QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phải dám so mình với thế giới bên ngoài.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phải dám so mình với thế giới bên ngoài.

    Mình xin mượn bài viết của PGS. TS Phạm Duy Nghĩa được đăng trên báo Tuổi Trẻ để chúng ta cùng suy ngẫm nhé:


    Đại học Quốc gia TP.HCM - một trong những ĐH Việt Nam có điều kiện để xây dựng thành ĐH ngang tầm khu vực và thế giới - Ảnh: Như Hùng
    TT - Từ mười năm nay tôi đón Ngày nhà giáo như đón gió đông về. Những bó hoa, những lời chúc chen giữa những thế hệ học trò nhọc nhằn mưu sinh.
    Người ta trở nên nhiều lời một đôi ngày, để rồi “lối cũ ta về”, chỉ còn lại vô vàn lời chất vấn cho ngành giáo dục. Từ sách giáo khoa cho đến đồng phục đại học, sức ép cải cách sự dạy và học đã nổi đầy trên mặt báo.
    Không muốn góp thêm lời phàn nàn, không mơ ước sự kỳ diệu của Gióng, bài viết dưới đây góp vài thiển nghĩ tản mạn vì những trường đại học xứng đáng cho thế hệ con cháu chúng ta...
    Yếu vì chưa bao giờ dám so mình
    Các trường đại học nước ta yếu, yếu vì chúng ta chưa bao giờ dám so mình với thế giới bên ngoài. Không thể lọt vào danh sách 55 trường có uy tín ở Đông Nam Á, hi hữu có bài nghiên cứu đăng đàn quốc tế, hàng trăm trường đại học VN trở thành “ngoại hạng” chẳng thể so sánh với ai. Để ganh đua giành giật lấy thịnh vượng thời nay, ngoài cơ bắp, một dân tộc chỉ mạnh nếu có trí tuệ.
    Nếu 180 người dân sẽ có một nhà kinh doanh, khi ấy tương lai của đất nước này tất yếu phải nhờ cậy vào sự lèo lái thông minh của giới doanh nhân, trí thức và quan chức. Đã quá muộn để so chúng ta với thế giới bên ngoài, và cũng đã quá muộn để suy nghĩ về những cái nôi dung dưỡng nên những người quản trị đó cho xã hội tương lai.
    Không chỉ thiếu tiền, thiếu cả không gian sáng tạo
    Chen lấn trong số phụ huynh đầy ưu tư tìm kiếm thông tin trong các triển lãm đại học Anh, Hoa Kỳ, Đức, Singapore và thậm chí triển lãm của vô số đại học từ Trung Hoa lục địa trong vài tuần qua, tôi hiểu người VN không chỉ thiếu tiền mà thiếu cả dũng khí dám nhìn thẳng vào sự thật để từng bước tìm cách xây dựng các đại học đẳng cấp cho tương lai.
    Hàng triệu đôla Mỹ tần tảo tích góp được chuyển ra nước ngoài để mua lấy chữ nghĩa cho con cháu mai sau. Việc ấy dễ hiểu, song cũng cho thấy rõ nước ta không có một đại học có đẳng cấp không phải chỉ bởi thiếu tiền.
    Một Vụ Đại học lo lắng cho các trường đến mức nghĩ thay cho họ từ chương trình khung đến định hướng giáo khoa, giáo án đã làm giảm đáng kể sự tự tin của các đại học VN. Thậm chí có quan chức đầu ngành giáo dục cẩn thận soi xét tính mới của từng luận án tiến sĩ, bất chấp kết luận của các hội đồng chấm.
    “Một người ốm bắt cả làng uống thuốc”, lo sợ vài nhà giáo làm sai, người ta tìm đến sự can thiệp rộng khắp. Nhà trường, nhà giáo thiếu đi sự tự tin, thiếu sáng tạo, thiếu cạnh tranh, và thiếu cả trách nhiệm với người học.
    Cũng như khoán 10 trong nông nghiệp, cần trả lại sự tự quản cho trường và tự do nghiên cứu giảng dạy cho nhà giáo cũng như hối thúc cạnh tranh giữa họ. Khi ấy trường phải chăm chút cho người học xứng đáng với đồng học phí họ đã bỏ ra. Nếu không làm như vậy thì ngân sách cho giáo dục năm nào cũng gia tăng; song những cây đu đủ đực vẫn được bón thêm phân mà chẳng thể kết trái.
    Các giảng đường ở VN hao hao giống các lớp học phổ thông với bục giảng dành cho thầy cao hơn chỗ ngồi của học viên. Đại học chưa trở thành nơi tự học. Nếu vài tuần sau khi một cuốn giáo trình vừa được xuất bản ở Mỹ, người ta có thể dễ dàng mua được trong các sạp sách ở Đại học tổng hợp Thammasat của nước láng giềng Thái Lan, người học VN chưa quen với việc học toàn cầu mà chỉ chăm chú ghi chép và nhắc lại lời thầy giáo.
    Hiệp hội đại học và định chuẩn
    Bên cạnh gia tăng sự tự quản, việc giám sát các trường đại học nên từng bước chuyển sang cho các hiệp hội đại học và hội nghề. Ví dụ, nước Mỹ có hơn 200 trường dạy luật, song chỉ 190 trường được Hiệp hội Các trường dạy luật và Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ công nhận khi đáp ứng tiêu chuẩn về: (1) chương trình giảng huấn, (2) qui trình tuyển chọn giáo viên, (3) số lượng giáo viên trên tổng số sinh viên, (4) qui trình tuyển chọn sinh viên, (5) các điều kiện về cơ sở vật chất, và đặc biệt (6) tiêu chuẩn về thư viện.
    Trường sẽ không được công nhận nếu có quá 30 sinh viên trên một giáo sư (cách qui đổi như sau: cứ một phó giáo sư tính tương đương với 0,7 giáo sư, trợ giảng 0,5 và nhân viên hành chính 0,2). Tuy so sánh là khập khiễng, song đối chiếu với thực tế đào tạo luật ở VN mới thấy các trường ở ta “ngoại hạng” đến mức nào.
    Một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp năm 2005 cho thấy trung bình một thầy cô phải giảng huấn 101 sinh viên, cá biệt có nơi đào tạo 4.000 sinh viên luật mà không hề có một giáo viên chuyên trách (tạp chí Khoa Học Pháp Lý, 5-2005, tr. 55).
    Thế mới biết bắt cả làng uống thuốc chưa thể mang lại hiệu quả bằng sự tẩy chay của hiệp hội và người đi học; cạnh tranh mới là kỷ luật khắc nghiệt nhất buộc các trường phải phục vụ người học.
    Tư duy tự học
    Nếu vị trí trang trọng nhất của Đại học Harvard, MIT là các thư viện, của Stanford là một nhà thờ cổ kính, bạn sẽ thường thấy đằng sau cổng trường đại học ở VN sừng sững các khu hiệu bộ và nhà điều hành. Sách vở nghèo nàn, ghế gỗ cứng và chật hẹp, thời gian mở cửa chẳng khác giờ hành chính làm cho thư viện ở nước ta chẳng khác công sở là bao.
    Người ta bảo trí thức nghĩa là người hiểu biết và dùng trí hiểu biết của mình thức tỉnh xã hội. Ngơ ngác trước thời thế mới, không hiếm khi người ta đóng cửa trong những quán tính cũ mà làm cho nền đại học VN ngày càng dị biệt với bên ngoài. Biết ơn lắm những bó hoa dành cho nhà giáo và ước ao những người mong chờ cải cách không còn cảm thấy cô đơn trong cái chớm lạnh mùa đông.

    PGS. TS PHẠM DUY NGHĨA

  • #2
    Ðề: Phải dám so mình với thế giới bên ngoài.

    ý kiến rất xác đáng, em ko còn gì để nói thêm. Hi vọng 5 năm sau có 1 trường DH đẳng cấp QT ra đời ở VN
    Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Phải dám so mình với thế giới bên ngoài.

      Học sinh Việt Nam chưa có tư duy tự học, vì từ nhỏ đã học theo kiểu đó rồi. Vì thế, muốn có 1 trường đại học tầm cỡ quốc tế tại VN, thì cần phải có một hệ thống giáo dục từ cơ sở tầm cỡ quốc tế cơ. Cho nên ztm hy vọng 5 năm sau sẽ có là hơi ít, theo mình, ít nhất cũng phải là 15 năm. ( Đi kèm theo nó là một loạt cơ chế chính sách thay đổi theo)

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Phải dám so mình với thế giới bên ngoài.

        Năm 1976 tôi đã nghe qua Việt Nam mình sẽ bắt kịp Nhật Bản trong kế hoạch 5 năm. Tôi nghĩ chắc 10 năm thì thực hiện được. Từ đó đến này là gần 30 năm, mình chưa bằng Thái Lan.
        Năm 1979 Trung Quốc bắt đầu kế hoạch hiện đại hóa. 26 năm sau, Trung Quốc có khoảng 200000 sinh viên ngành kỷ thuật hằng năm theo thống kê của Times. Sinh viên Trung Quốc sang Mỷ, Anh, Pháp, Nhật rất nhiều. Trường Bejing củng nồi đình nổi đám gần đây.
        Theo kinh nghiệm thực tiển cách làm việc ở nước mình, mà nói và làm là 2 chuyện xa như trời với đất, lạc quan nhất củng phải 30, 40 năm nừa mới có hy vọng, với điều kiện các quan lớn vể hưu, cho đám trẽ mạnh dạn làm việc.
        Last edited by sinhvienmoi; 24-11-2005, 03:11 PM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Phải dám so mình với thế giới bên ngoài.

          Hiện tại ĐH quốc gia TP HCM có 1 trường thành viên là đại học Quốc tế, đóng học phí theo QT nhưng chất lượng giảng dạy theo VN, trường không có cả 1 phòng thí nghiệm. Như thế thì còn lâu trình độ đại học của VN mới bằng được các nước.

          Một điều mà các SV Việt Nam thiếu đó là tài liệu học tập, các giáo trình của chúng ta đã soạn quá lâu, các sách mới xuất bản của nước ngoài SV Việt nam không có cơ hội tham khảo. Muốn tìm một quyển sách về chuyên ngành của nước ngoài rất khó khăn. chủ yếu là nhờ những người đi nước ngoài mang về, sau đó phôt để sài. trong khi đó các sách mới của các trường ĐH của mỹ dễ dàng mua tại Thái Lan.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Phải dám so mình với thế giới bên ngoài.

            Một trong những việc phải làm là tạo nên một thư viện tầm quốc-gia, và tạo một thư viện tại mỗi đại học. Dĩ nhiên là rất tốn kém, ngoài tiền mua sách, còn phải tuyển nhân viên, trình độ Tiến-sĩ trở lên là thường gọi là người đọc (lecteur), mục đích là chỉ trình bày những quyển sách có giá trị, đồ tào lao thì bỏ đi để khỏi mất giờ sinh-viên, và nhà khảo cứu.
            Mới năm ngoái đây, dân Anh quốc rất hãnh diện xây được một thư viện (nghe nói khoảng trên 5 triệu cuốn sách và tài liệu...), điều đó để cho các bạn thấy là họ rất quý trọng sách vở, tôi nhớ thuở còn đi học, bước vào Bibliothèque Royale Albert (Bruxelles), là lé luôn. Thật vậy, họ có một hệ thống tìm tài liệu rất tân tiến dành cho sinh viên và nhà khảo cứu (không tốn tiền, xưa thì xài fiche, bây giờ xài PC), xong mình ghi mã số cuốn sách, giao cho nhân viên, và về bàn mình đã chọn (cho số bàn), nếu cuốn sách của mình đã được tìm xong thì đèn trên bàn của mình bật cháy để bào hiệu cho mình lại quày lấy sách...
            Ngoài ra kiến trúc cực kỳ sang trọng, tất cả tiền bạc... là dành cho sinh viên !!

            Các nước Cộng-sản (hay Xã-hội chủ nghĩa, gọi theo Việt-Nam), chưa quen cách đánh giá này, mình nhớ ngày xưa Mao còn đốt sách mà Chắc phải đợi từ từ thêm vài năm nua.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Phải dám so mình với thế giới bên ngoài.

              Ui bác Thu ơi, cháu nghe kể mấy cái thư viện ở các nước XHCN cũ cũng to lắm (kể cả TQ cũng thế). Có mỗi thư viện ở VN là chán thôi
              Does engineering need science?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Phải dám so mình với thế giới bên ngoài.

                Nguyên văn bởi kthung
                Học sinh Việt Nam chưa có tư duy tự học, vì từ nhỏ đã học theo kiểu đó rồi. Vì thế, muốn có 1 trường đại học tầm cỡ quốc tế tại VN, thì cần phải có một hệ thống giáo dục từ cơ sở tầm cỡ quốc tế cơ. Cho nên ztm hy vọng 5 năm sau sẽ có là hơi ít, theo mình, ít nhất cũng phải là 15 năm. ( Đi kèm theo nó là một loạt cơ chế chính sách thay đổi theo)
                Anh không nhìn thấy gương mặt buồn của em ở cuối câu à? Cuộc đời thì quá ngắn, chúng ta phải hi vọng những điều tốt đẹp thôi
                Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                Ghi chú

                casino siteleri bahis siteleri
                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                bahis siteleri
                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                hd sex video
                Mobilbahis
                antalya escort bayan
                gaziantep escort
                betpas gncel link
                gaziantep escort
                bonus veren siteler
                pinbahis pinbahis dizitune.com
                bostanci escort pendik escort
                ?stanbul Escort
                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                betbonusking.com deneme bonusu
                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                gvenilir casino siteleri
                Kacak iddaa Siteleri
                mraniye escort sancaktepe escort
                quixproc.com
                Working...
                X