QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản

    Theo nhận định của Thủ tướng chính phủ, thất thoát, lãng phí trong XD cơ bản lên đến 30%. Tuy nhiên tại kỳ họp quốc hội vừa qua, Bộ trưởng KHĐT Võ Hồng Phúc lại không thừa nhận điều này. Đi tìm những nguyên nhân để tìm cách giảm thất thoát, lãng phí trong XD cũng là một nội dung trong kỳ họp quốc hội tới đây (khai mạc 25/10/2004).
    Các anh em chiến hữu kết cấu sư có ý kiến gì về vấn đề này hãy cùng thảo luận và ở vị trí làm việc của mình anh em thấy cái gì là lãng phí, gây thất thoát trong đầu tư xây dựng ? Nguyên nhân là những gì, do những ai ?...
    Mời mọi người hãy nói lên quan điểm của mình , đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn là kết cấu xây dựng (Chẳng hạn thiết kế quá an toàn...)
    Last edited by ketcaucdc; 01-10-2004, 01:32 PM.
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

  • #2
    Em thấy chẵng phải do dân tính kết cấu đâu mà do mấy ông nhà mình "ăn" quá mà do tham nhũng thôi.
    [COLOR=RoyalBlue]

    Ghi chú


    • #3
      “Mức độ lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản đến đâu? Đó là câu hỏi lớn nhất của người dân mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Tôi mong muốn và đòi hỏi đề án của Bộ Xây dựng phải cho thấy được thực tế vấn đề này”- Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế & ngân sách của Quốc hội Dương Thu Hương nói.
      Ý kiến này được đưa ra tại hội thảo chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng tổ chức hôm qua (1-10-2004).

      Theo bà Hương, hàng loạt báo cáo của các bộ, ngành liên quan gửi đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho thấy tỉ lệ lãng phí, thất thoát trong lĩnh vực vừa nêu chỉ ở mức... 1,5%. “Nói với cử tri con số ấy không biết cử tri có tin không chứ qua các cuộc thảo luận bên Quốc hội thì hầu như không ai tin được cả”.

      Dẫn thông tin từ một cuộc tọa đàm do website Đảng Cộng sản tổ chức mới đây, Phó trưởng Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương Đào Duy Quát cho biết: ý kiến đánh giá còn khác nhau nhưng con số trên dưới 10% được nhiều nhà quản lý, chuyên gia dễ chấp nhận.

      Thực tế qua thanh tra ở một địa phương, bên cạnh công trình thất thoát lãng phí 5,6% lại có cả công trình bị móc ruột tới 54%. Song kỷ lục có thể kể đến những dự án thất thoát cả... 100%. Thấy các đại biểu ồ lên trước chi tiết này, ông Quát liền dẫn chứng: công trình Nhà hát Chèo chưa sử dụng được ngày nào đã phải phá đi xây lại, như thế chẳng phải thất thoát toàn bộ hay sao?

      Qui trình khép kín và giải pháp “bốn không”

      Ông Đào Duy Quát kể: “Đồng chí Đỗ Mười khi còn đương chức tổng bí thư có lần gặp tôi bảo: có hai cậu lãnh đạo tỉnh lên nói với tôi: “Bọn em phải cắn răng chạy vài chục triệu để xin dự án. Không có dự án, địa phương chết”.

      Và tương tự, dưới xã, dưới huyện cũng đều xuất hiện tình trạng chạy dự án đầu tư, xây dựng. Thất thoát, lãng phí ở phần chi phí trung gian này vì thế rất lớn. Ông Quát “đặt hàng” Bộ Xây dựng phải nhận dạng sâu sắc hơn thực trạng lãng phí, thất thoát đối với khâu chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư.

      “Thực tế đã có bao nhiêu dự án trình duyệt bị bác bỏ? Câu trả lời là: rất ít! Cứ lập dự án, dù khó đến mấy cũng có cách vượt qua” - vụ trưởng Vụ Đầu tư Bộ Tài chính Đỗ Văn Thành lên tiếng. Ông Thành cho rằng một trong những bất cập lớn nhất hiện nay là “qui trình khép kín từ A đến Z”: từ qui hoạch, quyết định đầu tư đến đấu thầu, thi công, tư vấn... đều nằm trong vòng tròn thuộc một bộ, ngành.

      “Cái vòng khép kín ấy hết sức nguy hiểm. Không ai có thể giám sát được, kể cả Quốc hội cũng khó vào. Vụ dầu khí là một ví dụ điển hình: chỉ khi công an vào cuộc mới biết thất thoát tới 50% với hàng triệu USD” - một đại biểu nói.

      Cách nào phá dỡ cái vòng khép kín ấy? Giải pháp “bốn không” của ông Đỗ Văn Thành nhận được nhiều ý kiến tán đồng: không thể làm (luật pháp không tạo kẽ hở để bị lợi dụng) - không dám làm (chế tài nghiêm khắc để không ai dám sai phạm) - không nên làm (giáo dục đạo đức để những người trong cuộc biết từ chối cám dỗ) - không cần làm (đãi ngộ xứng đáng để không ai dại gì đánh đổi sự nghiệp, danh dự của mình).

      “Nếu không làm được, tôi cũng cảm thấy xấu hổ!”

      Đảm bảo qui hoạch phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện dự án đầu tư, TS Dương Văn Cận - viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) - đề nghị Nhà nước cần bố trí gấp 3-5 lần số vốn hiện nay cho công tác này để đến năm 2010 có thể thực hiện được 70-80% khối lượng công tác qui hoạch chi tiết trên phạm vi cả nước.

      Theo TS Cận, Nhà nước cũng cần sớm ban hành các chế tài đủ mạnh để điều tiết người quyết định đầu tư theo hướng: người quyết định đầu tư phải bị xử phạt hành chính, cách chức hoặc miễn nhiệm khi quyết định những dự án đầu tư sai qui hoạch gây hậu quả nghiêm trọng. Ông đề xuất: lấy 2005 là năm kỷ cương trong đầu tư xây dựng nhằm củng cố kỷ cương trong hoạt động xây dựng.

      “Tôi tán thành ý tưởng của anh Cận. Trong năm sau, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần làm một cuộc tổng kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước. Chỉ khi đã khám tổng thể để tìm ra bệnh, chúng ta mới kê được đơn thuốc đặc trị và tiến hành điều trị theo lộ trình nhất định” - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách Dương Thu Hương tỏ thái độ đồng tình.

      Liệu chúng ta có thể thay đổi được quan điểm trong đầu tư: từ đầu tư hàng ngang dàn trải sang đầu tư hàng dọc? Liệu chúng ta có thể xóa được hết các vòng khép kín? Đặt hai câu hỏi này, giọng bà Hương như chùng xuống: “Nếu cứ bàn thảo rầm rộ mà không làm được thì nói thật với các đồng chí, tôi cũng cảm thấy xấu hổ lắm!”.

      ĐÀ TRANG (báo Tuổi trẻ 2-10-04)
      Mời các bác tiếp tục thảo luận.
      Last edited by ketcaucdc; 07-10-2004, 09:50 AM.
      ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

      Ghi chú


      • #4
        để có được dự án thì phải tốn rất nhiều khoản "chạy", chính vì vậy mà khi trúng thầu thì chủ thầu phải hoàn lại và bòn rút thêm nữa, nhà nước mình khi xem Luật thì rất nghiêm, không có kẽ hở nào cả, nhưng thực chất các vụ đấu thầu , hầu hết đã được "làm luật" từ trước.
        chính vì vậy có sự thất thoát là hiển nhiên.
        hoahuce@gmail.com

        Ghi chú


        • #5
          He he ví dụ điển hình là nhà thi đấu Phú Thọ đấy có hạng mục bán thầu 2-3 lần bó tay mấy ông nhà mình.
          [COLOR=RoyalBlue]

          Ghi chú


          • #6
            Nói hay đừng

            Thất thoát lãng phí đang là một vấn đề thời sự không chỉ với lĩnh vực xây dựng cơ bản mà với mọi hoạt động khác trong đời sống xã hội.
            Riêng đối với Tư vấn Thiết kế - như một bậc "cây cao bóng cả" trong nghề đã chua xót đúc kết trong bài báo "Nói thật hay nói dối" đăng trên báo Xây dựng số 73(583) ra ngày thứ 5, 9/9/2004 - cứ 100đ thiết kế phí, những người lao động thực sự chúng ta phải chi 30đ cho một ai đó không hề nằm trong dây chuyền sản xuất. Nghĩa là 30% thiết kế phí đã bị rơi vãi một cách "dã man" trước khi tới tay người lao động. Tất nhiên còn nhiều yếu tố khác nhưng như vậy thất thoát lãng phí trong Tư vấn thiết kế không nhỏ hơn 30%.
            Có nhiều căn nguyên của hiện tượng đau lòng này, nhưng theo tôi, nền "văn minh tiền giấy" đang là môi trường thuận lợi của việc thất thoát nói trên. Các bác nghĩ sao?

            Ghi chú


            • #7
              Công trình thiết kế quá an toàn hoặc đầu tư kém hiệu quả...sẽ tiếp tục dài dài mỗi khi vẫn còn 1 nghịch lý là chính chủ đầu tư lại muốn như vậy.
              Do vậy, theo tôi điều đầu tiên và căn bản nhất là phải trao dự án cho đúng người chủ đích thực của nó.

              Ghi chú


              • #8
                Nói về vấn đề này xin được giới thiệu bài đăng trên báo Tuối trẻ ngày 13/10/2004 như sau:

                Xây dựng cơ bản: Phải chống “chạy” dự án!

                TT - Với kinh nghiệm gần 50 năm trong nghề xây dựng, ông Phan Phùng Sanh, phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM, vừa có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về thực trạng và giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản...
                * Trong một buổi làm việc với lãnh đạo TP mới đây, ông cho rằng thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản của TP không thể là 5,7% như các sở chuyên ngành báo cáo mà có thể lên đến 30%. Cơ sở nào để ông nhận định như vậy?
                - Nhiều ý kiến nêu lên tỉ lệ thất thoát 15-30%, theo tôi, có thể còn cao hơn nữa. Con số phỏng đoán này chắc chắn có thật.,
                * Thất thoát là một lẽ, còn lãng phí vì chủ trương đầu tư thì sao?
                - Đúng vậy, chủ trương đầu tư đúng thì đem lại hiệu quả kinh tế cao, chủ trương sai sẽ gây lãng phí, hậu quả kéo dài. Thất thoát do đầu tư sai, do thiếu cơ sở khoa học không nhỏ, báo chí phê phán nhiều. Để khắc phục tình trạng này, theo tôi, phải công khai mời tư vấn phản biện trước khi quyết định đầu tư để tìm ra phương án tối ưu nhất.
                Tư vấn phản biện là một việc rất khó, bởi nói theo các vị lãnh đạo thì dễ, nói ngược khó lắm! Vì vậy đòi hỏi tư vấn phản biện phải là người có đủ kiến thức, am hiểu sâu rộng, có kinh nghiệm, có cái “tâm” vì lợi ích đất nước, không vị nể, không sợ mất lòng, không sợ thiệt thân.
                * Trên địa bàn TP có nhiều công trình dở dang, kéo dài, hiệu quả thấp, gây lãng phí rất lớn. Theo ông, làm sao để khắc phục tình trạng đáng buồn này?

                Ông Phan Phùng Sanh, phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM
                - Phải ngăn chặn cho được đường dây “chạy” dự án. Lập luận của người đi xin dự án là “đi không về không”, “đi có về có”, phải “có qua có lại” thì dự án mới được duyệt. Song vấn đề là phải cân đối được đồng vốn. Tôi cho rằng những người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc ký duyệt dự án phải cân đối nguồn vốn một cách vững chắc.
                Nhà nước cần ban hành quy chế: người duyệt dự án nhưng không cân đối được vốn để xảy ra tình trạng công trình kéo dài thì phải bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc. TP có rất nhiều công trình kéo dài, thậm chí sai sót, nhưng chẳng thấy người nào phê duyệt dự án bị kỷ luật cả.
                Ngoài ra, theo tôi, cũng cần tính toán lại nguồn vốn cho vay ưu đãi. Nguồn vốn này ngày càng lớn nhưng lại đang phân tán cho nhiều đầu mối vay, mà mỗi đầu mối thì tự qui định thủ tục cho vay khác nhau, mức lãi suất khác nhau, cách thu hồi vốn cũng khác nhau… Sao cứ phải phân tán như vậy! Để tạo việc làm ư? Hay để tăng quyền lực cho các tổ chức đó? Tín dụng là một nghề phải được đào tạo rất kỹ chứ không phải bất kỳ ai cũng làm được.
                * Tình trạng “bốn nhà là một” (nhà đầu tư, nhà tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, nhà tư vấn giám sát) là tiền đề của nhiều công trình có sai phạm, gây thất thoát rất lớn...
                - Tất cả “nhà” này phải độc lập. Các công trình sử dụng vốn ngân sách thì thông thường chủ đầu tư là các ban quản lý dự án (BQLDA). Với các công trình do nước ngoài hoặc tư nhân đầu tư rất khó qua mặt được chủ đầu tư, khó thay đổi chủng loại đầu tư, giá vật tư, giá nhân công vì họ đã khảo sát rất kỹ. Nếu không am hiểu về kỹ thuật, họ sẽ thuê chuyên gia để giám sát bởi “đồng tiền liền với khúc ruột”.
                Các BQLDA đầu tư sử dụng vốn ngân sách mà làm được như vậy thì giảm rất nhiều thất thoát và làm an tâm về chất lượng công trình. Muốn vậy ngoài việc những người tham gia BQLDA phải có đủ tài, đức thì còn cần phải có qui chế làm việc của BQLDA một cách chặt chẽ, làm sao để những người trong BQLDA không cần đi “ăn nhậu” với bên B, không nhận phong bì của bên B mỗi khi nghiệm thu, quyết toán công trình…
                Đối với đơn vị tư vấn thiết kế cũng phải hoạt động độc lập. Nhiều đơn vị tư vấn chiều theo ý lãnh đạo (bởi nếu làm ngược lại sẽ không có việc làm). Tuy nhiên, chi phí cho tư vấn thiết kế của ta còn thấp, khoảng 3% tổng giá trị công trình (lại còn phải chung chi ngược), trong khi ở các nước là 9-12%. Chi phí cho tư vấn thiết kế thấp thì tất nhiên là “tiền nào của nấy”.
                Đối với nhà thầu xây dựng (được tuyển chọn qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu), ngoài những năng lực mà doanh nghiệp phải có đầy đủ khi tham dự thầu cũng cần xác định “đúng giá thành xây dựng” (giá sàn). Giá sàn phải được giữ bí mật.
                Những doanh nghiệp bỏ thầu thấp hơn giá sàn 5% trở lên phải được loại ngay, bởi đây là hành động phá giá, hậu quả là chất lượng công trình sẽ không bảo đảm, nảy sinh tiêu cực do nhà thầu phải tìm cách “thuyết minh” hết phát sinh này đến phát sinh nọ khi phải thay đổi chủng loại vật tư, thuê nhân công giá rẻ...
                * Xin cảm ơn ông.
                ĐOAN TRANG thực hiện

                Ghi chú


                • #9
                  Tôi rất đồng tình với bác TowerCrane nền "văn minh tiền giấy" đang là môi trường thuận lợi của việc thất thoát. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều tiến bộ trong việc xóa bỏ tiền giấy ( Khuyến khích sử dụng các phương tiện thanh toán như: Séc, thẻ tín dụng, thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân,…).
                  Vậy thì theo các bác việc này sẽ có tác động như thế nào đến vấn đề này và liệu đến khi nào thì dân thiết kế tụi mình lại không bị mất oan 30% vào “đồ cúng” nữa.

                  Ghi chú


                  • #10
                    TVTK và quota XNK

                    Thất thoát lãng phí trong TVTK cũng cần được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh. Về thiết kế phí, "Một ai đó không nằm trong dây chuyền sản xuất" mà bác TownerCrane đề cập tới thực chất lại là người có tầm ảnh hưởng rất lớn tới nguồn công việc của doanh nghiệp TVTK.
                    Hãy liên tưởng tới lĩnh vực quota xuất nhập khẩu. Một sản phẩm áo sơ mi xuất khẩu mang lại cho DN dệt may giá trị gia tăng là 1USD, Mai Thanh Hải đứng ra lo quota cho 1 tá sản phẩm với giá là 1.4USD - tương đương với khoảng 10%. DN dệt may đứng trước sự lựa chọn: chấp nhận thất thoát tối thiểu 10% để có được thu nhập hay là không có một đồng doanh thu nào. Về tình mà nói, Hải là ân nhân của DN và đáng được hưởng một số phần trăm hoa hồng nào đó, còn về lý - như chúng ta đều biết - anh ta sẽ sớm phải ra hầu toà.
                    Trong lĩnh vực TVTK, tình trạng cũng tương tự như vậy. Duy có một điều, "tiên trách kỷ hậu trách nhân", con số 30% là kết quả của một quá trình cạnh tranh và phá giá không ngừng nghỉ của chính bản thân các doanh nghiệp TVTK với nhau. Và không biết nó sẽ còn cao tới đâu.
                    Như vậy cần nâng cao vai trò của Hiệp hội các nhà Tư vấn XD, hãy xem OPEC họ bảo vệ nhau như thế nào trước biến động về dầu lửa trên Thế giới. Mặt khác cũng cần phải có một khung pháp lý quy định chính sách về tỷ lệ hoa hồng một cách công bằng và hợp lý.

                    Ghi chú


                    • #11
                      tôi thấy các Bác kết cấu giỏi nhiều lĩnh vực thât. Tôi thấy trong công việc có một nghịch lý mà không làm sao chống lai đươc. Đó là:
                      Thiết kế tìm giải pháp tối ưu > mất nhiều công sức > tiết kiệm chi phí xây dựng > tiền thiết kế phí giảm theo > lương thấp
                      Như thế sao không khỏi hết bất công phải không các bac. Mong sao tiền thiết kế phí được tính theo cách nào đó để làm động lực thúc đẩy các bác nhà ta phát huy hết khả nặng

                      Ghi chú


                      • #12
                        Đại biểu Quốc hội Đỗ Trọng Ngoạn:Lãng phí, thất thoát: thật kinh khủng!



                        Đại biểu Quốc hội (QH) Đỗ Trọng Ngoạn (ảnh) - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Người cao tuổi VN - đã mở đầu cuộc gặp gỡ đầu tuần với phóng viên Tuổi Trẻ như thế, sau khi được mời tham gia đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ QH về chống thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản. Ông Ngoạn cho biết:

                        - Đây là vấn đề bức xúc từ lâu nhưng đánh giá mức độ còn khác nhau. Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ QH (gồm 16 thành viên do Phó chủ tịch QH Trương Quang Được làm trưởng đoàn - PV) đã nghe trực tiếp năm ngày với hơn mười bộ trưởng, thứ trưởng, lãnh đạo các cơ quan liên quan báo cáo: Quĩ Hỗ trợ phát triển, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT, Tổng công ty Mía đường I... Một số bộ khác như Bộ Quốc phòng, Công an thì gửi báo cáo đến các thành viên trong đoàn để nghiên cứu.

                        Tiếp đó đoàn giám sát chia ba đoàn đi ba miền Bắc - Trung - Nam. Tôi ở đoàn miền Nam, tập trung vào ba nơi: TP.HCM, Tây Ninh, Tiền Giang. Sau khi nghe lãnh đạo địa phương báo cáo, đoàn xuống giám sát thực tế một số công trình.
                        Cuối cùng, kết quả của ba đoàn được tập hợp lại thành một báo cáo chung, trình QH lần này.

                        * Đánh giá chung nhất của đoàn giám sát là gì, thưa ông?

                        - Chúng ta cần phải thống nhất với nhau rằng: đất nước phát triển như hiện nay là do mình đầu tư đúng. Báo cáo trình QH cũng sẽ ghi nhận, khẳng định sự thành công trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên nội dung cốt lõi của báo cáo không phải là thành tích mà là làm rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém để tìm cách khắc phục. Cụ thể xoay quanh bốn vấn đề: dàn trải, thất thoát lãng phí, nợ đọng, chất lượng và hiệu quả đầu tư. Bốn điểm này, theo nhận định của tôi, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho đất nước ta tụt hậu, chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa bền vững.

                        Thế nhưng tôi đã rất không bằng lòng với cách báo cáo, nhìn nhận vấn đề chung chung, chủ yếu là thành tích của các cơ quan liên quan. Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Quĩ Hỗ trợ phát triển, Bộ NN&PTNT... đều phải làm lần hai. Thậm chí có lãnh đạo địa phương nói “chúng tôi không dàn trải, không nợ đọng, rất hiệu quả”, chỉ đến khi đoàn giám sát đưa ra dẫn chứng sát thực thì mới “à, ra thế”.

                        Cũng chính vì lẽ đó, báo cáo trình QH mới chỉ bước đầu, chưa phản ánh được toàn bộ thực trạng tình hình.

                        * Đoàn giám sát có qui rõ được trách nhiệm một cá nhân nào trong đợt giám sát này?

                        - Quá trình giám sát đoàn thường được nghe một câu quen thuộc theo kiểu “dự án ấy chúng tôi bàn trong tập thể thường vụ, thường vụ quyết định, trách nhiệm của ai tôi không biết” hoặc “dự án ấy từ thời bộ trưởng trước rồi”... Vậy những chuyện của một loạt cảng biển, sân bay, cảng cá,... (đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát) ai chịu trách nhiệm? Khi phát biểu trong đoàn, tôi cũng đã đề nghị dứt khoát phải truy được trách nhiệm cá nhân. Nhưng quả là rất khó. Ở đây phía QH chỉ giám sát phát hiện vấn đề, còn việc này (xác định trách nhiệm cá nhân) phải do Chính phủ, các cơ quan tư pháp làm.
                        * Và đoàn cũng chưa trả lời được câu hỏi mà người dân quan tâm nhất: tỉ lệ thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là bao nhiêu?

                        - Con số này hiện nay chưa ai tính được. Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, năm 2003 thanh tra 14 dự án đã phát hiện sai phạm 1.235 tỉ đồng, bằng 19,1% tổng số vốn. Chúng tôi (đoàn giám sát) yêu cầu cho biết danh sách cụ thể từng dự án, ai chịu trách nhiệm, thanh tra chưa trả lời được. Riêng 14 dự án đã thất thoát chừng ấy, vậy hàng ngàn dự án thì sao? Thật... kinh khủng! Nói chung từ chủ trương đầu tư đến thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu công trình, khâu nào cũng có lãng phí thất thoát, kê khống khối lượng bòn rút công trình... TP.HCM có công trình bỏ ra 3,7 tỉ mà bị tham ô tới 1,3 tỉ (hơn 35%).

                        Một dạng phổ biến nữa là anh rải tiền ra rồi... chôn tiền đấy. Dự án chậm so với kế hoạch 2-3 năm, thậm chí quá 10 năm vẫn không hoàn thành được. Điển hình như Dung Quất, chậm bảy năm rồi, lãng phí biết bao nhiêu! Cỡ hàng trăm tỉ đồng. Nhưng loại lãng phí khó lòng tính được bằng con số là loại công trình “treo”. Giãn dân đi, dân nhận tiền đền bù giải tỏa đâu vào đấy mà đất thì cứ ngâm mãi chẳng thấy dự án đâu.

                        * Theo ông, ngành, lĩnh vực nào thất thoát lãng phí đáng lo ngại nhất?

                        - Các nhà máy công nghiệp chế biến nông sản, nhất là hoa quả, hiệu quả rất kém, công suất có nơi chỉ 30-40% (chỉ chế biến cao su, hạt điều... là khá). Cả nước có 44 nhà máy đường thì chỉ có vài ba nhà máy làm ăn có lãi, còn lại nhiều cái phải đắp chăn ủ đấy. Chúng tôi đến nhiều nơi đều nghe người dân kêu (công trình) thủy lợi chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn.

                        Vừa rồi Chính phủ quyết định ngừng xây Nhà máy giấy Kon Tum. Nghe tin, cử tri điện cho tôi than: hơn 16.000ha nguyên liệu đã được trồng với chi phí 200 tỉ, khoảng 300 công nhân đã được cử đi học tại Nhà máy giấy Bãi Bằng... bây giờ tính sao? Tôi tìm anh Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & đầu tư Võ Hồng Phúc - PV) hỏi: ai chịu trách nhiệm? Anh Phúc đáp: địa phương.

                        * Còn tình hình nợ đọng được nhận diện ra sao, thưa ông?

                        - Nợ đọng cũng nhiều và phổ biến. Hôm làm việc với TP.HCM, hỏi: nợ đọng bao nhiêu? Có đồng chí nói: chúng tôi không nợ. Tôi bảo: có, anh nợ 1.300 tỉ. Sau đó bà giám đốc Sở Tài chính đưa báo cáo xác nhận điều này.

                        Theo tôi, vấn đề nợ đọng cũng như dàn trải, lãng phí... đều có phần xuất phát từ cách làm mang tính bao cấp, xin-cho. Cứ triển khai dự án mặc dù vốn chưa đủ. Vừa làm vừa vay. Vay không trả nổi lại được khoanh lại, giãn nợ, thậm chí xóa nợ. Tư nhân không ai làm thế vì sẽ “chết” ngay. Đằng này đồng vốn của Nhà nước thì chẳng ai sợ “chết” cả.

                        * Thưa ông, bất cập lớn nhất trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước hiện nay phải chăng là hiện tượng “vòng tròn khép kín”: chủ trương đầu tư, đầu tư, giám sát, thanh kiểm tra… đều thuộc “vòng tròn” của một cơ quan chủ quản?

                        - Đúng là cái đó tương đối phổ biến. Lẽ ra anh tư vấn giám sát phải độc lập chứ không thể nằm cùng một bộ với anh thi công. Lẽ ra bộ chủ quản phải tách ra khỏi quản lý doanh nghiệp.

                        * Đoàn giám sát có đưa ra đề nghị phá dỡ “vòng tròn khép kín” này?

                        - Bên cạnh yêu cầu tách bạch quản lý nhà nước với quản lý doanh nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, việc cần làm bây giờ là phải rà soát qui hoạch, bởi như Thủ tướng từng nói, “qui hoạch sai sửa rất khó”. Những cái đã rồi không sửa được thì cũng phải tìm cách ngăn ngừa không để xảy ra những sai lầm tương tự.

                        Ngoài ra, chúng ta cũng cần kiên quyết sửa đổi cơ chế cấp phát vốn. Kể cả vay ngân hàng cũng phải gắn với trách nhiệm cá nhân cụ thể chứ không thể chung chung được.

                        * Muốn tìm phương thuốc đặc trị, đã đến lúc chúng ta phải tổng kiểm tra “sức khỏe” tình hình đầu tư xây dựng cơ bản. Ông nghĩ sao?

                        - Ủy ban Kinh tế và ngân sách trong báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội đã đề nghị QH lấy năm 2005 là “năm nâng cao hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí và nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản”. Sang năm, không chỉ QH vẫn quyết liệt giám sát mà cả nước cần tổng rà soát, kiểm tra các công trình. Tỉnh nào cũng phải làm, bộ nào cũng phải làm. Chỉ khi anh cảm thấy sốt ruột, nhìn nhận ra được những mặt yếu kém hạn chế, anh mới có thể tránh lặp lại sai lầm.

                        * Xin cảm ơn ông.

                        ĐÀ TRANG (báo Tuổi trẻ) thực hiện
                        ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          Thất thoát, lãng phí xảy ra phổ biến ở các công trình, dự án

                          TTCN - Tham nhũng, thất thoát, lãng phí, đầu tư kém hiệu quả và giá cả biến động vùn vụt là hai đề tài nóng đang được bàn tại Quốc hội (QH) và cũng là đề tài trao đổi giữa TTCN với ông Nguyễn Đức Kiên, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - ngân sách của QH.

                          Lạm phát tăng: ai chịu trách nhiệm?
                          Thất thoát trong đầu tư: có đến 30%?

                          * Có nhiều ý kiến cho rằng mục tiêu tăng trưởng của chúng ta vẫn chạy theo những con số, trong khi hiệu quả đầu tư chưa cao, thất thoát và lãng phí trong đầu tư vẫn rất lớn, thưa ông?

                          - Trên diễn đàn QH và trong dư luận nhiều lần đề cập đến và ngay Chính phủ cũng thừa nhận là đầu tư hiệu quả còn thấp, còn lãng phí, thất thoát, tồn đọng. Kỳ này, QH phát huy quyền giám sát tối cao của mình trong việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, trên cơ sở đó mổ xẻ, làm cho thật rõ những nguyên nhân, qui định thật rõ trách nhiệm của các cấp, các bộ ngành. Trên cơ sở đó sẽ siết chặt kỷ cương, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất, thất thoát, lãng phí, tham nhũng, đưa việc sử dụng vốn đầu tư của xã hội nói chung và vốn đầu tư của Nhà nước nói riêng trở nên có hiệu quả hơn.

                          * Thất thoát, lãng phí chúng ta đã nói nhiều rồi. Kỳ này qua kết quả giám sát, liệu QH có đưa ra giải pháp nào mạnh mẽ hơn và mang tính chất đột phá?

                          - Chắc là sắp tới, khi QH thảo luận vấn đề này sẽ bàn về những giải pháp. Ủy ban thường vụ QH cũng sẽ trình xin ý kiến QH về một số nhóm giải pháp. Tuy vậy, tôi cũng muốn lưu ý là tình trạng này diễn ra đã lâu nhưng kỷ cương, kỷ luật, rồi ý thức chấp hành gắn với những biện pháp xử lý là không nghiêm. Cho nên người này làm được, người kia cũng làm được; năm trước làm được, năm nay cũng làm được, dẫn đến tình trạng để kéo dài. Mặt khác, chúng ta cũng chưa chỉ “danh”, chỉ “diện” được nên ai cũng nói, nhưng chỉ nói người khác để thất thoát, lãng phí, tham nhũng, đầu tư kém hiệu quả, còn mình chẳng để thất thoát gì. Đó cũng là một điều cần phải suy nghĩ để đưa ra những chế tài thật rõ, quyền phải gắn với trách nhiệm, không phải chỉ qui trách nhiệm mang tính tập thể, mà phải chỉ rõ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong từng khâu của qui trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Có như vậy mới mong có những chuyển biến mang tính tích cực trong đầu tư những năm tới.

                          * Tại diễn đàn QH, các đại biểu từng tranh luận xung quanh tỉ lệ thất thoát, lãng phí trong đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng thất thoát tới 30% tổng vốn đầu tư, nhưng có ý kiến khác lại nói ít hơn con số đó. Thực tế ra sao theo kết quả giám sát của các cơ quan của QH?

                          - Đưa ra một con số chung thật khó. Vấn đề là phải đi vào từng dự án, công trình cụ thể. Nhưng chắc chắn là trong báo cáo của Chính phủ cũng như báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ QH thì lãng phí xảy ra ở tất cả công trình, dự án và ở tất cả các khâu. Còn thất thoát cũng diễn ra mang tính phổ biến ở các dự án, các công trình và các khâu. Nếu tính toán chặt chẽ, chi li mọi cái, hạn chế phô trương, hình thức và lãng phí, thất thoát dưới nhiều dạng thì có thể góp sức đưa GDP tăng trưởng thêm gần 1%.

                          * Dự toán phần ngân sách cho đầu tư liệu có thay đổi khi mà chúng ta chưa tìm ra giải pháp nào để việc đầu tư có hiệu quả hơn?

                          - Vấn đề ở chỗ muốn phát triển thì phải đầu tư, năm sau muốn phát triển hơn thì phải đầu tư lớn hơn. Chúng ta đã xác định mức bội chi như vậy, vấn đề quản lý vốn cấu thành thực thể của công trình, có nghĩa là chúng ta đã tăng được qui mô vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu của phát triển. Không nên đề cập ở góc độ vì thất thoát như vậy mà ta phải giảm bội chi, bởi như thế đồng nghĩa với việc chúng ta thu hẹp vốn đầu tư.

                          * Một vấn đề rất “nóng” tại kỳ họp này là có nên xem xét thành lập một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí hay không. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?

                          - Trong báo cáo của Chính phủ và ý kiến của một số đại biểu cũng muốn là có một cơ quan chuyên trách, nhưng tôi thì chưa nghiêng hẳn về mô hình một cơ quan chuyên trách. Tôi muốn những cơ quan hiện nay đang giúp QH, giúp Nhà nước thực thi việc kiểm soát chi tiêu tài chính, tài sản công hãy làm hết trách nhiệm của mình đã là tốt lắm rồi. Bây giờ anh “đẻ” thêm một đầu mối nữa cũng lại thêm cồng kềnh, rồi liệu có hệ thống dọc từ trên xuống dưới hay không hay chỉ ở trung ương. Những cái đó chúng ta cũng chưa lường hết được. Kỳ này QH cũng sẽ cho ý kiến việc thành lập cơ quan kiểm toán nhà nước. Cơ quan này đặt ở đâu QH sẽ quyết định, nhưng theo chúng tôi đó phải là cơ quan kiểm toán do QH lập và hoạt động một cách độc lập theo qui định của pháp luật.

                          * Thưa ông, nguồn thu ngân sách của ta chưa bền vững, phụ thuộc rất nhiều vào dầu thô, vào đất đai... trong khi chi ngân sách lại có nhiều việc phát sinh, cộng thêm tình trạng thất thoát, lãng phí. Như vậy bài toán thu chi ngân sách sẽ được giải quyết như thế nào trong những năm tới?

                          - Ủy ban Kinh tế - ngân sách đã phân tích rất sâu vấn đề này. Quốc gia nào cũng phải hướng đến một nguồn thu ngân sách tương đối ổn định thì mới chủ động và đảm bảo sự ổn định vĩ mô. Nhưng trong điều kiện của ta đang trong quá trình chuyển đổi, nguồn thu còn hạn chế, nếu có những cơ hội tăng nguồn thu cho ngân sách để rồi lấy nguồn đó tái đầu tư cho phát triển thì chúng ta vẫn phải duy trì. Nhưng duy trì trong thời gian bao lâu, qui mô to hay nhỏ thì phải tính toán kỹ. Ví dụ như hình thức đưa dầu thô lên, khai thác các khoáng sản thô đem bán… thì trong một vài năm tới chúng ta vẫn phải sử dụng, nhưng về lâu dài phải chế biến, vừa tạo công ăn việc làm, vừa làm tăng giá trị mới lên, ngân sách sẽ nhiều hơn. Khi đó việc sử dụng, tiết kiệm tài nguyên cũng có hiệu quả hơn.

                          N.V.HẢI (Báo Tuổi ttrẻ) thực hiện
                          ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                          Ghi chú


                          • #14
                            Qua các bài trên, tôi thấy đúng như các cụ đã nói: "NÓI THÌ DỄ, LÀM THÌ KHÓ". Thủ Tướng Phan Văn Khải cũng đã bức xúc mà nói đại ý rằng: Trong nhiệm kỳ của ông, điều đáng buồn nhất là chưa diệt trừ được quốc nạn tham nhũng (Tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp VN hồi tháng trước).
                            Trong ngành XD của chúng ta, chỉ một vấn đè nhỏ mà nghịch lý là Thiết kế phí, như bạn VINH40 đã nói: chúng ta thiết kế công trình càng tiết kiệm thì thiết kế phí và lương của chúng ta càng thấp (phụ thuộc vào GTXL). Đáng lẽ ra ta phải khuyến khích, tăng lương cho những người Thiết kế tìm mọi cách thiết kế công trình tiết kiệm. Như vậy chỉ còn kêu gọi "đạo đức nghề nghiệp" thôi, mà cái gì mà chỉ kêu gọi xuông thì quả là khó.
                            Last edited by ketcaucdc; 08-11-2004, 09:47 AM.
                            ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                            Ghi chú


                            • #15
                              Đại biểu Quốc hội nói gì về lãng phí?

                              TT - "Chủ trương qui hoạch và đầu tư với cách làm hiện nay thì cái được cũng có nhưng thất thoát, lãng phí cũng rất nhiều. Lãng phí bây giờ còn nghiêm trọng hơn tham nhũng. Cái tội của lãng phí còn to hơn tham nhũng". Đó là ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

                              ĐB Mai Quốc Bình (phó đoàn đại biểu chuyên trách TP.HCM):


                              Tỉnh nào cũng muốn có cảng biển, sân bay!

                              Tỉnh thành nào cũng muốn có công trình trọng điểm, khu công nghiệp, cũng muốn làm sân bay, xây cảng biển... Đây là một thực trạng phổ biến của cả nước, ai cũng thấy. Chủ trương qui hoạch và đầu tư với cách làm hiện nay thì cái được cũng có nhưng thất thoát, lãng phí cũng rất nhiều. “Địa chỉ ở đâu?”, theo tôi, trước hết đó chính là nơi tính toán phân bổ kế hoạch. Bộ Kế hoạch - đầu tư là một địa chỉ.

                              Tôi không có ý phê phán bộ này bởi vì tôi hiểu người ở đó cũng làm việc rất cật lực. Nhưng cách làm việc, chất lượng làm việc không được đổi mới như vậy đến thời điểm hiện nay đã không còn phù hợp nữa. Cần đòi hỏi một cách làm việc mới, hiệu quả, có tác dụng thúc đẩy phát triển hơn. Chúng ta là nước nghèo thì việc đầu tiên là phải cố gắng sử dụng đồng vốn cho hiệu quả!

                              ĐB Lê Thanh Long (bí thư Tỉnh ủy Long An):


                              Lãng phí nghiêm trọng hơn cả tham nhũng

                              Theo tôi, lãng phí bây giờ còn nghiêm trọng hơn tham nhũng và gây hại hơn rất nhiều. Cái tội của lãng phí còn to hơn tham nhũng.

                              Tham nhũng còn có địa chỉ, “chỉ mặt đặt tên” được, còn lãng phí được ngụy tạo dưới nhiều dạng và không ai chịu trách nhiệm, không biết qui trách nhiệm về đâu. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, năm nay chúng ta đầu tư 57.000 tỉ đồng. Tỉ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản người thì nói 35%, người thì nói 10%...

                              Thôi thì tôi cho mức 15%. Như vậy thất thoát lãng phí cũng đã là 7.000-8.000 tỉ đồng rồi! Chưa kể tới nhiều dạng lãng phí khác như hội họp, tiệc tùng, chi phí hành chính... Khắc phục việc này không thể kêu gọi tiết kiệm chung chung được mà phải có một cơ chế chế tài, một chính sách gì đó để mỗi người phải có ý thức tiết kiệm và biện pháp tiết kiệm, sử dụng đồng tiền ngân sách hiệu quả.

                              ĐB Đặng Thị Phượng (Tây Ninh)

                              Cần minh bạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản


                              Một số chuyên gia kinh tế và cán bộ cấp cao nói rằng lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản đủ làm tăng 1% GDP. Điều đáng lưu ý là tệ nạn này chỉ xảy ra do đối tượng là công chức nhà nước, tổ chức kinh tế nhà nước chứ không do người dân gây ra.

                              Báo cáo của Chính phủ ở các kỳ họp Quốc hội lần 3, 4, 5 đã nêu nhiều lần về thực trạng này và có trình bày giải pháp. Nhưng vì sao việc khắc phục vẫn còn chậm? Và giải pháp sắp tới ra sao? Cần phải qui định rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan; xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân, người đứng đầu cố tình vi phạm hoặc thông đồng tiếp tay loại tội phạm trong xây dựng cơ bản; không chỉ xử lý hành chính mà còn là bồi thường kinh tế, xử lý hình sự tùy mức độ vi phạm. Tôi thấy các khâu trong qui trình quản lý vốn đầu tư trong một bộ như hiện nay là không khách quan. Lâu dài nên tách ra độc lập từng khâu trong qui trình xây dựng cơ bản để tránh tình trạng “khép kín” như hiện nay.

                              Cần công khai minh bạch vốn đầu tư ngân sách là một giải pháp quan trọng để chống đầu tư không đúng chỗ và thất thoát. Thực hiện ngân sách là tiền của dân nên phải được đại diện của dân bàn và quyết định. Tôi cho rằng phải hạn chế thấp nhất các sai sót về chủ trương đầu tư từ qui hoạch đến mục tiêu địa điểm, thời điểm, qui mô đầu tư và lựa chọn công nghệ.

                              Từ nay, các ngành các cấp không được ra quyết định đầu tư bằng vốn nhà nước khi chưa xác định rõ nguồn vốn để thực hiện; hay những công trình dựa vào trái phiếu phải có sẵn dự án thích đáng rồi mới phát hành trái phiếu. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế - ngân sách của Quốc hội cho thấy nguồn vốn công trái giáo dục mới giải ngân được 55%; nguồn vốn cho nông nghiệp - phát triển nông thôn giải ngân được 15%; các nguồn khác cũng thế, trong khi đây là nguồn vốn chịu lãi suất cao ngay từ khi huy động.


                              ĐB Nguyễn Bá Thanh (bí thư Thành ủy Đà Nẵng):


                              Thấy tội lại... cho!

                              Hiện nay cả nước có trên 100 cảng biển ở 24 tỉnh, thành phố; 80 cảng hàng không và sân bay chuyên dùng, đang nâng cấp bốn sân bay và chuẩn bị thủ tục xây dựng bốn sân bay khác. Một số cảng và sân bay xây dựng quá gần nhau (theo ĐB Quốc hội Mai Quốc Bình, TP.HCM, một số cảng biển chỉ cách nhau 30km; một số cảng hàng không cách nhau chưa tới 30 phút bay, “vừa cất cánh đã hạ cánh” - PV), có cảng vừa nâng cấp xong lại chuẩn bị dời đi. Hà Tĩnh có phải là vùng nguyên liệu mía đường đâu mà cũng được đặt một nhà máy đường, để rồi không có nguyên liệu phải di dời vào Bến Tre. Riêng khoản di dời đã tốn tới 70 tỉ đồng. Lãng phí rất khủng khiếp!

                              Nợ đọng trong xây dựng cơ bản cũng là điều nghiêm trọng. Có địa phương tổng thu chưa tới 200 tỉ đồng mà nợ xây dựng cơ bản tới hơn 1.000 tỉ, không biết lấy đâu mà trả! Chính phủ lúc nào cũng nói “từ nay địa phương nào tự quyết định làm (khi Chính phủ chưa duyệt dự án) thì sẽ không giải quyết nữa”, nhưng lâu lâu thấy tội cũng... giải quyết cho! Vì thế các địa phương cứ vậy mà làm.

                              ĐẶNG ĐẠI ghi
                              (Theo báo Tuổi trẻ)
                              ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X