QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

    Chào các bậc tiền bối. Tôi đang phải sử lý đầu cọc khoan nhồi, Trong thiết kế cọc D1200, cọc đặt ở lớp cát (điều kiện Địa chất Công trình là: Bên trên là bùn dày 15m, tiếp theo là sét, sét pha dẻo cứng và cuối cùng là 30m cát), độ sâu65m. trong quá trình thi công do lớp mùn qúa dày, nên cọc không đặt vào tầng chịu như thiết kế, lớp mùn dày 1.5m, phương pháp sử lý là bơm phụt xi măng xuống đáy mũi cọc, xin các tiền bối chi giáo, về pp sử lý, công nghệ, thiết bị sử lý, các vấn đề trong quá trình sử lý(nếu được cả tài liệu và hình ảnh thì tốt quá). tại hạ xin đa tạ.
    Email: Hoangkiendkt@yahoo.com
    ĐT: 0912370215-0989085385
    Last edited by Hoangkien; 04-12-2005, 11:05 PM.

  • #2
    Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

    Thi công thổi rửa mà để bùn lắng 1,5m thì quả là hết nói rồi. Kiểm soát chất lượng thi công cọc nhồi quá kém đó. Mà bạn cần xử lý 1 vài cọc hay đa số cọc?

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

      theo tôi ý kiến của tôi:

      Khi mũi cọc kô nằm dưới lớp đất tốt điều đó cũng chưa có nghĩa là SCT của cọc không được tốt. Cách tốt nhất....

      Bạn tiến hành làm thí nghiệm Sonic test (cleaning mấy ống sonic thật sạch và tiến hành đo chiều sau ống sonic.

      Nhiều lúc trong quá trình hạ ***g thép + ống sonic, do sơ ý ống sonic cắm thật sâu vào lớp bùn bên dưới nên khi thí nghiệm kết quả ko tốt là of course

      2/ Bạn chọn ra cọc nào ở mũi cọc xấu nhất đem đi thí nghiệm nén tĩnh Nén đến đúng load thiết kế đo chuyển vị cọc ko sao thì thôi Kô có việc gì đâu.

      3/Bơm vụt vũa xi măng - Bơm qua đường ống sonic
      - Khoan tạo lỗ đến tận đáy sau đó bơm vữa xi măng áp lực cao xuống

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

        Trường hợp này tôi thấy có một quan điểm rất hay như thế này:
        Tại công trường cầu Vĩnh Tuy, cũng bị trường hợp đầu cọc Bê tông chộn lẫn Bentonite, cho sửa chữa bằng phương pháp khoan ông sonic rồi thổi rửa đầu cọc, sau đó đổ vữa bê tông bịt lại, để đánh giá chất lượng công tác sửa chữa, tư vấn trưởng công trình cầu Vĩnh tuy quan niệm như sau:
        - Cường độ vật liệu của của phần sủa chữa chỉ cần >= cường độ của lớp đất nền mà mũi cọc định đặt vào là đủ.
        Vậy dẫn tới trường hợp của cậu:
        Mũi cọc đặt vào lớp cát, còn phần cọc bị hỏng của bạn (khoảng 1,5 m) là đất, ben và bê tông chộn lẫn nhau.Vậy thì chưa chắc cường độ của cái phần gọi là cọc thối đấy (đấy là bê tông mác thấp) đã ít hơn cường độ của lớp cát mà bạn định ngàm đầu cọc.
        Theo tôi, tại sao lại không khoan lõi thử, rồi lẫy mẫu ép cường độ hoặc thử SPT phần cọc thối. Và an toàn hơn nữa thì thử tĩnh, hoặc động gì đó.
        - Đây là một vấn đề phức tạp và rất tế nhị, mong các chuyên gia trên diễn đàn chỉ giáo giúp.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

          [QUOTE=dinhnghia]Trường hợp này tôi thấy có một quan điểm rất hay như thế này:
          - Cường độ vật liệu của của phần sủa chữa chỉ cần >= cường độ của lớp đất nền mà mũi cọc định đặt vào là đủ.
          QUOTE]

          Cái này kô có cơ sở nào cả ??????

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

            Chuyện như trên cũng đã được áp dụng để xử lý cho một số cọc của cầu Thanh-Trì từ mấy năm trước rồi.
            Vấn đề là sau khi xử lý xong thì phải tính toán lại cái cọc đó. Nếu đạt là được. Vậy là có cơ sở khoa học đấy chứ.
            GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
            ĐT: 0913 555 194

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

              Thầy Trung ơi sự cố cọc khoan nhồi cầu Thanh Trì tụi Japan nó xử lý như thế nào? Thầy có thể post lên Forum để chúng em học hỏi được kô thầy

              Chúng em cám ơn thầy

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

                Nguyên văn bởi Hoangkien
                Chào các bậc tiền bối. Tôi đang phải sử lý đầu cọc khoan nhồi, Trong thiết kế cọc D1200, cọc đặt ở lớp cát (điều kiện Địa chất Công trình là: Bên trên là bùn dày 15m, tiếp theo là sét, sét pha dẻo cứng và cuối cùng là 30m cát), độ sâu65m. trong quá trình thi công do lớp mùn qúa dày, nên cọc không đặt vào tầng chịu như thiết kế, lớp mùn dày 1.5m, phương pháp sử lý là bơm phụt xi măng xuống đáy mũi cọc, xin các tiền bối chi giáo, về pp sử lý, công nghệ, thiết bị sử lý, các vấn đề trong quá trình sử lý(nếu được cả tài liệu và hình ảnh thì tốt quá). tại hạ xin đa tạ.
                Email: Hoangkiendkt@yahoo.com
                ĐT: 0912370215-0989085385
                Ở Cầu thanh trì họ cũng đã sử lí sự cố này rồi. nó gọi là công nghệ Jet grouting. Nó còn dùng biện pháp này để bịt đáy cho hố móng trụ P28. Thi công là một công ty của nhật tên là Toyo gì đó. Về cái jet grouting tôi xin gửi file giới thiệu để bạn tham khảo
                Attached Files

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

                  Chào anh Việt!
                  Mấy tài liệu anh đưa, toàn là tài liệu giới thiệu sơ bộ công nghệ. Anh có cái nào hướng dẫn chi tiết hơn không. Hồi làm ở TT (có gặp anh 1 lần, không biết anh có nhớ không) em cũng có xem công nghệ này, nhưng không hiểu lắm: + Cách chọn công nghệ, áp suất khí, nước và ximang
                  + Áp dụng cho các loại địa chất thì khác nhau thế nào?
                  Anh có Method Statement của TT không, cả các biên bản nghiệm thu nữa, các báo cáo với Cục giám đinh không ...
                  Món này mà dùng bịt đáy thì hơi oải nhỉ... Chả phải Obayashi đau hết cả đầu với P28 đấy sao. Anh có thông tin cụ thể và vụ này không.
                  Ngoài công nghệ JetGrouting, ở đây còn dùng phương pháp thổi rửa đầu cọc nữa chứ.
                  À ! Hồi làm TT anh có làm khoan cọc nhồi bằng tuần hoàn ngược không (Reverse Circulation Drill), em đang rất thắc mắc về công nghệ đó đây. Bọn bạn em thằng Dũng, Sỹ, Vinh (học cùng khóa với em, và làm cùng anh ở TT) nó bảo là khoan bằng công nghệ này không cần Bentonite, vậy nó giữ ổn định vách cọc thế nào nhỉ? Mong anh chỉ giáo cho với.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

                    Chào Nghĩa:
                    Bên Obayashi dùng biện pháp Jet grouting để bịt đáy P28 là một bài toán chính trị họ muốn thể hiện rằng đến bịt đáy móng P28 còn có thể thì việc swr lí cọc hỏng bằng Jet grouting là OK. Tuy nhiên cũng tốn kém khá nhiều tiền của vào P28 đấy:
                    Còn về cụ thể chi tiết của phần jet grouting và swr lí cọc nhồi anh không rõ lắm tại vì lúc anh vào Obayashi anh làm kết cấu phần trên dầm MSS.Nếu em có quan tâm tới dầm MSS thanh trì thì anh có tài liệu đấy Tuy nhiên anh nhớ cũng đã copy cái Method của Jet grouting rồi. anh sẽ tìm lại xem nếu thấy sẽ gửi cho nghĩa

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

                      Sau đây là mấy cái hình máy RCD , thực ra là chỉ khoan tuần hoàn ngược thôi, dùng cái này khoan vách rất thẳng

                      Ở Thanh Trì hình như là dùng phương pháp áp lực cột nước giữ thành vách Còn tớ vẫn thấy khoan RCD với bentonite.

