Hì, hẳn thuật ngữ "tường thuật trực tiếp" chẳng còn xa lạ gì đối với các "fan" bóng đá, Nhưng còn với dịch thuật thì sao , với đầu óc khá "khùng" của mình, tự nhiên zmt nảy sinh ra ý định làm một cuộc tường thuật "live" cho công việc hàng ngày của mình, hi vọng qua đó các bạn sẽ hiểu thêm được một phần về đời sống, công việc của người dịch thuật, học hỏi thêm một số từ mới, và .. thấy được cái sự củ chuối của "thế hệ dịch thuật" hiện nay (mà cụ thể là zmt, hi vọng sẽ nhận được sự góp ý của các bạn). Mình là người dịch nhận tiền thôi, nói chung ko quan trọng hoàn hảo, chỉ quan trọng có "hàng" mà giao đúng thời hạn, , với một độ chính xác đủ để người ta còn tiếp tục giao việc cho mình. Bây giờ là 8h36' PM, sếp đã rời khỏi phòng, ổng mới đưa cho mình mới sấp tài liệu (kiểu nước đến chân mới nhảy) ngày mai là ngày phải "giao hàng" rồi, còn 44 trang nữa thôi, zmt cố lên. Trong phòng chỉ còn có zmt và một bà senior engineer đang làm cố (hay chat cố không biết chừng ). Công việc hiện nay của zmt là dịch một chương về đường thuỷ, theo nguyên tắc zmt sẽ không post các tài liệu của công ty lên diễn đàn, nhưng vì những số liệu ở đây khá là public, các bạn có thể tìm được khắp nơi, không có gì là quá bí mật cả, nên zmt phá lệ một lần (kiểu như google ko sợ khủng bố lợi dụng, vẫn đưa ra google earth vậy). Hì, nhân tiện câu bài
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
Collapse
X
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
8h54':
4. EXISTING RIVER AND WATERWAY TRANSPORT NETWORK
4.1. Description of existing rivers and waterways system
4.1.1. Introduction to the Mekong Delta
The Mekong Delta in Viet Nam is the most downstream part of the Mekong river basin. It is an area of great productive capacity and its development is of crucial importance to the nation's economic prosperity and food balance. At the same time the Delta is a difficult area, with both considerable physical resource and environmental constraints: great annual variety in the Mekong's hydrological regime, large tracts of land with acid sulphate soils and vulnerable wetlands.
4. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG SÔNG VÀ GIAO THÔNG THUỶ
4.1. Mô tả hiện trạng hệ thống đường thuỷ và dòng sông.
4.1.1. Tổng quan về Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam là phần hạ lưu của lưu vực sông Mê Kông. Đây là một khu vực có năng suất sản xuất rất cao và sự phát triển của nó có một ảnh hưởng rất lớn đến sự thịnh vượng cũng như bình ổn lương thực của quốc gia. Đồng thời đây cũng là một khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể với những hạn chế về môi trường như sự khác biệt lớn hằng năm của chế độ thuỷ văn, những dải đất rộng lớn bị nhiễm phèn và những vùng đầm lầy dễ bị xâm hạiHoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
9h02':
The Mekong Delta within the territories of Viet Nam covers an area of 39,000 km2. About 17 million people live in the Delta. Most people are engaged directly or indirectly in agriculture. The Delta accounts for a high share of national agricultural production, generating over 40% of all agricultu¬ral outputs of the country. Although the soils consist for 23,500 km2 of acid sulphate and saline soils, very large seasonal variations in rainfall and river flows have a decisi¬ve impact upon fauna, flora, human habitat and living conditi¬ons. Yearly an area of up to 10,000 km2 is flooded by Mekong water. In depression areas inundation occurs because of poor drainage. In the dry season when river flow is lowest, saline water intrudes into the waterways affecting some 17,000 km2.
Đồng Bằng Sông Mê Kông nằm trong lãnh thổ Việt Nam chiếm một diện tích 39.000 km2 với khoảng 17 triệu người sinh sống. Đa phần mọi người ở đây đều trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan tới nông nghiệp. Vùng châu thổ này sản xuất ra một lượng lớn chiếm tới hơn 40% sản lượng nông nghiệp toàn quốc. Nhưng đất ở đây với khoảng 23.500 km2 nhiễm phèn và nhiễm mặn với một sự biến động theo mùa rất lớn của dòng chảy và lượng mưa đã tạo ra một ảnh hưởng quyết định đối với quần thể động thực vật cũng như điều kiện và môi trường sống của con người. Hằng năm, một diện tích tới 10,000 km2 bị ngập lụt bởi nước sông Mê Kông. Vào mùa khô, khi dòng chảy cạn nhất, nước mặn xâm thực vào đường sông tác động tới một diện tích khoảng 17,000 km2Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
9h 18':
4.1.2. The Mekong Delta – physical features
The Mekong is the world’s tenth largest river. Its catchment starts in Tibet at an elevation of 5,000 m and totals 795,000 km2 encompassing parts of China and Myanmar, one third of Thailand, the whole of Laos and Cambodia, and one fifth of Viet Nam. The lower Mekong basin starts at the ‘golden triangle’, the borders of Thailand, Myanmar and Laos, at an altitude of 500m, and covers some 77% of the total catchment area . The Mekong Delta is the area of the flood plains downstream of Kratie, Cambodia and covers 49,520 km2. The Vietnamese part of the Delta covers 39,000 km2, being 79% of the entire Delta.
4.1.2. Đặc điểm tự nhiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long
Sông Mê Kông là dòng sông lớn thứ mười trên thế giới phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng trên độ cao 5.000 m với một lưu vực rộng 795,000 km2 qua một số phần của Trung Quốc và Miến Điện (Myanmar), một phần ba của Thái Lan, toàn bộ Lào và Cam Pu Chia, và một phần năm của Việt Nam. Phần hạ lưu của lưu vực sông Mê Kông bắt nguồn tại "tam giác vàng", giáp với Thái Lan, Miến Điện và Lào, trên độ cao 500 m, và chiếm khoảng 77% diện tích lưu vực sông. Đồng Bằng Sông Mê Kông là một vùng đất ngập lụt nằm ở hạ lưu Kratie, Cam Pu Chia, chiếm khoảng 49.520 km2. Phần nằm tại Việt Nam chiếm một diện tích 39.000 km2, tức là 79% toàn bộ châu thổ này.Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
9h23'
The Mekong River receives the waters of a major tributary, the Tonle Sap, which is fed by the streams that drain into the Great Lake in the western area of Cambodia, at Phnom Penh. The flow in the Tongle Sap changes direction in the flood season when part of the flood waters of the Mekong River flow into the natural storage basin provided by the Great Lake. Immediately downstream of the Mekong-Tongle Sap, the Mekong River divides to form the Mekong and Bassac Rivers. A redistribution of flow takes place from the Mekong River to the Bassac River through the Vam Nao pass; further downstream at Vinh Long the Mekong branches out to form its estuary
Sông Mê Kông tiếp nhận nước từ một nhánh sông chính, sông Tonle Sap, dòng sông được Biển Hồ ở vùng miền tây Cam Pu Chia, tại Phnom Penh, cung cấp nước. Dòng chảy của sông Tonle Sap đổi hướng vào mùa lũ khi một phần nước lũ của sông Mê Kông chảy vào lưu vực chứa nước tự nhiên được cung cấp bởi Biển Hồ. Ngay sau đó tại hạ lưu Mê kông-Tongle Sap, sông Mê Kông chia nhánh ra và tạo thành sông Cửu Long và sông Bassac. Sự tái phân phối lại dòng chảy bắt đầu diễn ra trên sông Mê Kông tính từ sông Bassac chuyển qua Vàm Nao; tại cuối hạ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, các nhánh sông Mê Kông hình thành nên cửa biển.Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
9h30':
Apart from some isolated rock outcrops in the Long Xuyen Quadrangle, the relief of the Mekong–Bassac alluvium is flat; only along the northern border with Cambodia are land levels in the order of 1.50m above Mean Sea Level (M.S.L.): the average elevation of the Vietnamese part of the Delta equals about 0.80m +MSL. Nevertheless, the difference in microrelief affects the drainage conditions significantly. Starting in Cambodia, the Mekong, Tonle Sap and Bassac rivers flow in river beds bordered by natural levees and flanked by parallel depressions which serve as vast flood storage plains, often linked by small channels to the main rivers. During high floods, the upper part of the Delta, downstream of Kampong Cham and upstream of Can Tho, is submerged to depths of up to 4.50m locally. The combined action of sediment deposition and the sea have produced a slightly higher coastal belt, in which flooding is less severe
Là một phần của nền đá biệt lập lộ thiên của Tứ giác Long Xuyên, địa hình bồi tích Mê Kông - Bassac bằng phẳng; chỉ phần dọc theo biên giới phía Bắc Cam Pu Chia là có cao độ 1,5m so với Mực Nước Biển Trung Bình (Mean Sea Level - M.S.L.): là cao độ trung bình của phần trên lãnh thổ Việt Nam của châu thổ thêm khoảng 0.80m +MSL. Tuy nhiên, sự khác biệt của tiểu địa hình đã có ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng thoát nước. Bắt đầu từ Cam Pu Chia, các sông Mê Kông, Tonle Sap và Bassac chảy theo lòng sông tiếp giáp các con đê tự nhiên và song song với những vùng trũng hai bên sườn có vai trò như những vùng chứa nước lũ khổng lồ, và chúng thường nối với những kênh nhỏ. Trong suốt mùa nước lớn, trên vùng cao hơn của châu thổ, hạ lưu của Kampong Cham và thượng lưu của Can Tho, độ ngập cục bộ vào khoảng 4.50m. Sự kết hợp của trầm tích, cặn lắng và biển đã tạo ra một vành đai một vành đai nhỏ phía cao hơn, nơi mà lũ kém mãnh liệt hơn.Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
củ chuối nhỉ!!! các bác nói thật là em cũng quái có thời gian sửa nữa, xong là nộp luôn, dịch nhanh như anh cướp , bác nào chỉ giáo cứ chỉ, rồi em cũng dựa theo các bác hoặc tự sửa, nhưng chỉ đề cho vui thôi, vì đằng nào mai cũng nộp rồi, mất bò roài thì chuồng chỉ để cho du khách tham quan thôi ,Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
9h 47':
4.1.3. The Mekong Delta – water resources (Ref. 1)
The most predominant features of the natural water regime of the Delta are depicted in Figure 4 2. Both rainfall and river discharges have pronounced seasonal patterns, characterized by the alternate occurrence of periods with very high and very low rainfall/discharge values; both periods last roughly half a year. Periods of water surplus thus alternate with periods of water shortage
4.1.3. Châu thổ sông Mê Kông – Nguồn nước (Ref. 1)
Đặc điểm nổi bật của chế độ nước tự nhiên của vùng châu thổ này được mô tả trong Hình 4.2. Cả lượng mưa và lượng nước chảy của sông đều theo đặc trưng về mùa của vùng này, đó là sự luân phiên giữa hai giá trị rất cao và rất thấp của lựong mưa và lượng nước; cả hai giai đoạn chiếm gần một nửa năm. Các giai đoạn thừa nước do đó cũng luân phiên với các giai đoạn thiếu nước.Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
9h54':
Mean annual precipitation ranges from about 2,400mm in the western part of the Delta to 1,300mm in the central part and 1,600mm in the eastern part. The rainy season is from April till November in the western part of the Delta and from May till November in the rest.
