QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • nothing1
    replied
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    cái TI83 chắc chỉ dùng để chuyển từ đo X,Y sang đo góc cạnh thôi, hiện nay có thể dùng 1 smarthphone thay thế tốt hơn. Dùng PC lập 1 file exel có các hàm tính toán trước rồi bắn vô đt nghe có vẻ đơn giản hơn ah

    Leave a comment:


  • congkt
    replied
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    bac xinduocbinhan cho em thông tin để em liên lạc với bác.

    Leave a comment:


  • congkt
    replied
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    Nguyên văn bởi xinduocbinhan View Post
    Với 1 máy kinh vĩ + 1 máy tính tay cá nhân TI83 ( loại bỏ túi , lập trình được , giá khoảng 1triệu đồng VN ) , tôi đã làm cho máy kinh vĩ hoạt động giống máy toàn đạt.

    Phần mềm do tôi viết cho máy TI83 , cách đây 3 năm có tên " giả lập máy toàn đạt cho máy kinh vĩ" có rất nhiều tính năng phục vụ rất tốt cho công tác khảo sát thiết kế cũng như cho công tác thi công.

    Nếu các bạn có nhu cầu , tôi sẽ gửi lên diễn đàn này.
    Bai cua bac hay qua, bac cho hoi mua may TI83 o dau vay? gia bao nhieu? co xai duoc cho may kinh vi Nikon NE 100 khong?

    Leave a comment:


  • xinduocbinhan
    replied
    Ðề: trả lời các ý của bạn

    Xin chào các bạn !

    Đã lâu ngày , tôi chưa vào lại diễn đàn. Hôm nay vào , đọc được nhiều ý kiến của các bạn. Cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến.

    Nguyên văn bởi XUAN THUY
    Chán cái ông này quá, tên máy còn viết sai mà bán được phần mềm chứ. Máy toàn đạc chứ không phải là đạt nhé.
    Phần mềm này tôi viết hình như vào năm 2000. Phần mềm này , tôi đã gửi toàn bộ source lên diễn đàn rồi. Bạn xem lại nhé. Tôi chưa bao giờ có ý định thương mại hóa phầm mềm này cả. Vì đối với tôi , đây chưa phải là phần mềm hoàn chỉnh và cũng chưa giải quyết được bài toán tổng quát trong trắc địa theo ý của mình.

    Tôi viết chương trình này chủ yếu để phục vụ tạm cho việc thi công , quản lý công trình bằng tọa độ khi không có điều kiện mua máy trắc đạc. Tôi nghĩ cho tới bây giờ cũng không phải bất kỳ công ty nào có khả năng tự trang bị cho mình 1 , 2 máy trắc đạc được , chứ nói gì tới trang bị cho mỗi tổ , đội của công ty một máy trắc đạc. Vì thế nếu cố gắng thì cũng có thể dùng chương trình này kết hợp TI83 tạm thay cho máy trắc đạc .

    Nguyên văn bởi morpheus
    Những ứng dụng kiểu này mấy chú khảo sát chỗ tớ cũng bắt đầu làm rồi. Chạy trên O2 với P900, vừa nhanh vừa trực quan lại rất thuận tiện vì điện thoại thì ai cũng có cả. Tính toán cao,tọa độ, lập lưới, bình sai... làm được cả. Thuật toán đã có sẵn rồi mà.
    Bạn nói đúng , diện thoại di động đời mới cũng có chức năng lập trình. Nhưng bạn nên nhớ rằng không phải ai cũng có đủ tài chính để sắm cho mình một máy DTDĐ như thế. Và , tôi nghĩ DTDĐ không thể thay thế hoàn toàn chức năng của máy máy tính tay cá nhân TI83 loại bỏ túi. Loại máy tính này có rất nhiều tính năng hay. Bạn nên sử dụng thử TI83 , xem tôi nói có đúng không?

    Vấn đề quan trọng là khi làm việc ( ở công trường hay ở văn phòng ) thì sự tiện lợi , nhanh chóng khi nhập số liệu bằng TI83 sẽ thuận lợi sử dụng bằng DTDĐ. ( vì TI83 có hình dạng giống như 1 máy tính tay bình thường và có giá rất rẻ hơn so với DTDĐ ).

    Rất mong bạn có điều kiện thì gửi những chương trình đã viết cho DTDĐ như thế lên diễn đàn này để mọi người đều có khả năng sử dụng.

    Nguyên văn bởi PhanTuHuong
    Tôi thấy vấn đề này sẽ đơn giản khi trao đổi ở khoa Trắc Địa- Trường ĐH Mỏ Địa chất. Ở đó có nhiều chương trình ứng dụng rất hay và chuyên sâu.
    Rất mong bạn cho tôi link địa chỉ này. Cảm ơn bạn trước.


    Xin nói thêm với các bạn về trường hợp ra đời của chương trình này :

    Tôi lúc đầu làm ở 1 đơn vị thi công. Khoảng năm 1999-2000 , tôi có nhận nhiệm vụ thi công 1 đoạn đường mà có TVGS là người nước ngoài. Họ dùng tọa độ để quản lý tuyến. Hồi đó máy toàn đạc rất hiếm. Công ty của tôi cũng không có khả năng mua được 1 cái máy trắc đạc. Cứ mỗi lần lên nhờ mấy thằng tây cắm lại 1 số điểm bị mất bằng máy trắc đạc là 1 lần khó khăn. ( toàn bộ dự án gần cả trăm cây số đường và cầu chỉ có được 2 máy trắc đạc thôi). Lòng tự ái dân tộc nổi lên khi phải nhờ vả mấy thằng tây , thế là chương trình của tôi ra đời.

    Tôi gửi chương trình này lên đây không phải để khoe khoang hay mục đích thương mại. Mà chỉ vì thấy có rất nhiều bạn trong này đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của cộng đồng nên tôi nghĩ mình cũng nên phải làm 1 điều gì đó , dù là nhỏ nhất.

    Mong các bạn thông cảm.

    Leave a comment:


  • morpheus
    replied
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    Nguyên văn bởi XUAN THUY
    Chán cái ông này quá, tên máy còn viết sai mà bán được phần mềm chứ. Máy toàn đạc chứ không phải là đạt nhé.
    Cái ông đấy viết đúng đấy chứ. Ông ấy không biến được thành máy toàn đạc nên biến thành máy toàn đạt là đúng rồi. Những ứng dụng kiểu này mấy chú khảo sát chỗ tớ cũng bắt đầu làm rồi. Chạy trên O2 với P900, vừa nhanh vừa trực quan lại rất thuận tiện vì điện thoại thì ai cũng có cả. Tính toán cao,tọa độ, lập lưới, bình sai... làm được cả. Thuật toán đã có sẵn rồi mà.

    Leave a comment:


  • morpheus
    replied
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    Nguyên văn bởi cauBTCT
    Phải viết là TRẮC ĐẠC (đạc là đo).
    Rất hoan nghêng các bác có nhiều tâm huyết sang tạo trong công tác khảo sát. Tuy không thể hoàn toàn thay thế total station ở chỗ đo dài bằng tia laser nhưng có thể làm một số công việc đơn giản, gía trị không cao.
    Tôi thấy vấn đề là ở chỗ cái đề mục câu khách quá nên cũng có người nói ra nói vào là phải thôi. Đành rằng thì đây là một vấn đề hay, bạn xinduocbinhyen cũng có những cách giải quyết rất tốt các vấn đề nhưng vẫn còn rất xa để tương xứng với đầu mục đặt ra. Nếu chuyển lại là "Cách sử dụng máy kinh vĩ kết hợp với PDA" thì tốt

    Leave a comment:


  • cauBTCT
    replied
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    Nguyên văn bởi null_7x
    Chào mọi người, tôi có cái thắc mắc "máy toàn đạt" hay là "máy toàn đạc" vì cái này nguyên bản gọi là TotalStation.
    Ngày nay với sự góp mặt của các loại điện thoại, pocketPC giá cũng chấp nhận được (3T->15T) thì việc sử dụng bài toán trên hoàn toàn có ý nghĩa. Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận vai trò của "máy toàn đạc" được, nó đo bằng tia laser còn máy kinh vĩ đo bằng tia.... mắt nên không thể tính toán tự động và khả năng báo đúng (ở chế độ đo stake out- hay là đưa điểm ra thực địa).
    Tôi hiện đang viết một chương trình cho máy tính bỏ túi (PocketPC) bao gồm các công tác trắc địa công trình như bình sai, vẽ bình đồ, đưa điểm ra thực địa, và một số bài toán có kết hợp định vị vệ tinh (GPS) trong trắc địa và quản lý giao thông, thủy lợi, mỏ- khai khoáng dựa trên công nghệ GIS.
    Đang cần người hợp tác (tài trợ) để hoàn thiện đề tài này.
    Phải viết là TRẮC ĐẠC (đạc là đo).
    Rất hoan nghêng các bác có nhiều tâm huyết sang tạo trong công tác khảo sát. Tuy không thể hoàn toàn thay thế total station ở chỗ đo dài bằng tia laser nhưng có thể làm một số công việc đơn giản, gía trị không cao.

    Leave a comment:


  • null_7x
    replied
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    Chào mọi người, tôi có cái thắc mắc "máy toàn đạt" hay là "máy toàn đạc" vì cái này nguyên bản gọi là TotalStation.
    Ngày nay với sự góp mặt của các loại điện thoại, pocketPC giá cũng chấp nhận được (3T->15T) thì việc sử dụng bài toán trên hoàn toàn có ý nghĩa. Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận vai trò của "máy toàn đạc" được, nó đo bằng tia laser còn máy kinh vĩ đo bằng tia.... mắt nên không thể tính toán tự động và khả năng báo đúng (ở chế độ đo stake out- hay là đưa điểm ra thực địa).
    Tôi hiện đang viết một chương trình cho máy tính bỏ túi (PocketPC) bao gồm các công tác trắc địa công trình như bình sai, vẽ bình đồ, đưa điểm ra thực địa, và một số bài toán có kết hợp định vị vệ tinh (GPS) trong trắc địa và quản lý giao thông, thủy lợi, mỏ- khai khoáng dựa trên công nghệ GIS.
    Đang cần người hợp tác (tài trợ) để hoàn thiện đề tài này.

    Leave a comment:


  • xinduocbinhan
    replied
    Giải

    Câu 2 : Để tiện cho việc xác định cọc GPMB tại hiện trường , ta nên đặt máy kinh vĩ gần cọc GPMB . Việc này làm cho việc đo xa bằng thước thép trở nên dễ dàng .

    Do lúc đầu trong bước NHAP SL BDAU , ta chọn điểm đặt máy kinh vĩ là gốc tọa độ (Y=0 , X=0) và điểm chuẩn có tọa độ ( Y=100 , X=100 ) . Máy kinh vĩ ở quá xa cọc GPMB nên cần phải dời máy về gần hơn .
    Trường hợp 1 : đã biết tọa độ
    Trên thực địa lấy 1 điểm nào đó mà đã biết tọa độ của nó để đặt máy kinh vĩ và 1 điểm nữa cũng biết tọa độ để làm điểm chuẩn . Giả sử trên thực địa ,máy kinh vĩ được đặt tại điểm có tọa độ ( Y=202368.766 , X=580373.474) và điểm chuẩn có tọa độ ( Y=202376.114 , X=580392.075 ) . Cân máy kinh vĩ và ngắm về điểm chuẩn sao cho bàn độ ngang ở vị trí 0.0
    Trong menu chính , nhấn phím số 3 để chọn DOI MAY , trong menu DOI MAY VE nhấn phím số 1 để chọn dòng lệnh TOA DO DA BIET , nhập các thông số theo yeu cầu của chương trình :
    Số liệu nhập vào :
    TD MAY Y=202368.766
    ............X=580373.474
    DCHUAN Y=202376.114
    ............X=580392.075
    Màn hình quay trở về menu DOI MAY VE , nhấn phím 3 để chọn dòng lệnh THOÁT và trở về menu chính . Trong menu chính nhấn phím 5 để chọn PHUONGPHAP CAM . Trong menu CAM CONG THEO nhấn phím 1 để chọn dòng lệnh TOA DO CUC . Nhấn phím1 trong menu chính để chọn CAM THEO LT , nhập số liệu vị trí cọc GPMB
    Số liệu nhập vào của cọc GPMB bên trái :
    LYTRINH TINH=86624.504
    CACHTIM.......=-12
    Số liệu xuất ra :
    CACH MAY R=37.6597
    GOC XOAY O=18độ9’15.547”
    CACH DTRC =614339.9207

    Tương tự , số liệu nhập vào của cọc GPMB bên phải:
    LYTRINH TINH=86624.504
    CACHTIM=10.5
    Số liệu xuất ra :
    CACH MAY R=36.8445
    GOC XOAY O=-16độ58’44.764”
    CACH DTRC =22.5


    ( ghi chú :
    CACH DTRC : khoảng cách cách điểm vừa đo trước đó là ……m)
    Ngoài thực địa , quay máy một góc O tính từ điểm chuẩn , dùng thước thép đo 1 đoạn R tính từ điểm đặt máy theo hướng ngắm của máy , xác định được vị trí cọc GPMB .

    Leave a comment:


  • xinduocbinhan
    replied
    Giải

    Câu 1 : tính tọa độ .
    Trong menu chính , nhấn phím số 5 để chọn PHUONGPHAP CAM , nhấn phím số 2 để chọn cắm cong theo TDO VUONG GOC .
    Màn hình tự động quay trở lại menu chính , nhấn phím số 1 để chọn CAM THEO LT .
    Câu 1a : để tính tọa độ của điểm nằm trên tim tuyến tại lý trình Km 86+000.000 , ta nhập số 86000.000 vào dòng lệnh LYTRINH TINH= , nhấn nút ENTER và nhập tiếp số 0 vào dòng lệnh CACHTIM= , nhấn ENTER , kết quả thu được tọa độ cần tính là :
    Y=202501.1537
    X=581018.3014

    Tương tự ta tính cho điểm tại lý trình Km 86+860.000 như sau : tiếp tục nhấn phím ENTER để trở về menu chính , nhấn phím ENTER thêm lần nữa ( hoặc nhấn phím số 1 ) để chọn dònh lệnh CAM THEO LT .
    Số liệu nhập vào
    LYTRINH TINH=86860.000
    CACHTIM=0
    Kết quả xuất ra :
    DTHANG ( Ghi chú : dòng chữ này báo rằng điểm cần tính nằm trên đường thẳng . Nếu không có dòng chữ này , báo rằng điểm cần tính nằm trên đường cong )
    Y=202282.9153
    X=580192.8947

    Câu 1b : tại dòng lệnh CACHTIM= , ta quy ước như sau : khoảng cách là âm (- ) nếu điểm cần tính nằm bên phải của tim tuyến theo chiều đi từ đầu tuyến tới cuối tuyến . Ngược lại là dương (+) .

    Tương tự ( nhấn ENTER hai lần )
    Số liệu nhập vào của cọc GPMB nằm bên phải tuyến :
    LYTRINH TINH=86624.504
    CACHTIM=-12
    Kết quả xuất ra :
    Y=202392.8269
    X=580402.4452

    Số liệu nhập vào của cọc GPMB nằm bên trái tuyến :
    LYTRINH TINH=86624.504
    CACHTIM=10.5
    Kết quả xuất ra :
    Y=202371.7058
    X=580410.201

    Leave a comment:


  • xinduocbinhan
    replied
    Giải

    Bước 1 : Nhấn nút ON để mở máy TI-83 Plus .
    Bước 2 : Truy xuất các chương trình bằng cách nhấn nút PRGM , chọn chương trình CAMDCON2 , nhấn nút ENTER .
    Bước 3 : tiếp tục nhấn nút ENTER để gọi menu chính
    Bước 4 : Nhập các số liệu ban đầu ( thông số ban đầu ) bằng cách chọn dòng lệnh NHAP SL BDAU hoặc bằng cách nhấn phím số 4 . Nhập các thông số mà đề bài đã cho vào chương trình . Số liệu nhập cụ thể như sau :

    GOC CH A2=+/- 19độ15'33.4"
    BKINH....R2= 1050
    CD CTIEP L3=225
    ..............L4=125
    LTRINH ND2=86274.915

    GOC CH A1=+/- -11độ4'15.2"
    BKINH ...R1=1300
    CD CTIEP L1=120
    .............L2=200
    TDODINH1 Y=202481.616
    ...............X=580967.811
    TDOMAY Y=0
    .............X=0
    DCHUAN Y=100
    ............X=100
    TDO ND1 Y=202541.360
    .............X=581148.489
    LTRINH ND1=85863.724

    (cách nhập đơn vị cho góc , vui lòng xem trong sách hướng dẫn sử dụng máy đã cho link ở các bài trên )

    Chú ý :
    a . Nếu đề bài không cho tọa độ Nd và tọa độ của đỉnh thì ta sử dụng hệ tọa độ quy ước như sau để tính các tọa độ đó : Chọn gốc tọa độ là điểm đầu tuyến , Trục X là đường thẳng nối giữa 2 điểm gốc tọa độ và điểm Nd . Lúc đó điểm Nd sẽ có tọa độ { Y=0 và X=Lý trình của điểm Nd } , và đỉnh sẽ có tọa độ { Y=0 và X=(Lý trình của điểm Nd + Chiều dài cạnh tiếp tuyến T của đường cong tổng hợp ) }
    b . Đối với tọa độ máy và tọa độ điểm chuẩn , nếu kết quả xuất ra là tọa độ vuông góc , thì ta có thể cho ( nhập ) tọa độ máy và tọa độ điểm chuẩn là số tùy ý . Nếu kết quả xuất ra là tọa độ cực ( tọa độ này chủ yếu để phục vụ cho việc cắm điểm chi tiết bằng máy kinh vĩ ) thì nên chọn điểm đặt máy kinh vĩ và điểm chuẩn gần điểm cắm tính toán để dễ dàng trong công tác đo xa .
    c . Chiều dương của góc là chiều ngược của chiều quay kim đồng hồ .

    Leave a comment:


  • xinduocbinhan
    replied
    Ví dụ minh họa sử dụng chương trình

    Giả sử có 1 đoạn tuyến gồm 2 đường cong D1 và D2 có các yếu tố sau :
    ...............................................Đcong D1........Đcong D2
    Góc chuyển hướng :................-11độ 4’15.2”.....+19độ15’33.4”
    Bán kính đường cong tròn :...........1300 m...........1050 m
    Cdài đcong chuyển tiếp thứ nhất :.120 m.............225 m
    Cdài đcong chuyển tiếp thứ hai :...200 m.............125 m
    Lý trình của điểm nối đầu Nd :...Km85+863.724...Km86+274.915
    Tọa độ của điểm nối đầu :........Y=202541.360
    ...........................................X=581148.489
    Tọa độ của đỉnh đường cong :. .Y=202481.616
    ...........................................X=580967.811

    Hãy sử dụng chương trình CAMDCON2 để :
    1 / Tính tọa độ của các điểm :
    a - Nằm trên tim tuyến tại lý trình Km 86+000.000 và lý trình Km 86+860.000
    b – Tính tọa độ của cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) tại lý trình Km 86+624.504 . Biết rằng cọc GPMB cách tim tuyến 1 khoảng 10.5m ở bên trái và 12m ở bên phải tuyến
    2 / Sử dụng máy kinh vĩ để xác định các điểm ở câu 1b tại hiện trường .
    Last edited by xinduocbinhan; 13-11-2005, 11:06 AM.

    Leave a comment:


  • xinduocbinhan
    replied
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    Cảm ơn các bạn đã có lời động viên.

    Trong thời gian sắp tới tôi sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để post các ví dụ cụ thể minh họa cách sử dụng chương trình và sơ đồ khối của chương trình.

    Rất mong các bạn tìm cách chuyển đổi chương trình này để có thể chạy trên nền windows để nhiều người có thể sử dụng được. Hình như trong trang http://education.ti.com/us/product/t.../features.html đã có sẵn phần mềm chuyển đổi ngôn ngữ lập trình đó. Rất mong các bạn cùng góp sức.
    Last edited by xinduocbinhan; 09-11-2005, 05:10 PM.

    Leave a comment:


  • vuongduyhung
    replied
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    Anh em nhiệt liệt hoan nghênh sự sáng tạo và tâm huyết với nghề của bác xinduocbinhan. Mong bac tiep tuc nhiet tinh pho bien kinh nghiem doc nhat vo nhi cua bac cho anh em

    Leave a comment:


  • xinduocbinhan
    replied
    Ðề: Biến máy kinh vĩ thành máy toàn đạt

    GIẢI THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮC TRONG CÁC GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH

    BAN HAY CHON bạn hãy chọn
    1: CAM THEO LT cắm theo lý trình
    2: CAM THEO TD cắm theo tọa độ
    3: DOI MAY dời máy
    4: NHAP SL BDAU nhập số liệu ban đầu
    5: PHUONGPHAP CAM phương pháp cắm
    6: THOAT KHOI CT thoát khỏi chương trình


    prgmCAMDCON2
    LYTRINH TINH= lý trình tính=
    CACHTIM= cách tim tuyến=

    TDO CAM Y= tọa độ cắm Y=
    .............X= tọa độ cắm X=

    DOI MAY VE dời máy về
    1: TOA DO DA BIET tọa độ đã biết
    2: TINH TOAN TDO tính toán tọa độ
    3: THOAT thoát

    GOC CH A2=+/- góc chuyển hướng A tại đỉnh thứ 2= (chú ý chiều của góc dương or âm)
    BKINH R2= bán kính đường cong tròn tại đỉnh thứ 2
    CD CTIEP L3= chiều dài đường cong chuyển tiếp L3 tương ứng đcong ctiếp thứ nhất tại đỉnh 2)
    ............ L4= chiều dài đường cong chuyển tiếp L4(tương ứng đcong ctiếp thứ hai tại đỉnh 2)
    LTRINH ND2= Lý trình tại điểm nối đầu Nd của đỉnh 2

    GOC CH A1=+/- góc chuyển hướng A tại đỉnh thứ 1=
    BKINH R1= bán kính đường cong tròn tại đỉnh thứ 1
    CD CTIEP L1= chiều dài đường cong chuyển tiếp L1(tương ứng đcong ctiếp thứ nhất tại đỉnh 1)
    ............ L2= chiều dài đường cong chuyển tiếp L2(tương ứng đcong ctiếp thứ hai tại đỉnh 1)
    TDODINH1 Y= toạ độ của đỉnh đường cong thứ nhất Y=
    ............ X= toạ độ của đỉnh đường cong thứ nhất X=
    TDOMAY Y= tọa độ điểm đặt máy Y=
    ............X= tọa độ điểm đặt máy X=
    DCHUAN Y= tọa độ diểm chuẩn Y=
    ...........X= tọa độ diểm chuẩn X=
    TDO ND1 Y= tđộ của điểm nối đầu Nd của đcong thứ 1 , Y=
    ............X= tđộ của điểm nối đầu Nd của đcong thứ 1 , X=
    LTRINH ND1= Lý trình tại điểm nối đầu Nd của đỉnh 1


    CAM CONG THEO cắm cong theo phương pháp
    1: TOA DO CUC tọa độ cực
    2: TDO VUONG GOC tọa độ vuông góc


    GOC =+/- Góc xoay của máy kinh vĩ từ điểm chuẩn tới điểm tính toán
    KCACH R= Khoảng cách từ máy kinh vĩ tới điểm tính toán

    Leave a comment:

Working...
X