QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Một số kinh nghiệm kiểm soát khi dùng phần mềm!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Một số kinh nghiệm kiểm soát khi dùng phần mềm!

    Một số kinh nghiệm kiểm soát khi dùng phần mềm!
    Hiện nay phần mềm tính toán kết cấu ở VN thật sự là phong phú và rất đa dạng. Một số phần mềm hiện nay như ETAB , SAP , STAD-pro, MinDa , Strad , SD2000 ... khả năng giao diện giữa máy với người , khả năng kiểm soát lỗi thì không thể chê vào đâu được. Nhưng hiện nay có một thực tế là việc đào tạo các ban trẻ tiếp cận với các phần mềm này chưa được đề cập nhiều trong công tác giảng dạy và thực hành thiết kế kết cấu nhà cao tầng. Phần lớn các bạn tiếp cận là do tự mày mò, học lỏm mà biết sử dụng, chính vì điều này mà dẫn đến cái gốc để kiểm soát bài toán kết cấu là các bạn bị bỡ nghỡ. Vậy mình có một số kinh nghiệm về vấn đề này tâm sự cùng các bạn:
    1. Kiểm soát lỗi khi đưa dữ liệu đầu vào:
    + khi đã đưa dữ liệu vào nên đặt tên cho dầm là: D20x40, D60x80...., Cột nên đặt tên là C40x40, C60x80..., sàn có chiều dày thì đưa vào là S100, S150, S200. điều này giúp cho các bạn kiểm soát được các cấu kiện đưa vào được bằng mắt trên màn hình khi nhìn thấy sơ đồ hình học của mặt bằng kết cấu các tầng.
    + Khi khâu các phần tử sàn cần lưu ý đừng có những phần tử tứ giác hoặc tam giác có góc quá nhọn hay gọi là dị vật cua bài toán. Gây khó khăn cho các phần mềm tính toán khi biến đổi ma trận tính.
    + Sau khi đưa dữ liệu vào xong nhất thiết phải bật chế độ nhìn 3D ( không gian) của các cấu kiện để kiểm tra xem các cấu kiện mình đưa vào đã đảm bảo đúng hướng đúng chiều, sơ đồ hình học hay chưa ( rất quan trọng).
    + Kiểm soát lại tải trọng đưa vào của các tầng
    + Bật chế độ merge joint để đảm bảo các nút luôn có sự gắn kết với nhau.( rất nhiều trường hợp các bạn không lưu ý dến vấn đề này nên bài toán nhiều lúc kết quả ra không đúng).
    + Khi bài toán có số lượng phần tử cấu kiện nhiều nên chia thô, không nên chia quá mịn dẫn đến phải chờ máy tính chạy mất nhiều thời gian. Gây ức chế cho bản thân trong quá trình thiết kế sơ bộ cấu kiện.
    + Khi tính toán bài toán kết cấu lớn, các bạn có thể giảm bớt bậc tự do để giảm bớt thời gian tính toán của máy bằng cách diaphragm các tầng.
    2. Kiểm soát lỗi dữ liệu đầu ra:
    + Kiểm soát lại nội lực chân móng ( lực dọc) bằng cách so sánh kết quả tính toán của máy với tính tay bằng cách dồn tải sơ bộ xuống một chân cột cần kiểm tra. (lưu ý chỉ kiểm soát được trường hợp tĩnh tải + hoặt tải). Nếu thấy sự bất hợp lý thì cần phải bàn bạc hoặc xem xét lại đầu vào tìm nguyên nhân.
    + Xem xét lại biểu đồ nội lực tại một số điểm mà mình cho luôn là đúng theo lý thyết đã học. Kiên quyết không được chặc lưỡi bỏ qua vấn đề này khi thấy có sự không khớp nhau.
    + Khi cần phân tích bài toán động cần kiểm soát chu kỳ dao động riêng của công trình. Thường các công trình cao tầng có kết cấu hợp lý nhất về độ cứng là chu kỳ dao động riêng (T1) có giá trị gần bằng số tầng chia cho 10. Ví dụ nhà 17 tầng thì T1 = ~17/10 = ~1.7
    Theo mình khi thiết kế nhà cao tầng các bạn cần lưu ý kiểm soát Chu kỳ dao động riêng của công trình vì nó liên quan đến tính gió động và động đất.
    Trên đây là một số kinh nghiệm mình muốn tâm sự chia sẻ cùng các bạn mong có hồi âm.

  • #2
    Các chú KS trẻ mới ra trường bây giờ sướng thật. Được các bậc tiền bối chỉ bảo đến nơi đến chốn. Để có được mấy dòng này viết ra cho các chú xem cũng phải mất đứt vài năm thiết kế miệt mài. Kinh qua hàng chục công trình lớn bé khác nhau. Các chú cứ yên tâm mà sử dụng kinh nghiệm này đảm bảo sau vài năm sẽ trở thành cao thủ ngay thôi. Này bác tuananh hay hôm nào chúng ta tổ chức một buổi giao lưu, bác nghĩ thế nào???
    NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

    Ghi chú


    • #3
      tôi có y kiến sau:
      1. các chương trình khi sử dụng và tk nhà cao tầng nên sử dụng ct có bản quyền. lý do là:
      bài toán nhà cao tầng thông thường số lượng phần tử lớn (phần tử thanh, và phần tử tấm) kích thước của matrix lớn. nếu dùng ct bẻ khoá thì sai số trong matrix có khả năng lớn. các hàm số cho các phần tử thanh va tấm có thể k đúng dẩn tới kết quả nội lực trên các phần tử sai cục bô. khả năng kiểm tra toàn bộ các phần tử theo lý thuyết cơ học kết cấu (CÂN BẰNG NÚT) là một khối lượng tính toán rất lớn. vì lý do đó ct bẻ khoá chỉ dùng cho các ct nhỏ , múc dộ tin cậy thấp. tất cả các ct bạn tuananhcdc chưa có ct nào đánh giá về sai số khi giải matrix.
      2. công thức tính toán về T1 theo pp kinh nghiệm thí có rất nhiêu. các tc anh mỹ, nhât. đều khác nhau dẫn đến các kq về T1 khác nhau.
      đây là một vài y kiến nhỏ mong các bạn đóng góp

      Ghi chú


      • #4
        bác tuananhcdc oi, nghe dồn ở cdc các bác sử dụng phàn mềm có bản quyền etab phải khong? Phần mèm này chạy có ổn định hơn các phần mềm khac không? Em co điều này hơi thắc mắc một chút, sau khi chạy nội lực xong rồi design thì kết quả bố trí thép vách lại cho theo tỷ số tiết diện thép trên tiết diện ngang vách thường rất nhỏ, vậy có thể tin tưởng kết quả này để thiết kế được không? Các bác thường xử lý các kết quả này như thế nào có thể chia sẻ cho bọn em có được không?
        Rất cảm ơn bác!
        Có thể bạn không cao, nhưng ai cũng phải ngước nhìn !

        Ghi chú


        • #5
          Phần mềm bẻ khóa làm việc giống y chang như phần mềm bản quyền , ko có vụ sai số trong các tính toán.Một khi đã là *****er thì bao giờ người ta cung ***** triệt để để bỏ phần protections. Bẻ khóa không can thiệp vào phần dữ liệu và chương trình chính mà chỉ remove check protection thôi. Mọi người cứ yên tâm mà dùng, Đã ***** được dongle thì trình độ của *****er ko phải là xoàng...Chính các phần mềm ***** mang lại cho chúng ta cơ hội học hỏi , tiếp cận những công nghệ mới và làm được nhiều việc....Tôi thấy trừ mấy bác công ty giàu giàu thì mua bản quyền chứ các công ty cò con thì chả ai dám bỏ tiền ra mua cả.... Tiền nhà nước mà hehe

          Ghi chú


          • #6
            Bàn luận về sử dụng phần mềm !


            Bàn luận về sử dụng phần mềm tt kết cấu nhà cao tầng!
            Đầu tiên mình cám ơn các bạn vì chúng ta đang quan tâm về vấn đề này và một phần nào đó đang cùng nhau thảo luận để làm rõ các vấn đề mà mình quan tâm.
            Về phần mềm bẻ khoá đang bán trên thị trường thì mình có thể khẳng định không nên dùng để tính toán kết cấu nhà cao tầng ( lưu ý với các nhà cao tầng >40m). Vì độ chính xác của nó không được đảm bảo do đã bị bẻ khoá bởi các chú thích dùng của Chùa. Mình đã có kinh nghiệm về vấn đề này qua 3 công trình gặp sự cố khi tiến hành thẩm định.
            Xin được kể cho các bạn được rõ:
            + Khi sử dụng ETAB để tính toán thẩm định lại công trình 25t-Phúc thịnh ở Sài gòn thì có sự khác nhau về giá trị nội lực tại chân cột mặc dù file dữ liệu đầu vào giống nhau. Nhưng đem chạy trên phần mềm có bản quyền và phần mềm không có bản quyền thì có sự khác biệt nhau về giá trị nội lực tại chân móng.
            + Một lần trao đổi thiết kế với một số anh chị em bên Tư Vấn Đại học Xây dựng thì cũng thấy có vấn đề trong tính toán biến dạng cho công trình khi cho chạy ETAB có bản quyền và không có bản quyền.
            Sau khi cho chạy và cùng kiểm chứng, Bọn mình thấy là ETAB phá khoá là không đáng tin cậy.
            + Một số bạn bên Viện Mai Hương dùng phần mềm ETAB bẻ khoá để tính toán nội lực và cốt thép cho công trình cũng có hiện tượng lượng cốt thép nhiều gần gấp đôi so với chương trình có bản quyền. Hú vía chẳng may nó lại thiếu cho một nửa thì đi tong.
            Kết luận lại là các bạn phải rất tỉnh táo trong việc kiểm soát đầu ra của phần mềm ETAB bẻ khoá.
            Mình có một lời khuyên với các bạn là với các công trình lớn thì chịu khó qua chỗ bọn mình , Bọn mình sẽ chạy giúp cho thì mới an tâm được với các kết quả tính toán đầu ra. Hiện nay Xí nghiệp bọn mình đã có bản quyền ETAB 8.45 để tính toán chuyên dụng cho nhà cao tầng. Trước đây bọn mình mua ETAB 8.0 giá vào khoảng 4000USD và có 1 khoá cứng đi kèm. Vừa rồi hãng phần mềm có nâng cấp lên ETAB 8.45, Bọn mình có gửi mail sang và đã xin được nâng cấp lên ETAB 8.45.
            Về ETAB 8.45 giao diện đẹp hơn, chạy ổn định hơn và ít mắc lỗi hơn so với ETAB 7.0 or ETAB 8.0
            Trao đổi về tính toán vách cứng bằng việc sử dụng ETAB , mình có một số ý kiến như sau:
            + Hiện nay vấn đề này đang được rất nhiều bạn quan tâm kể cả những kỹ sư lâu năm trong nghề. Việc sử dụng ETAB để tính toán cốt thép cho vách cứng là rất hay nhưng trước tiên bạn phải có một lượng kiến thức nhất định về tiêu chuẩn AIC của Mỹ đã thì khi đọc Help của ETAB hướng dẫn về tính toán vách cứng mới hiểu được phần nào cách tính toán của chương trình vì ETAB có rất nhiều hệ số thiết kế và kiểm tra. Nếu các bạn tiếng Anh chưa siêu việt thì có thể liên hệ với mình để có được tiêu chuẩn AIC của Mỹ dưới dạng bản dịch ra tiếng Việt, PHOTO mất khoảng 120.000đvn mình sẵn sàng cho mượn.
            Để tính toán vách cứng mình xin tư vấn mấy cách sau:
            + Tính theo kiểu không biết sử dụng phần mềm tính toán: Tính toán lực ngang ( Gió+động đất) ra bao nhiêu sau đó dựa theo độ cứng của vách, cột mà phân về cột vách chịu bao nhiêu phần trăm của lực ngang. sau khi biết giá trị của từng vách chịu bao nhiêu thì sử dụng lý thuyết đã học trong sức bền để tính toán thép cho vách.
            + Tính theo phần mềm+TCVN: Sau khi chương trình phân tích kết cấu xong , Các bạn có thể sử dụng ứng suất S22, S11 của chương trình để tính toán ra cốt thép cho vách theo tiêu chuẩn VN.
            + Bạn nên thiết kế trước rồi dùng ETAB check lại xem khả năng chịu lực của ETAB có đảm bảo hay không! cách này mình hay làm.
            + Mình rất muốn tải một số minh hoạ bằng video về tính toán vách cứng trong ETAB cho các bạn tham khảo nhưng tiếc là dung lượng lớn quá mạng không tải nổi. xin lỡ hẹn lần sau vậy.

            Còn vấn đề giao lưu theo mình dân kết cấu nên tổ chức bên bàn nhậu, để mình không nói được còn uống cho đỡ buồn miệng Haikcvncc có đồng ý không!

            Ghi chú


            • #7
              bạn tuananhcdc cho tui hỏi bạn mua etab o cty nào? tui bây giờ đang sử dụng ct staad pro 2002 buil 1006 asian (có bản quyền). staad pro có thuật toán giải matrix rất châm. thời gian giải khá lâu. vách cứng k tính thép được (chỉ giải được tấm chịu uốn). vì vậy vách cứng tui tính toán bằng ct vba do tui tự viết. bù lai staad pro là một ct tính kết cấu thép k đến nổi tồi (sử dụng tkkc thép khung tiền chế & khung nhà thép liên hợp có kinh nghiệm 8 năm)
              vài dòng ss giữa staadpro và etab. có gì mong các bạn góp ỵ

              Ghi chú


              • #8
                Sorry mọi người , đó là tôi nói trên quan điểm về lý thuyết của 1 programmer và 1 *****er ! Còn kết quả thế nào thì phải xem xét trong thực tế , Ở đây tôi chỉ nói đến khía cạnh học tập ( try it before buy it) Mà khổ nỗi mấy phần mềm dạng education thì lại quá hẻo đổi với những người tham lam như chúng ta phải ko các bác.Try nó thì ta hiểu được bản chất của chương trình nó làm như thế nào, tất nhiên là dùng phần mềm có bản quyền là phương pháp tối ưu.SV cũng như KS ai chả muốn có 1 bản ở nhà để mà học tập , có phải lúc nào các bạn cũng khư khư cái hardlock đâu , Nó là của tập thể chắc khó có thể mượn về nhà được.Giới dongle *****er bi giờ còn code dc hardlock simulator nữa nhưng bọn này nó cũng bán chứ ko cho không tụi mình dùng....
                Và trên thực tế tôi thấy người VN mình xài đồ ***** nhiều hơn đồ bản quyền......nhất là SAP2000. Không biết hồi anh em mình học trong trường cái bản SAP90 mà cô Kiệm dạy và cài trên máy ở trường có phải bản có bản quyền ko nữa &^*&(^*#&(#%#*&^(#*^$*($^&(.
                Theo tôi , các anh em có cơ hội được tiếp xúc với PM có bản quyền khi nào làm cái gì đó hãy chạy cả 2 bản (***** + li xăng rồi so sánh để trao đổi với anh em ko có được diễm phúc đó để biết mà đề phòng thật là tốt lắm thay.....

                Ghi chú


                • #9
                  To thanhcisco:
                  Phần mềm ETABS của CDC mua của chính hãng CSI năm 2002, hồi đó là ver. 8.0. Tháng 5/2004 CSI đã gửi chúng tôi bản nâng cấp lên 8.45.
                  Chú cứ vào trang web của họ: http://www.csiberkeley.com/sales_products.html đăng ký để mua.
                  Theo giá bán của họ là 6500 USD. Tuy nhiên chúng ta cần xin giảm giá, viết thư cho nó nói là nước ta là một trong những nước nghèo nhất thế giới, thu nhập đầu người bình quân chỉ có gần 400USD/năm, đồng thời giá tư vấn XD của chúng ta cũng thuộc loại "bèo"̀ nhất thế giối nữa. Chúng tôi đã xin nó giảm 60%, sau đó 50 % nhưng họ chỉ chấp nhận giảm 40% (còn 3900USD). Họ nói ở chấu Phi còn nghèo hơn họ cũng bán với giá đó .
                  Tôi cũng giới thiệu cho anh Bình (CDCC) và bên đó cũng vừa mua xong.
                  Nếu khó khăn thì có thể nhờ qua triung gian là Công ty Tin học xây dựng (CIC) nhờ họ mua giúp.
                  Ngoài ra, đề nghị mọi người không nên crắc và sử dụng phần mềm cờ rắc trong nước, mà kể ra họ giảm giá bán tối thiểu để khuyến khích "dân Việt Nam dùng hàng Việt nam" thì tốt biết mấy nhỉ, nhưng chắc là phải "xong khấu hao".
                  Last edited by ketcaucdc; 08-10-2004, 10:33 AM.
                  ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                  Ghi chú


                  • #10
                    Mình thấy Tuấn Anh noi hay qua nên có câu hỏi là phần tử sàn chia như thế này liệu có ổn không nhỉ. Cám ơn trước nhé!!
                    Attached Files
                    Last edited by n2binh_ace_cdcc; 08-10-2004, 02:10 PM.
                    96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
                    TEL: 9763564-FAX: 9745233
                    @: ACE@FPT.VN

                    Ghi chú


                    • #11
                      Trả lời n2binh_ace_cdcc!

                      Nguyên văn bởi n2binh_ace_cdcc
                      Mình thấy Tuấn Anh noi hay qua nên có câu hỏi là phần tử sàn chia như thế này liệu có ổn không nhỉ. Cám ơn trước nhé!!
                      Mình chưa rõ là cậu chia phần tử sàn kiểu dạng này ở đâu, thuộc chương trình nào trông lạ quá. Mà có lẽ đây là lần đầu tiên mình nhìn thấy cách chia kiểu này.
                      Theo mình trong bài toán tính kết cấu tốt nhất là các nút phải có sự liên kết với nhau. ( Xem kỹ thêm bài toán Shell cho phần tử hữu hạn)

                      Ghi chú


                      • #12
                        [QUOTE=tuananhcdc]
                        Trao đổi về tính toán vách cứng bằng việc sử dụng ETAB , mình có một số ý kiến như sau:
                        + Hiện nay vấn đề này đang được rất nhiều bạn quan tâm kể cả những kỹ sư lâu năm trong nghề. Việc sử dụng ETAB để tính toán cốt thép cho vách cứng là rất hay nhưng trước tiên bạn phải có một lượng kiến thức nhất định về tiêu chuẩn AIC của Mỹ đã thì khi đọc Help của ETAB hướng dẫn về tính toán vách cứng mới hiểu được phần nào cách tính toán của chương trình vì ETAB có rất nhiều hệ số thiết kế và kiểm tra. Nếu các bạn tiếng Anh chưa siêu việt thì có thể liên hệ với mình để có được tiêu chuẩn AIC của Mỹ dưới dạng bản dịch ra tiếng Việt, PHOTO mất khoảng 120.000đvn mình sẵn sàng cho mượn.
                        Để tính toán vách cứng mình xin tư vấn mấy cách sau:
                        + Tính theo kiểu không biết sử dụng phần mềm tính toán: Tính toán lực ngang ( Gió+động đất) ra bao nhiêu sau đó dựa theo độ cứng của vách, cột mà phân về cột vách chịu bao nhiêu phần trăm của lực ngang. sau khi biết giá trị của từng vách chịu bao nhiêu thì sử dụng lý thuyết đã học trong sức bền để tính toán thép cho vách.
                        + Tính theo phần mềm+TCVN: Sau khi chương trình phân tích kết cấu xong , Các bạn có thể sử dụng ứng suất S22, S11 của chương trình để tính toán ra cốt thép cho vách theo tiêu chuẩn VN.
                        + Bạn nên thiết kế trước rồi dùng ETAB check lại xem khả năng chịu lực của ETAB có đảm bảo hay không! cách này mình hay làm.
                        + Mình rất muốn tải một số minh hoạ bằng video về tính toán vách cứng trong ETAB cho các bạn tham khảo nhưng tiếc là dung lượng lớn quá mạng không tải nổi. xin lỡ hẹn lần sau vậy.
                        QUOTE]
                        Tiếc là qua bên CDC kô được gặp bác Tuấn Anh nhỉ, hiện em cũng đang rất quan tâm và đang nghiên cứu tính vách trong Etabs , Bác có thể cho mượn sách được chứ, hôm nào qua CDC em gặp bác cả thể. Em không thích cái cách tính theo S11, S22 lắm. Hiện em đã xây dựng thử một bài toán kiểm tra vách cứng (chỉ là trong hệ toạ độ phẳng (P, M3) thôi, tiến tới là trong hệ toạ độ (P,M2, M3)), cũng chỉ là đang tập áp dụng. Nếu được bác cho mượn mấy tài liệu được chứ. Có khi nhờ các bác kiểm giúp vậy. Nhé !!!!! Cám ơn bác trước nhé!!!!
                        96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
                        TEL: 9763564-FAX: 9745233
                        @: ACE@FPT.VN

                        Ghi chú


                        • #13
                          ???????

                          Chac bac da dung ca hai loai phan mem roi phai k? Neu k thi chac la bac k naoi the

                          Ghi chú


                          • #14
                            Mọi người cho ý kiến về phương pháp qui đổi đặc trưng của vật liệu trong ETAB, SAP với vật liệu (bê tông, thép...) trong nước. Hiện nay tôi thấy nhiều cách tính qui đổi vật liệu rất khác nhau chắc chắn kết quả sẽ rất khác nhau. Mong moi người cùng chia sẻ kinh nghiệm.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Nguyên văn bởi PTC-KVD
                              Mọi người cho ý kiến về phương pháp qui đổi đặc trưng của vật liệu trong ETAB, SAP với vật liệu (bê tông, thép...) trong nước. Hiện nay tôi thấy nhiều cách tính qui đổi vật liệu rất khác nhau chắc chắn kết quả sẽ rất khác nhau. Mong moi người cùng chia sẻ kinh nghiệm.
                              Trên mạng đã có một người post bài về quy đổi và những điều lưu ý rồi mà. Bạn tìm lại xem, bài ấy có ích đấy.
                              Bác huycdc ơi, bài tìm khó quá, có những bài vừa đọc xong ai post bài mới lại biến mất tiêu khó tìm thật.
                              Last edited by haikcvncc; 01-11-2004, 02:52 PM.
                              NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X