During the periods of high discharges, the banks of the Mekong river system are overtopped, especially in Cambodia, on a large scale and the land is inundated. This inundation usually starts in July/August and ends in November/December. The considerable drop in river water levels further down the river system and the progressive increase of the river system, reduce the occurrence of inundations by the river downstream. Positive effects of flooding though are the deposition of sediments in the flood plains, enhancement of fish (re-)production, salinity repulsion and acidity flushing
Lượng mưa trung bình nằm trong khoảng 2.400mm ở miền Tây châu thổ, 1.300mm tại vùng trung tâm và 1.600mm tại miền Đông. Mùa mưa thì bắt đầu từ tháng Tư kéo dài đến tháng Mười Một tại miền Tây châu thổ và từ tháng Năm đến tháng Mười Hai tại phần còn lại.
Trong suốt khoảng thời gian nước lớn, hệ thống bờ sông Mê Kông đều vượt ngưỡng, đặc biệt tại Cam Pu Chia, một tỷ lệ lớn đất bị ngập lụt. Sự ngập lụt này thường bắt đầu vào tháng Bẩy/Tám và kết thúc vào tháng Mười/Mười Hai. Sau đó, mực nước sông giảm đáng kể đã làm giảm sự tăng mực nước của hệ thống sông, nhất là sự ngập lụt tại vùng hạ lưu sông. Mặt tích cực của lũ chính là bồi tích phù sa của nó đã làm tăng sự màu mỡ của đất, làm tăng nguồn cá và giảm độ phèn, mặn của đất.Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
10h 02:
Flooding in the north is aggravated by high rainfall. In the south, excess rainwater also leads to large-scale inundation of the land outside the river-flooding zone, particularly in the south-western part of the Delta where drainage is poor. Little inundation occurs in areas with favorable natural drainage outfall conditions, such as higher river levee areas and areas with good tidal drainage conditions. Inundation always lasts longest in the poorly drained depression areas, often until December/January. At the beginning of the monsoon the rain can normally be accommodated through soil water storage but, typically in June/July, when field capacity is reached water tables rise in to the root zone. Further rain leads to full saturation of the root zone (water logging) followed by inundation. Large areas remain waterlogged and inundated for most of the rainy season. Only the better drained soils, naturally or man made, escape these conditions. At the end of the rainy season, evapotranspiration exceeds rainfall, soils fall dry, soil moisture is depleted and groundwatertables fall. Improved drainage enhance these processes and helps achieve early root zone aeration.
Sự ngập lụt tại vùng miền Bắc càng nặng nề thêm bởi lượng mưa lớn. Tại miền Nam, mực nước mưa quá ngưỡng đã tạo ra một vùng ngập lụt quy mô lớn tại vùng biên của vùng bị lụt bởi sông, đặc biệt tại vùng phía Tây Nam của châu thổ nơi mà hệ thông thoát nước kém. Một vài ngập lụt nhỏ cũng xảy ra tại một số vùng mà hệ thống cửa thoát nước tự nhiên khá tốt, như những vùng đê sông cao hơn và một số vùng có tình trạng thoát nước kiểu thuỷ triều tốt. Sự đọng nước còn duy trì tiếp tục một thời gian dài trong những vùng đất thấp có hệ thống thoát nước kém, thường cho đến tận tháng Mười Hai/tháng Một. Vào đầu mùa gió mùa, những cơn mưa thường có thể bị hạn chế bởi sự chứa nước của đất, điển hình là vào tháng Sáu/tháng Bẩy, khi vùng có thể chứa nước chạm mực nước ngầm đang dâng lên vùng rễ cây. Sau đó, những cơn mưa sẽ dẫn đến sự bão hoà nước tại vùng rễ cây tiếp sau sự ngập úng. Những vùng đất rộng vẫn giữ tình trạng no nước và bị ngập úng trong hầu hết mùa mưa. Vào cuối mùa mưa, sự bốc hơi nước chiếm ưu thế hơn so với mưa, đất trở nên khô hơn, hơi ẩm rút ra và mực nước ngầm lại giảm. Việc cải thiện hệ thống thoát nước sẽ giúp cải thiện tiến trình này và giúp sớm đạt được sự thông thoáng cho vùng rễ câyHoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
10h20 :
A separate flood problem is the hazard of flooding by seawater which occurs on land along the coast or the main estuaries.
The monthly average discharge downstream of Phnom Penh is presented in Figure 4 3. Maximum discharges lie around 35,000m3 in September whilst lowest discharges lie around 2000-2,500m3 in April.
Another important feature of the Delta water regime is the tidal fluctuation of the surrounding seas. The tide of the East Sea is predominantly semidiurnal, with an amplitude of some 2.50-3.00m. The tide of the Gulf of Thailand, however is mostly of the diurnal type, while its amplitude is only some 0.40-1.20m. The tidal effects of the East Sea have a significant influence on the river and canal water levels in the coastal zone and also on the area along the main Mekong branches all the way up into Cambodia. Furthermore water levels are influenced by an annual cycle of sea level fluctuations of several decimeters, with lows in April/May and highs in November/December
Một mối nguy về ngập lụt khác là sự đe doạ ngập úng bởi nước biển đối với những vùng đất dọc theo bờ biển hoặc ở những cửa biển chính.
Lượng nước trung bình hàng tháng tại vùng hạ lưu Phnom Penh được giới thiệu ở Hình 4 3. Lượng nước tối đa vào khoảng từ 35.000m3 trong tháng Chín và mực nước tối thiểu vào khoảng 2000-2.500m3 trong tháng Tư.
Một đặc điểm quan trọng khác của chế độ nước vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là sự thất thường của thuỷ triều tại những vùng ven biển. Thuỷ triều tại vùng Biển Đông là chế độ bán nhật triều, với biên độ khoảng 2,50-3,00m. Thuỷ triều tại Vịnh Thái Lan, lại hầu như là chế độ nhật triều với biên độ chỉ vào khoảng 0.40-1.20m. Tác động thuỷ triều của Biển Đông đã gây một ảnh hưởng rõ rệt đến mực nước sông và kênh tại những vùng ven biển và cả những vùng dọc theo những nhánh chính của sông Mê Kông cho đến tận Campuchia. Hơn nữa, mực nước cũng bị ảnh hưởng bởi vòng dao động tuần hoàn hàng năm của mực nước biển vào khoảng vài decimet, ở mức thấp vào tháng Tư/tháng Năm và mức cao vào tháng Mười Một/tháng Mười Hai.Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
lại tiếp tục nhé
10h41':
4.1.4. Soil characteristics
The Mekong Delta was created by deposition of fine sediments of fluvial and marine origin. The top layer consists of very soft clay of varying thickness on top of layers of soft to stiff clay or sandy silt to silty fine sand. Only at the border with Cambodia a narrow belt of older sediments is found consisting of old granite and limestone rock outcrops together with white clays of Pleistocene age
Đồng bằng Sông Mê Kông đã được tạo ra bởi sự lắng đọng của trầm tích mịn có nguồn gốc sông và biển. Lớp trên cùng cấu tạo bởi đất sét rất xốp với độ dày khác nhau hoặc bùn cát cho tới cát bùn mịn. Chỉ phần ở biên giới với Cam Pu Chia, trên vành đai hẹp của trầm tích cổ là tìm thấy cấu tạo đá granit cổ và đá vôi cùng trồi lên cùng với đất sét trắng thuộc kỷ PlêitoxenHoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
-
Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"
Một số bài viết tham khảo:
Phạm Phan Long
MekongForum - Diễn Đàn Cửu Long
Mekong, kho tàng sinh học trù phú thứ nhì của địa cầu, phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng có một lưu vực rộng 790.000 km2. Hàng năm Mekong đổ ra biển 475 tỉ mét khối nước (BCM) và 250 triệu tấn phù sa [1]. Bên dưới Vân Nam, lưu vực sông Mekong là nơi cư ngụ của 60 triệu người; dân số này bao gồm gần hết dân số Lào và Cam Bốt, một phần ba dân số Thái và một phần tư dân số Việt Nam. Hệ sinh thái và chu trình thủy vận của dòng sông này đang bị đe dọa bởi những dự án khai thác đại quy mô ở thượng nguồn gồm việc khai thác 37.000 MW thủy điện tập trung tại Trung Quốc và Lào, và dự án chyển 8.8 BCM nước tại Thái Lan. Thủy điện sản xuất ra sẽ dùng phát triển kỹ nghệ Vân Nam, củng cố nền kinh tế Bangkok và tạo nguồn thu nhập to tát cho chính phủ Làọ Trong khi đó, dân chúng Cam Bốt và Việt Nam sống tại hạ lưu, được một lời "hứa hẹn" là các cơn lụt lội 10 năm hay nhỏ hơn sẽ được kiềm chế.
Không lấy đó làm tin vui, vì những kẻ sinh thành tại Châu Thổ Mekong (CTSCL) biết rằng các trận lụt nhỏ là phúc lành, không phải là tai họa đối với họ. Dân cư vùng biển hồ Tonle Sap và CTSCL đại đa số là nông dân và ngư phủ nghèọ Họ đã tồn tại sau bao lũ lụt, không những 10 năm, 100 năm, mà cả 1000 năm không phải nhờ đến con đập hay dự án chuyển nước nào. Sự sống của họ đã gắn bó với dòng sông này và chu trình lụt-hạn tự nhiên suốt cả lịch sử sinh tồn của dòng giống. Dưới chân thác Khone, sông Mekong chỉ còn 500 km nữa trước khi ra biển và trở nên hiền hòa chảy trên một vùng địa thế bằng phẳng gồm Biển Hồ Tonle Sap và CTSCL gọi chung là Bình Nguyên Mekong. Nơi đây, Biển Hồ là khối nước ngọt lớn nhất của vùng Đông Nam Á, bao phủ 27.000 cây số vuông vào mùa khô và nâng lên đến 150,000 cây số vuông vào mùa lũ. Biển Hồ có tác động điều hòa lưu lượng cho sông Mekong. Biển Hồ và sông Mekong cống hiến hàng trăm ngàn tấn ngư sản và dáp ứng được 80% chất đạm [protein] cho dân cư Cam Bốt và Việt Nam sống trên vùng bình nguyên nàỵ CTSCL tại Việt Nam còn sản xuất được 14 triệu tấn lúa, 4 triệu tấn đã được xuất cảng vào năm 1998. Nền ngư nghiệp của Biển Hồ và bông nghiệp của CTSCL là những bộ phận sinh tử của nền kinh tế quốc gia Việt Nam và Cam Bốt.
Dân cư CTSCL đã quen với lũ lụt và nhận ra những phúc lành mà chúng mang lại như: Phù sa màu mỡ và nước tưới về với ruộng đồng, cũng như những cánh rừng ngập nước theo mùa cho các loài chim cá tìm về kiếm ăn, sinh sản và ẩn náu. Nhờ vào lũ lụt mới có lượng nước lớn khả dĩ đủ để đánh phèn, rửa phèn và bao phủ cho acid nằm yên trong lòng đất. Do đó, lũ lụt không phải là tai họa mà chính những kế hoạch ngăn nước, giữ nước, và chuyển nước mới là mối nguy hiểm đối với dân cư. Sự thay đổi lưu lượng nước và giảm trọng tải phù sa của dòng sông này sẽ lập tức gây tác hại trên môi trường sống và đe dọa ngay nồi cơm, khúc cá, nguồn thực phẩm hàng ngày và kế sinh nhai của họ. Nếu các dự án khai thác hoàn tất, nền ngư nghiệp tại Biển Hồ Tonle Sap có lẽ sẽ không còn nữa, CTSCL sẽ trở thành một cánh đồng chua, nước ngầm chỉ còn là những dòng sông mặn, và duyên hải sẽ tan dần trước sóng vỗ của biển Đông. Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ đã đánh mất ngư nghiệp Châu Thổ sông Colorado, Ai Cập đã mất Châu Thổ sông Nile, Mekong là một dòng sông lớn cuối cùng ít bị chặn hãm và có thể là dòng sông lớn đầu tiên con người giữ khỏi rơi vào số phận này trên mặt địa cầu. Vì thế, nhiệm vụ bảo vệ Mekong không phải chỉ là của dân cư Châu Thổ, mà còn là của cả Lưu Vực và cả thế giới.
1. Những Thử Thách Hiện Tại của Châu Thổ
Vùng màu mỡ CTSCL tuy là vựa lúa của cả nước nhưng không hẳn là nơi dân cư sinh sống dễ dàng. Họ đã và còn đang phải hứng chịu nhiều thử thách cam go với chính "đất và nước" ở đó, mà việc khai thác thượng nguồn sẽ khiến gánh nặng này tăng phần khốc liệt, có thể biến thành thảm họa không lường nổi cho họ :
1.1 Đất phèn : Trong 4 triệu ha CTSCL tại Việt Nam, 1.6 triệu ha chứa chất phèn "pyrite" hay còn gọi là "acid sulphate soil (ASS), nghĩa là có chứa acid hay có tiềm tàng acid cả hai đều có hại cho việc canh tác. Người dân CTSCL cần lũ lụt để rửa phèn và giữ đất khỏi bị acid hóa. Việc rửa phèn này rất tốn kém công sức và cần đến rất nhiều nước, phải làm liên tục suốt mùa cấy và còn làm đi làm lại hàng năm như vậy [3]. Chính vì thế mà nông dân CTSCL không cho việc ngăn các trận lụt con là tin vui đối với họ.
1.2 Hạn hán : Mặc dầu không nằm dưới quỹ đạo của bão El Nino, Lưu Vực sông Mekong vẫn bị hạn hán hoành hành lâu hơn và lan rộng hơn bình thường. Dù vũ lượng trên lưu vực nói chung không sút giảm, nhưng mực nước tại các trạm Tân Châu và Châu Đốc đều hạ thấp dưới kỷ lục 73-năm suốt từ tháng 11, 1998 đến nay. Cùng lúc đó lũ đã không về, đây không phải là những dấu hiệu báo động nữa, mà là những tiếng chuông báo nguy mà Cam Bốt và Việt Nam phải cho là nghiêm trọng. Ta không thể đổ hết rủi ro này cho trời đất, mà phải theo dõi các hoạt động của con người. Không nguyên do nào được miễn trừ nữa cả, dù là khai thác thủy điện tại Trung Quốc hay Lào, chuyển nước tại Thái, phá rừng hay canh tác quá độ ngay tại châu thổ. Đây là điều các nhà khoa học phải lên tiếng với sự huy động cao nhất của ý thức trách nhiệm và trí tuệ.
1.3 Nhiễm mặn : Muối mặn đã lấn sâu vào lục địa, nồng độ muối trong nước tại Cà Mau đã lên đến 8-10 g/lit. Cả trăm ngàn ha đất sẽ bị đe dọa. Một khi đất đã hóa mặn lúa sẽ có thể mọc nhưng lúa sẽ lép [3], nông dân sẽ không thu hoạch được gì và sẽ mất hết cả công phu lẫn vốn liếng.
1.4 Ô nhiễm : Khi mực nước ruộng và nước ngầm rút xuống vào mùa khô sẽ làm đất phèn (FeS2) oxýt hóa thành acid rồi trôi theo mưa, lan tràn ra, gây ô nhiễm kinh rạch, hủy hoại sinh vật và hoa màụ Acid còn làm tan các khoáng chất có độc như arsenic, selenium, nhôm gây ô nhiễm các nguồn nước [9]. Dù ở nông độ thấp dưới 1 phần triệu (ppm), chất độc như arsenic khi xâm nhập vào vẫn tích tụ lại nhiều năm trong cơ thể trước khi tác động ra ngoài [10]. Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã cho đào 180,000 giếng cung cấp nước cho 23 triệu người ở Việt Nam. MekongForum đã chính thức cảnh giác UNICEF về việc phải theo dõi arsenic trong các giếng nước đó và hành động thích ứng để bảo vệ sức khỏe dân cư [11].
