QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

    Theo tôi hiểu và vẫn làm như thế này: Thép âm( mũ) dùng chịu mômen quan niệm gần đúng là sàn ngàm vào dầm( khi độ cứng của dầm rất lớn so với sàn theo phương đó). Khi tính toán ra biểu đồ mô men thì momen âm không mấy khi còn khi ra khỏi gối đoạn 1/4 cạnh ngắn( nên thép âm theo cạnh dài cũng chỉ là 1/4 cạnh ngắn thôi).
    Bác dovi không nên nói quá. Cái gì đã được coi là "chuẩn" thì chắc chắn nó phải có giá trị của nó chứ không phải cứ cái gì cũ cũng vất đi được đâu.
    Không biết cái thép sàn bác Xuân Thủy đưa lên có phải là của dân kiến trúc vẽ không vì tôi thấy nó giống máy bản mẫu của công ty Avant dùng chung cho nhà dân đấy.
    Nếu đêm nay em lại khóc
    Thì người đau... đầu chỉ có mình anh.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

      nhìn bản vẽ mà bác dovi gửi lên thì chắc là bản chưa chính thức thì phải bởi vì kích thước của thép âm chưa có mà có có như ở bản 1234 thì cũng chẳng thi công được bác gửi bản đầy đủ lên đi cho anh em bàn luận

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

        tui nghĩ đây là bản bố trí thép của bản sàn kê 4 cạnh (vì thép toàn phi 8 và 10) mà có chiều dài 2 phương gần bằng nhau nên truyền lực sang 2 dầm gần bằng nhau mà thép chịu mômen âm của bản phải được kéo dài 1/4 về 1 phía của bản chiều dài của bản chứ tức chiều dài của cả thanh đó phải bằng 1/2 của bản(chưa kể phần móc xuống để thi công

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

          mà các bác nên nhớ đây chỉ là bản vẽ mặt bằng chứ chưa có mặt cắt đâu

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

            à mà tui xin đính chính đó là chiều dài của thanh thép mũ chịu mômen âm có chiều dài tổng theo cấu tạo phải là 1/2 chièu dài của bản với kích thước của dầm và hai móc dược keo dài xuống cốtpha để dễ thi công(được tính theo lớp bảo vệ)

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

              Các chú các bác phải công bằng mà nhìn nhận, không nên cực đoan

              Lý thuyết tính toán và hiểu biết về BTCT thì chắc không khác nhau đâu, nhưng cách tiếp cận và điều kiện hoàn cảnh mỗi nước có khác nhau nên mới có những quy định khác nhau.
              Tây họ có cho phép làm thép cốt D<10 đâu, với D>=10 thì thép có nhiều carbon hơn, uốn bẻ mất công, mất sức bền và chi phí nhân công của họ cao, tiến độ bị chậm, thao tác khó khăn nên để cho tiện, người ta không bẻ.
              Còn ta nhà nghèo, tiền của của nhà nước (quan điểm có từ cái ngày xưa ra tiêu chuẩn) nên phải tiết kiệm. Uốn bẻ cũng không ngoài mục đích đó.
              Ta cho phép dùng sàn dày chỉ 6cm, 8cm; thép dùng D8, D6 thì không uốn không bẻ nó cũng cong, thép lại là thép mềm, nhân công thì rẻ nên mới có cái quy định như thế. Nếu bị dẫm đạp thì phải cử giám sát theo sát, dùng nhiều cục kê vv..

              Còn thời buổi bây giờ, miễn là nguyên tắc kết cấu đảm bảo, còn thì tuỳ các bác muốn cắt uốn để thẳng thế nào mà chẳng được. Miễn sao tốt, bền, rẻ là được.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

                Khi thi công sàn bê-tông, thì các cốt thép dưới được đỡ lên bằng những cục gọi là caramel (cục đường thẻ), thật ra có hình chữ nhật, dày khoảng 25-30mm để cho CT được cách mặt ván khuôn một khoảng bằng bề dày lớp bê-tông bảo vệ. Ðể đỡ CT trên, thì ta có những "chaise ", loại này là làm từ những mảng thép được cắt ra, tiện lợi cho những chiều cao 10cm, 12cm... dĩ nhiên có những chiều cao thấp hơn, tùy ta chọn. Các băng mảng thép (dài chừng 3-5m) được bẻ zigzag (bẻ qua lại) và đặt đứng trên cốt thép dưới cho nên dù có thợ leo lên nó cũng không sụp xuống.
                Ơ" VN không có thì cũng có thể chế tạo được, các cục caramel có thể làm bằng vữa xi măng đúc sẵn, các chaise cũng có thể cắt từ các mảng ra... Vấn đề là muốn hay không, KS Thiết kế phải ghi trong điều kiện sách, và thầu khoán phải thực hiện trước khi có lệnh cho đổ bê-tông tươi là được chứ gì?

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

                  Nguyên văn bởi XUAN THUY
                  Các chú các bác phải công bằng mà nhìn nhận, không nên cực đoan

                  Lý thuyết tính toán và hiểu biết về BTCT thì chắc không khác nhau đâu, nhưng cách tiếp cận và điều kiện hoàn cảnh mỗi nước có khác nhau nên mới có những quy định khác nhau.
                  Tây họ có cho phép làm thép cốt D<10 đâu, với D>=10 thì thép có nhiều carbon hơn, uốn bẻ mất công, mất sức bền và chi phí nhân công của họ cao, tiến độ bị chậm, thao tác khó khăn nên để cho tiện, người ta không bẻ.
                  Còn ta nhà nghèo, tiền của của nhà nước (quan điểm có từ cái ngày xưa ra tiêu chuẩn) nên phải tiết kiệm. Uốn bẻ cũng không ngoài mục đích đó.
                  Ta cho phép dùng sàn dày chỉ 6cm, 8cm; thép dùng D8, D6 thì không uốn không bẻ nó cũng cong, thép lại là thép mềm, nhân công thì rẻ nên mới có cái quy định như thế. Nếu bị dẫm đạp thì phải cử giám sát theo sát, dùng nhiều cục kê vv..

                  Còn thời buổi bây giờ, miễn là nguyên tắc kết cấu đảm bảo, còn thì tuỳ các bác muốn cắt uốn để thẳng thế nào mà chẳng được. Miễn sao tốt, bền, rẻ là được.
                  Bác nói đúng lắm,TC của ta khác với TC nước ngoằi,vì vậy chúng ta phải liệu cơm gắp mắm chứ.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

                    Nguyên văn bởi n3cdc
                    nhìn bản vẽ mà bác dovi gửi lên thì chắc là bản chưa chính thức thì phải bởi vì kích thước của thép âm chưa có mà có có như ở bản 1234 thì cũng chẳng thi công được bác gửi bản đầy đủ lên đi cho anh em bàn luận
                    Chac la n3ncdc trinh do chi moi toi do thoi, minh da thuc hien nhieu ban ve nhu vay roi. Minh thi cong cong trinh Metro, thuc hien theo ban ve cua nuoc Duc goi qua cung ve theo kieu nhu tren cho mat bang san nha Metro; ngoai ra ho con cho biet them vi tri noi thep, chieu dai noi, tong so thanh thong ke dung theo thuc te;khi thi cong ta co the cat thep tai nha may sau do dem thep lap dat vao dung vi tri nhu ban ve the hien giong nhu o VN ta gia cong san cot thep dam sau do mang toi cong truong lap dat.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

                      hình như bác hiểu nhầm rồi hoặc là bác là một cao thủ bởi vì bác xem lại xem đề tài của bác xuân thuỷ đưa ra bàn luận xem vấn đề ở đây là kích thước và cách bố trí thép âm
                      bây giờ nếu như chỉ có mặt bằng thì bàn luận làm sao được mà bác đã nếu chỉ có mặt bằng đấy em đố bác làm được còn như bác nói là đặt thép trong nhà máy rồi đưa ra công trường thì không phải ở đâu cũng có điều kiện để làm đựơc cả

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

                        Nguyên văn bởi n3cdc
                        ...như bác nói là đặt thép trong nhà máy rồi đưa ra công trường thì không phải ở đâu cũng có điều kiện để làm đựơc cả
                        Ðược chứ, tôi đã từng thấy thầu khoán chở từng cốt thép dựng sẵn của dầm, cột trên cam nhông chở tới công trường và lắp lên trên ván khuôn.
                        Dĩ nhiên là phải nghiên cứu trước, vì vậy người ta mới nhờ đến kỹ-sư thi công, người này có thể đề nghị thay đổi một thanh thép thành 2 đoạn hay 3 đoạn (với chiều dài nối cần thiết), hay đề nghị vị trí của thép chờ (kẻo nó nằm nay đúng chỗ của cốt thép dầm đã lắp sẵn thì mât thì giờ lắm). (Tôi đã là kỹ-sư thiết kế vụ này vào những năm 75, công trường OTAN, Bỉ quốc)
                        Khi cốt thép dầm đã lắp xong trên ván khuôn, thì người ta đặt các mảng thép lên, kê trên các "cục đường thẻ " (tức là cái để chêm), xong cốt thép dưới, họ đặt "chaise " rồi mảng thép trên. Tất cả các mảng thép này đã được thiết kế trước, tính toán trước bởi kỹ-sư thi công hay kỹ-sư bán thép, họ sẽ cắt ra, gập lại bằng máy nếu cần và chở đến công trường (tôi đã thực hiện các công trình như kỹ-sư thiết kê và thi công trong vụ này vào năm 87, cho các nhà công nghệ vùng Bastogne, Bỉ quốc).

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

                          Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
                          Ðược chứ, tôi đã từng thấy thầu khoán chở từng cốt thép dựng sẵn của dầm, cột trên cam nhông chở tới công trường và lắp lên trên ván khuôn.
                          Dĩ nhiên là phải nghiên cứu trước, vì vậy người ta mới nhờ đến kỹ-sư thi công, người này có thể đề nghị thay đổi một thanh thép thành 2 đoạn hay 3 đoạn (với chiều dài nối cần thiết), hay đề nghị vị trí của thép chờ (kẻo nó nằm nay đúng chỗ của cốt thép dầm đã lắp sẵn thì mât thì giờ lắm). (Tôi đã là kỹ-sư thiết kế vụ này vào những năm 75, công trường OTAN, Bỉ quốc)
                          Khi cốt thép dầm đã lắp xong trên ván khuôn, thì người ta đặt các mảng thép lên, kê trên các "cục đường thẻ " (tức là cái để chêm), xong cốt thép dưới, họ đặt "chaise " rồi mảng thép trên. Tất cả các mảng thép này đã được thiết kế trước, tính toán trước bởi kỹ-sư thi công hay kỹ-sư bán thép, họ sẽ cắt ra, gập lại bằng máy nếu cần và chở đến công trường (tôi đã thực hiện các công trình như kỹ-sư thiết kê và thi công trong vụ này vào năm 87, cho các nhà công nghệ vùng Bastogne, Bỉ quốc).
                          Em thật Ok với Bạc Hiện nay theo tôi biết và mới được Quảng cáo thì công ty VRC có thể thiết kế tính toán bản vẽ thi công lắp đặt thép cho các công trình có nhu cầu. C.ty này cung cấp và gia công cốt thép các loại theo đúng chiều dài mà khách hàng yêu cầu. Điều này cho chúng ta thấy các bác khỏi quan tâm tới việc tính toán cắt thép sao cho tiết kiệm nhất (cho thép 11.7m). Về gia cả thì tôi chưa tham khảo, nhưng cũng được cho biết là chỉ bằng giá thép ngoài thị trường thôi.
                          Còn các bạn nào muốn tính thép để tiết kiệm thì để tuần sau tôi Post lên cho các bạn chương trình ASQM mà tôi học ở cao học CNQLXD của thầy Hiền (trường ĐHBK Tp.HCM) lên cho

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

                            Nguyên văn bởi Le Cong An
                            Em thật Ok với Bạc Hiện nay theo tôi biết và mới được Quảng cáo thì công ty VRC có thể thiết kế tính toán bản vẽ thi công lắp đặt thép cho các công trình có nhu cầu. C.ty này cung cấp và gia công cốt thép các loại theo đúng chiều dài mà khách hàng yêu cầu. Điều này cho chúng ta thấy các bác khỏi quan tâm tới việc tính toán cắt thép sao cho tiết kiệm nhất (cho thép 11.7m). Về gia cả thì tôi chưa tham khảo, nhưng cũng được cho biết là chỉ bằng giá thép ngoài thị trường thôi.
                            Còn các bạn nào muốn tính thép để tiết kiệm thì để tuần sau tôi Post lên cho các bạn chương trình ASQM mà tôi học ở cao học CNQLXD của thầy Hiền (trường ĐHBK Tp.HCM) lên cho

                            Hic, giá cả đắt gấp 1.5-2.0 lần giá Vật liệu+Nhân công nếu làm tại công trường.
                            Ngoài ra không thể làm sẵn cho các lỗ chờ, các ô sàn phi tiêu chuẩn...
                            Đó là lý do VRC không phát tài quá mức như họ mong ước.

                            Chương trình tính của bác tui chưa xem qua, nhưng tuy ngh4 đó chắc cũng là một số thuật toán "làm việc" trên giấy tờ. Việc ra detail thép vẫn mãi mãi phải trông chờ vào sự "điệu nghệ" của kỹ sư thi công mà thôi.

                            Chào pác.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

                              [QUOTE=XUAN THUY]Chương trình tính của bác tui chưa xem qua, nhưng tuy ngh4 đó chắc cũng là một số thuật toán "làm việc" trên giấy tờ. Việc ra detail thép vẫn mãi mãi phải trông chờ vào sự "điệu nghệ" của kỹ sư thi công mà thôi.

                              Chào pác.[/QUOTE]

                              Không phải là giấy tờ đâu bác Thủy ạ! Từ khi còn là sinh viên năm thứ 4 tôi đã được thầy gợi ý viết về cái món này nhưng mà moi móc mãi mọi thuật toán mà tôi biết mà nó vẫn còn sai sót. Nhưng sau đó thầy tui cho xem một cái mà một anh khóa trước cũng viết về vấn đề này thì thấy rất ổn. Từ đó tui cũng bỏ luôn đề tài này vì bận và vì có người đã làm tốt rồi.
                              Anh đó cách đây khoảng 3 năm hình như cũng đã về Trường ĐH KTHN giảng dạy thì phải. Để tui hỏi xin và post lên cho anh em xem thử nhé!
                              Nếu đêm nay em lại khóc
                              Thì người đau... đầu chỉ có mình anh.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Bố trí thép sàn dầm kiểu gì đây

                                Nguyên văn bởi thanhfnam
                                [[COLOR="DarkOrange"]QUOTE=XUAN THUY]
                                Không phải là giấy tờ đâu bác Thủy ạ! Từ khi còn là sinh viên năm thứ 4 tôi đã được thầy gợi ý viết về cái món này nhưng mà moi móc mãi mọi thuật toán mà tôi biết mà nó vẫn còn sai sót. Nhưng sau đó thầy tui cho xem một cái mà một anh khóa trước cũng viết về vấn đề này thì thấy rất ổn. Từ đó tui cũng bỏ luôn đề tài này vì bận và vì có người đã làm tốt rồi.
                                Anh đó cách đây khoảng 3 năm hình như cũng đã về Trường ĐH KTHN giảng dạy thì phải. Để tui hỏi xin và post lên cho anh em xem thử nhé!
                                Hic, tui cũng mong là PM đó có tính ứng dụng thực tiễn. Có nghĩa là được giới XD công nhận và sử dụng. Tôi không nghi ngờ khả năng người viết về vấn đề tối ưu bằng thuật toán, tức là giải quyết trên máy tính.

                                Cái cơ bản là dữ liệu thép đầu vào ở công trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như.. tiền, nguồn hàng, tiến độ, tận dụng vật liệu (từ công trình cũ qua..), vvv rất nhiều yếu tố, mà tất yếu không thể bê vào phần mềm ấy được.
                                Vì thế phần mềm không thay thế được kỹ sư đề-tai thép.

                                Hic, bạn có thấy PM nào tương tự của nước ngoài không. Nếu PM dạng đó có tính thực dụng cao chắc họ cũng đã xí vô rồi phải không bạn.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X