QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    Với 1 máy kinh vĩ + 1 máy tính tay cá nhân TI83 ( loại bỏ túi , lập trình được , giá khoảng 1triệu đồng VN ) , tôi đã làm cho máy kinh vĩ hoạt động giống máy toàn đạt.

    Phần mềm do tôi viết cho máy TI83 , cách đây 3 năm có tên " giả lập máy toàn đạt cho máy kinh vĩ" có rất nhiều tính năng phục vụ rất tốt cho công tác khảo sát thiết kế cũng như cho công tác thi công.

    Nếu các bạn có nhu cầu , tôi sẽ gửi lên diễn đàn này.
    Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

  • #2
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    Bác up lên đi, sốt ruột quá. Nếu được như thế thì còn gì bằng.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

      Máy toàn đạc = máy kinh vĩ + máy đo xa bằng Laser + bộ sử lý trung tâm (CPU) (đây là nói nôm na thôi)
      Tạm có thể coi máy tính tay cá nhân TI83 thay cho CPU, vậy không biết bác Xinduocbinhan này thay con đo xa bằng Laser này bằng cái gì nhỉ?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

        Nguyên văn bởi ldz
        Máy toàn đạc = máy kinh vĩ + máy đo xa bằng Laser + bộ sử lý trung tâm (CPU) (đây là nói nôm na thôi)
        Tạm có thể coi máy tính tay cá nhân TI83 thay cho CPU, vậy không biết bác Xinduocbinhan này thay con đo xa bằng Laser này bằng cái gì nhỉ?
        Bác hỏi nghĩa là đã tự trả lời rồi.
        Để đo xa thì sử dụng thêm loại máy chuyên đo xa ( loại này hình như cũng rẻ thôi khoảng vài triệu đồng VN ). Còn nếu không thì sử dụng thước thép.

        Xin các bác chớ sốt ruột. Tôi đang nhờ mua sợi dây link của máy tính tay cá nhân TI83 , để có thể link từ máy TI83 sang máy vi tính. Lúc đó tôi mới có thể xuất thẳng file từ máy TI83 sang máy vi tính và mới upload được lên diễn đàn này.

        Trường hợp xấu nhất ,nếu không mua được sợi dây link , tôi sẽ scan bản viết tay trên giấy của tôi rồi gửi lên đây. ( dài khoảng 10 trang giấy A4 viết tay ).
        Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

          Theo tôi, máy toàn đạc >> máy kinh vĩ + máy đo xa laser + bộ sử lý. Tiện đây xin hỏi các bác biết chỗ nào thanh lý máy kinh vĩ cũ giá rẻ không, tôi muốn mua một cái về nghịch cho vui.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

            Nguyên văn bởi xinduocbinhan
            Bác hỏi nghĩa là đã tự trả lời rồi.
            Để đo xa thì sử dụng thêm loại máy chuyên đo xa ( loại này hình như cũng rẻ thôi khoảng vài triệu đồng VN ). Còn nếu không thì sử dụng thước thép.

            Xin các bác chớ sốt ruột. Tôi đang nhờ mua sợi dây link của máy tính tay cá nhân TI83 , để có thể link từ máy TI83 sang máy vi tính. Lúc đó tôi mới có thể xuất thẳng file từ máy TI83 sang máy vi tính và mới upload được lên diễn đàn này.

            Trường hợp xấu nhất ,nếu không mua được sợi dây link , tôi sẽ scan bản viết tay trên giấy của tôi rồi gửi lên đây. ( dài khoảng 10 trang giấy A4 viết tay ).
            hi, quảng cáo chút, em có con TI nè, vứt xó mãi, có bác nào mua ko ạ , mà bác ơi, bác ở VN hay ở đâu ạ, em ở VN, mà TI của em cũng ko có dây link, nếu bác mua được dây báo em cái nhé
            Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

            Ghi chú


            • #7
              Các câu lệnh lập trình của máy TI-83

              Mời các bác tham khảo trước các câu lệnh lập trình của máy TI-83 Plus , dung lượng 136 KB:
              http://education.ti.com/downloads/gu...g/83m16eng.pdf

              Hoặc toàn bộ nội dung cuốn sách hướng dẫn sử dụng máy TI-83 Plus , dung lượng 3673 KB :
              http://education.ti.com/downloads/guidebooks/eng/83m$book-eng.pdf


              Trang chủ của máy TI-83 Plus là : http://education.ti.com/us/product/t.../features.html


              Trong thời gian sắp tới , tôi sẽ thu xếp thời gian để post phần giới thiệu chương trình "giả lập máy toàn đạt cho máy kinh vĩ" trước.
              Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt - ĐẶT VẤN ĐỀ

                ĐẶT VẤN ĐỀ :

                Trong công tác khảo sát , phóng tuyến cũng như trong công tác thi công cầu , đường....vv - việc cắm các điểm chi tiết của đường cong nếu sử dụng bằng máy toàn đạt thì rất thuận lợi và dễ dàng vì có thể đặt máy tại bất kỳ vị trí nào. Nhưng giá thành của 1 máy toàn đạt rất mắc , không phải đơn vị nào cũng có thể trang bị đầy đủ được.

                Việc cắm các điểm chi tiết của đường cong , nếu sử dụng bằng máy kinh vĩ ,thì thông thường , máy đặt tại các điểm Nd , Td , Tc , Nc. Nhưng nếu các điểm này không thể đặt được máy hoặc do 1 lý do nào đó cần phải đặt máy tại 1 vị trí khác những điểm nêu trên thì việc cắm cong theo cách thông thường rất khó khăn vì khối lượng phép tính rất lớn , khó có thể thực hiện nhanh tại hiện trường.

                Với sự trợ giúp của máy tính tay loại bỏ túi ( loại có thể lập trình được ) thì vấn đề trên sẽ trở nên dễ dàng. Hay nói 1 cách nôm na là với sự trợ giúp của chương trình "giả lập máy toàn đạt cho máy kinh vĩ" được viết cho máy TI-83 plus , ta có thể biến máy kinh vĩ hoạt động gần giống máy toàn đạt và có thể cắm bất kỳ điểm tùy ý ( cắm ranh GPMB , cắm biên , cắm tim...vv), phục vụ tốt cho công tác khảo sát phóng tuyến , thi công cũng như cho công tác giải phóng mặt bằng.

                Trong phạm vi các bài viết tiếp theo , tôi xin giới thiệu thuật toán và chương trình "giả lập máy toàn đạt cho máy kinh vĩ".

                Rất mong được sự góp ý của các bạn.
                Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt- CÁC VÍ DỤ

                  VÍ DỤ MỞ ĐẦU :

                  Trong hệ tọa độ vuông góc , giả sử máy kinh vĩ đặt tại điểm A đã biết tọa độ là (Xa , Ya) . Chọn 1 điểm nào đó , ví dụ điểm B đã biết tọa độ là ( Xb , Yb) làm điểm chuẩn ( điểm chuẩn B ) .
                  Như vậy , 1 điểm C bất kỳ nào nếu biết được tọa độ là ( Xc , Yc ) thì có thể dùng máy kinh vĩ để xác định điểm C qua 2 yếu tố là : góc t và khoảng cách r theo công thức :

                  t = arctang{ (Yc - Ya) / (Xc - Xa) } - arctang{ (Yb - Ya) / (Xb - Xc) }
                  r = { (Yc - Ya)^2 + (Xb - Xa)^2 }^0.5

                  trong đó :
                  t là góc hợp bởi 2 cạnh AB và AC . Ngoài thực địa , t là góc xoay của máy kinh vĩ từ điểm chuẩn B tới điểm cần xác định C .
                  r là chiều dài cạnh AC . Ngoài thực địa r là khoảng cách từ máy kinh vĩ tới điểm cần xác định C .

                  Ngược lại , với 2 điểm A và B cho trước ( đã biết tọa độ ) , nếu dùng máy kinh vĩ xác định được 2 yếu tố t và r của điểm C bất kỳ thì ta cũng tính ra được tọa độ (Xc , Yc) của nó.

                  VÍ DỤ MỞ RỘNG :

                  Giả sử điểm C nằm trên đường cong đã biết tọa độ là (Xc , Yc) thì tọa độ điểm D cách C một đoạn là k ( DC là pháp tuyến của đường cong tại điểm C ) :

                  Yd = Yc + k * cos(t)
                  Xd = Xc - k * sin(t)

                  với t là góc hợp bởi pháp tuyến CD và trục tọa độ OY . Công thức tính giá trị của t sẽ phụ thuộc vào vị trí của điểm C nằm trên đường thẳng hay đường cong (đường cong chuyển tiếp hay đường cong tròn ) . Công thức tính giá trị của t sẽ được nêu sau .
                  Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn dạt-PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ

                    PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ :

                    Xét 1 đường cong có góc chuyển hướng A , bán kính R gồm 1 đường cong tròn và 2 đường cong chuyển tiếp dạng Clotoic có chiều dài tương ứng L1 và L2 .

                    Thông thường để cắm đường cong chuyển tiếp L1 ( hoặc L2 ) theo phương pháp tọa độ vuông góc , ta chọn gốc tọa độ là điểm nối đầu Nd ( hoặc điểm nối cuối Nc ) . trục X trùng với đường tiếp tuyến tại Nd ( hoặc Nc ) , chiều dương của trục X hướng về đỉnh đường cong .

                    Tọa độ của 1 điểm bất kỳ trên đường cong chuyển tiếp cách gốc tọa độ 1 chiều dài cung K là :

                    X = K - { K^5 / (40 * R^2 * L^2) } + { K^9 / (3456 * R^4 * L^4) }
                    Y = { K^3 / (6 * R * L) } - { K^7 / (336 * R^3 * L^3) } + { K^11 / (42240 * R^5 * L^5) }

                    Trong đó : L là chiều dài đường cong chuyển tiếp lấy tương ứng với 1 trong 2 giá trị L1 hoặc L2

                    Tương tự , nếu ta chọn gốc tọa độ là điểm tiếp đầu Td ( hoặc điểm tiếp cuối Tc ) , trục X trùng với tiếp tuyến tại Td ( hoặc Tc ) thì tọa độ của 1 điểm bất kỳ trên cung tròn cách gốc tọa độ 1 chiều dài cung K được tính theo công thức :

                    X = R * sin(f)
                    Y = R - R * cos(f)

                    Trong đó : f = (K * 180) / (3.1416 * R)

                    Như vậy , tọa độ của 1 điểm bất kỳ nào trên đường cong tổng hợp ( gồm đường cong tròn và đường cong chuyển tiếp ) cũng có thể xác định được dựa vào các hệ tọa độ nói trên . Bằng phép dời hệ trục tọa độ , ta có thể đưa các tọa độ trong hệ các trục tọa độ riêng lẽ này về hệ trục tọa độ chuẩn tùy ý nào đó .

                    Biết tọa độ , ta có thể xác định được nó tại hiện trường bằng máy kinh vĩ như trong các ví dụ . Và ngược lại , nếu biết tọa độ của 2 điểm cho trước , ta cũng có thể xác định tọa độ của 1 điểm bất kỳ trên thực địa bằng máy kinh vĩ .
                    Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn dạt-VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

                      CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CẦN GIẢI QUYẾT :

                      Mục đích của chúng ta là sử dụng máy kinh vĩ đặt tại 1 điểm bất kỳ đã biết tọa độ và thông qua 1 điểm chuẩn bất kỳ cũng đã biết tọa độ ( hoặc qua tính toán mà có ) để cắm các điểm chi tiết thông qua 2 yếu tố góc t và khoảng cách r . Nên cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau :

                      1 . Tính các yếu tố cơ bản của đường cong tổng hợp .
                      2 . Bài toán chuyển tọa độ từ hệ trục này sang hệ trục khác .
                      3 . Tính tọa độ của điểm bất kỳ nào đó trên hệ trục tọa độ quy ước của chúng ta .
                      4 . Cắm các điểm chi tiết bất kỳ ra thực địa .


                      Trong "Giả lập máy toàn đạt cho máy kinh vĩ" tôi đã tạo ra 1 chương trình chính ( chương trình mẹ ) và 8 chương trình con , với mục đích là 8 chương trình con này rất hữu dụng , có thể dùng nhiều vào các mục đích khác .

