phu gia..cho bê tông.hien nay trên thij trương..bay giơ co..rat nhieu loai..co loai.phu gia.cho chong tham..phụ gia dông kêt nhanh...phu gia đông kêt..châm..vay.cach su dung chung ra sao..nhi.cho hơp li...va co nhan hieu nao tin tuong..duoc ko xin moi nguoi mach giup cam on...
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
phu gia cho bê tông
Collapse
X
-
Ðề: phu gia cho bê tông
Anh có thể tìm sách " Phụ gia bê tông và Hóa chất Xây dụng", Nhà XB Xây dụng in 2003.
Tuy nhiên nếu câu hỏi của anh cụ thể hơn thì tôi có thể giúp trả lời anh cụ thể đuọc.Vi dụ anh quan tâm đến BT cọc khoan nhồi hay BT mác cao, hay quan tâm về độ chống thấm, v.v..GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
ĐT: 0913 555 194
-
Ðề: phu gia cho bê tông
ồ, phụ gia thì nhiều loại lắm, tùy từng nhu cầu sử dụng mà dùng, có loại phụ gia khi dùng ảnh hưởng đến nhiều tính năng của bê tông lắm. nếu cậu làm thiết kế hay thi công gì thì cứ bảo nhà cung cấp cung cấp cái chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. tôi thấy thằng SIKA có nhiều loại phụ gia hay lắm đó.
Ghi chú
-
Ðề: phu gia cho bê tông
Bạn có thể xem thêm các tài liệu về công nghệ bêtông của các tác giả VN và nước ngoài, các tiêu chuẩn (ASTM, TCVN, BS...) và các brochure của SIKA, MBT,... để biết thêm.Tuy nhiên nguyên tắc chung là:
- Muốn tăng cường độ Bêtông: giảm lượng nước trộn -> tăng tỷ lệ N/X -> tăng cường đô. Do đó bạn tham khảo các hãng phụ gia để có loại phụ gia có giá thành thấp nhưng đáp ứng độ giảm nước yêu cầu. Ở VN hiện nay, với các loại phụ gia hiện có và đk chất lượng vật liệu ở ta có thể thiết kế bêtông mác 1200 kg/cm2 (1D=400).
- Phụ gia chậm ninh kết: dùng cho betông mác rất cao hoặc trạm trộn bêtông ở xa công trình để kéo dài thời gian đông kết để kịp: trộn - vận chuyển - đổ - đầm nén
- Phụ gia đông kết nhanh: dùng để đông kết nhanh cho bêtông để tránh hư hại bêtông khi nhiệt độ thấp (xứ lạnh) hay dùng sửa chữa cầu đường cần sớm đưa vào sử dụng hay lấp giếng khoan hoặc tháo khuôn nhanh. Loại này ít dùng ở ta.
- Chống thấm: ngoài các loại đặc biệt giảm sự mao dẫn của betông, tạo các mầm kết tinh, trương nở... chủ yếu ta dùng phụ gia giảm nước để giảm tỷ lệ N/X để betông đặc chắc hơn -> chống thấm.
- Ngoài ra còn có rất nhiều loại phụ gia khác nữa nhưng ít dùng tôi không nêu ra ở đây.
Cuối cùng, bạn nên lưu ý rằng phụ gia không phải là tất cả. Múôn sử dụng hiệu quả phải có sự hiểu biết đầy đủ và đặc biệt là phải thi công đúng cách, nếu không chỉ là phí tiền vô ích (vd dùng phụ gia để tăng cường độ bêtông mà không giảm nước trộn thì sẽ không có tác dụng mà còn có thể gặp trường hợp quá liều (overdosage) -> bêtông chậm hoặc kéo dài tgian ninh kêt...)
Ghi chú
-
Ðề: phu gia cho bê tông
Kinh nghiệm cho thấy rằng :
1) Bề dày của bê-tông ít nhất là 30cm, ít hơn nước ngầm sẽ mang bùn vào bên trong bể (bùn có kích thước nhỏ hơn các lỗ hỗng của bê-tông);
2) Tỉ-lệ cốt thép cao (ít ra cũng 0.4% so với bê-tông), bê-tông cũng chỉ nên cho làm việc với ứng suất thấp (khoảng 60%), mục đích là giảm độ hở của các vết nứt;
3) Dùng phụ gia chống thấm (thixo) chỉ đãm bảo được 10 năm, nên dùng một màng chống thấm bằng plastique (isobutyl chẳng hạn) dán bên ngoài thành bể (và bên dưới luôn nếu nó tiếp xúc với đất). Cần ghi rõ trong điều kiện sách là bạn kiểm-soát bê-tông tươi tại nơi trộn, thầu khoán phải đưa cho bạn tờ giấy đãm bảo về chất lượng của bê-tông thixo.
Ghi chú
-
Ðề: phu gia cho bê tông
- Nói chung, các pp quét, dán các lớp chống thấm chỉ nên là biện pháp bổ sung vì rất khó bảo đảm thi công đạt chất lượng trên một bề mặt rộng lớn. Ngoài ra, nhiều loại phụ gia, đặt biệt là phụ gia gốc hữu cơ rất dễ bị lão hóa theo thời gian.
- Do đó biện pháp chính vẫn là dùng bêtong đặc chắc, giảm độ lỗ rỗng, mao dẫn và kích thước mao dẫn. Muốn vậy phải thiết kế bêtong theo mác chống thấm (mác này tùy theo cột nước áp).
. Đầu tiên là chọn cốt liệu đặc chắc, độ sạch cao.
. Ximang chọn theo bền sunfat (nếu bể chứa hoặc đất bên ngoài ăn mòn sunfat) hay nhiệt thủy hóa thấp (nếu đổ khối lớn)
. Dùng phụ gia giảm nước để giảm tỷ lệ N/X. Có thể sử dụng kết hợp các phụ gia tạo mầm tinh thể, tạo gel... để lấp các mao dẫn.
. Thiết kế cấp phối hợp lý bảo đảm vừa cường độ và chống thấm, thử nghiệm để điều chỉnh.
. Lưu ý vấn đề đầm nén, mạch ngừng, qui trình làm mặt, bảo dưỡng...
Các vấn đề trên chỉ là tổng quát, từng tường hợp cụ thể sẽ có giải pháp riêng. Nếu bạn ở TP HCM, mình có thể hỗ trợ bạn vấn đề thiết kế cấp phối, qui trình làm mặt, bảo dưỡng.
Ghi chú
-
Ðề: phu gia cho bê tông
- Độ chống thấm BT truoc đây được thử nghiệm theo TC bắt chước Liên xô,phan chia ra các cấp độ B4 cho đến B12 (ví dụ thế). Nói nôm na, chữ B là viết tắt BODA (tiếng Nga là Nước), nay thì Tiêu chuẩn Nga lại sính dùng tiếng Anh (Water), nên đổi ký hiệu là W4 chẳng hạn.
- Nếu một loại BT có độ chống thấm cấp B4 thì được hiểu là phải có áp lực cột nươc cao đến 40 m mới có thể thấm qua mẫu thử.
- Nếu bạn dùng BT có các Phụ gia siêu hóa dẻo chậm ninh kết như Sikament R4 hay Phụ gia siêu hóa dẻo tăng cường độ cao sớm như Sikament NN. thì thông thường sẽ có BT với độ chống thấm cấp B7, nghĩa là chịu được áp lực cột nước cao 70 m mới thấm qua được mẫu thử.
- Nếu bạn muốn cấp chống thấm đến B12 thì phải dùng kết hợp 1 Phụ gia siêu hóa dẻo châm ninh kết như Sikament R4 và bột MicroSilika (còn gọi là Silicafume). Công trình ven biển chịu ăn mòn nước mặn cũng chỉ cần đén cấp B12 là quá tốt.
- về cái Bể của bạn thì như nhiều bạn đã góp ý,
+ cần có đủ chiều dầy tầng bảo hộ,
+ tăng cấp độ chống thấm của BT
+ lót đáy nền trước khi đổ BT bằng tấm PVC
+ tại những chỗ vết dừng thi công, cần phải xử lý bề mặt cẩn thận, dùng lớp quét vữa epoxy chẳng hạn
+ quét 3 lớp nhựa đường nóng lên bề mặt ngoài BT trước khi lấp đất, nếu bể chìm trong đất.
+ nếu bể chứa nước ăn , phải dùng 1 lớp sơn đặc biệt , ví dụ Sikatop 121. phù hợp với Tiêu chuẩn nước ăn Châu Au., sơn bên trong bể
+ cấp bê tông từ 25 MPa trở lên (mẫu trụ tròn)
Chúc bạn thành công
NVTGS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
ĐT: 0913 555 194
Ghi chú
-
Ðề: phu gia cho bê tông
Nhất trí với anh reklei rồi, tôi nói lệch mất chủ đề . xin nói thêm là có TC của Bộ XD về chống ăn mòn CT vùng biển. Viện IBST đã thử nghiệm về độ thấm ion cho Bt của cầu Bãi cháy.
Nhưng hình như cái bể của anh gì là bể đựng nước nhỉGS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
ĐT: 0913 555 194
Ghi chú
-
Ðề: phu gia cho bê tông
to nguyen van hung: cậu còn phải xem xem cái thiết kế ấy có đảm bảo yêu cầu chống thấm được không rồi hãy làm theo. nếu họ quy định đầy đủ các yêu cầu chống thấm, chịu lực rồi thì cứ yên tâm mà làm thôi. nhưng mà cái bể của cậu nó bao nhiêu khối nước, sử dụng để chứa nước sạch hay nước có hóa chất, nhiệt độ của nước trong bể có yêu cầu gì đặc biệt không,... chú ý khi thi công bể lớn thì xem thiết kế họ có sử lý mạch dừng bê tông không? cái món này hay bị thấm lắm đáy.
Ghi chú
-
Ðề: phu gia cho bê tông
Nguyên văn bởi chauphan- Nói chung, các pp quét, dán các lớp chống thấm chỉ nên là biện pháp bổ sung vì rất khó bảo đảm thi công đạt chất lượng trên một bề mặt rộng lớn. Ngoài ra, nhiều loại phụ gia, đặt biệt là phụ gia gốc hữu cơ rất dễ bị lão hóa theo thời gian.
...
Lớp sơn polyme... (hay polyurethane...) chỉ là phụ sơn bên trong thôi, khi bên ngoài không được che chở, nước len vào vết nứt và vào tận bên trong thì 5-10 năm sau, sơn sẽ tróc đi.
Ðây là cái lỗi mà tôi đã gặp phải cách đây 15 năm : dùng phụ gia, vữa Sika bên trong mà không dùng màng chống thấm bên ngoài.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú