Tôi thấy ở Việt Nam mình cũng đã có công nghệ mà khả năng xử lí lún cố kết này khá triệt để, đó là công nghệ bơm hút chân không. Tôi xem tivi trên truyền hình thấy công nghệ đó áp dụng cho công trình nào đó trong Nam, thấy họ nói xử lí lún 100%, nghe ớn quá . Kiểu này chắc vàng 4 số 9 cúi đầu lạy!.
Thực ra công nghệ thì rất nhiều,theo tôi hiểu thế vì tôi cùng được đọc vài tài liệu nói về cái này thấy cũng có mấy trò đẩy nhanh tốc độ cố kết ( về mặt vật lý, hóa học) nhưng ko biết có cái nào phổ biến chỉ sau cọc cát và bấc thấm hơn ko. Mà tôi có ý kiến thế này: cố kết xẩy ra do trọng lượng bản thân đất và khối đắp tại sao ta ko dùng vật liệu nhẹ để đắp đường, tôi thấy trên mạng có vài đoạn quảng cáo khá hay về các món này, các bác cho ý kiến với.
Cordiallement
Em cam on bac Pham nhieu!
Noi thuc voi bac laf em chang qua vi may cai vu thiet ke cai duong cao toc Cau Gie Ninh Binh lam cho dau oc no cu cang ca len. Em thay mot vai diem trong quy trinh thiet ke cua minh no co van de nen tham khao mot vai cong trinh cua cac nuoc khac nhung chu yeu la trong cac nuoc Dong Nam A thọi Em thay may cong trinh duong cao toc o BangCoc - Thai Lan lam rat ngon lanh, em cung ap dung tinh thu thi thay no kha an toan va cho ket qua tuong cung gan nhu cac cong thuc trong quy trinh cua mịnh Nhung phai noi la no an toan hon.
Cai kho la len Cuc Giam Dinh bao ve thi bac nao cung dong y ca, ngay ca cac bac ben Chu Dau Tu cung chap nhan nhung chi co may bac o Tong cong ty cua em thi lai khong chap nhan. Em cung trinh bay het nuoc het cai, nao laf duong cua ho thi cong cung nhu trong dieu kien cua ta(Bun deu day >40m va ap dung nhu the ma ngon lanh), nhung may bac ay cu yeu cau tinh theo quy pham VN ma bac cung biet cai quy pham cua Viet Nam roi day, luc thi theo ong Nga (SoNhip Sonhiec gi ay - luc thi lai bao tham khao cua ASHTO...).
Thoi van de nay thi no dai lam, neu co thoi gian em va bac se co mot buoi nao do trao doi truc tiep. Em thi cung moi lao vao van de dia ky thuat nay thoi nen kinh nghiem cung chua nhieu. Em rat cam on bac ve nhung dieu bac da chi day. Chac chan rang em co van de gi khuc mac se tham khao bac va nho bac chi day nhieu.
Chao than ai bac Pham!
HungCraper!
Bác ở Công ty nào thế? Em mới về công tác tại Phòng TK Cầu 2-Công ty TVTK Cầu Đường (RECO). Hàn Huynh
hahu1982@yahoo.com
Bác ở Công ty nào thế? Em mới về công tác tại Phòng TK Cầu 2-Công ty TVTK Cầu Đường (RECO). Hàn Huynh
Xin lỗi mọi người! Dạo này bận quá chẳng có thời gian mà TRAO ĐỔI! Nick cũ HungCrappper cũng vị TÈO nên đăng ký cái khác tham gia lại mong bà con thông cảm.
Đồng chí HÀN HUYNH Cầu 2 đúng không? Chú là dân cầu mà toàn gẩy cho anh đây làm thiết kế đặc biệt thôi! Xin lỗi nhé! Anh toàn gọi các chú là Mistơ INSERT vì các chú có làm gì đâu Kết cấu phần trên các chú cứ lưu vào đó, khi nào có cái nào tương tự là mang ra! Tính mấy cái chuyển vị ngang của cọc thì các chú cũng dùng trương trình của nước ngoài để tính. Tớ thấy các cậu chẳng có tý sáng tạo gì cả. Còn cái chuyện âm phủ này nó khó nói! Nếu mà nó tự nói được thì anh đây đỡ mệt quá!
Nếu có gì hơi quá thì chú bỏ qua nhé!
Anh em làm việc nhiều nên cũng hơi căng thẳng!
Còn mệt thì có gì chứ! Cả 4 gói đấy anh làm hết giờ thi công cũng chẳng thấy bọn nhà thầu kêu ca gì! Thế cũng đã coi là một thắng lợi rồi! Các gói khác thấy bung bét cả ra kìa!
[QUOTE=Pham] Hiện tượng pc thay đổi theo độ sâu phải hiểu là đương nhiên. Có điều trong thiết kế nhiều khi cần đơn giản hóa việc tính toán hoặc đôi khi số liệu khảo sát ko đủ nên mới phải giả thiết pc=const với từng lớp. Chuyện pc lớp dưới có khi thấp hơn lớp trên là chuyện đôi khi vẫn thường xảy ra trong thực tế dù không phổ biến
Tôi đồng ý với quan điểm trong một lớp Pc thay đổi theo chiều sâu như bác Pham, song chuyện Pc lớp dưới thấp hơn lớp trên thì tôi thấy tương đối phổ biến đấy chứ, nó phụ thuộc lớp dưới là loại đất gì, trạng thái thế nào cơ mà. Em nói như thế có đúng không bac Pham?
Hiện nay, xác định việc xác địng áp lực tiền cố kết của đất thường theo cách đồ giải của Casagrande trên đường cong e-logp' bằng thí nghiệm cố kết gia tải theo từng cấp (cố kết tiêu chuẩn- IL). Nhưng việc gia tải theo từng cấp làm việc vẽ đồ thị không được trơn và liên tục nên việc xác định Pc cũng thiếu chính xác.
Bên công ty Teddi có sử dụng phương pháp gia tải liên tục với sơ đồ tốc độ biến dạng là hằng số (CRS- constant rate of strain) làm đường cong e-logp' trơn liên tục nên việc xác định Pc theo Casagrande rất dễ dàng và chính xác. Đối với phương pháp này, thời gian thí nghiệm được giảm xuống còn 2 đến 48 giờ tuỳ thuộc vào loại đất, trong khi pp nén cố kết truyền thống mất khoảng 24 đến 48giờ cho với mỗi một cấp áp lực nén và mỗi một mẫu nén cố kết cũng mất ít nhất khoảng 1 tuần.
Hiện tượng pc thay đổi theo độ sâu phải hiểu là đương nhiên. Tôi mới viết một paper cho ASCE Journal nói về hiện tượng pc tăng lên khi đất cố kết dưới tác dụng của việc tăng ứng suất ngang trong đất. Điều này trái với lý thuyết là pc chỉ tăng khi ứng suất đứng tăng kèm theo dỡ tải. Bài viết này hiện vẫn còn đang được reviewed nên tôi cũng không dám chắc là những giả thuyết của tôi đưa ra là chính xác hay không
Lâu không thấy có ai bàn về áp lực tiền cố kết, hôm nay vào đọc có vài lời trao đổi vởi các bác.
+ OCR là tỷ số giữa áp lực tiền cố kết và ứng suất hữu hiệu hiện tại của đất chứ không phải là áp lực hiện tại, áp lực tiền cố kết xác định trên biểu đồ e-logxichma'(ứng suất hữu hiệu).
+ Việc tăng áp lực tiền cố kết theo chiều sâu không thể coi là đương nhiên được chỉ có xu hướng là vậy thôi, điều đó chỉ đúng với đất được trầm tích và tuân theo đúng quy luật biến đối thành đá từ chảy - dẻo chảy- dẻo mềm -dẻo cứng... đến khi nào thành đá.
+Chứ còn trong thực tế thì khó lắm đấy vì nó liên quan đền điều kiện thoát nước, lịch sử kiến tạo, hiện tượng bốc hơi, laterit hoá.... Bốc hơi cũng làm cho đất cố kết mà. Ở Hà Nội mà găp đất loại sét tầng Vĩnh Phúc bị laterit hoá thì làm sao mà biến đổi theo chiều sâu được.
+ Bác Pham luc nào post bài viết của bác lên cho anh em tham khảo xem nhưng giá thuyết của bác như thế nào nhé. Tôi cũng rất quan tâm vấn đề này đấy.
+ Việc tăng áp lực tiền cố kết theo chiều sâu không thể coi là đương nhiên được chỉ có xu hướng là vậy thôi, điều đó chỉ đúng với đất được trầm tích và tuân theo đúng quy luật biến đối thành đá từ chảy - dẻo chảy- dẻo mềm -dẻo cứng... đến khi nào thành đá.
Lâu lắm rồi mới vào chơi với các bác. Bác Nước Mắt Tràn Ly đọc không kỹ rồi. Em nói pc thay đổi theo độ sâu là đương nhiên chứ không nói tăng theo độ sâu là đương nhiên. Những cái còn lại bác nói em gật đầu sái cổ luôn
Bài em viết gửi ASCE bị nó bắt sửa và làm thêm thí nghiệm mới được đăng. Em thì từ lúc thôi nghiệp bút nghiên coi như sách vở vứt xó nên em cũng bỏ đó luôn thôi. Kể mà cãi chày cãi cối thì chắc cũng được nhưng thời gian đó đề dành mà chạy công trình còn sướng hơn bác hỉ. Cái thí nghiệm em làm hồi đó theo em nhớ là tăng ứng suất ngang lên (ứng suất đứng thì Nguyễn Y Vân) để cho cái stress path nó rock xuyên man tuyn qua cái yield surface sau đó mới thủng thẳng tăng cái anh ứng suất đứng lên để xem ra răng. Kết quả là pc "hình như" có hơi hơi tăng lên bác ạ
Lâu lắm rồi mới vào chơi với các bác. Bác Nước Mắt Tràn Ly đọc không kỹ rồi. Em nói pc thay đổi theo độ sâu là đương nhiên chứ không nói tăng theo độ sâu là đương nhiên. Những cái còn lại bác nói em gật đầu sái cổ luôn
Bài em viết gửi ASCE bị nó bắt sửa và làm thêm thí nghiệm mới được đăng. Em thì từ lúc thôi nghiệp bút nghiên coi như sách vở vứt xó nên em cũng bỏ đó luôn thôi. Kể mà cãi chày cãi cối thì chắc cũng được nhưng thời gian đó đề dành mà chạy công trình còn sướng hơn bác hỉ. Cái thí nghiệm em làm hồi đó theo em nhớ là tăng ứng suất ngang lên (ứng suất đứng thì Nguyễn Y Vân) để cho cái stress path nó rock xuyên man tuyn qua cái yield surface sau đó mới thủng thẳng tăng cái anh ứng suất đứng lên để xem ra răng. Kết quả là pc "hình như" có hơi hơi tăng lên bác ạ
Bác nói tên em thế thấy xúc động quá, vì được khóc đến cả tràn ly.Kể ra uống rượu hoặc uống bia mà lúc nào cũng tràn thì hay quá.
Nếu bác còn nhớ cách thí nghiệm như thế nào hoặc có tài liệu gì liên quan đến đề tài của bác có thể post lên đây cho em tham khảo thì tuyệt quá. Em cũng đang rất quan tâm vấn đề này.
Thanks a lot.
Bác Pham và các bác làm ơn cho hỏi vì liên quan đến pc: Bây giờ khi thiết kế nhà cao tầng có nhiều tầng hầm có người cho rằng khối lượng đất bóc đi ví dụ là 10m(khối lượng riêng của đất ví dụ là 1,8t/m3) thì lớp đất dưới đáy móng sẽ chịu được áp lực là 1,8x10=18 t/m2 mà không gây ra lún(có thể hiểu là pc=18t/m2?). Và trọng lượng tòa nhà trên hệ cọc có thể trừ đi phần trọng lượng đất đã bị bóc đi.Tôi rất băn khoăn về điều này. Các bác cho ý kiến với
Tòa nhà có thể sẽ không lún hoặc sẽ vẫn lún nhưng không đáng kể. Cụ thể độ lún là bao nhiêu thì phải có số liệu từ thí nghiệm cố kết trên mẫu lấy tại công trình. Về mặt lý thuyết mà nói, sau khi bác đào tầng hầm, ứng suất đứng của đất ngay dưới đáy tầng hầm sẽ giảm. Đất sẽ có xu hướng "trương nở" tức là tăng thể tích chút ít. Nếu bác đo lún tại đáy hố đào chắc sẽ thấy hiện tượng này.
Sau khi bác xây công trình, ứng suất đứng thực tế tác dụng lên đất dưới đáy tầng hầm được tính bằng áp lực do tải trọng công trình gây ra trừ đi áp lực do trọng lượng bản thân của lớp đất được đào đi lúc thi công tầng hầm. Như vậy, nếu ứng suất đứng thực tế này nhỏ hơn ứng suất đứng ban đầu trong đất (lúc trước khi thi công tầng hầm), thì độ lún sẽ bằng 0, thậm chí hơi "âm" nếu công trình quá nhẹ.
Về mặt lý thuyết thì như thế song thực tế công trình vẫn có thể lún dù ứng suất trong đất sau khi thi công nhỏ hơn ứng suất ban đầu. Một trong nhưng nguyên nhân gây ra hiện tượng này là kết cấu nguyên thủy đất dưới đáy tầng hầm bị "phá hoại" trong lúc thi công (tiếng Anh gọi là đất bị disturbed). Một số loại đất có tính chất khá nhạy cảm và dễ thay đổi khi kết cấu nguyên thủy bị phá vỡ. Thành thử nếu dùng các chỉ tiêu cố kết của đất "nguyên trạng" trong trường hợp này để tính lún sẽ không an toàn (ví dụ dự báo công trình ko lún hoặc lún ít nhưng thực tế vẫn lún đáng kể). Hệ nước ngầm bị thay đổi sau quá trình thi công tầng hầm cũng là một nguyên nhân gây lún sau khi thi công tầng hầm.
Hy vọng là em trả lời được phần nào câu hỏi của bác.
Bác Pham và các bác làm ơn cho hỏi vì liên quan đến pc: Bây giờ khi thiết kế nhà cao tầng có nhiều tầng hầm có người cho rằng khối lượng đất bóc đi ví dụ là 10m(khối lượng riêng của đất ví dụ là 1,8t/m3) thì lớp đất dưới đáy móng sẽ chịu được áp lực là 1,8x10=18 t/m2 mà không gây ra lún(có thể hiểu là pc=18t/m2?). Và trọng lượng tòa nhà trên hệ cọc có thể trừ đi phần trọng lượng đất đã bị bóc đi.Tôi rất băn khoăn về điều này. Các bác cho ý kiến với
Bác này nói sai nhiều quá:
Thứ nhất 1,8t/m3 là khối lượng thể tích tự nhiên, chứ không phải là khối lượng riêng.
Thứ hai còn sai trầm trọng hơn là khi bác đào sâu xuống 10m thì 18t/m2 cuả bác đấy là áp lực địa tầng thôi chứ không phải áp lực tiền cố kết. Nói như bác thì với loại đất bùn ở độ sâu 60m như ở trong miền Nam thì Pc =108T/m2 thì chết mất
Nghe bac Hung có chương trình tính lún, bác có thể gửi cho em 1 bản tham khảo được ko? :rungxanu81@yahoo.com
Em thử lập bảng tính lún cố kết theo qui trình với công thức tính độ lún cố kết như qui trình(262-2000) thì cho độ lún quá lớn đến cả mét. Nhưng nếu tính theo công thức như cách mà tác giả R.Whitlow đã đưa ra, trên cơ sở đó chứng minh thêm các công thức ứng với trường hợpc'>p+denta(p), p+denta(p)>pc'>p thì độ lún chỉ có vài...cm.Em không nói qui trình sai, nhưng mà công thức qui trình thì nhiều người lại không dùng đến. Trong qui trình, công thức tính lún khi pc'> hay lớn hơn đều thấy sự có mặt của pc'. Thực tế, chứng minh ra thì không phải như vậy (không chỉ riêng em mà nhiều công ty lớn đều như vậy).
Có bác nào tính lún khác với công thức qui trình chưa?
Qui trình về tính lún của Việt Nam TCN 262-2000 là đúng đó. Tuy nhiên cũng có một vài điểm trong đó cần xem xét thêm. Kết quả tính lún phụ thụôc vào thông số bạn đưa vào tính lún. Bạn cần có số liệu quan trắc hiện trường để so sánh mới kết luận là cái nào đúng, cái nào sai.
Công trình tôi làm đến nay lún đến >3m với tải đắp vào khoảng 110KPa. Đó là đất yếu. Còn về vấn đề áp lực tiền cố kết tăng theo độ sâu thì cùng là một khả năng. Nhưng điều này đúng cho đất cố kết thường. p'c chỉ xuất hiện trong công thức tính lún khi sigma'v0 < p'c thôi vì nó nằm trong khoảng cố kết trước. Còn khi cố kết thường thì sigma'v0 được dùng trong công thức.
NC. Oanh
Em cũng mới vào nghề lại là dân ngoại đạo (có liên đới - dân cầu đường mà), nhưng em rất quan tâm đến vấn đề "Cố kết" này, tuy vậy tài liệu em có ít quá và không đề cập nhiều đến vấn đề này, ra Hoa Lư thì cũng chẳng tìm thấy gì khá hơn.
Em mong các Pro chỉ bảo giùm, trước hết là giúp em tìm books đã để em có những kiến thức lý thuyết cơ bản về vấn đề ĐCCT này (cục bộ cho nền đường đắp trên đất yếu).
Em đọc các bài viết của các Pro cũng hiểu phần nào, nhưng thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức quá.
Mong các Pro giúm đỡ! Thank Pros alot!
Ghi chú