                      Còn cái grouting kô biết ở Thanh Trì nó xử lý ra sao? Có phải là nó khoai thủng cái đáy ống sonic sau đó phụt vữa áp suất cao xuống đáy ông sonic ??? để xử lý đầu cọc kô ??? Có anh em nào có Method Statement of Grouting ở Thanh Trì ??? Post lên đây để anh em học hỏi

                      Thanks

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

                        Ơ! Cậu gì ơi! Bảo post ảnh sao không có gì cả thế
                        Thực ra thì tôi đang đau hết cả đầu tìm hiểu về vụ này đây. Cái việc không dùng Bentonite giữ vách này, tìm hiểu một số tài liệu thấy cũng có nói, họ chỉ dùng chênh áp cột nước để giữ vách. Nhưng tôi nghĩ chỉ có thể dùng được đối với đất dính, đằng này, Thanh Trì toàn cát là cát, chẳng hiểu nó giữ vách thế nào. Đây nhé, nếu chênh áp cột nước, thì theo tôi nghĩ thì áp lực nước lỗ rỗng tăng lên, dẫn đến giảm ứng suất có hiệu do tải trọng bản thân, nên càng giảm ma sát giữa các hạt cát. Cuối cùng dẫn đến làm kém ổn định hơn ... chứ nhỉ.
                        Vậy có ai có kinh nghiệm về vụ này thì giải thích hộ với, chứ bản thân tôi tìm hiểu vụ này lâu lắm rồi mà không ra.
                        Last edited by dinhnghia; 18-08-2006, 12:04 AM.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

                          Các phương pháp thí nghiệm cọc khoan nhồi

                          Thí nghiệm Ultra_Sonic (Siêu âm cọc)

                          Dùng thí nghiệm này để xác định độ đồng nhất của bê tông trong coc. ghĩa là trong quá trình đổ bê tông, bê tông có bị trộn lẫn với dung dịch bêntonite kô?
                          Xác định bằng sóng siêu âm
                          sóng < 3000 chất lượng bêtông quá kém
                          3000-3500 chất lượng trung bình
                          3500-4000 chất lượng tốt
                          >4000 rất tốt

                          Thí nghiệm PDA Phương pháp thử động biến dạng lớn

                          Dùng để xác định sức chịu tải thực tế của cọc theo 1 nguyên lý như sau: Nếu thế năng sinh ra của búa bằng công sinh ra để cọc thắng sức kháng không đổi của đất

                          WxH=RxS --> R=WxH/S

                          W: trọng lượng rơi của quả búa
                          h: Chiều cao rơi
                          S: Độ lún của cọc
                          R: Sức kháng của đất

                          Thí nghiệm PIT Phương pháp thử động biến dạng nhỏ

                          Dựa trên nguyên lý phản xạ khi gặp trở kháng thay đổi của sóng ứng suất gây ra bởi tác động của lực xung tại đầu cọc, khi nó truỳen xóng theo thân cọc

                          Dùng búa tay có gắ đầu đo lực gõ lên đầu cọc
                          Ghi lại hình xung lực làm số liệu ban đầu
                          Lực cản ma sat ở mặt bên được mô phỏng theo quy luật tắt dần tuyến tính
                          Lực cản ở mũi cọc mô phỏng theo lực lò xo tắt dần

                          Thử PIT có 2 phươnh pháp
                          Pulse Echo Method các số liệu đo đạc tốc độ và lực đầu cọc đánh giá là hàm thời gian
                          Transient Reponse Method Tỷ số biến đổi tốc độ và biến đổi lực là hàm tần số


                          Phương pháp thử tĩnh động Statnamic

                          Phương pháp thử tĩnh tải

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Sửa chữa, sủ lý cọc khoan nhồi

                            Cái vụ P28 cọc cầu Thanh Trì hình như theo tôi được biết là đài cọc của nó có vần đệ Toàn bộ áp lực nước tác động đẩy làm nó hư cái đài cọc ???

                            Nguyên nhân bởi vì tụi nó kô hiểu rõ về thuỷ lực. ban đầu nó kô xem xét về áp lực nước chứ cái P28 đâu có hư cọc nào?????????

                            Ghi chú

                            Working...
                            X