Trong đài cọc BTCT, thép chịu lực nằm bên dưới để chịu được phản lực cọc, thế còn thép bên trên được tính như thế nào, bác nào có kinh nghiệm thì hướng dẫn giúp! Tôi vẫn xem thép bên trên là thép nhiệt độ(temperature bars) và lấy bằng 0.0018 BHo như một số tài liệu của Mỹ; Ho là chiều cao tính toán, B : lấy dãi đài cọc rộng 1m, chẳng hạn đài KT 1.2mx1.2m x 0.6m thì lấy diện tích thép bên trên là 0.0018x100x53 = 9.54 cm²/m. Như vậy có được không?
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cốt Thép Cho đài Cọc
Collapse
X
-
Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc
Có cần thiết phải có bố trí thép Þ12a120 (9,54cm²/m) như trên không trong khi đài cọc cao chỉ có 0,6m? Như thế xem ra quá lãng phí.
Xem ra đây là 1 vấn đề còn nhiều tranh cãi của các kỹ sư kết cấu đây. việc đặt thép phía trên đài cọc có nhiều thiết kế có và nhiều thiết kế có rất nhiều.
Ghi chú
-
Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc
Không phải chỉ có vậy thôi đâu bạn thanhsonxd, còn phải xem lại chiều dài neo thép (longueur d'ancrage). Thật vậy những thanh thép thường là phi 28, 32, đòi hỏi chiều dài neo rất lớn, không khéo thì nó đầy nghẹt thép lớp bên trên, do đó tôi có khuyên anh ấy post bản vẽ lên, có thí dụ cụ thể thì nói chuyện dễ hơn.
Ghi chú
-
Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc
Trong TCXDVN 305 nêu điều kiện về thiết kế cốt thép chống nứt cho bê tông khối lớn như sau:
Khi a (chiều dài cạnh nhỏ) và h (chiều cao cấu kiện) đến 1m: không cần cấu tạo thép chống nứt bê tông.
Khi a (chiều dài cạnh nhỏ) và h (chiều cao cấu kiện) đến 2m: nên có thép cấu tạo chống nứt bê tông.
Khi a (chiều dài cạnh nhỏ) và h (chiều cao cấu kiện) trên 2m: cần có thiết kế cốt thép chống nứt và biện pháp phòng nứt trong thi công.
Ghi chú
-
Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc
Nguyên văn bởi huycdcTôi thấy thép để cọc neo vào đài để thẳng hay bẻ xiên 10-15 độ chẳng ảnh hưởng gì đến chịu lực, cũng chẳng cái nào tốt hơn cái nào. Để thẳng càng dễ thi công, nhất là khi thép cọc có đường kính lớn.
Theo sơ đồ tính thì cọc chỉ được liên kết vào đài bằng liên kết KHỚP nên neo ở đây cũng không quan trọng lắm. Còn Cột liên kết vào đài là liên kết NGÀM nên ta cần quan tâm hơn.
Ghi chú
-
Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc
Tác dụng của cốt thép (thép trên và lòng đài) trong đài cọc đơn vẫn là câu hỏi vì theo một số tài liệu thì cốt thép không có khả năng chống co ngót nhiệt khi bê tông ninh kết, vì tại thời điểm này chưa hình thành lực dính kết giữa Bt và thép. Có thể là đặt thép cấu tạo để bảo đảm điều kiện muy min của cấu kiện BTCT. Có bác nào hiểu rõ giải thích giùm thì hay quá.
Ghi chú
-
Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc
Em Quyen-BK92 đừng vội, câu hỏi chưa được trả lời đúng đắn.
Theo bản vẽ của em, thanh số 2 gồm 7 phi 16 là quá thừa, chỉ cần thép cấu tạo thôi : 7 phi 10 là OK. Lý do là không nên tính cốt đai theo lực cắt ngang nữa, mà chỉ cần thép dọc bên dưới, và tính theo phương pháp tirant (dây kéo).
Bạn hacidmember, tôi trả lời thẳng cho bạn là cốt thép trên và lòng dài, cùng cốt đai đều là thép cấu tạo, nó cần vì :
1) Phải có đủ thép đai (dù đường kính như cấu tạo) thì chiều dài neo mới có thể dựa theo tiêu chuẩn (40 lần đường kính chẳng hạn);
2) Vì phải cắm thép chờ cho cột, nếu không có thép đai vòng lên bên trên thì ta khó co thê" cột nó lại cho chắc, khi đổ bê-tông vì thép chờ văng đi chỗ khác.
Còn chiều dài neo thép thì thôi để các bạn khác phát biểu.
Anh huycdc có vẽ rất thạo nghề, theo anh huycdc thì tại sao có sự khác biệt giữa VN và Âu-châu ?Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 02-12-2005, 07:29 PM.
Ghi chú
-
Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc
Cám ơn bác Thu. Ở Việt nam thường thiết kế đài cọc dầm móng chạy qua (khá nhiều thép) nên em cũng phân vân không biết có cần thép cấu tạo đài cọc vì không rõ tác dụng, trừ các đài cọc nhiều cột, đài cọc thang máy là bắt buộc phải tính thép trên của đài.
Thép cọc đóng BTCT thường bẻ xiên ra một chút khi để đập bê tông đầu cọc cho dễ, lâu ngày thấy quen nên thường cho đấy là do yêu cầu cấu tạo.
Ghi chú
-
Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc
Em nghĩ ban đầu cọc được thiết kế với các thép dọc đều thẳng tăm tắp chứ. Khi đập đầu cọc thì bê tông vỡ ra, thép ở phần đầu cọc cũng bị đập cho xiên xẹo thôi. Phần thép lộ ra này làm thép chờ để tạo liên kết ngàm với cột. Đúng vậy không ạ.
Trước đây em có thực tập ở cảng Khuyến Lương, vào đúng lúc cảng này đang được xây dựng, em thấy họ còn đập đầu cọc te tua nữa cơ, thép thì cong queo, bọn em còn phải lấy ống thép ***g vào để uốn cho nó thẳng lại nữa cơ.
Thép pi cỡ 25, uốn to cả tay!
Ghi chú
-
Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc
Quan điểm tính toán thép trên cấu tạo của đài cọc đơn có lẽ tiêu chuẩn của mình chưa có nên chưa thống nhất.
Hiện nay tôi có bản thiết kế của 1 công trình móng cọc có kích thước đài 2,5x3,8x1,4m nhưng chỉ bố trí 1 lớp thép ở dưới, hoàn toàn không có thép cấu tạo bên trên và xung quanh. Thiết kế này do 1 người thầy rất có uy tín trong ngành xây dựng tại TP HCM chủ trì.
Ghi chú
-
Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc
em co thêm một ý kiến thế này:
ta nên thêm một lớp cốt thép ngang chống phình ở giữa đài(nói đúng hơn là ở cốt đáy giằng) :Lưới cốt thép này có 2 tác dụng theo em hiểu là:
1> có tác dụng chống phình vì đài cọc nếu có kích thước lớn như các anh nói thì điều này là cần thiết
2>Khi thi công thông thường là hay để mạch ngừng thi công tại cốt đáy giằng,sau đó sẽ đổ bê tông đợt 2 từ đáy giằng lên (tức là đổ bê tông hệ thống giằng và đài đợt 2)
Điều này vừa đảm bảo theo tiêu chuẩn thi công bê tông khối lớn,khắc phục sự tỏa nhiệt trong khối bê tông,lưới cốt thép ngang này tại vị trí mạch ngừng sẽ có tác dụng chống sự trượt giữa hai phần dưới tác dụng của ứng suất tiếp.Trong chỉ dẫn thi công bê tông cốt thép có nêu là:nếu có lưới cốt thép ngang chống trượt thì có thể để mạch ngừng thi công tại vị trí bất kì.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú