Có bác nào nghiên cứu về vấn đề này chưa nhỉ? Hiện tại tôi đang làm một taluy có độ cao khoảng 8m, độ dốc khá lớn 70% ai có giải pháp gì không? Xin cho ý kiến!!!
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Taluy trên núi đá!
Collapse
X
-
Ðề: Taluy trên núi đá!
Nguyên văn bởi haydoi_dayCó bác nào nghiên cứu về vấn đề này chưa nhỉ? Hiện tại tôi đang làm một taluy có độ cao khoảng 8m, độ dốc khá lớn 70% ai có giải pháp gì không? Xin cho ý kiến!!!Last edited by giangsd; 05-11-2005, 01:20 PM.
-
Ðề: Taluy trên núi đá!
[QUOTE=Mecbo pump]
Shotcrete cần phải có máy bơm bê tông và hệ thống phun phụ trợ khác (cần nâng, vòi phun, ống phun, ống dẫn phụ gia, bơm phụ gia, hệ thống định lượng...) khi bạn phun.... với bụi của phụ gia (thường là phụ gia Sika) rất độc nên rất nguy hiểm nếu bạn khg trang bị mặt nạ.
Dear MECPOPUM,
Qui trình công nghệ và thiết bị thi công có ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực xây dựng hiện đại, những vấn đề bác Mecpopum đưa ra như: Shotcrete cần phải có máy bơm bê tông và hệ thống phun phụ trợ khác (cần nâng, vòi phun, ống phun, ống dẫn phụ gia, bơm phụ gia, hệ thống định lượng...)… bụi của phụ gia (thường là phụ gia Sika) rất độc nên rất nguy hiểm nếu bạn khg trang bị mặt nạ…chỉ phù h ợp v ới h ình th ức xây dựng thủ c ông. Hãy hình dung môt cách đ ơn giản rằng khi bạn ra công trư ờng thì điều đơn giản bắt buộc là phải có nón bảo hiểm và khi bạn bơm b ê tông mà không muốn dùng máy bơm ( v à ống b ơm…n ữa ..???...) th ì …..tốt hơn là anh em chúng ta đi nhậu đi… hay chuyển nghề làm ca sĩ cũng đ ược…hihi.
Thiết kế & thi công Shotcrete đòi hỏi một chút Pro. nhưng không phức t ạp như bác Mecpopum nghỉ đ âu. Một taluy trên núi đá có độ cao khoảng 8m, đ ộ d ốc ~ 70% th ì có gì đ âu mà không thể. Mình đã thiết kế cho nhà thầu Thailan thi công thành công với chiều cao và độ dốc cuả những dự án lớn hơn rất nhiều so với bạn nghỉ đấy.
N ếu vì qui mô cuả dự án nhỏ thì quên nó đi, nhưng nếu đủ lớn để các nhà thầu quốc tế có thể quan t âm đấu thầu thì bạn contact với mình nhé, mình sẽ giúp bạn công nghệ và danh sách các nhà thầu trong và ngoài nước rất cừ trong lĩnh vực nầy đấy…
M ình đoán là bác đã từng tham gia lĩnh vực nầy rồi…dù sao thì photographs cuả bác rất đẹp....
Thanks.
Ghi chú
-
Ðề: Taluy trên núi đá!
To Frendship!
Bạn có thể cho load một số sách nói về công nghệ này được không? Nếu có cả danh sách các nhà thầu trong nước và nước ngoài thì càng tốt! Nếu không mail cho tôi theo địa chỉ minhduc@anhnguyen.com.vn.
Cảm ơn bạn rất nhiều!Chú để anh!
Thôi bác để em!
Ghi chú
-
Ðề: Taluy trên núi đá!
Lạ thật đấy, ta luy cao có 8m, lại là đá thì ăn thua gì, chỉ cần đào cho đảm bảo độ dốc quy định tùy theo cấp đá (1:1, 1:0.75, 1:0.5...) là được, chứ cần gì bàn chuyện to tát thế. Hơn nữa còn chưa biết công năng, yêu cầu của nó mà đã shotcrete thì chết. Nếu cấp đá thấp, dễ bị phong hóa bề mặt, rời rạc thì lúc đó mới xét đến các biện pháp gia cố bề mặt mái dốc, nhưng có kết hợp với tường chắn mái bằng đá xây. Đó là những biện pháp rẻ tiền, đơn giản, nhưng hiệu quả đối với mái dốc đá. Các công nghệ như các bạn trình bày ở trên chỉ thích hợp với các loại mái dốc rất cao, các chỉ tiêu cơ lý của đá( đất) thấp, hoặc hầm... mà thôi.
Đây là quan điểm của mình, mong có phản hồi từ các bạn.
Ghi chú
-
Ðề: Taluy trên núi đá!
Độ dốc taluy 70% thì không phải là dốc đâu, bình thường đắo nền đường bằng đất C3-C4, taluy đắp đã là 1/1.5, nghĩa là độ dốc 66.67% . Hơn nữa mình không thấy chỗ nào nói là đất yếu. Tiêu đề là "Taluy trên núi đá" mà. Nếu là đất yếu thì phải nói rõ cả C, phi là bao nhiêu chứ.
Ghi chú
-
Ðề: Taluy trên núi đá!
Thế nên mình mới nói từ đầu, cần phải biết rõ yêu cầu về cái taluy của ôbg ấy. Trước hết đã kiểm tra ổn định chưa? Nếu ổn định toàn khối rồi, có vấn đề gì về xói lở bề mặt không? Các giải pháp thoát nước mưa thế nào?( Hệ thống rãnh đỉnh). Có yêu cầu về mỹ quan hay không, có điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn gì đặc biệt không.
Đúng như bạn Mecbo_pump, mình cũng chưa thấy phun gia cố hầm, cửa hầm mà không có phụ gia, chắc phải cùng nhau thọ giáo 1 người khác thôi.(mà mình chắc rằng kiểu gì cũng phải có phụ gia).
Ở VN cũng gia cố mái taluy đề phòng xói lở bề mặt đồng thời đảm bảo yêu cầu mỹ quan bằng cách xây các ô chữ nhật bằng BTCT, sau đó trồng cỏ vào, ví dụ như đoạn đường từ TP Đà nẵng đi cảng Tiên Sa,...
Ghi chú
-
Ðề: Taluy trên núi đá!
Nguyên văn bởi Mecbo pumpTo kthung
Thế thì ta phải hỏi lại ý tưởng của ông gì đấy lại mới được, nhưng tôi vẫn nhân đề tài này để đặt vấn đề với bác friendship về công nghệ mới của bác, vì thực sự mà nói, gia cố hầm hay taluy cửa hầm mà phun khg có phụ gia thì thật sự tôi khg biết, nên đành thọ giáo bác vậy,
Bác kthung có biết về vụ này xin chỉ giáo nốt, taluy nếu khg đòi hỏi cao về sạt lở hay nước trôi thì tôi thấy họ vẫn dùng phương pháp đổ bê tông dạng coffa trượt và xẻ rãnh...., có nơi dùng lưới ốp và đổ bê tông...
Bên Nhật tôi thấy họ đổ bê tông trên mặt taluy (đường sát núi) nhưng lại đặt vào đấy các ống gạch vuông và trồng cỏ vào đấy xem rất đẹp, còn mục đích gì khác thì chịu,Chú để anh!
Thôi bác để em!
Ghi chú
-
Ðề: Taluy trên núi đá!
Mái đá cần phải tính ổn định trước đã chứ. Nếu nó tự đứng được thì cần gì. Vấn đề là bác có sơ đồ các khe nứt và chỉ tiêu cơ lý của khe nứt hay không. Các bác nói phun vẩy thì cũng tốt, nhưng chỉ khi nào có đá phong hóa thì nên áp dụng, chứ nếu đá cứng bác bịt mất đường tiêu nước trong khe nứt của khối đá thì có khi còn nguy hiểm hơn.
Vấn đề là địa chất thôi vì vấn đề khe nứt và các chỉ tiêu của nó nói chung ít được để ý lắm.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú