QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu đá!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Kết cấu đá!

    chào cả nhà, cám ơn cả nhà đã góp ý. Nhưng công trình của em ở đây là làm bằng đá khối nhưng vẫn phải có không gian sử dụng như nhà bê tông cốt thép bình thường cơ! Nhà dân mà làm như cái nhà thờ Đức Bà ở Paris chắc là không ổn rồi. Cái này em định nhờ mấy bác bên làm cầu góp ý cho với. em thấy trong làm cầu người ta có thể đúc dầm rỗng trước (precast) sau đó mới lắp ghép lên thành nhịp cầu, liên kết bằng ép mặt do lực căng của cáp thép. Tất nhiên kết cấu cầu lớn hơn rất nhiều và chịu tải trọng lớn hơn rất nhiều. Ở công trình này, em định áp dụng ý tưởng đó vào trong dầm và sàn thôi. Ta chia nhịp sàn, dầm thành các tấm có kích thước vừa phải cho quá trình lắp ghép, khoan tạo lỗ (hoặc tạo rãnh) trong các tấm đá sao cho đường khoan nằm trùng với đường cáp chịu lực khi sàn làm việc. khi thi công thì cứ ghép coppha bình thường, định vị cáp, lắp ghép các tấm đá lên, sau đó là căng thôi! để bịt lỗ (rãnh khoan) thì ta có thể trộn bột đá với các vật liệu dính bơm (trát) vào là xong! Còn phần cột và tường thì có thể làm tất cả bằng đá, làm tường chịu lực là xong. Liên kết giữa sàn và tường chỉ là liên kết tựa đơn giản!
    Các bác thấy ý tưởng của em thế nào? anh em kết cấu cùng trao đổi thêm nhé! (đây mới là ý tưởng chứ chưa có tính toán cụ thể gì)
    Thanks Viet Freyssiney đã cung cấp tài liệu nhé!

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Kết cấu đá!

      To Duc: mấy hôm anh bận quá không tham gia tranh luận cùng chú được, mấy câu hỏi của chú hay ra phết! Còn về tuổi thọ công trình chú có thể tham khảo trong phân cấp nhà của Nhà nước đã ban hành: công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, ... nó có kèm theo yêu cầu tuổi thọ công trình đấy. Ta có thể dựa trên cái đó để tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn cấp công trình để thiết kế, cái này ảnh hưởng rất nhiều đến số tiền cần đầu tư đấy!

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Kết cấu đá!

        To arc ngotau:
        Đề xuất cách làm của bác hay đấy.
        Bác dự kiến xử lý thế nào về phân tán lực tại chỗ neo nhỉ.
        Chỗ đó chắc phải BTCT rồi đem dấu đi chứ.

        Về lý do an toàn, theo tui, bác cứ đổ cả cái sàn có "xương" cáp (hai chiều) của bác ở dưới đất trước rồi cẩu lên đặt vô tường, (không dùng cốtpha sàn).
        cũng là để thử lửa các sàn của bác trước khi bắt nó làm việc thực sự. Vì biết đâu trong số các tấm đá bác cho vô có tấm nó "tức mình" mà bể trước các tấm khác thì bác sẽ bị toi công. Đá thì không thể có chất lượng đồng nhất như BTCT được bác nhỉ.

        Ừ, hay bác làm một cái khung vuông BTCT để neo đá vào, như người ta làm ghế mây ấy.

        Thấy cũng hay, tham gia một tý.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Kết cấu đá!

          To Xuan thuy: nếu bác định đổ bê tông sàn thì hỏng mất rồi, không đáp ứng được yêu cầu của CĐT. Cái nhà nó lại giống như bao ngôi nhà khác mất thôi. Mà nếu dùng cáp làm xương, xong rồi lại mang cẩu nó lên thì e rằng sơ đồ làm việc của nó bị thay đổi hết, khó xử lý cẩu lắp lắm. Tôi chỉ định kéo cáp theo một phương thôi, chứ đục lỗ (rãnh) theo 2 phương thì hơi khó đấy, làm thành từng dải bản một thôi, còn theo phương vuông góc thì liên kết giằng (chưa tìm ra cách cụ thể) để đảm bảo mặt phẳng thôi! Đá thì không có chất lượng đồng nhất như BT nhưng khả năng chịu ép mặt khá lớn nên mình không ngại lắm, mà hỏng tấm này thì thay bằng tấm khác thôi. Về khoản khung cứng để neo cáp thì tôi nghĩ chỉ cần làm một cái dầm đá (có thể là dầm bẹt) để luồn cáp vào thôi!

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Kết cấu đá!

            Chắc bác không hiểu hết ý tui rồi, mình chỉ làm cái khung BTCT bao quanh rồi giấu nó đi ở bên trên tường đá. Uh, làm khung thép hình thì tốt hơn.

            Cách như bác nó tạm ổn cho hiện tại, nhưng trong quá trình chịu lực lâu dài, viên đá có thể vì lý do gì đó mà nứt gãy, thì tính ổn định kết cấu của bác rất mong manh, quá trời là rủi ro.
            Khi một tấm đá trong cách bố trí của bác mà bị hư thì vô phương cứu chữa, cả tấm sàn sẽ sập xuống mất thôi. Khi thiết kế ta phải tính đến yếu tố này.

            Tui thấy đáng quan tâm ở tính giòn của vật liệu, các vị trí neo, dầm neo như bác nói đều đòi hỏi chịu ép mặt cục bộ, chịu kéo cục bộ (bóc tách lỗ neo), mà đá thì rất giòn, tính an toàn kết cấu thấp.

            Khi bác đã giằng bằng khung thép rồi thì bác không sợ SĐKC thay đổi nữa, đằng nào đá cũng chỉ chịu nén thôi mà.

            Bác cũng có thể chỉ kéo chịu lực một phương và giằng một phương. Nhưng theo tui, hai phương vẫn dễ làm, vì đường kính lỗ khoan trong đá để luồn cáp chắc không to lắm.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Kết cấu đá!

              Đồng ý với Xuan thuy, nhưng trong thiết kế tôi tạm bỏ qua vấn đề viên đá có thể bị nứt vỡ, vì trong kết cấu đá thông thường thì người ta cũng phải bỏ qua yếu tố này thôi. ví dụ khi thiết kế một vòm cầu bằng đá (các cầu cổ) nếu một viên đá trong vòm bị vỡ thì cầu sập ngay mà nhưng các cây cầu đá vẫn làm việc hàng trăm năm nay đấy thôi.

              Còn về sử lý lỗ neo, vị trí neo cáp sẽ bị ép mặt cục bộ thì ta có thể thêm bản mã vào để tránh ép mặt cục bộ. Mà cường độ chịu nén của đá thì rất lớn, thậm trí còn lớn hơn bê tông thường cơ mà. trong thiết kế tôi cũng cố gắng cho tất cả các tấm đá chỉ chịu nén thôi.

              Tôi chỉ định làm chịu lực theo một phương, còn phương vuông góc chỉ làm giằng (làm mộng đá) vì nếu làm cả 2 phương thì sợ khó gia công viên đá lắm.

              Tôi chủ trương làm nhà toàn bộ bằng đá nên cố gắng không dùng bê tông, còn thép thì tất nhiên phải dùng rồi nhưng hạn chế thôi!

              Đây mới là công trình đầu tiên tôi làm bằng kết cấu đá nên còn nhiều cái chưa lường hết được, mong các bác nêu ra các nhược điểm của kết cấu này để thiết kế kết cấu cho an toàn.

              Thank Xuan thuy đã góp ý nhiều, mong nhận được nhiều ý kiến góp ý hơn nữa.

              Hy vọng anh em kết cấu có một công trình mới với kết cấu đặc biệt để làm!

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Kết cấu đá!

                Hi, chào bác, chắc là bác cũng có PA thiết kế khả thi của bác rồi. Đặc biệt phải kết hợp với kiến trúc và tay nghề thợ để ra lò một tác phẩm lớn. Chắc bác cũng suy nghĩ đến giải pháp bảo đảm an toàn cho tòa nhà.

                Riêng tui vẫn lưu ý với bác ở chỗ "nếu một viên đá bị vỡ". Ở đây bác làm sàn phẳng, có nghĩa là viên đá nếu bị vỡ thì có thể nó sẽ rơi tự do xuống khoảng trống sàn bên dưới, khi lực ma sát do ép mặt không giữ được viên đá. Và đây chính là điểm yếu nhất, không giống như trong kết cấu cầu cổ mà bác nói, ở đó, các viên đá được chồng lên nhau (xếp vòm), (tương tự như kết cấu tường của bác), vì thế nó không thể tự rơi ra khỏi vị trí, nên nó không làm sập cầu. Nếu bác cũng xếp dạng vòm như cổ nhân thì không nói làm gì.

                Chào bác.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Kết cấu đá!

                  Ý tưởng của Arc ngotau rất khả thi về mặt kết cấu đấy tuy nhiên chắc cũng phải tốn công nhiều lắm nhỉ

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Kết cấu đá!

                    Về cáp DƯL nên sử dụng loại không dính bám kết hợp bơm vữa bảo vệ bảo vệ tốt hơn về mặt chống ăn mòn. chứ các khối đá ghép lại với nhau dù sao cũng không kín khít được.
                    Về kết cấu cột và tường cũng có thể dùng ý tưởng như Acr ngotau đề xuất nhưng sử dụng thép thanh cường độ cao thay cho cáp để tạo lực nén trước dọc trục để giảm kích thước của cột và tường và tăng khả năng chịu uốn cho cột

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Kết cấu đá!

                      Về mặt chống ăn mòn cho cáp thì mình cũng đang tìm biện pháp thích hợp vì nếu chỉ bơm vữa không vào trong ống cáp thì vữa này cũng không làm việc đồng thời với sàn được. trong kết cấu đá, đa phần là lắp ghép thôi, và chèn khe giữa 2 phiến đá thường dùng là epoxy, không biết cái này có bảo vệ được cho cáp thép không nhỉ?

                      còn về cột và tường đá, có lẽ mình cũng cần phải neo thép để tăng khả năng chịu uốn của tường, tăng độ ổn định của tường và cột, cách dùng thép thanh cường độ cao cũng rất hay. Cách này cho phép định vị các viên đá làm tường rất tốt nhưng có lẽ sẽ tốn kém hơn rất nhiều vì thực ra tường và cột của mình không cho chịu mômen, chỉ chịu lực nén đơn thuần, chiều dày tường thì cũng không bị hạn chế lắm!
                      Ngoài các vấn đề trên các cậu phát hiện giúp những thiếu sót gì trong thiết kế mà mình chưa tính đến, đồng thời cho mình những gợi ý với! dự án bắt đầu làm nghiên cứu khả thi rồi! cụ thể bây giờ mình cũng chưa biết tính khái toán cái công trình này kiểu gì nữa, nhiều cái phải tính đến quá...

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Kết cấu đá!

                        Nguyên văn bởi XUAN THUY
                        Riêng tui vẫn lưu ý với bác ở chỗ "nếu một viên đá bị vỡ". Ở đây bác làm sàn phẳng, có nghĩa là viên đá nếu bị vỡ thì có thể nó sẽ rơi tự do xuống khoảng trống sàn bên dưới, khi lực ma sát do ép mặt không giữ được viên đá. Và đây chính là điểm yếu nhất, không giống như trong kết cấu cầu cổ mà bác nói, ở đó, các viên đá được chồng lên nhau (xếp vòm), (tương tự như kết cấu tường của bác), vì thế nó không thể tự rơi ra khỏi vị trí, nên nó không làm sập cầu. Nếu bác cũng xếp dạng vòm như cổ nhân thì không nói làm gì.

                        Chào bác.
                        To Xuanthuy, thực ra các viên đá làm sàn đều được nâng bởi các cáp ứng suất. các cáp này vừa có tác dụng nâng giữ viên đá vừa tạo ra ứng suất nén lên thành các viên đá, khả năng viên đá rơi ra khỏi vị trí làm việc là rất thấp (trừ khi nó bị phá hoại về vật liệu, viên đá chịu nén khả năng chịu nén của vật liệu đá). Khi làm việc các viên đá chịu nén là chính, không chịu uốn. khả năng chịu nén của đá tự nhiên là khá lớn. Tất nhiên trong quá trình gia công các viên đá làm sàn mình cũng phải lường trước khả năng có các viên đá không đồng nhất về cấu tạo, các viên này cần phải loại bỏ không sử dụng cho làm sàn dầm được. Cám ơn Xuân thuỷ đã góp ý, trong thiết kế tất cả các giả thiết đều phải được đặt ra để kiểm tra!
                        Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn!

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Kết cấu đá!

                          To Arc ngotau :Toàn bộ kết cấu sàn của cậu chỉ đứng được là nhờ mấy sợi cáp DƯL đó thành ra công tác bảo vệ tránh ăn mòn phải đặc biệt quan tâm để đảm bảo tuổi thọ công trình.
                          Tớ xin đưa ra một phương án nhưng cái này chắc đắt đây:
                          Cáp sử dụng loại unbond mono strand :
                          Ống ghen dùng loại ống tráng kẽm hoặc ống nhựa tốt nhất là ống nhựa
                          Bơm vữa bảo vệ
                          Tóm lại ta có nhiều tầng bảo vệ cáp tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài tăng tuổi thọ công trình. Với loại cáp này bọn tôi ứng dụng trong cầu dây văng với tuổi thọ tính toán là 100 năm.
                          Attached Files
                          Last edited by nguyentonviet; 22-12-2005, 03:18 PM.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Kết cấu đá!

                            Thanks Viet! chắc là tôi phải dùng loại ống nhựa thôi. Công trình đang được khởi động rồi. hy vọng là sẽ thành công.

                            Ghi chú

                            Working...
                            X