Thất thoát trong xây dựng cơ bản
Như chúng ta đã biết tình trạng thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua, đó cũng là vấn đề có tính thời sự của các cấp lãnh đạo hiện nay. Tuy nhiên có một vấn đề chưa được rõ ràng trong việc xác định mức độ thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản. Trong thực tế việc xác định chính xác tỷ lệ thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản là rất khó khăn. Việc định nghĩa "thất thoát lãng phí" vẫn chưa thống nhất. Ngay cả giữa những cán bộ lãnh đạo cao cấp của ngành xây dựng vẫn chưa có sự thống nhất thế nào là thất thoát, lãng phí. Như vậy để xác định được tỷ lệ thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản là bao nhiêu thì trước tiên phải làm rõ khái niệm "thất thoát, lãng phí".<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" /><o></o>
<o></o>
Tiếp theo phải xác định các nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí. Cũng cần phải hiểu rõ là việc thất thoát này do nhiều yấu tố gây ra chứ không phải do tham ô, bớt xén vật tư. trên các báo chí, khi đăng tải các công trình thất thoát lãng phí thì người đọc khi đọc báo điều có cảm giác là thất thoát là do nhà thầu làm ăn gian dối, bớt xén vật tư. Điều đó chỉ đúng một phần chứ không phải là tất cả. Có một thực tế mà người ngoài ngành xây dựng không hiểu cho là thất thoát lãng phí nhưng thực tế là không đúng như vậy. ví dụ công trình A khi lập báo cáo khả thi thì tổng mức đầu tư đựoc duyệt là 100tỷ nhưng sau khi thi công thì quyết toán là 120tỷ, như vậy thì ở đây có thất thoát, lãng phí hay không? Tôi nghĩ theo các nhà báo (kể cả các vị lãnh đạo nhà nước)là có. Điều này thì cũng có cơ sở vì theo các nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản thì tổng dự toán phải nhỏ hơn tổng mức đầu tư được phê duyệt. Thực tế thì tình trạng trên rất phổ biến vì rất nhiều nguyên nhân có thể do chủ đầu tư, thiết kế, thi công hoặc do thị trường biến động.... như vậy thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm về vấn đề này?<o></o>
<o></o>
Theo hiểu biết của bản thân tôi thì chúng ta chưa có đủ cơ sở pháp lý để quy trách nhiệm thuộc về ai. Đa số các công trình khi phát hiện ra chỉ xử lý được phần ngọn, đa phần xử lý các đơn vị thi công, rất ít trường hợp xử lý các chủ đầu tư, tư vấn thiết kế. Các sai phạm của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế thường gây ra hậu quả lớn hơn nhiều các sai phạm của đơn vị thi công nhưng ít được xem xét, cho nên tình tình trạng thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản vẫn còn rất nhiều.<o></o>
<o></o>
Gần đây nhất là công trình nhà thi đấu Phú Thọ giá trị thanh toán gần gấp 3 lần giá trị được phê duyệt ban đầu thì trách nhiệm của ban quản lý dự án được xem xét như thế nào? Ở đây do tư vấn thiết kế yếu kém hay do năng lực của chủ đầu tư? theo tôi có thể có cả hai, có thể TVTK không tiên liệu được hết tình hình biến động của giá cả trên thị trường, cũng có thể do yêu cầu của chủ đầu tư thay đổi thiết kế quá nhiều làm giá thành xây lắp tăng lên. Ở đây còn một nguyên nhân làm tăng giá trị xây lắp là thời gian thi công bị gián đoạn quá lâu, nguyên nhân này thì ai chịu trách nhiệm? Còn việc xây lắp qua nhiều thầu phụ dẫn đến tăng giá trị công trình như các báo chí đã đăng tải là không chính xác. Vì công trình đã qua đấu thầu thì giá trị thanh toán là giá trị trong hợp đồng giao nhận thầu chứ không vì qua nhiều thầu phụ thì giá trị tăng lên (luật xây dựng cũng không ngăn cấm Thầu chính có nhiều Thầu phụ). Những công trình phức tạp thì có nhiều thầu phụ là chuyện bình thường (ở đây tôi không đề cập có sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhầ thầu chính để nâng giá trị công trình).<o></o>
<o></o>
Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi đúc kết được qua quá trình công tác trong ngành xây dựng. Mong mọi người cho biết ý kiến của mình về định nghĩa “thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản” để làm rõ hơn vấn đề này, ngoài ra cũng để xem mình có nằm trong phạm vi đó hay không. Hiện nay ngành xây dựng chúng tai đang bị tai tiếng rất nhiều, thú thật thì tôi cũng cảm thấy khó chịu khi hàng ngày phải đọc các bài báo về tiêu cực của ngành mình. Không biết có ai có cùng suy nghĩ với tôi hay không? nếu có hãy cùng chia sẻ để làm rõ hơn vấn đề này.
Như chúng ta đã biết tình trạng thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua, đó cũng là vấn đề có tính thời sự của các cấp lãnh đạo hiện nay. Tuy nhiên có một vấn đề chưa được rõ ràng trong việc xác định mức độ thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản. Trong thực tế việc xác định chính xác tỷ lệ thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản là rất khó khăn. Việc định nghĩa "thất thoát lãng phí" vẫn chưa thống nhất. Ngay cả giữa những cán bộ lãnh đạo cao cấp của ngành xây dựng vẫn chưa có sự thống nhất thế nào là thất thoát, lãng phí. Như vậy để xác định được tỷ lệ thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản là bao nhiêu thì trước tiên phải làm rõ khái niệm "thất thoát, lãng phí".<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" /><o></o>
<o></o>
Tiếp theo phải xác định các nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí. Cũng cần phải hiểu rõ là việc thất thoát này do nhiều yấu tố gây ra chứ không phải do tham ô, bớt xén vật tư. trên các báo chí, khi đăng tải các công trình thất thoát lãng phí thì người đọc khi đọc báo điều có cảm giác là thất thoát là do nhà thầu làm ăn gian dối, bớt xén vật tư. Điều đó chỉ đúng một phần chứ không phải là tất cả. Có một thực tế mà người ngoài ngành xây dựng không hiểu cho là thất thoát lãng phí nhưng thực tế là không đúng như vậy. ví dụ công trình A khi lập báo cáo khả thi thì tổng mức đầu tư đựoc duyệt là 100tỷ nhưng sau khi thi công thì quyết toán là 120tỷ, như vậy thì ở đây có thất thoát, lãng phí hay không? Tôi nghĩ theo các nhà báo (kể cả các vị lãnh đạo nhà nước)là có. Điều này thì cũng có cơ sở vì theo các nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản thì tổng dự toán phải nhỏ hơn tổng mức đầu tư được phê duyệt. Thực tế thì tình trạng trên rất phổ biến vì rất nhiều nguyên nhân có thể do chủ đầu tư, thiết kế, thi công hoặc do thị trường biến động.... như vậy thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm về vấn đề này?<o></o>
<o></o>
Theo hiểu biết của bản thân tôi thì chúng ta chưa có đủ cơ sở pháp lý để quy trách nhiệm thuộc về ai. Đa số các công trình khi phát hiện ra chỉ xử lý được phần ngọn, đa phần xử lý các đơn vị thi công, rất ít trường hợp xử lý các chủ đầu tư, tư vấn thiết kế. Các sai phạm của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế thường gây ra hậu quả lớn hơn nhiều các sai phạm của đơn vị thi công nhưng ít được xem xét, cho nên tình tình trạng thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản vẫn còn rất nhiều.<o></o>
<o></o>
Gần đây nhất là công trình nhà thi đấu Phú Thọ giá trị thanh toán gần gấp 3 lần giá trị được phê duyệt ban đầu thì trách nhiệm của ban quản lý dự án được xem xét như thế nào? Ở đây do tư vấn thiết kế yếu kém hay do năng lực của chủ đầu tư? theo tôi có thể có cả hai, có thể TVTK không tiên liệu được hết tình hình biến động của giá cả trên thị trường, cũng có thể do yêu cầu của chủ đầu tư thay đổi thiết kế quá nhiều làm giá thành xây lắp tăng lên. Ở đây còn một nguyên nhân làm tăng giá trị xây lắp là thời gian thi công bị gián đoạn quá lâu, nguyên nhân này thì ai chịu trách nhiệm? Còn việc xây lắp qua nhiều thầu phụ dẫn đến tăng giá trị công trình như các báo chí đã đăng tải là không chính xác. Vì công trình đã qua đấu thầu thì giá trị thanh toán là giá trị trong hợp đồng giao nhận thầu chứ không vì qua nhiều thầu phụ thì giá trị tăng lên (luật xây dựng cũng không ngăn cấm Thầu chính có nhiều Thầu phụ). Những công trình phức tạp thì có nhiều thầu phụ là chuyện bình thường (ở đây tôi không đề cập có sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhầ thầu chính để nâng giá trị công trình).<o></o>
<o></o>
Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi đúc kết được qua quá trình công tác trong ngành xây dựng. Mong mọi người cho biết ý kiến của mình về định nghĩa “thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản” để làm rõ hơn vấn đề này, ngoài ra cũng để xem mình có nằm trong phạm vi đó hay không. Hiện nay ngành xây dựng chúng tai đang bị tai tiếng rất nhiều, thú thật thì tôi cũng cảm thấy khó chịu khi hàng ngày phải đọc các bài báo về tiêu cực của ngành mình. Không biết có ai có cùng suy nghĩ với tôi hay không? nếu có hãy cùng chia sẻ để làm rõ hơn vấn đề này.
Ghi chú