1.5 Nước biển dâng và nạn soi mòn duyên hải : CTSCL vốn là vùng đất thấp, từ 1 m dưới mặt biển đến 5 m trên mặt biển. CTSCL sẽ dễ bị ngập hại nếu nạn nước biển dâng lên thành sự thật. Trong nước đã có tường trình rằng mực thủy triều gần đây đã đo được 10 cm cao hơn bình thường. Khuynh hướng này đáng quan tâm vì duyên hải Việt Nam chống lại soi mòn được nhờ đất bồi của dòng Cửu Long mang xuống. Sự bảo toàn khối lượng phù sa là bảo vệ sự sống còn của miền duyên hải Nam Việt.
2. Những Tác động của Thủy Điện
Nhu cầu điện khí hóa sinh hoạt của 60 triệu người tại Lưu Vực Mekong và mức phát triển kinh tế nhanh chóng khiến các nước này phải lăn vào việc săn tìm năng lượng. Thủy điện là nguồn điện năng hiển nhiên và sẵn có của họ, vì thế khó lòng tránh khỏi bị khai thác triệt để. Sự vắng bóng của những ống khói cao và việc các nhà máy thủy điện không thả ra nhiệt dễ làm cho nhiều người ngộ nhận rằng thủy điện là nguồn năng lượng trong lành và ít tốn kém nhất của loài người. Sự thật thì không phải vậy ! Thủy điện đã gây ra rất nhiều tai hại nặng nề trên thế giới và bị dẹp bỏ tại nhiều quốc gia. Sau đây là ba bài học tai hại của thủy điện đáng chú ý; nhất cho dân cư CTSCL là : ngư nghiệp, môi sinh và phù sa :
* ngư nghiệp : Việc gây lụt ngập tại các vùng cá sinh sản sẽ ảnh hưởng đến thu hoạch những giống cá cần có chiều sâu thích hợp để sinh tồn. Ngập lụt bên ven bờ sẽ tác hại lên nơi sinh sống của cá con. Đập thủy điện ngăn chận việc di chuyển của cá xuống hạ nguồn kiếm ăn, và trở về thượng nguồn sinh đẻ khiến chúng bị diệt chủng, và hậu quả sẽ thất thoát đi 50%-70% thu hoạch ngư nghiệp. Việc chận giữ nước ở thượng nguồn vào mùa mưa và tăng lưu lượng mùa hạn sẽ làm mất số lớn diện tích rừng ngập theo mùa mà nền ngư nghiệp trù phú phải dựa vào đó mới có.
* Ô nhiễm không khí : Hồ chứa nước không phải vô hại mà ngược lại, là việc làm ngập lụt vĩnh viễn một vùng diện tích lớn rừng già, nơi trú ẩn ngàn năm an toàn của hoang thú. Sự tan rữa của cây cỏ trong vùng bị ngập sẽ nhả ra số lượng ô nhiễm vô hình (thán khí và mê tan) kéo dài hàng chục năm về sau, góp phần gây nóng địa cầu, thay đổi khí hậu và nâng cao mực nước biển. Ảnh hưởng gây nóng có thể lên đến 26 lần so với các nhà máy nhiệt điện cùng công suất.
* Phù sa: Đập thủy điện thường xây chắn ngang dòng sông cái để ngăn nước lại, vì thế sẽ chúng chặn đứng tất cả phù sa và lắng đọng lại tại các hồ chứa nước to lớn của chúng. Dù cho nước hồ vẫn được tháo ra qua các cổng thoát nước, kỹ thuật đó thực tế vẫn chưa giải quyết được nạn phù sa ứ đọng. Sự thất thoát sô phù sa màu mỡ này buộc nông dân Châu Thổ phải thay thế bằng cách dùng phân bón hóa học rất tốn kém cho những người vốn dĩ đã quá nghèo nàn. Việc dùng phân bón hóa học tự nó còn là một điều nguy hiểm cho người sử dụng thiếu kiến thức kinh nghiệm và cho môi trường trong vùng đó nữa.Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú