Một số kinh nghiệm kiểm soát khi dùng phần mềm!
Hiện nay phần mềm tính toán kết cấu ở VN thật sự là phong phú và rất đa dạng. Một số phần mềm hiện nay như ETAB , SAP , STAD-pro, MinDa , Strad , SD2000 ... khả năng giao diện giữa máy với người , khả năng kiểm soát lỗi thì không thể chê vào đâu được. Nhưng hiện nay có một thực tế là việc đào tạo các ban trẻ tiếp cận với các phần mềm này chưa được đề cập nhiều trong công tác giảng dạy và thực hành thiết kế kết cấu nhà cao tầng. Phần lớn các bạn tiếp cận là do tự mày mò, học lỏm mà biết sử dụng, chính vì điều này mà dẫn đến cái gốc để kiểm soát bài toán kết cấu là các bạn bị bỡ nghỡ. Vậy mình có một số kinh nghiệm về vấn đề này tâm sự cùng các bạn:
1. Kiểm soát lỗi khi đưa dữ liệu đầu vào:
+ khi đã đưa dữ liệu vào nên đặt tên cho dầm là: D20x40, D60x80...., Cột nên đặt tên là C40x40, C60x80..., sàn có chiều dày thì đưa vào là S100, S150, S200. điều này giúp cho các bạn kiểm soát được các cấu kiện đưa vào được bằng mắt trên màn hình khi nhìn thấy sơ đồ hình học của mặt bằng kết cấu các tầng.
+ Khi khâu các phần tử sàn cần lưu ý đừng có những phần tử tứ giác hoặc tam giác có góc quá nhọn hay gọi là dị vật cua bài toán. Gây khó khăn cho các phần mềm tính toán khi biến đổi ma trận tính.
+ Sau khi đưa dữ liệu vào xong nhất thiết phải bật chế độ nhìn 3D ( không gian) của các cấu kiện để kiểm tra xem các cấu kiện mình đưa vào đã đảm bảo đúng hướng đúng chiều, sơ đồ hình học hay chưa ( rất quan trọng).
+ Kiểm soát lại tải trọng đưa vào của các tầng
+ Bật chế độ merge joint để đảm bảo các nút luôn có sự gắn kết với nhau.( rất nhiều trường hợp các bạn không lưu ý dến vấn đề này nên bài toán nhiều lúc kết quả ra không đúng).
+ Khi bài toán có số lượng phần tử cấu kiện nhiều nên chia thô, không nên chia quá mịn dẫn đến phải chờ máy tính chạy mất nhiều thời gian. Gây ức chế cho bản thân trong quá trình thiết kế sơ bộ cấu kiện.
+ Khi tính toán bài toán kết cấu lớn, các bạn có thể giảm bớt bậc tự do để giảm bớt thời gian tính toán của máy bằng cách diaphragm các tầng.
2. Kiểm soát lỗi dữ liệu đầu ra:
+ Kiểm soát lại nội lực chân móng ( lực dọc) bằng cách so sánh kết quả tính toán của máy với tính tay bằng cách dồn tải sơ bộ xuống một chân cột cần kiểm tra. (lưu ý chỉ kiểm soát được trường hợp tĩnh tải + hoặt tải). Nếu thấy sự bất hợp lý thì cần phải bàn bạc hoặc xem xét lại đầu vào tìm nguyên nhân.
+ Xem xét lại biểu đồ nội lực tại một số điểm mà mình cho luôn là đúng theo lý thyết đã học. Kiên quyết không được chặc lưỡi bỏ qua vấn đề này khi thấy có sự không khớp nhau.
+ Khi cần phân tích bài toán động cần kiểm soát chu kỳ dao động riêng của công trình. Thường các công trình cao tầng có kết cấu hợp lý nhất về độ cứng là chu kỳ dao động riêng (T1) có giá trị gần bằng số tầng chia cho 10. Ví dụ nhà 17 tầng thì T1 = ~17/10 = ~1.7
Theo mình khi thiết kế nhà cao tầng các bạn cần lưu ý kiểm soát Chu kỳ dao động riêng của công trình vì nó liên quan đến tính gió động và động đất.
Trên đây là một số kinh nghiệm mình muốn tâm sự chia sẻ cùng các bạn mong có hồi âm.
Hiện nay phần mềm tính toán kết cấu ở VN thật sự là phong phú và rất đa dạng. Một số phần mềm hiện nay như ETAB , SAP , STAD-pro, MinDa , Strad , SD2000 ... khả năng giao diện giữa máy với người , khả năng kiểm soát lỗi thì không thể chê vào đâu được. Nhưng hiện nay có một thực tế là việc đào tạo các ban trẻ tiếp cận với các phần mềm này chưa được đề cập nhiều trong công tác giảng dạy và thực hành thiết kế kết cấu nhà cao tầng. Phần lớn các bạn tiếp cận là do tự mày mò, học lỏm mà biết sử dụng, chính vì điều này mà dẫn đến cái gốc để kiểm soát bài toán kết cấu là các bạn bị bỡ nghỡ. Vậy mình có một số kinh nghiệm về vấn đề này tâm sự cùng các bạn:
1. Kiểm soát lỗi khi đưa dữ liệu đầu vào:
+ khi đã đưa dữ liệu vào nên đặt tên cho dầm là: D20x40, D60x80...., Cột nên đặt tên là C40x40, C60x80..., sàn có chiều dày thì đưa vào là S100, S150, S200. điều này giúp cho các bạn kiểm soát được các cấu kiện đưa vào được bằng mắt trên màn hình khi nhìn thấy sơ đồ hình học của mặt bằng kết cấu các tầng.
+ Khi khâu các phần tử sàn cần lưu ý đừng có những phần tử tứ giác hoặc tam giác có góc quá nhọn hay gọi là dị vật cua bài toán. Gây khó khăn cho các phần mềm tính toán khi biến đổi ma trận tính.
+ Sau khi đưa dữ liệu vào xong nhất thiết phải bật chế độ nhìn 3D ( không gian) của các cấu kiện để kiểm tra xem các cấu kiện mình đưa vào đã đảm bảo đúng hướng đúng chiều, sơ đồ hình học hay chưa ( rất quan trọng).
+ Kiểm soát lại tải trọng đưa vào của các tầng
+ Bật chế độ merge joint để đảm bảo các nút luôn có sự gắn kết với nhau.( rất nhiều trường hợp các bạn không lưu ý dến vấn đề này nên bài toán nhiều lúc kết quả ra không đúng).
+ Khi bài toán có số lượng phần tử cấu kiện nhiều nên chia thô, không nên chia quá mịn dẫn đến phải chờ máy tính chạy mất nhiều thời gian. Gây ức chế cho bản thân trong quá trình thiết kế sơ bộ cấu kiện.
+ Khi tính toán bài toán kết cấu lớn, các bạn có thể giảm bớt bậc tự do để giảm bớt thời gian tính toán của máy bằng cách diaphragm các tầng.
2. Kiểm soát lỗi dữ liệu đầu ra:
+ Kiểm soát lại nội lực chân móng ( lực dọc) bằng cách so sánh kết quả tính toán của máy với tính tay bằng cách dồn tải sơ bộ xuống một chân cột cần kiểm tra. (lưu ý chỉ kiểm soát được trường hợp tĩnh tải + hoặt tải). Nếu thấy sự bất hợp lý thì cần phải bàn bạc hoặc xem xét lại đầu vào tìm nguyên nhân.
+ Xem xét lại biểu đồ nội lực tại một số điểm mà mình cho luôn là đúng theo lý thyết đã học. Kiên quyết không được chặc lưỡi bỏ qua vấn đề này khi thấy có sự không khớp nhau.
+ Khi cần phân tích bài toán động cần kiểm soát chu kỳ dao động riêng của công trình. Thường các công trình cao tầng có kết cấu hợp lý nhất về độ cứng là chu kỳ dao động riêng (T1) có giá trị gần bằng số tầng chia cho 10. Ví dụ nhà 17 tầng thì T1 = ~17/10 = ~1.7
Theo mình khi thiết kế nhà cao tầng các bạn cần lưu ý kiểm soát Chu kỳ dao động riêng của công trình vì nó liên quan đến tính gió động và động đất.
Trên đây là một số kinh nghiệm mình muốn tâm sự chia sẻ cùng các bạn mong có hồi âm.
Ghi chú