi lớp đất yếu bển trên dày. Hơn nữa khi cọc dài như thếphải dùng nhiều mối nối thì độ tin cậy càng thấp.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Độ mãnh của cọc

            Tôi cho rằng nếu vào nền đất yếu thì cần xét kỹ chiều dày của từng lớp, coi cọc được giữ khớp hai đầu đoạn cọc đó và chỉ nên để L/d<=30 trong lớp đó thôi, vì thực tế thi công rất khó đảm bảo chất lượng mối nối. Còn trên cả chiều dài cọc mà >120 thì cũng là một vấn đề phải xem xét lại về tính hiệu quả của một cọc, nên tăng kích thước hoặc đổi phương án.
            Your dream comes true
            Ytuongdep@yahoo.com

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Độ mãnh của cọc

              Khi ép cọc quá sâu thì phải xét ảnh hưởng của độ mãnh đến sức chịu tải của coc.
              Theo công thức: Pvl=(phi)(An x Rn+Fa x Ra)
              Khi độ mảnh nhỏ hơn 15 thì phi bằng 1...
              Thực tế khi ép cọc thử tĩnh ngoài công trình sẽ cho ta kết chính xác nhất về CT Pvl. Ta sẽ vẽ được đồ thị về mối quan hệ giữa SCT cọc thep đất nền và SCT cọc theo vật liêu. Giao điểm của 2 đường cong trên là độ sâu tốt nhất mà cọc có thể đạt đện Nếu muốn ép sâu hơn t có thể thay đổi Mac Be6tong hoặc thay đỗi tiết diện thép.
              Lưu ý là chiều sâu xác định trong đồ thị là chiều sâu tối ưu, nghĩa là khi ép cọc đến độ sâu đó cọc sẽ không bị gãy. Nếu muốn ép sâu hơn vẫn được nhưng số cọc gãy sẽ tăng lên.
              Mong anh em góp ý thêm!!!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Dầm - Bản nằm trên nền cọc

                Bác nào biết thì làm ơn chỉ giúp em cách mô hình hóa dầm hoặc bản nằm trên nền cọc trong Sap hoặc Etabs với! Em đương phải tính một cái dầm cổng trục nằm trên nền cọc (bản thân dầm cũng nằm trong đất). Cảm ơn nhiều
                Đó là nơi anh sẽ đưa em đi cùng
                Không nỗi sợ hãi, không nỗi nghi ngờ...

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Dầm - Bản nằm trên nền cọc

                  Bác nào biết thì làm ơn chỉ giúp em cách mô hình hóa dầm hoặc bản nằm trên nền cọc trong Sap hoặc Etabs với! Em đương phải tính một cái dầm cổng trục nằm trên nền cọc (bản thân dầm cũng nằm trong đất). Cảm ơn nhiều!
                  Đó là nơi anh sẽ đưa em đi cùng
                  Không nỗi sợ hãi, không nỗi nghi ngờ...

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Dầm - Bản nằm trên nền cọc

                    Nguyên văn bởi cupidon
                    Bác nào biết thì làm ơn chỉ giúp em cách mô hình hóa dầm hoặc bản nằm trên nền cọc trong Sap hoặc Etabs với! Em đương phải tính một cái dầm cổng trục nằm trên nền cọc (bản thân dầm cũng nằm trong đất). Cảm ơn nhiều!
                    Dầm nằm trên nền cọc thì có thể gọi là móng băng trên nền cọc ; Bản nằm trên nền cọc ; thì gọi là móng bè trên nền cọc.
                    việc mô hình hóa móng loại này trong sáp hay etabs cũng như nhau thôi ; vì móng băng(hay bè) tiếp xúc với nền cọc và nền đất dưới móng ; thì nó là bài toán tổng hợp dầm ( hay bản ) nằm trên nền đàn hồi của lai loại nền xem kẽ nhau ( loại nền thứ nhất mà móng tiép xúc là đất ; loại nền thứ hai là cọc) với nền đất ; trong etabs nên khai báo là areaspring ; còn với loại nền thứ hai ( nền cọc) khai báo spring -joint; việc đưa dữ liệu vào cho mô hình là rất quan trọng ; xác định spring-jont ; và areaspring bằng thực nghiệm hoặc dùng pp GAMBIN; phương pháo này cũng khá hay để tìm ra Spring -Jont hợp lý nhất ; và phương pháp Vesic để mình area-spring .
                    nhưng cần chú ý đến cách phân bố PILE cho móng hợp lý để cho nội lực trong móng hợp lý hơn ; vì tiết kiệm ; dễ bố trí thép và thi công nhanh.
                    thiết kế vòng lặp spring cần chú ý phản lực tác dụng vào cọc hợp lý kẽo phí tiền.
                    vài dòng mong góp ý
                    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Độ mãnh của cọc

                      Theo tôi thì độ mảnh của cọc nên lấy nhỏ hơn hoặc bằng1/120. Tuy tôi không phải dân kết cấu, song tôi đã tham gia tính toán sức chịu tải của cọc và đã từng thí nghiệm rất nhiều cọc thí nghiêm, tôi có nhận xét chung thế này:
                      Hầu hết các cây cọc có độ mảnh lớn và nhiều mối nối thì khi nén thí nghiệm vẫn có khả năng đạt tải trọng như thiết kế, song lún hơi nhiều (gần tới 10% đường kính cọc) nhưng khi giảm tải thì xác định được biến dạng dư rất nhỏ. Như vậy có thể nói khi cọc được đưa vào sử dụng sẽ gây lún cho công trình, chưa kể đến những cụ thi công ẩu cọc bị xiên, hàn rối và bớt mã....để kiếm cốc bia hơi thì eo ơi
                      Last edited by thangdcct; 09-08-2007, 10:02 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Dầm - Bản nằm trên nền cọc

                        Nguyên văn bởi ksminh
                        Dầm nằm trên nền cọc thì có thể gọi là móng băng trên nền cọc ; Bản nằm trên nền cọc ; thì gọi là móng bè trên nền cọc.
                        việc mô hình hóa móng loại này trong sáp hay etabs cũng như nhau thôi ; vì móng băng(hay bè) tiếp xúc với nền cọc và nền đất dưới móng ; thì nó là bài toán tổng hợp dầm ( hay bản ) nằm trên nền đàn hồi của lai loại nền xem kẽ nhau ( loại nền thứ nhất mà móng tiép xúc là đất ; loại nền thứ hai là cọc) với nền đất ; trong etabs nên khai báo là areaspring ; còn với loại nền thứ hai ( nền cọc) khai báo spring -joint; việc đưa dữ liệu vào cho mô hình là rất quan trọng ; xác định spring-jont ; và areaspring bằng thực nghiệm hoặc dùng pp GAMBIN; phương pháo này cũng khá hay để tìm ra Spring -Jont hợp lý nhất ; và phương pháp Vesic để mình area-spring .
                        nhưng cần chú ý đến cách phân bố PILE cho móng hợp lý để cho nội lực trong móng hợp lý hơn ; vì tiết kiệm ; dễ bố trí thép và thi công nhanh.
                        thiết kế vòng lặp spring cần chú ý phản lực tác dụng vào cọc hợp lý kẽo phí tiền.
                        vài dòng mong góp ý
                        Kiến thức về Nền và Móng của em rất kém! Em không biết pp Gambin và pp Vesic. Nếu anh có tài liệu về 2 phương pháp này thì làm ơn gởi cho em; e-mail của em: phu_du_82@yahoo.com. Nếu anh không có thì em có thể tìm đọc nó ở đâu? (bằng tiếng Anh cũng được). Cảm ơn anh Minh nhiều!
                        Đó là nơi anh sẽ đưa em đi cùng
                        Không nỗi sợ hãi, không nỗi nghi ngờ...

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Độ mãnh của cọc

                          Nguyên văn bởi truongquocdung
                          Khi ép cọc quá sâu thì phải xét ảnh hưởng của độ mãnh đến sức chịu tải của coc.
                          Theo công thức: Pvl=(phi)(An x Rn+Fa x Ra)
                          Khi độ mảnh nhỏ hơn 15 thì phi bằng 1...
                          Thực tế khi ép cọc thử tĩnh ngoài công trình sẽ cho ta kết chính xác nhất về CT Pvl. Ta sẽ vẽ được đồ thị về mối quan hệ giữa SCT cọc thep đất nền và SCT cọc theo vật liêu. Giao điểm của 2 đường cong trên là độ sâu tốt nhất mà cọc có thể đạt đện Nếu muốn ép sâu hơn t có thể thay đổi Mac Be6tong hoặc thay đỗi tiết diện thép.
                          Lưu ý là chiều sâu xác định trong đồ thị là chiều sâu tối ưu, nghĩa là khi ép cọc đến độ sâu đó cọc sẽ không bị gãy. Nếu muốn ép sâu hơn vẫn được nhưng số cọc gãy sẽ tăng lên.
                          Mong anh em góp ý thêm!!!
                          Chào bạn:
                          Bạn tính vậy là theo kinh nghiệm hay là theo 1 tài liệu nào?
                          Cám ợn

                          Ghi chú

                          Working...
                          X