                      Xin lỗi vì tôi đã giới thiệu và phân tích hơi dài dòng . Mục đích chính của tôi là đưa ra các công thức cơ bản để mọi người khi đọc chương trình có thể hiểu sâu và góp ý làm cho chương trình ngày càng hoàn thiện hơn.
                      Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn dạt-HỖ TRỢ ĐỌC FILE

                        Để đọc được đúng định dạng các câu lệnh viết , vui lòng tải phần mềm TI-GRAPH LINK 83 PLUS từ trang chủ của máy TI, sau đó cài đặt vào máy vi tính. Địa chỉ : http://education.ti.com/educationpor...ontentpaneid=7
                        (phải đăng ký làm thành viên thì mới tải được )

                        Hoặc tải trực tiếp từ đây :
                        Attached Files
                        Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt-TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

                          Toàn bộ chương trình "Giả lập máy toàn đạt cho máy kinh vĩ" được viết cho máy TI-83 Plus đã được nén vào file đính kèm bên dưới.

                          Các bạn tải về , bung nén và chép vào máy TI-83 plus. Sau đó cho chạy chương trình chính có tên là : CAMDCON2 , nhập các thông số theo yêu cầu của chương trình , chọn phương pháp cắm điểm chi tiết. Chương trình sẽ xuất kết quả theo ý muốn.

                          Bạn nào muốn xem nội dung chương trình đã được viết , kích hoạt phần mềm TI-GRAPH LINK 83 PLUS đã được giới thiệu ở bài trước. Sau đó vào menu file > open > chọn chương trình muốn xem > OK . Chương trình sẽ được mở và có thể xem được cấu trúc toàn bộ nội dung các câu lệnh được viết. (Tôi đã thử mở chương trình mà không dùng phần mềm TI-GRAPH LINK 83 PLUS thì cấu trúc các câu lệnh được hiển thị không chính xác và rất khó đọc. Bạn nào có cách khác , xin chia sẻ)

                          Ở các bài tiếp theo , tôi sẽ tiếp tục post phần hướng dẫn sử dụng "Giả lập máy toàn đạt cho máy kinh vĩ" và sơ đồ khối cấu trúc chương trình.

                          Rất mong được sự góp ý của các bạn để chương trình ngày càng hoàn thiện thêm.
                          Attached Files
                          Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

                            1. Để chương trình chính CAMDCON2 chạy được chính xác trên máy TI-83 PLUS CỦA CÁC BẠN , tôi đã bổ sung thêm 3 dòng lệnh ở ngay bên dưới câu lệnh : Lbl SL trong chương trình CAMDCON2. Trong 3 dòng lệnh bổ sung đó : dòng lệnh thứ nhất dùng để định dạng cho góc theo dạng " độ , phút , giây " , hai dòng lệnh còn lại tạo "list" để lưu trữ các thông số quan trọng của chương trình.

                            2. Tặng các bạn thêm 2 chương trình : Chương trình đổi tọa độ DOITOADO và chương trình tính các yếu tố của đường cong YTODCONG

                            3. Toàn bộ các chương trình đã được nén vào file đính kèm bên dưới (11 chương trình) . Trong đó có 3 chương trình chính là CAMDCON2 , DOITOADO , YTODCONG và 8 chương trình con.
                            Attached Files
                            Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn dạt-GIAO DIỆN CHÍNH

                              Các giao diện (menu) chính của chương trình CAMDCON2 đã được gửi theo file đính kèm bên dưới. Tại những chỗ có dấu = , chương trình yêu cầu bắt buộc phải nhập thông số đầu vào.

                              Nếu lần đầu tiên sử dụng chương trình , trong menu chính chọn phần nhập số liệu ban đầu "4: NHAP SL BDAU" để nhập các thông số đầu vào , kế tiếp chọn phương pháp cắm "5: PHUONGPHAP CAM" , sau đó tùy theo mục đích mà chọn : cắm theo lý trình "1: CAM THEO LT" hay cắm theo tọa độ "2: CAM THEO TD"

                              Các bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau để mua sợi dây link hoặc mua máy TI-83 Plus ( hoặc các loại máy tính tay cá nhân , loại bỏ túi , lập trình được ) :
                              Công ty Tràng An
                              1165 Trần Hưng Đạo Q5 Tp Hồ Chí Minh
                              Tel : (08)9239341 - 8383756

                              Loại dây link gắn qua cổng com ( loại này tôi chưa sử dụng thử lần nào ) có thể liên hệ qua địa chỉ :
                              Cửa hàng Tinh Vi - Đường Xô Viết Nghệ Tỉnh - Tp HCM
                              đối diện công viên tao đàn
                              Attached Files
                              Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X